CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Tôi đi Trung Quốc (33): Nanyang (Nam Dương) (1)


Chưa kịp ngắm cảnh gì ở Suizhou hết thì tôi lại phải đi. Thật ra lúc đầu tôi dự định mỗi tháng chỉ đi một tỉnh của Trung Quốc thôi. Vậy mà bây giờ tôi lại lướt qua lướt lại các tỉnh như cưỡi ngựa xem hoa ấy. Chẳng giống dự định của tôi tí nào. Nhưng gần đến thời điểm lại phải gia hạn visa rồi. Đến ngày 10/3 thì tôi phải có mặt ở một thành phố nào đó mà có gia hạn visa. Nếu không gia hạn được thì tôi phải liệu cách mà ra khỏi Trung Quốc thôi (tôi chẳng muốn bị phạt đâu). Vì vậy, tôi tranh thủ đi và nhìn thấy càng nhiều càng tốt bởi vì các tỉnh này là gốc của người Trung Quốc mà. Bọn Trung Quốc chỉ cho hạn có 30 ngày làm tôi khổ sở với vấn đề visa vô cùng.

Hôm sau thay vì mua vé ở ngay quầy bán vé trong thành phố và đóng phí 5 RMB, tôi gói gém hành lý và lên xe buýt ra ga mua vé luôn (mua vé tại ga thì không phải đóng phí mà). Tại ga tôi mua vé ghế cứng cho tàu đi lúc 12h15, giá là 42 RMB, tàu dự kiến đến Nanyang vào lúc 3h50.

Có hơn một tiếng loanh quanh tại ga, tôi ra công viên trước sân ga (trước sân ga xe lửa là một công viên với trung tâm là con chim hạc với sừng hươu khổng lồ ấy) chụp hình và….ăn.

Tàu của tôi đến trễ 20 phút. Ngồi đối diện tôi trên tàu lửa là một anh chàng người Trung Quốc. Anh ta thấy tôi ăn quá trời (đầu tiên là bánh bông lan, sau đó là một quả lê, sau đó là cắn hạt hướng dương, sau đó là một quả táo, sau đó lại cắn hạt đậu phộng) nên chắc chịu hết nổi, mua luôn nguyên bịch đậu phộng ngồi cắn thi với tôi. Ngồi bên dãy ghế kia có một anh chàng trông dáng vẻ bồng bềnh như nghệ sĩ ấy. Anh ta đi cùng cô bạn gái. Cô ta trông trái ngược hẳn phong cách nghệ sĩ của anh ta nhưng anh chàng có vẻ cưng chiều cô bạn gái này vô cùng. Đúng là dân nghệ sĩ có khác.

Khi tàu đến ga Nanyang. Tôi lại theo chân đám đông ra ngoài. Thật lạ lùng, ga này lại nằm ở trên cao, mới đầu tôi tưởng là mình đang ở trên cầu còn bên dưới là sông ấy chứ. Lật đật chạy lại xem sông gì, thì thấy bên dưới là đường sá và có quá trời bậc thang để leo xuống khu đường này (thật ra bên trái và phải có lối cho xe chạy lên xuống nhưng lúc đó tôi chẳng để ý nên vác hành lý leo quá trời.) Khi leo xuống hết các bậc thang, tôi suy nghĩa xem nên quẹo trái, quẹo phải hay leo lên một trong những chiếc xe buýt đang đậu phía trước. (Sau một thời gian đi lại ở Trung Quốc, tôi thấy gần các khu nhà ga và bến xe luôn có nhà trọ cho khách lỡ đường. Vì vậy sau này các bạn đi Trung Quốc, khi vừa xuống tàu hay xe, có thể đi một vòng là thấy ngay các khu nhà trọ này).

Thấy bên tay phải đường người đi lại nhộn nhịp. Thế là tôi quẹo phải. Vừa đi tôi vừa nghĩ đây là thành phố Nam Dương mà hay được nói đến trong phim cổ trang sao. Tôi háo hức muốn biết thành phố Nam Dương như thế nào nên đi kiếm nhà trọ chả thấy mệt gì cả. Ngay khi vừa quẹo phải là có vài căn nhà trọ rồi (bây giờ tôi đọc được vài chữ tiếng Hoa rồi nhé, ví dụ chữ “zhu shua” (nhà trọ) và chào shi (siêu thị) nè.) Dọc theo con đường này là các nhà sách nằm san sát nhau (nên có thể gọi khu này là khu nhà sách). Nếu không muốn ở đây thì đi tiếp về phía trước đến một ngả ba. Con đường này cũng là một cái chợ luôn. Không biết quẹo trái hay phải, tôi hỏi một bà bán thịt, chỉ về tay trái tôi hỏi phía trước có nhà trọ không. Bà ta nói có. Thế là tôi quẹo trái, đi gần ra đường lớn luôn mà chẳng thấy. Tôi dừng lại hỏi một bà bán rau nhà trọ ở đâu, bà ta chỉ tôi đi ngược lại một tí và nói giá có thể là 10-15 RMB (rút kinh ngiệm nhé- sau này đi Trung Quốc muốn ở nhà trọ giá rẻ thì hỏi mấy người bán thịt bán rau bán trái cây,….., nói chung là giới bình dân ấy thì mới được chỉ nơi ở giá rẻ, nếu không họ toàn là chỉ vào khách sạn lớn đắc tiền không hà).

Theo lời bà bán rau, tôi quay trở lại, cũng chẳng thấy (bởi vì họ ghi chữ tiếng Hoa khác với chữ tôi biết). Tôi thấy bên trái đường có một tấm bảng ghi quá trời chữ, tôi đứng cố đọc và thấy được từ “wan” nghĩa là “đêm”, đoán có thể đây là nhà trọ, tôi đi vào cổng, rồi vào một hành lang đến một cái cổng nữa và thấy một người đàn ông. Ông ta hỏi “Zhu ma?” (Ở hả?) Tôi gật đầu. Ông ta gọi một phụ nữ cầm chìa khóa chạy ra và hỏi mấy người. Tôi nói một. Chị ta dẫn tôi lên lầu, đến phòng 203, mở cửa ra. Phòng khá rộng, có một cái giường đôi, tivi, và một cái bàn. Phòng có đến hai cửa sổ. Ngay trước cửa phòng là hành lang có giăng dây phơi đồ. Nói chung là khá thoáng khí và lại xa toilet (tôi chả thích ở gần toilet bao giờ). Tôi hỏi giá. Chị ta nói 20. Tôi nói 30 RMB cho hai đêm được không. Chị ta đồng ý luôn.

Căn nhà này đúng là đặc trưng của Trung Quốc luôn ấy - cách bố trí và thiết kế- nên tôi cũng thấy thích vì mỗi lần đi ngang qua nhà họ, tôi chỉ ước mình được vào đó ở một ngày để biết nhà Trung Quốc là như thế nào. Bây giờ thì tôi có thể ở đến hai đêm rồi hehehe.

Ở đây, vòi nước nằm bên ngoài, nhà tắm có nước nóng thì nằm ngay dưới cầu thang. Toilet thì tôi chỉ có thể nói “Kinh hoàng!!!!!”, lại nằm ngay lối lên xuống cầu thang, cũng may là luôn đóng kín cửa, ai cần vào thì mới mở cửa. Nhưng đó mới đúng là đặc trưng của Trung Quốc mà. Bật mí với các bạn bí quyết đối phó với những toilet quá đặc trưng của Trung Quốc- một nơi mà khi vào rồi thì không thể “đi” luôn. Đó là họ luôn có thau/xô trong phòng (nếu không thì nó nằm ngoài hành lang hoặc bạn hỏi họ), các bạn đi tiểu tiện vào thau/xô, sau đó đem ra vòi nước đổ và rửa. Còn đại tiện thì tìm mấy siêu thị/ trung tâm thương mại hoặc công viên hoặc viện bảo tàng miễn phí ấy mà đi ké (thường toilet ở những nơi này sạch sẽ). Tôi ở Trung Quốc toàn là làm vậy không à. Rửa mặt và đánh răng thì có vòi nước bên ngoài. Nếu không thì khi đi du lịch, nên mang theo một cái ca nhôm. Tôi có một cái ca nhôm rất tiện – có thể ăn mì gói, có thể rửa trái cây, có thể đánh răng rửa mặt, có thể tích trữ nước uống và có thể dùng làm ca tắm nữa khi không có vòi sen (chẳng hiểu sao vài nhà tắm ở Trung Quốc lại chẳng có cái ca nào cả -chắc bị “chôm” rồi quá hahaha). Tóm lại là khá tiện.

Thu dọn xong hành lý, tôi ra ngoài đi khám phá và cũng để đi tìm nơi để sau này còn đi đại tiện ké. Dọc con đường tôi ở là chợ nên có rất nhiều thức ăn. Theo tôi thấy thì mức sống ở thành phố này thấp hơn bởi vì thứ nhất nhà trọ rẻ hơn (căn phòng mà tôi ở nếu ở nơi khác thì có giá ít nhất là 30 RMB) và khi tôi vào các siêu thị nhỏ gần nhà thì thấy thức ăn có giá rẻ hơn so với nơi khác. Bí quyết cho bạn biết mức sống của một nơi là nên vào các siêu thị tham quan giá cả - nếu giá của cùng món hàng ở nơi này thấp hơn thì mức sống của nó thấp hơn rồi. Lưu ý là nên so sánh giá của nhiều mặt hàng bởi vì có một số sản phẩm là đặc trưng của khu vực đó nên dĩ nhiên nó rẻ hơn rồi.

Dọc theo con đường tôi ở, nếu lúc đầu tôi quẹo phải ở ngã 3 (lúc hỏi bà bán thịt ấy) thì cũng có nhà trọ và nhà trọ ở đây trông mới và sạch hơn. Tôi vào thử một nơi hỏi giá. Họ dẫn tôi lên một cái phòng đôi, cũng rộng và rất sạch sẽ, trong phòng có tivi và bàn để đồ, toilet và nhà tắm nằm bên ngoài rất rộng và rất sạch sẽ, giá 20 RMB. Hơi tiếc vì mình không biết nơi này sớm hơn, nhưng kệ, ở trong một căn nhà Trung Quốc đặc trưng một lần cũng chả sao.

Gần nơi tôi ở thức ăn không mắc nhưng chả có cái siêu thị nào lớn và có toilet cả. Vậy tôi đoán khu này không phải là khu trung tâm rồi. Con đường của tôi buổi tối cũng rất nhộn nhịp quán lề đường, bán cháo ấy, 3 RMB/tô và nhiều món lẩu để trong thố nhỏ cho một người ăn, giá 12 RMB/thố. Đối diện nhà trọ của tôi là một tiệm internet chấp nhận người không có chứng minh nhân dân, giá từ 2-3 RMB/giờ. Những nơi khác không chấp nhận tôi.

Sáng hôm sau, tôi đi bộ một tí ra đường lớn là đường Chezhan Nanlu (bây giờ tôi mới để ý ở nhiều thành phố, con đường trước ga xe lửa trung tâm có tên là Chezhan  -nghĩa là bến xe). Và trên con đường này, đối diện xéo nhà ga là bến xe buýt đường dài.

Tôi ra trạm xe buýt. Lúc này thông minh hơn một tí (thường các thành phố ở Trung Quốc rất lớn, loanh quanh một hồi là lạc đường, đặc biệt không biết tiếng Hoa thì chả biết đường nào mà hỏi), tôi chụp hình tên đường Chezhan Nanlu và cũng chụp luôn hình trạm xe buýt này cùng với số của các xe buýt dừng tại đây (để sau này có đi lạc thì còn biết đón xe nào mà về chứ, và đưa tên đường ra cho họ xem). Tôi lên đại xe buýt số 3 (chẳng cần phải đợi đúng xe như người khác – đi bụi vui lắm các bạn ạ - ra ga mua vé, hết vé đi nơi này thì mua vé đi nơi khác, đón xe buýt thì cứ thấy xe nào đến là leo lên, chẳng bị áp lực về tàu xe gì hết). Tôi ngồi dán mắt vào cửa kính để xem và ghi nhớ thông tin (để một tí nữa mà còn biết lội bộ về chứ). Xe chạy mãi đến trạm cuối cùng là một bến xe thì dừng hẳn. Tôi xuống xe và thấy nhiều xe buýt đường dài, trong đó có xe đi thủ phủ Zhengzhou, giá 50 RMB, đi khoảng 3 tiếng là đến (nếu vé xe buýt tương đương vé xe lửa thì tôi mua vé xe buýt đi cho nhanh – xe lửa thường đi chậm hơn và phải chen lấn)

Tôi đi bộ ra ngoài một tí. Núi Dushan nổi tiếng ở đây (vì có loại ngọc bích (jade) quý hiếm và có chất lượng cao) chỉ cách đó có 3 km nữa thôi. Ngoài ra có vài tấm bảng nâu đỏ hướng dẫn đường đến các nơi tham quan bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. 



Tôi chụp hình các tấm bảng hướng dẫn này để sau này muốn đi đến nơi nào thì chìa ra hỏi người địa phương. Tôi chẳng đọc được tiếng Hoa nhưng người Trung Quốc thì chắc chắn đọc được rồi. Ôi thì ra ở Trung Quốc càng lâu, tôi càng nghĩ ra được nhiều chiêu để đối phó với tình trạng “dốt tiếng Hoa” của mình rồi nhé. Và các bạn sau này đi Trung Quốc thì không cần phải mất nhiều thời gian như tôi để nghĩ ra những chiêu này.  

Tôi lại đón xe buýt số 3 để quay về trung tâm, khu vực này nằm trên đường Renmin Nanlu, gần công viên Renmin ấy. 

Tôi xuống xe tại công viên và đi bộ. Theo tôi đoán thì có thể đây là phố đi bộ “giả cổ” bởi vì các cửa hiệu ở đây trông như trong phim cổ trang ấy và trông rất đẹp, khác với những thành phố mà tôi đã đi qua (Trung Quốc quả là lớn, mỗi tỉnh giống như một quốc gia khác nhau ấy- đi mãi chẳng thấy chán). Ở bên phải đường (trước khi vào phố đi bộ giả cổ và đối diện tiệm thức ăn nhanh KFC) có một con hẻm trông giống như cái chợ ấy, khi vào thì tôi phát hiện một quán mì mà từ phong cách nấu, cái tô chứa thức ăn đến tiểu nhị (người phục vụ bàn ấy)- cách ăn mặc, cách buộc tóc, thậm chí khuôn mặt và cách nhìn khách hàng và cả cách ăn của khách nữa (chỉ có đũa mà không có muỗng, khách cầm tô lên húp) y như trong phim cổ trang. Không phải họ bắt chước phim đâu mà những cái này là tự nhiên thôi. Vậy là càng đi lên phía Bắc thì tôi càng thấy giống như sống trong phim sao? Thật thú vị!!! Tôi ăn một tô mì to với giá 5 RMB (thật ra họ có to nhỏ nữa nhưng tôi không biết, chỉ đại vào tô họ đang múc cho một khách khác và nói tôi muốn ăn giống vậy.) Ăn hết tô mì to thì tôi no lặc lè luôn bởi vì trước đó tôi đã ăn vài món vặt trên đường rồi. Đúng là người ham ăn cũng có nỗi khổ vậy. Tôi vác bụng no căng đi bộ từ từ cho tiêu thức ăn.

Từ hẻm này, quay trở ra đường lớn, tôi thấy bên tay trái một con đường cũng có vẻ nhộn nhịp (tôi có thói quen, cứ thấy con đường nào nhộn nhịp là vào, nơi nào đông người là bu đến…kiểu này Trung Quốc mà bị khủng bố thì tôi là một trong những người chết đầu tiên là chắc rồi.), tôi quẹo trái vào. 

Thấy đằng sau lối lên vài bậc thang là vài người đang bu đen bu đỏ. Tôi leo lên, thì ra đó là một cái chùa hay cái đền gì ấy.

Cái đền này cực kỳ đặc biệt. Sân trong và sân ngoài đầy người mua và bán đồ cổ và đá quý. 


Lần đầu tiên trong đời tôi thấy người ta mua bán nhộn nhịp đến như vậy trong sân đền ấy. Người ta bán đủ các món đồ cổ, trong đó có cả sách từ thời xưa ấy. Tuy nhiên cái đền này khá lớn, người bán thì cứ bán và người đi thắp nhang thì cứ thắp. Rời bỏ đám đông, tôi vào chánh điện và đi lòng vòng các điện thờ khác. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy tượng ông tơ thật to. Lúc đầu tôi chẳng biết đó là ông tơ đâu. Tôi thấy tượng có sợi chỉ đỏ nằm ở bàn tay và thòng xuống tận chân. Hai bên cánh tay mỗi bên là một con chim (chắc chim uyên ương). Tay phải cầm tơ hồng, tai trái cầm một quyển sách và mặt thì cười hớn hở. Vậy không còn nghi ngờ gì hết, đích thị là ông tơ rồi. 

Cạnh bên là một cặp tượng một ông lão bà lão  mà lúc trước tôi có nhìn thấy ở ngồi đền ở Wuhan nhưng chẳng hiểu, bây giờ thì tôi đoán ra rồi, đó là tượng ông tơ bà nguyệt đây mà. Ở đây cũng có xin quẻ nữa. Chắc là dành cho những đôi trai gái yêu nhau vào xem thử họ có thành vợ chồng được không ấy mà.

Nói chung ngôi đền này khá thú vị, hình như họ đang tổ chức thi gì đó bởi vì tôi trông thấy bàn cho giám khảo ngồi nữa (chắc thi vào buổi tối quá bởi vì lúc đó có thấy ai ngồi đâu.) Từ ngôi đền đi ra, tôi quẹo trái và lại tiếp tục đi. Các nhà hàng dọc hai bên cũng được xây theo kiểu cổ, sau khu nhà hàng bên trái đường là một nơi trông giống như cái đền. Tôi đọc chẳng được, hỏi vài bạn trẻ đang đứng gần tên của ngôi đền này. Họ nói xong nghe cũng chẳng hiểu. Chụp hình bên ngoài cổng xong, tôi lót tót định leo vào nhưng bị chặn lại, phải mua vé, giá đến 30 RMB. Dĩ nhiên là tôi không vào và ngay tại phòng vé có phần giới thiệu bằng tiếng Anh. Thì ra đó là phủ của vị quan phụ trách thành này thời trước ấy mà.


Ngay trên đường Renmin Nanlu này có khá nhiều siêu thị và trung tâm thương mại ấy nhé. Ah Trung Quốc có những cách tiếp thị độc chiêu (có thể quái chiêu) lắm đó. Bạn nào làm về marketing thì trả tiền cho tôi đi, tôi kể cho nghe. Nếu không thì theo dõi các bài viết của tôi, từ từ tôi cũng kể hết. Tạm thời tại đây, tôi chưa kể hehehe (bởi vì bận kể những thông tin khác trước rồi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét