CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Tôi đi Trung Quốc (39): Beijing (4) – Summer Palace (cung điện mùa hè)


Để đi đến cung điện mùa hè (Summer Palace), tiếng Hoa gọi là Yiheyuan, cách dễ nhất là đi tàu điện ngầm đến trạm Beigongmen (line 4). Từ trạm ra hỏi đường đến Yiheyuan, đi bộ khoảng 5 phút là đến. Ngoài ra, có khá nhiều tuyến xe buýt có thể đến đây chẳng hạn như 74, 303, 330, 332, 346, 374, 394, 437, 601, 626, 683, 690, 718,……

Thật ra có hai Summer Palace - một cái cũ (Qing Yi Yuan) và một cái mới (Yi He Yuan) và thường du khách hay đến thăm cái mới hơn. Giá vé cửa là 20 RMB, tuy nhiên có ba khu đền du khách không được phép vào nếu không mua vé cửa. Vì vậy giá vé trọn gói ba gồm luôn cả ba nơi này là 50 RMB. Theo tôi thì khu cung điện mùa hè khá lớn và khá đẹp, vì vậy phải dành ít nhất nửa ngày để tham quan.

Tại đây có hành lang trang trí bằng hình vẽ những câu chuyện kể đẹp và dài nhất ở Trung Quốc. Nơi đây cũng là nơi ở đến nơi thở cuối cùng của Từ Hy Thái Hậu. Trước đó đây là nơi bất khả xâm phạm nhưng từ khi Trung Quốc bị bát quốc tranh giành thì nơi này mở cửa để tiếp dại sứ các nước.  

Sau khi vị vua cuối cùng thoái vị thì cung điện mùa hè vẫn thuộc sở hữu đến lhoa3ng 10 năm sau đó thì mới mở cửa để công chúng vào tham quan như công viên.

Trong cung điện mùa hè có cái hồ được gọi là hồ Côn Minh (ngoài ra còn có cây cầu mô phỏng theo cây cầu ở Hàng Châu nữa). Ở đây có một con thuyền bằng đá theo kiến trúc thời Minh-Thanh, trông sừng sững như một tòa lâu đài di động (chỉ di chuyển được khi nước lớn mà thôi).

Số lượng du khách đến tham quan cung điện này khá lớn. Hôm tôi đến là thứ 2 mà con số đã là 25 ngàn khách. Hôm chủ nhật là 43.200 khách. Cứ tính mỗi khách trả trung bình 40 RMB (bởi vì có người không mua vé trọn gói ấy) thì số tiền mà họ thu được mỗi ngày vô cùng lớn ấy. Ở đây bán vé điện tử - thực ra đó là tấm thẻ quẹt vào máy (giống vé đi tàu điện ngầm vậy á) – nhờ vậy mà họ có thể tính toán lượng khách ra vào khá nhanh. Tôi ước sao các bảo tàng ở Trung Quốc cũng áp dụng cách này để đỡ tốn giấy in vé cửa.

Nếu không muốn vào cung điện mùa hè, du khách có thể vào phòng trưng bày gần đó (nằm ở trung tâm phục vụ du khách ấy) và xem ảnh những nơi đẹp nhất ở đây cùng với lịch sử và câu chuyện kể về các nơi này luôn. Trong phòng trưng bày này có cả một cái máy vi tính có tên của từng nơi tham quan trong cung điện mùa hè. Muốn xem nơi nào thì du khách bấm vào nút của nơi ấy thì sẽ được xem hình chụp và nghe thuyết minh về nơi ấy. Theo tôi nếu các bạn muốn tham quan cung điện mùa hè thì nên vào phòng trưng bày này xem tranh và nghe thuyết minh trước, có sẳn ý niệm về nơi mình sắp đến rồi thì việc đi tham quan sẽ dễ dàng hơn.

Cung điện mùa hè rất lớn và có nhiều phòng ngang dọc, vì vậy rất dễ đi lạc cho dù có cả bản đồ (10 RMB) trong tay. Tôi không vào nhưng Luc và bạn anh ta là Gerrat vào tham quan. Họ mua vé trọn gói, và ở đó từ trưa đến tối luôn mà vẫn không vào hết ba khu đền – lý do là cứ lạc đường suốt – quay qua quay lại tìm đường không là đủ điên lên rồi, còn tâm trí đâu mà nghía cảnh chứ. Tôi không vào cung điện mà vào phòng trưng bày xem, vậy là khi ra vẫn có thể thảo luận với họ cung điện mùa hè hehehehe.

Do cung điện mùa hè có tên tiếng Hoa là Yi He Yuan và khu hồ rộng lớn xung quanh có tên là hồ Côn Minh (Kunming Hu) mà hai con đường ở gần đó cũng có tên Yi He Yuan và Kunming Hu luôn.

Hôm thứ 2 chỉ có 25 ngàn khách tham quan mà tôi đã thấy xung quanh các con đường gần đấy đậu hàng trăm chiếc xe chở khách du lịch rồi. Tuy nhiên theo Luc thì không đông lắm bởi vì cung điện quá lớn nên 25 ngàn người vẫn không phải là nhộn nhịp và đông đúc.

Khách đi tour sẽ được dẫn vào tham quan và "dụ dỗ" mua hàng ở cửa hàng bán nữ trang làm từ ngọc trai và cửa hàng lụa ở con đường gần đó. Xem ra thì hai cửa hàng này có vẻ làm ăn khá đây bởi vì tôi thấy hết chiếc xe này đến xe chiếc xe khác liên tục đến đổ khách vào đây.

Tôi vào thử cửa hàng bán nữ trang ngọc trai xem. Ngay cửa là một ông to tròn như gấu bông (chắc ông chủ) đang ngồi nghe điện thoại. Thấy tôi ông ta hỏi mấy người, tôi nói một, ông ta khoác tay cho tôi vào nhưng có vẻ không hào hứng lắm. Ngay căn phòng đầu tiên là tượng thần tài thổ địa thật to nhang khói nghi ngút. Thật ra lúc đó tôi thấy có xe khách du lịch đỗ trước cửa nên vào dại thôi chứ đọc tiếng Hoa chả biết đó là nơi nào. Khi thấy thần tài thổ địa ngồi ngay căn phòng đầu tiên tôi hết hồn luôn và càng không biết đây là đâu. Bước vào trong thì thấy một đám du khách đang thỏa thuận giá với cô bán hàng.

Tôi không phải là người rành ngọc trai lắm, nhưng sao tôi thấy ngọc trai gì mà giống đồ nhựa quá. Theo tôi nếu các bạn không rành về ngọc trai thì chớ mua hàng nhé bởi vì tôi nghe đám khách người Hoa trả giá thì hình như giá rẻ nhất ở đây là 100RMB ấy. Mà tôi thấy họ để ngọc trai lên trên tủ kiếng mà không có người trông chừng gì hết. Nguyên căn phòng rộng mênh mông mà chỉ có một cô bán hàng đang bị đám khách vây quanh. Tôi nghĩ nếu tôi qua góc khác và lấy một chiếc nhẫn cho vào túi thì không biết họ có quay camera theo dõi không nhỉ? Nhưng tôi thấy chả dại gì mà thử, thậm chí tôi còn không đi đến khu vực bày hàng mà không người trông coi ấy. Ai biết được bọn người Bắc Kinh có trò ma quỷ gì chớ. Nếu ngọc trai đắt tiền thì sao họ lại để lung tung thế.

So với Việt Nam thì các khu dân cư ngoại ô ở Trung Quốc quy hoạch tốt hơn. Tốt hơn như thế nào? Thứ hai là giao thông – luôn có xe buýt và tàu điện ngần đến những khu dân cư này, do đó việc đi lại của người dân vào khu trung tâm là khá dễ dàng. Thứ hai, có bệnh viện, siêu thị, trường học, công viên gần các khu dân cư ngoại thành này.

Ah quên, Candy Inn (1 Hai Inn) nhà trọ của tôi ở Beijing bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 là tăng giá dorm 8 người từ 28 lên 40 RMB, dorm 6 người từ 30 lên 45 RMB/đêm. Ở Trung Quốc, từ tháng 4 đến tháng 10 là cao điểm của mùa du lịch vì vậy nếu bạn nào tham quan vào thời điểm này thì chuẩn bị tinh thần để trả tiền nhiều hơn đấy nhé.
Về nơi ở thì các bạn vào trang www.hostelworld.com, ở đây tôi thấy có nơi vẫn có giá 30 RMB cho dorm vào mùa cao điểm ấy. Ví dụ Templeside Courtyard Hutong House ở số 3 Liuhe Hutong 2 Tiao, Xisi, Xicheng District (trạm điện ngầm Xisi, Exit A)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét