CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

Tôi đi Trung Quốc: Kaifeng (35) (1)

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (34): Zhengzhou

Khi tôi trả chìa khóa phòng để đi thì cô chủ nhà trọ của tôi có vẻ ái nái lắm vì “đã đuổi” tôi đi ấy. Cô ta hỏi tôi nhà trọ lớn lắm tiền lắm à. Tôi nói dĩ nhiên là mắc rồi nhưng tôi không ở mà chuẩn bị đi Kaifeng. Cô ta đưa tôi ra cửa và chào tạm biệt.

Theo sách hướng dẫn du lịch, tôi đi ra bến xe trên đường Er Ma Lu (gần nhà ga xe lửa ấy) thì có thể mua vé xe buýt đi Kaifeng. Lúc kéo hành lý đi, tôi lại đi ngang qua cây cầu vượt và thấy đám đông lố nhố vẫn đang đứng ngồi ở đó.

Đến bến xe mới biết là phải đón xe buýt 520 để đến Bei Tran (bến xe phía bắc) thì mới có xe buýt đi Kaifeng. Vậy là tôi lên xe buýt 520 và được dịp đi một vòng tham quan Zhengzhou. Công nhận thành phố này lớn thật. Ở bến Bei Tran, tôi trả chỉ có 7 RMB cho 1.5h trên xe buýt. Thật ra tôi cũng không hiểu giao thông ở Trung Quốc lắm. Đi từ thành phố này sang thành phố khác mà chỉ có 7 RMB, trong khi lúc ở tỉnh khác, tôi đi lại trong vòng thành phố mà phải trả nhiều tiền hơn nhiều.

Xe đến Kaifeng vào khoảng 3h chiều. Tôi hỏi anh tài xế, về trung tâm thành phố đón xe buýt số mấy. Anh ta nói từ bến này thì đón xe buýt 24. Vậy là tôi lên xe buýt 24. Đi đến bến cuối cùng luôn. Chị lái xe (lưu ý ở Trung Quốc, tài xế xe buýt là nữ rất nhiều nhé – họ trông ốm yếu nhỏ con và có người trông trẻ măng, lại điều khiển những chiếc xe to kềnh đầy nhóc người ấy) hỏi tôi muốn đi đâu. Tôi nói tôi muốn đến đồn công an ở đường Zhongshan Lu (đây là PSB của Kaifeng). Chị ta nói để chị ta nói giúp tài xế ở xe 22 bởi vì xe này đi ngang qua đó. Vậy là chị ta mở cửa cho tôi lên và đi kiếm tài xế để nói giùm.

Tôi ngồi trên xe khoảng 5 phút thì anh tài xế vào hỏi tôi người nước nào. Tôi đi xe buýt này không phải tốn tiền bởi vì khi tôi đứng dậy hỏi anh ta bao nhiêu tiền để cho vào thùng thì anh ta nói không cần. Chắc anh nghĩ tôi một người vừa mới đến Kaifeng với hành lý lỉnh kỉnh mà lại hỏi đường đến đồn công an thì chắc là “cớm” rồi nên “hơi nể” chăng? Mà nhiều người cũng bảo tôi trông giống “cớm” lắm ấy. Hèn gì, lúc ở Zhengzhou khi tôi hỏi thăm đường đến đồn công an thì người ta luôn nhìn tôi trước rồi mới trả lời sau (mà cái nhìn ẩn ý lắm, hơi ngạc nhiên hơi cả nể và hơi sợ). Lúc ở Thái Lan và Cambuchia, tôi bảo tôi là cảnh sát quốc tế, vậy mà cũng có nhiều người tin mới ghê (kiểu này có ngày bị quýnh bầm mỏ luôn nè.)

Khi tôi đến đồn công an ở đường Zhongshan Lu thì đúng là công an ở đây dễ thương vô cùng. Họ chỉ tôi qua toà nhà bên cạnh. Tôi không biết đường đi thì họ dẫn tôi đi luôn. Khi vào tòa nhà PSB thì có một anh công an tiếp chuyện rất lịch sự và điện thoại cho chị phụ trách gia hạn xuống nói chuyện với tôi. Chị ta biết một ít tiếng Anh. Chị ta yêu cầu tôi chứng minh tài chính. Tôi có. Chị ta hỏi tôi bản photo hộ chiếu. Tôi có. Chị ta hỏi tôi bản photo visa. Tôi không có. Chị ta hướng dẫn tôi qua bên đường photo. Hỏi tôi biết nói từ photo bằng tiếng Hoa không. Tôi không biết. Chị ta ghi từ đó ra giấy luôn và tôi chỉ chìa tờ giấy ra để hỏi thăm mà thôi. Đã vậy, chị ta còn trông giúp tôi túi hành lý để tôi đi photo nữa chứ. Tóm lại, công an ở đây dễ thương vô cùng.

Cầm các giấy tờ photo về đưa cho chị ta thì chị ta hỏi tôi ở đâu để đánh máy. Tôi nói tôi không biết, tôi vừa mới đến. Chị ta trả giấy tờ và hộ chiếu lại cho tôi rồi nói tôi nên đăng ký ở khách sạn trước bởi vì nếu chị ta giữ hộ chiếu rồi thì làm sao tôi đăng ký khách sạn được. Tôi nói tôi ở nhà bạn (trong đầu lên kế hoạch giở lại chiêu cũ rồi đó). Chị ta nói nếu ở nhà bạn thì phải ra công an khu vực đăng ký tạm trú. Nếu ở khách sạn thì thông tin của tôi sẽ hiện trên máy tính của chị ta nên tôi khỏi phải ra công an. Tôi hỏi giá tiền và thời gian gia hạn. Chị ta nói thường gia hạn 5 ngày làm việc nhưng nếu tôi cần gấp thì chị ta sẽ làm nhanh cho tôi càng sớm càng tốt. Giá tiền là 160 RMB.

Lấy lại mọi giấy tờ tôi lại đẩy hành lý về con đường trung tâm là đường Sihou (ngay ngã tư với đường Zhongshan Lu) và đi tìm nhà trọ giá rẻ. Đi đến khoảng đường rộng nơi người ta thường đứng đón xe buýt ấy (nơi này là trung tâm của trung tâm), tôi thấy có một tấm bảng nhấp nhá đầu hẻm và trên đó có từ “wan” (nghĩa là đêm). Đoán đây là nhà trọ, tôi đi vào. Họ ra giá 30 RMB. Không muốn đi lòng vòng nữa bởi vì khu này ngay trung tâm mà lại gần văn phòng PSB. Có gì tôi ở một đêm để đăng ký tạm trú, sau đó đi tìm nơi rẻ hơn. Tôi đồng ý. Phòng 30 RMB khá đẹp. Nhà tắm và toilet bên dưới lầu 1.

Tôi nói với vợ chồng ông chủ nhà luôn là tôi đang gia hạn visa và cần phải đăng ký tạm trú với công an khu vực. Họ ngập ngừng. Tôi nói rằng tôi đã hỏi bên phía công an. Họ bảo ở nhà trọ nhỏ thì không được chứ ở nhà bạn thì không sao. Thế đấy các bạn. Tôi dạy cho dân Trung Quốc cách nói xạo với chính quyền luôn mới ớn.

Tối hôm đó, tôi ra ngoài đi dạo. Thành phố này không có nhà cao tầng, chỉ khoảng tầng 4-5 là cao nhất rồi. Nghe nói là họ cấm xây nhà cao tầng ở đây. Do nhà cao tầng thì phải đào sâu dưới đất để có nền vững chắc và nếu đào sâu thì sẽ làm hư hại đến thành phố cổ dưới đất ấy. Tôi thành thật khuyên các bạn sau này có đến Henan ở Trung Quốc thì nên đến Kaifeng bởi vì thành phố cổ này quả thật là đẹp ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi không thể diễn tả hết suy nghĩ và cảm xúc của mình bằng lời. Nhà ở đây xây dựng trong y như lâu đài thành quách.



Tóm lại là người dân ở đây sống và làm việc trong những tòa nhà y như phim. Kiến trúc cổ (nhưng lại là nhà xây mới theo kiến trúc cổ), mái cong, đầy màu sắc, nhà gỗ. Các cửa hàng trông y như cung điện ấy. Ngoài đường thì người ta bán hàng như trong phim (ở đây cộng đồng người Hồi giáo ở đông lắm). Những xe đẩy ngoài đường thì có treo cờ (trông giống như cờ của sơn đông mãi võ ấy.) Người bán hàng Hồi giáo mặc trang phục của họ, ngoài đường buổi tối réo rắt tiếng nhạc. Quả là một nơi có một không hai. Tôi không thể diễn tả được. Các bạn hãy đến đây và tự mình cảm nhận nhé. Nhưng mà đây quả thật là Trung quốc mà tôi muốn tìm, không phải là những tòa nhà cao tầng và những con phố hiện đại đâu. Nơi này không cũ kỹ đâu nhé, mọi tòa nhà rất mới nhưng theo kiến trúc cũ hết. Tôi còn nghĩ có khi nơi đây trở thành phim trường cho các phim cổ trang lắm đó.

Các bạn mà nhìn thấy cảnh hai người Hồi, mỗi người cầm một cái chày và nện nhịp nhàng vào lô kẹo đậu phộng vừa ra lò để cho có độ dẻo thì thật vui không kể xiết bởi vì vui như ngày hội ấy. Món ăn ở đây thì tôi thích vô cùng. Tôi mua quá trời và cầm cả hai tay, chưa kịp ăn hết cái này tôi đã mua cái khác rồi (không phải tôi phí tiền mà là nguyên ngày rồi tôi chưa ăn gì hết mà). Bó tay, không thể tả được không khí chợ đêm mà y như lễ hội như ở đây được.
Sáng, sau khi lấy thông tin của ông chủ nhà xong (địa chỉ, điện thoại, số chứng minh nhân dân, họ tên), tôi hỏi đường ra đồn công an khu vực thì ông chủ nhà bảo tôi là đó là đồn công an trên đường Zhongshan Lu luôn. Khi tôi đến thì họ bảo không phải và dẫn tôi vào gặp chị công an hộ tịch. Chị ta nhìn thấy địa chỉ của chủ nhà của tôi xong thì điện thoại hai cuộc để hỏi xem ai phụ trách khu này. Sau đó chị ta vẽ đường cho tôi đi đến đồn cảnh sát, và ghi cả tên người cần gặp cho tôi nữa. Lót tót lòng vòng mãi không kiếm ra, tôi quay trở lại thì chị ta hướng dẫn lại lần nữa thật kỹ càng. Cuối cùng tôi cũng tìm ra.

Ở chỗ cô công an hộ tịch khu vực (do đã được báo trước) đón tiếp tôi niềm nở và điện thoại cho ông chủ nhà để khẳng định thông tin. Sau đó, chị ta điền vào tờ khai (thay vì tôi phải tự điền), xong xuôi thì đóng mộc và đưa tôi một mẩu để quay lại phòng PSB. Vậy là tôi hoàn thành xong mọi thủ tục và giấy tờ vào khoảng 11h30 với lời hẹn là hôm sau có thể quay lại lấy nếu không thì phải sáng thứ hai tuần sau bởi vì hôm nay đã là thứ 5 rồi và tại đây chiều thứ 6 không làm việc.

Xong mọi việc thì tôi bắt đầu đi ăn và đi lòng vòng xem thành phố Kaifeng và cũng để kiếm nhà trọ rẻ hơn. Trong thâm tâm tôi cũng không muốn dọn đi bởi vì muốn trả ơn ông chủ nhà đã giúp tôi nói xạo thành công ấy mà (cô công an nói điện thoại với ông chủ nhà của tôi đến mấy phút lận đó – tôi không hiểu họ nói gì).

Ở đây các phòng internet không chấp nhận người nước ngoài, chỉ có một phòng nằm trên đường Sihou ngay trung tâm, nơi này có hai tầng, tầng 1 không cần chứng minh nhân dân nên tôi có thể sử dụng, giá 2RMB/giờ, nhưng mạng ở đây khá chậm. Các khu nhà trọ trong hẻm do người Hồi làm chủ có khá nhiều và giá 20 RMB/đêm, tuy nhiên họ không muốn nhận người nước ngoài. Thực ra tôi muốn ở một lần trong nhà trọ Hồi giáo để xem thế nào nhưng không được chấp nhận ở đây.

Loanh quanh một hồi, tôi lên xe buýt 24 để đến hồ Baogong. Nơi này có chùa Baogong, giá vé cửa là 20 RMB. Gần nơi này có những mái đình xây trên mặt nước cho người dân đi dạo và ngắm cảnh khá đẹp.

Sau đó tôi lên xe buýt 34 ra ngoại ô xem. Trên đường đi, xe chạy ngang qua một đám người Hồi (làm sao biết họ là người Hồi? Cứ thấy ai đội cái nón vải bé tí màu trắng trên đầu thì chắc là người Hồi rồi.) đang quỳ lạy trước một cái bàn trên có để tấm hình. Tôi định xuống xe buýt ở đây để xem nhưng xe không dừng. Sau đó thì xe đi qua cổng và chạy dọc theo thành cổ. Bên ngoài, dọc theo thành cổ là công viên nơi người dân ra thả diều vào buổi chiều.

Ra ngoại thành tôi lại đón xe buýt 33. Xe dừng điểm cuối là đại học Henan. Lúc mới nhìn tôi tưởng đây đây là đền hay chùa gì đó chứ và khá ngạc nhiên khi biết đó là đại học bởi vì nó trông quá đẹp. Cổng thì y như cổng đền.

Bên trong thì các toà nhà xây theo kiến trúc cổ trông kiên cố.

Xung quanh có rất nhiều khoảng không gian cho sinh viên sinh hoạt và rất nhiều công viên có ghế đá ngồi. Theo tôi thì trường đại học này quá đẹp.

Dọc lối đi các bạn có thể nghe tiếng chim kêu ríu rít. Các lối đi trong đây có tên đường hẳn hoi. Tôi vào thử một phòng học xem thì hơi thất vọng, bên ngoài trông rất đẹp mã nhưng phòng học thì không đẹp như tôi nghĩ. Bảng viết phấn, có máy chiếu LSD.Nhưng cảm giác của tôi là phòng học trông cũ và không hoành tráng như vỏ bên ngoài.

Khi đi trở ra, tôi bắt chuyện với 3 sinh viên người Nga đang theo học tiếng Trung tại đây. Họ bảo trong nhóm của họ có vài sinh viên người Việt nữa. Họ qua đây từ tháng 9 năm ngoái. Tôi nói với họ rằng tại sao Kaifeng là thành phố nhỏ, không phải là thủ phủ mà lại có đại học Henan (Henan là tên của tỉnh mà). Đáng lẽ đại học này phải nằm tại Zhengzhou chứ. Họ bảo có thể chi nhánh của nó là ở đây chăng? Và Kaifeng là thành phố cổ chứ không phải thành phố hiện đại như Zhengzhou nên ở đây thú vị hơn nhiều.

Sau đó, tôi ra quán cơm trước cổng để ăn thì gặp một mục sư Thiên chúa giáo đi cùng một phụ nữ Trung Quốc (theo cách thức của họ thì tôi nghĩ quan hệ của họ là trên cả bình thường ấy). Mục sư này người Ý, biết nói tiếng phổ thông và tiếng Quảng Đông. Người phụ nữ là người Quảng Đông. Vì vậy họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Quảng. Mục sư này tên là Franco Mella. Ông ta ở Trung Quốc 36 năm rồi và có đến 3 giáo xứ, ở Hồng Kong, Kaifeng và một nơi nữa tôi không nhớ. Ông ta cho tôi địa chỉ email và nói rằng có một người bạn ở Bắc Kinh (người Ba Lan) muốn gặp và nói chuyện với người Việt Nam lắm. Ông ta nói tôi viết email cho ông ta. Và cuối cùng ông ta đã trả tiền cho phần ăn của tôi luôn.

Lúc đó, có một nhóm sinh viên người Trung Quốc vào quán. Một trong số họ cầm quyển sách tiếng Anh có tựa đề là College English 4. Tôi bắt chuyện và cũng để kiểm tra trình độ tiếng Anh của đám sinh viên này (bệnh nghề nghiệp ấy mà). Tôi nói quyển 4 rồi nghĩa là tiếng Anh phải ở bậc trung đấy nhé. Đáng tiếc là đám sinh viên có phản xạ quá kém (đám này mà vào tay tôi là tôi quần cho dập gan luôn). Qua đó nhận thấy phương pháp dạy tiếng Anh ở đây chắc tương đương nhiều nơi ở Việt Nam. Người học hầu như không có phản xạ ngôn ngữ.

Từ đại học Henan, tôi đón xe buýt số 10 để quay về trung tâm và lại đi dạo phố trong tiếng nhạc réo rắt, tiếng giã kẹo đâu phộng bình bình dưới những ngọn cờ vàng vàng và ánh đèn dây tóc đỏ lẫn với những người Hồi trong chiếc mũ trắng bé tí và áo khỉ màu đỏ của họ.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc: Kaifeng (35) (2)  

1 nhận xét:

  1. Nếu là Thiên chúa giáo (mà là người ý nữa) thì đây là linh mục chứ không phải mục sư, bạn ạ!!

    Trả lờiXóa