CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Tôi đi Trung Quốc (31): Wuhan (Vũ Hán) (1)


Quyết định không thèm ở Changsha thêm ngày nào hết. Hay nói cách khác thì tôi không thích thành phố này lắm. Tại sao ư? Tại vì nó lạnh quá, lạnh đến nỗi chỉ muốn ở trong phòng. Các quán internet thì giá quá mắc và thường không dành cho người không có chứng minh thư. Bấm bụng vào đại một nơi chấp nhận tôi nhưng giá đến 4 RMB/giờ, tôi tìm thông tin về tàu lửa để đi đến thành phố tiếp theo. Cuối cùng tôi thấy thủ phủ Nanchang của tỉnh Jiang Xi (Giang Tây) và thủ phủ Wuhan của tỉnh Hubei (Hồ Bắc). Ý định của tôi là đi Nanchang trước (nghe nói thời tiết ở đây khá dễ chịu), sau đó đến Wuhan. Hai tỉnh này nằm ở phía đông của Trung Quốc.

Có thông tin trong tay, tôi qua nhà ga ở bên cạnh để mua vé. Kết quả không có vé đi Nanchang (chỉ có hai chuyến tàu đi từ Changsha đến Nanchang – một chuyến thì giá quá mắc nên tôi không đi). Vậy là tôi hỏi vé đi Wuhan luôn. Trên trang web, tôi thấy có khá nhiều chuyến tàu từ Changsha đến Wuhan. Chị bán vé lắc đầu, nói hết vé ghế cứng rồi, chỉ còn vé giường nằm thôi, giá đến 130 RMB cho khoảng 3 tiếng trên tàu ư. Tôi không chịu và hỏi những tàu khác, cũng không có. Cuối cùng chị ta bán cho tôi vé đứng trên chuyến tàu đầu tiên mà tôi hỏi, giá 48 RMB (chỉ có số toa mà không có số ghế- vậy là vé đứng rồi còn gì). Tàu khởi hành lúc 11h43 và dự kiến đến vào lúc 15h32.

Thủ phủ Wuhan thực ra là do 3 thành phố gọp lại. Đó là Hankou (trung tâm thương mại), Wuchang (trung tâm giáo dục) và Hanyang (trung tâm công nghiệp). Thành phố này trước đây là đất của nhà Chu và cũng là cái nôi của nền văn minh nhà Chu rực rỡ đấy nhé.

(Thông tin này các bạn cần lưu ý nhé (sau này nếu các bạn có hỏi, có khi tôi chẳng nhớ đâu)– trang web mà tôi hay vào để tra thông tin về các chuyến tàu lửa ở Trung Quốc là www.chinatrainguide.com. Có nhiều trang web khác nữa nhưng thông tin không đầy đủ bằng và thậm chí có trang còn ghi giá tiền bao gồm luôn cả phí dịch vụ để bạn có thể đăng ký vé qua mạng với họ nữa.

Ngoài ra, trang web tự điển Anh-Hoa mà tôi thấy hữu dụng nhất là trang www.nciku.com

Trang web về các địa điểm tham quan ở Trung Quốc (sách hướng dẫn du lịch có nhiều địa điểm không đề cập đến lắm – bây giờ tôi chỉ muốn vứt quách quyển sách dày cộm mà mình đây có ấy) là www.virtualtourist.comwww.chinatravel.com

Tóm lại, sau vài tháng ở đây và tra cứu hàng chục trang web khác nhau thì tôi nhận thấy bốn trang trên đây là hữu dụng nhất đấy.)

Có vé trong tay, sáng hôm sau băng qua phía đối diện đường để ăn sáng trong một nhà hàng địa phương xong thì tôi về trả phòng và đi ra ga. Cũng lại một đám đông đang đứng chờ tàu. Đúng là ở Trung Quốc lâu và học hỏi theo dân nghèo có khác. Bây giờ tôi “khôn” hơn một chút. Những người khác xếp hàng rồng rắn để chờ ư? Tôi thấy một số người không thèm xếp hàng gì hết, cứ qua dãy ghế cạnh bên ngồi (còn nhiều ghế trống lắm do chẳng ai thèm ngồi; người ta chỉ tập trung ngồi ở dãy ghế trước số hiệu của tàu mà thôi). Không muốn đứng đợi hơn nửa tiếng nên tôi theo chân họ qua dãy ghế đó ngồi. Ngồi đã đến khi tàu đến thì họ làm như sau: leo qua dãy ghế bên cạnh, vậy là tôi cũng leo. Cuối cùng không xếp hàng mà tôi vẫn được đứng phía trước hehehe (hơi xấu hổ nhỉ!!!)

Khi lên tàu, mặc dù vé của tôi là vé đứng nhưng tôi cũng kiếm được một chỗ ngồi cho đến ga Wuhan luôn. Tôi vẫn không hiểu về tàu lửa ở Trung Quốc lắm. Nếu tôi có thể ngồi từ đầu đến cuối, nghĩa là còn ghế trống. Vậy tại sao họ không bán cho tôi ghế ngồi mà lại bảo là hết ghế rồi? Không chỉ mình tôi đâu. Nhiều người đi tàu vé đứng cũng có ghế ngồi từ đầu đến cuối lắm. Nếu vậy thì mấy lần sau tôi cứ mua vé đứng và tìm chỗ ngồi vậy hehehe. Nhờ đi trên chuyến tàu này, tôi học được hai điều.

Thứ nhất, với hành lý nhiều thì tôi kiếm được chỗ để lý tưởng cho người đi vé đứng rồi. Ấy là chỗ gần toilet và ngay cạnh máy nước nóng ấy. Có một đoàn người lên sau tôi và họ nhanh chóng chiếm lấy chỗ này. Vậy là lần sau nếu đi tàu vé đứng thì tôi biết được chỗ chất hành lý của mình rồi nhé.

Thứ hai, một số bạn trẻ Trung Quốc khá lặng lẽ và nhẹ nhàng khi ăn (không ồn ào như những tên mà tôi gặp trước đây). Ngồi đối diện tôi là một anh chàng (chắc sinh viên) khá cao to và đẹp trai. Anh ta mở túi lấy mì gói ly và mở hộp ra, cho các gói nêm vào, chế nước sôi và chờ mì chín. Mọi hành động được thực hiện một cách gọn ghẽ và lặng lẽ trong một khoảng không gian chật hẹp một cách điêu luyện. Như vậy có thể kết luận rằng dân Trung Quốc ăn mì gói khá nhiều. Và nhờ vậy tôi cũng biết cách mở gói mì theo cách Trung Quốc. Ấy đừng tưởng rằng mở bao bì dễ ẹt có gì phải học nhé. Bao bì của Trung Quốc gói khác với những nước khác đấy, do vậy cách mở cũng khác luôn. Trước đây, tôi toàn lấy kéo cắt không hà (do mở hoài không ra.) Và thêm một tuyệt chiêu mà trước đây tôi thấy ở Việt Nam mọi người không biết nè. Đó là sau khi mở gói mỳ ly để cho gói nêm và nước sôi vào thì làm sao đậy nắp lại? Khi ở Việt Nam, thì tôi toàn kiếm cái gì hơi nặng như quyển sách và đậy lên trên không hà. Hehehe dân Trung Quốc làm như sau: Họ chỉ mở ½ phần nắp, sau khi cho nước sôi vào thì lấy cái nĩa nhựa đính kèm theo gói mì ly ấy soi một lỗ bên phía đã mở đối diện ấy và ghim lại. Vậy là gói mì vẫn đóng kín ấy nhé. Kinh nghiệm đậy mỳ ly này đến giờ tôi mới biết hihihi.

Tàu đến ga Wuhan khá đúng giờ. Lúc đó ngoài trời mưa nhẹ và nhà ga khá lớn làm cho tôi có cảm giác lạc lõng. Tuy nhiên về chỗ ở thì tôi có phần yên tâm bởi vì tôi biết ở Wuhan này có youth hostel của tổ chức Hostelling international. Có một nơi gần ga, giá dorm là 35 RMB cho người có thẻ thành viên. Mỗi khi đến một thành phố có youth hostel của tổ chức này thì tôi yên tâm đôi phần về chỗ ở bởi vì ở Trung Quốc thì mỗi khi ở youth hostel thì tôi có cảm giác như ở nhà vậy ấy. Tuy nhiên, giá cả lại mắc hơn so với việc ở nhà trọ địa phương. Vậy là tôi làm bài tính trong đầu. Dorm của youth hostel thì có wifi và máy điều hòa. Nếu tôi kiếm được nhà trọ nào gần ga mà có giá từ 15-20 RMB thì tôi sẽ ở đó 2 đêm, đến đêm thứ 3 thì về youth hostel để sử dụng wifi miễn phí ở đây (Ở Trung Quốc riết rồi tôi cũng tính toán như dân Trung Quốc luôn).

Nhưng mà người tính thì không bằng trời tính rồi. Khu vực xung quanh nhà ga, nhà trọ không rẻ cho một người đi du lịch một mình (bởi vì phải trả tiền cho phòng hai người không hà), giá ở đây từ 30-40 RMB. Tôi kiếm mãi mới có phòng nhỏ giá 25 RMB. Tôi lại làm bài tính khác. Giá 25 trong khi dorm giá 35 mà lại có wifi và máy điều hòa. Phần chênh lệch 10 RMB ấy chỉ đủ để dùng internet công cộng thôi (mà phải tìm nơi không cần chứng minh nhân dân và giá có thể 4 RMB/giờ trong khi wifi ở dorm thì sử dụng vô tư), ngoài ra nếu ở nhà trọ địa phương, tôi sẽ lỗ mất phần máy điều hòa.

Cuối cùng tôi quyết định kéo hành lý đi đến youth hostel (tên là Pathfinder nằm ở đường Zhongshan Lu, số 368, quận Wuchang), cách nhà ga Wuchang khoảng 1-1.5 cây số. Sau mấy tiếng loanh quanh ngoài đường dưới trời mưa nhẹ thì tôi cũng đến được nơi ở trong tình trạng lạnh ngắt. Lúc đó gần 8h tối rồi (may là trong lúc loanh quanh, tôi đã ghé vào một quán ăn một tô mì rồi – người ham ăn như tôi mà, hiếm khi chịu đói lắm khekhekhe). Đối diện youth hostel này là ngân hàng China Merchant bank và một siêu thị nhỏ.

Lúc này trong dorm có hai sinh viên người Anh (mới tốt nghiệp trung học và đang thực hiện gap year.) Tôi hỏi họ tiền đâu đi du lịch. Họ bảo sau khi tốt nghiệp trung học thì đi làm 6 tháng, có tiền rồi thì đi du lịch 6 tháng. Sau Trung Quốc thì họ sẽ sang Việt Nam ở khoảng 3 tuần. Hai anh chàng này rủ tôi hôm sau đón tàu đi Chongqinh. Nghĩa là sẽ lênh đênh trên sông Dương Tử (Yangtzi), con sông lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ ba trên thế giới (theo tôi biết thì sông Amazon ở Nam Mỹ và sông Nile ở Bắc Phi chiếm vị trí số 1 và 2. Vậy sông Mê kong chiếm vị trí số mấy vậy, có ai biết không?), có nguồn ở tận Tây Tạng lận (vậy mà mấy thằng Trung Quốc đáng ghét khai thác quặng bô xít từa lưa ở đó và làm ô nhiễm nguồn nước của con sông này và một số con sông khác trong đó có cả sông Mê kong – kiểu này thì trong tương lai số người bị bệnh ung thư ngày càng tăng đây)

Tôi vừa lang thang mấy tiếng ngoài đường, lạnh run mà hôm sau lại phải di chuyển ư (vả lại giá vé tàu cũng không rẻ, theo tôi nghĩ, lênh đênh 3 đêm 4 ngày trên sông mà), nghe thì thích thật nhưng tôi đành từ chối.

Tối hôm đó tôi có giấc ngủ thật ấm áp trong một căn phòng có máy điều hòa (lâu lắm rồi mới được ngủ trong phòng có điều hòa.) Ở nhà trọ địa phương, toàn là quấn 2 cái mềm lại ngủ không hà. Và cũng chính vì ấm quá nên tôi lười đi ra ngoài (lạnh ngắt). Như vậy điều kiện thoải mái quá cũng không tốt ấy nhỉ, con người trở nên lười biếng đi. Vì vậy mà ngài Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng: thực ra, người sinh ra trong hoàn cảnh tốt khó tu hơn hơn những người sinh ra trong điều kiện không tốt bởi vì khi điều kiện tốt rồi, người ta cảm thấy an toàn và thoải mái với những gì mình có - ấy là cảm giác thỏa mãn – vì vậy sẽ khó tu hơn (một thái tử như Sĩ Đạt Ta sẳn sàng từ bỏ ngôi vàng để sống khổ hạnh thì thật hiếm có – vì vậy mới thành Phật được). Còn những người sinh ra trong điều kiện không tốt thì sẽ ngày đêm nhớ đến Tam Bảo. Tôi thấy cái này đúng bởi vì tôi ở trong phòng ấm cúng thì rất lười ra ngoài trời lạnh ngắt. Khi cả trong phòng lẫn ngoài trời đều lạnh thì tôi lại năng đi ra ngoài (có cử động thì cơ thể sẽ ấm hơn.)

Nhân dịp này tôi nhớ ra cái mà tôi học được từ một vị sư người Đài Loan (không phải quan điểm của tôi đâu). Vị sư bảo khi Phật tử cúng dường cho Ngài những thứ vật chất như tiền bạc, xe hơi,…thì Ngài từ chối và dạy họ rằng thực ra việc cúng dường là rất tốt nhưng song song vô hình trung họ lại tạo một môi trường tốt cho các tăng sĩ và có thể làm cho các tăng sĩ quên đi Tam Bảo khi được ở trong một môi trường quá tốt. Như vậy có thể cản trở đường tu của những tăng sĩ này. Vì vậy những người được cúng dường nhiều nhất là những người khó tu nhất (nhưng theo tôi, ai mà vượt qua được những điều này thì thật đáng nể). Do vậy Ngài thường xuyên từ chối tiền cúng dường. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét