CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Em ơi…..Hà Lội, Hà Lội


Hà Lội…ăn uống

Mức sống ở Hà Nội nói chung là đắt đỏ hơn ở Sài Gòn. Ví dụ: một bát phở ăn ngoài đường giá thấp nhất đã là 20 ngàn đồng, một suất bún chả cá ở quán vô cùng bình dân có giá 25 ngàn, một tô bún ốc lề đường giá 30 ngàn đồng, một dĩa ốc nhỏ mua ở một người gánh hàng ngang qua có giá 15 ngàn và một quả trứng gà chiên cùng lá ngải có giá 8 ngàn đồng. Tôi toàn là trả giá địa phương không nhé bởi vì tôi vừa ăn vừa quan sát xem người địa phương trả tiền thế nào thì thấy họ trả tiền như vậy đó.

Tôi có hỏi một số người dân ở đây là vì sao mà thức ăn mắc thế. Câu trả lời là như sau (đây không phải là ý kiến của tôi mà của người Hà Lội ấy – về sau mấy anh Mỹ ở chung phòng cũng nói thế sau khi “tám” với tài xế xe ôm của họ): do ở đây có nhiều……… Đảng Viên và những người này rất giàu. Họ không quan tâm lắm đến việc giá cả, vì vậy mà người lao động phải è cổ trả tiền theo mức của họ.

Hà Lội… “địch mẹ”

Ở dorm của tôi tại Hà Nội có một anh chàng người Úc, quê tại Melbourne, làm quản thủ thư viện. Chẳng biết là cái nghề này làm cho anh ta đọc sách nhiều quá nên trở thành ngớ ngẩn hay sao ấy? Việc anh ta "bị lừa" nhiều tập ở Hà Nội thì không nói làm gì bởi vì ai cũng có thể bị lừa ở cái đất này cả chả riêng gì anh ta. Vì thế tôi khuyên anh ta nên học ít tiếng Việt để giao tiếp cho vui. Anh ta học ngay mà lại đòi học đúng từ "địch mẹ" mới ghê.
 
Anh ta hỏi tôi "địch mẹ" nghĩa là gì mà sao ai cũng nói thế. Tôi biết đó là một tiếng chửi thề chứ biết nó nghĩa gì đâu mà trả lời. Cái thói lanh chanh nên định trả lời thế cho anh ta nghe rồi nhưng cái máu Việt Nam ngăn lại - dù sao Hà Nội cũng là thủ đô của mình mà nếu nói ra thì kỳ cục quá. Vì vậy tôi trả lời cho qua chuyện, "địch mẹ" nghĩa là "cảm ơn" và không quên nói thêm rằng từ này khó học lắm, không nên học.
 
Anh ta ra ngoài dạo một vòng sau đó quay về bảo, sao dân ở đây ngộ quá, "cảm ơn" họ mà họ lại "sửng cồ" lên? (May là anh ta chỉ dạo một vòng, chứ nếu dạo nguyên ngày thì...thôi rồi Lượm ơi.)
 
Cố nín cười, tôi bảo: tôi bảo rồi mà, từ này khó học lắm, phát âm không đúng là ra tiếng chửi thề ấy, thôi từ rày về sau anh đừng nói từ này nữa mà hãy nói từ khác. Thế là tôi dạy lại anh ta nói từ "cảm ơn" cho nó lành.
 
May là ngày hôm sau anh ta bay về Úc nên vẫn chưa phát hiện ra bí mật của "địch mẹ."

Hà lội…. “sống bằng thể diện”

Bài viết ở trang báo điện tử giới thiệu một phần về việc người Hà Lội sống bằng thể diện như thế nào rồi nhé:

Hà Lội………. sống trên đống rác

Sống ở Trung Quốc 4 tháng làm cho tôi có cái nhìn so sánh mà theo nhiều người nghĩ thì tôi đúng là………… cái đồ mất gốc nên mới nói như thế.

Hà Lội nơi nào cũng có rác. Rác ở đâu mà lắm thế. Rác từ lá cây rơi, từ các bịch ny lông do người kém ý thức ném ra và rác do truyền thống để lại.

Thứ nhất là rác từ lá cây rơi. Hà Nội có lắm cây to và có cây thì dĩ nhiên là phải có lá rụng và theo thơ ca thì lá….bay bay là khá lãng mạn chứ sao. Tuy nhiên, lá bay thì lãng mạn thật, nhưng bay xong thì lá đáp luôn xuống đường cộng thêm nước mưa, phân hủy, thành ra rác.

Thứ hai thì người Hà Lội… vô tư lắm, cứ tiện đâu là ném rác đó…..nhà sạch đường dơ là thế. Vả lại, tôi đố các bạn tìm đâu ra cái thùng rác công cộng ở Hà Nội nhé. Hình như ở Hà Nội thùng rác là một thứ vô cùng xa xỉ, vì vậy……..mà tìm đỏ mắt cũng chả thấy.

Thứ ba là rác do truyền thống. Truyền thống gì mà lạ thế? Ví dụ nhé: ở Hà Nội người ta hớt tóc, cạo râu ngay trên đường phố và tóc tai râu rìa thì cứ ném hết xuống đất, lâu ngày bện lại thành vằn vện dưới đường. Thấy gớm!!!

Các cô gái Hà Lội xinh tươi trong những bộ trang phục văn phòng cực đẹp và có khi cực đắt dạo bộ qua những con đường đầy rác. Nhìn cảnh ấy tôi không thể nào mà không nghĩ đến câu: Bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu ấy.

Hà Lội…….tham quan

Nếu ai đã đi Trung Quốc rồi thì về nhìn thấy Hà Lội lại….buồn. Vì sao buồn? Dân trí mình không thấp hơn Trung Quốc và trí thông mình của mình cũng chả kém ai. Vậy mà mình lại không biết cách thể hiện lòng tự hào của người dân mình gì cả.

Nhìn khu hoàng thành khai quật của mình….ôi buồn. Trông nó giống y như một cơ quan làm việc vậy đó. Còn các viện bảo tàng của mình thì sao? Ôi càng buồn….nhìn quanh chỉ thấy thấy toàn chữ và hình photo….Tôi thuộc dạng người học bằng cách nhìn đọc mà tôi còn chả buồn đọc, huống chi những người thuộc dạng học bằng cách nghe hay sờ mó.

Tôi có một so sánh mang tính…mất gốc một tí nhé. Việt Nam mình tương đương một tỉnh của Trung Quốc, nếu vậy thì Hà Nội mình tương đương với một thủ phủ của một tỉnh của Trung Quốc. Vậy mà tầm cỡ của mình còn thua cả một thành phố thuộc một tỉnh của Trung Quốc chứ đừng nói chi đến thủ phủ hay thủ đô của họ. Lại buồn …như con chuồn chuồn.

Đến đây thì mọi người bảo rằng có thể do Việt Nam nước nhỏ, lại trải qua nhiều cuộc chiến, vua chúa yêu thương dân chúng nên chẳng muốn dân chúng lao động khổ sai để tạo ra những cái như…Vạn Lý Trường Thành. Tôi không so sánh Việt Nam mình với những kiến trúc đồ sộ ở Trung Quốc mà tôi so sánh về ý thức bảo vệ giá trị lịch sử và tinh thần của mình kém họ rất xa. Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng các viện bảo tàng ấy.


Dù sao thì tôi vẫn thích Hà Nội bởi vì ở đây tôi hiểu tiếng nói của họ và tôi ăn những món hạp khẩu vị và tôi vẫn thấy quen thuộc với văn hóa của họ hơn là khi “”bơ vơ” ở nước khác. Người ta bảo “Thương cho roi cho vọt,” chắc đó là lý do mà tôi cực kỳ nghiêm khắc khi nói về Hà Nội chăng?

8 tật xấu khó bỏ của người Việt

Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam

BỐN "CHUYỆN LẠ" Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN- Thật đáng để suy ngẫm

3 nhận xét:

  1. Lâm rất thích những bài viết chia sẻ của Chị.
    Mong có dịp gặp để được học hỏi thêm nhiều inh nghiệm.

    Trả lờiXóa
  2. From: Hà Lội
    E đang xới blog của chị và cực kỳ thích bài viết này của chị, đọc rất hả hê. Mục tiêu gần là xới nát blog của chị và mục tiêu xa là sẽ đi bằng rồi vượt chị ;)

    Trả lờiXóa
  3. Tốt hơn hết là tìm cách vượt qua chị đi nhé!!!!! Xưa nay mình chả thích ai bằng mình bao giờ.

    Trả lờiXóa