CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Tôi đi Trung Quốc (39): Beijing (2)


Ở dorm với giá 50 RMB/đêm là quá sang đối với tôi. Vì vậy tôi dự tính nếu không tìm được nơi rẻ hơn thì sẽ đi đến một thành phố khác vậy.

Vẫn nghĩ rằng khu vực xung quanh nhà ga có nhà trọ giá rẻ. Nhưng nhà ga Bắc Kinh Tây (Beijing Xi) thì tòan là nhà cao tầng và khách sạn mắc tiền. Tôi đi đến nhà ga Beijing với hy vọng ở đây giá rẻ. Nhưng cũng toàn là những tòa nhà cao tầng. Thậm chí tôi có lội bộ vào những con hẻm ngoằn nghòe thì rẻ nhất cũng có giá 60 RMB rồi. Ở Bắc kinh bây giờ toàn là những khu nhà hiện đại, cao tầng không hà. Hèn chi khi tôi đến ga Beijing Xi, tôi thấy có quá trời người nằm ngủ la liệt tại sân ga, chắc họ không có tiền vào những khách sạn sang trọng đây mà.

Tôi quay trở lại khu vực mình ở là khu Yonghe Gong. Nơi này hầu như không thấy nhà cao tầng và nhà cửa trên đường Yonghe Gong có kiến trúc cổ trông khá là đẹp mắt. Các cửa hàng bán nhang đèn, tượng Phật,…Khắp nơi vang lên tiếng niệm Phật từ các máy cassette trong các cửa nhà và mùi nhang phảng phất đâu đây. Thỉnh thoảng các nhà sư trong trang phục Tây Tạng đi qua lại trên đường (tôi không chắc họ có phải là người Tây Tạng hay không?).

Vé cổng vào chùa Yonghe Gong là 25 RMB. Tôi đến cổng nhìn ngắm ngôi chùa một lát và đi ra, nghĩa bụng chắc sáng hôm sau phải dọn đến thành phố khác đây. Trên đường từ chùa Yonghe Gong về con hẻm Beixinqiao houtao, tôi đi ngay qua một con hẻm và từ đầu hẻm nhìn vào, tôi thấy một tấm bảng hiệu rất lớn giăng ngang qua với chữ "1 Hai Inn". Biết rằng đây là một nhà trọ, nhưng không được giới thiệu trong Lonely Planet bởi vì cái tên lạ quắc. Không nghĩ rằng giá cả ở đây rẻ hơn nhưng tôi muốn vào xem thử nơi này có đẹp hay không? Tôi đẩy cửa vào thì thấy không khí như một youth hostel vậy đó. Vì thế tôi hỏi có dorm hay không. Cô tiếp tân trả lời là có và giá cho một dorm có 6 giường là 30 RMB. Tôi nghe xong hết hồn luôn, không ngờ ở Beijing mà cũng có giá đó nữa. Và Dorm có 8 giường có giá 28 RMB/đêm. Vậy là tôi có thể ở lại Bắc kinh nhiều hơn dự kiến rồi. Đúng là mọi việc đều ngoài dự kiến. Tôi đăng ký luôn một giường ở dorm và hẹn sẽ quay lại vào sáng hôm sau. Tôi phải trả 100 RMB/2 đêm tại Lama Youth Hostel. Thật đau bụng! Nhưng….

Nhà trọ mới của tôi tên là 1 Hai Inn (hay còn có tên là Candy Inn, cách chùa Lama 50 mét về hướng Nam. Địa chỉ là số 31 Beixin Hutong, Đường Yonghegong, quận Dongcheng, Bắc Kinh. Để đi đến đây là cách dễ nhất là đi tàu điện ngầm đến trạm Beixinqiao hoặc trạm Yonghegong. Nếu không thì đi xe buýt số 13, 116, 117, hoặc 684 Website: www.candyinn.com. Email: bj1haiinn@163.com. Ở đây có internet và wifi miễn phí. Dorm có 8 giường của tôi có cả nhà tắm bên trong. Trong nhà tắm có cả bàn chải và kem đánh răng miễn phí cho từng khách. Ngoài ra nhà tắm còn có 1 chai dầu gội đầu và 1 chai sữa tắm to tổ bố cho khách sử dụng chung nữa. Thanh treo khăn tắm và quần áo được ủ nhiệt. Vì vậy treo quần áo lên đó, sau khi tắm xong thì bạn có quần áo ấm áp để mặc. Tóm lại, với giá tiền và những tiện nghi mà nơi đây cung cấp thì quả thật là rẻ so với cái đất Bắc Kinh mắc mỏ này. Ngoài ra nhà trọ còn có một khoảng sân bài trí theo kiến trúc truyền thống nhà Thanh với đèn kéo quân nữa. Các cửa phòng đều có màu đỏ may mắn ấy. Trên tầng gác có cả quán bar và mỗi tối thứ 7, có món lẩu với giá 35 RMB/khách nữa. Ngoài ra ở đây còn có nước uống miễn phí nữa (nóng lạnh đều có). Tóm lại, tôi thích ở nơi này vô cùng.

Những người ở cùng phòng với tôi gồm có một cô gái đến từ Argentina, một anh chàng đến từ Tây Ban Nha, một cô đến từ Philippines, một anh đến từ Thụy Điển, một anh đến từ Hàn Quốc, tôi và hai người Hoa. Mọi người khá thân thiện với nhau. Tóm lại, tôi vẫn thích ở chung với khách du lịch quốc tế hơn là khách du lịch người Hoa bởi vì tôi có thể nói tiếng Anh với họ thoải mái, chứ không phải bập bẹ tiếng Hoa một cách khổ sở nữa.

Tôi hỏi mọi người làm sao biết nơi này mà đến ở thì họ bảo họ vào trang web của hostelworld thì thấy ở đây rẻ nhất nên đến. Khi đến rồi mới biết nó nice đến như vậy. Trời lâu ngày rồi tôi không dùng trang web này và quên béng nó đi. Ở các thành phố nhỏ thì dĩ nhiên không được đề cập đến trong trang web, do vậy tôi không sử dụng và khi đến thành phố lớn thì quên béng nó đi.

Có được nơi ở tiện nghi thoải mái rẻ tiền rồi, tôi bắt đầu nghĩ đến điểm đến tiếp theo bởi vì cái bọn người Trung Quốc không muốn tôi ở thêm tại Trung quốc nữa. Tôi tìm thông tin về Mông Cổ. Hiện tại ở đó lạnh đến âm 20 độ nhưng tôi hy vọng tháng sau sẽ ấm áp hơn nhiều.

Tôi đến lãnh sự quán Mông Cổ trên đường XiuShui Beijie, Jian Guo Men Wai (trạm tàu điện ngầm Jian Guo Men). Từ trạm bước ra, hỏi thăm đường đến "Măng Cụ Ta Sử Cuận" (Mongolia Embassy). Các bạn có thể nhờ ai đó ghi địa chỉ bằng tiếng Hoa vào tờ giấy và chìa ra hỏi đường. Khi tôi đến nơi thì được biết là phải có thư mời từ phía Mông Cổ cùng với tờ đơn có dán hình và hộ chiếu. Vậy là okay. Ở văn phòng visa họ làm việc thứ 2-4-6 (8h30 đến 11h sáng), chiều 3-5 (từ 2h đến 4h). Đến lấy visa vào buổi chiều từ 4-5h. Lúc tôi đến đã hơn 9h mà vẫn còn đóng cửa nên mọi người đợi chắc cũng khoảng tầm 9h rưỡi thì họ mới mở cửa làm việc ấy.

Tôi về gửi email cho nhà trọ Khongor (khongor@mongol.net) – nhà trọ này được nhiều người recommend lắm – nhờ họ gửi cho cái thư mời. Họ hỏi tôi dự định ở đâu và đăng ký countrytour với ai. Tôi nói tôi dự định ở dorm của họ (giá 5 đô/giường, ở lâu giảm còn 4 đô) và chưa biết đăng ký tour nào nên khi nào đến Mông Cổ thì tính. Họ yêu cầu tôi gửi cho họ bản photo hộ chiếu để họ trình cho Sở Ngoại Vụ.Bài liên quan: Xin visa Trung Quốc và Mông Cổ ở Hà Nội

 Hôm nay lần đầu tiên tại Trung Quốc, tôi biết cách vào Facebook và blogspot rồi. Anh chàng người Tây Ban Nha tên là Jose (nhưng phải phát âm thành Hô Sê đấy nhé) chỉ cách vào. Anh ta vào trang web của vtunnel và từ trang vtunnel vào youtube hoặc facebook hoặc blogspot. Anh ta bảo trang vtunnel nằm ngoài Trung Quốc nên khi vào đó thì thông tin được gửi ra ngoài rồi mới đi ngược trở lại. Vì thế tuy vào được nhưng mạng lại đi khá chậm. Tôi mở blog và facebook ra chỉ để ngó thôi chứ chả làm được gì cả.

So với Quảng Châu thì tàu điện ngầm ở Trung Quốc khá rẻ , cho dù đi xa hay gần đều trả tiền như nhau (2 RMB). Trong khi đó ở Quảng Châu thì tùy khoảng cách mà trả tiền cho vé tàu có thể từ 2-5 RMB. Nói chung sử dụng tàu điện ngầm là khá dễ dàng. Chỉ cần biết mình ở gần trạm nào và sau đó thì đi chơi thoải mái. Khi nào muốn về thì tìm trạm gần nhất và lên tàu đi đến trạm gần nhà. Không sợ lạc đường.

Xe buýt 2 tầng thì ai cũng biết bởi ở Việt Nam cũng có. Nhưng ở Bắc Kinh còn có loại xe buýt khá dài, trông giống như hai chiếc nhập lại vậy đó. Khoảng giữa hai thân xe là một ngăn giống như thun để xe quẹo ra vô dễ dàng (bởi vì khoảng thun giữa giúp cho xe cong lại được.) 

Đúng là Trung Quốc có nhiều giải pháp cho tình trạng đông dân của mình ghê. Ở Bắc Kinh mà giá vé xe buýt chỉ có 1 RMB thôi (có xe còn có giá 0.5 RMB nữa chứ.) Tôi phải trả 1 RMB cho mỗi lần lên xuống xe buýt, chứ người dân có thẻ xe buýt chỉ trả có 0.4 RMB thôi (mỗi lần họ quẹt thẻ tôi thấy hiện giá tiền có 0.4 RMB hà.) Quả là giao thông công cộng ở Bắc kinh rẻ thật, bù đắp lại cho phần thức ăn quá mắc.

Ở khu vực Yonghegong mà tôi đang ở, hình như mọi thứ đều mang dấu ấn lịch sử hết hay sao á mà từ tảng đá cho cho đến từng con hẻm đều có bảng giải thích bằng tiếng Hoa và tiếng Anh (nhiều quá nên tôi làm biếng đọc). Đặc biệt ngay con hẻm bên cạnh đền Khổng Tử còn có một thư viện sách, tên là Civilian Mobile Library. 


Thư viện này đặc biệt ở chỗ là người đọc thích quyển sách thì có thể lấy quyển sách đó về luôn (không phải mượn đâu mà lấy về nhà luôn.) Thư viện này nhằm mục đích giáo dục người dân đọc sách nên câu khẩu hiệu của nó là: "sau khi đọc xong một quyển sách hay thì hãy chuyển nó cho người khác. Đọc sách hay, làm người tốt". Sau một hồi xăm xoi thì tôi cũng chọn cho mình một quyển sách học tiếng Hoa thông qua tiếng Anh. Tôi dự định sẽ quay lại đó tặng những quyển sách mình không cần dùng nữa. Mỗi năm thư viện này đều đến những khu công nghiệp và khu ngoại ô tặng sách cho các thư viện nhỏ và công nhân nhằm truyền bá đọc sách cho mọi người. Cái này theo tôi nghĩ thì ở Việt Nam cũng có rồi. Nhưng thư viện sách tặng sách miễn phí cho người ở tại thành phố lớn thì hình như ở Việt Nam chưa có thì phải?

2 nhận xét:

  1. đi bụi là một trải nghiệm thú vị.hy vọng sẽ có điều kiện đi như vầy.hi hi

    Trả lờiXóa