CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Tôi đi Trung Quốc (31): Wuhan (Vũ Hán) (2)


Dù ở trong một căn phòng thật tốt nhưng sáng tôi ráng dậy thật sớm để đi đến viện bảo tàng lớn nhất tỉnh Hubei – đó là viện bảo tàng tỉnh Hubei (viện bảo tàng này miễn phí cửa đó, vì vậy tôi mới dậy nổi, nếu không nằm ngủ cho sướng.) Nơi này có cả một khu trưng bày về thời nhà Chu – Hồ Bắc là gốc của nhà Chu mà – đó cũng là lý do khiến tôi dậy sớm.

Từ nơi tôi ở, xe buýt 14 có thể đi đến nơi. Ngoài ra xe buýt 401, 402 cũng đến được. Bảo tàng mở cửa từ thứ 3 đến chủ nhật (thứ 2 đóng cửa), buổi sáng chỉ cấp vé (miễn phí) cho 3.500 người, buổi chiều là 1.500 người. Sau 3h30 thì không cấp vé cho vào nữa. Lúc tôi đến khoảng 9h20 sáng (lý do đón lộn xe buýt nên phải đi lòng vòng (may nhờ có một anh chàng Trung Quốc đáng yêu kiếm giùm nếu không thì không biết khi nào mới đến). Ở đây, khi vào cửa phải qua cửa kiểm tra và một máy quét hành lý. Đồ ăn thức uống không được mang vào (tôi phải để bình trà cá nhân của mình ở đây, khi nào ra thì đến lấy lại).

Dĩ nhiên là tôi đến phòng trưng bày về nhà Chu trước rồi. Vật đầu tiên mà tôi thấy là thanh gươm của Việt Câu Tiễn đó. Thanh gươm trông giống như nạm vàng vậy (bởi vì nó có màu vàng, mà chẳng lẽ vua một nước là xài vàng giả nên chắc nạm vàng thật rồi.) Chữ Việt Câu Tiễn là do tôi đoán. Chú thích ghi là thanh gươm của vua nước Yue (giống chữ Yue trong từ Yuenan – Việt Nam- vậy Yue này nghĩa là nước Việt rồi). Tên của vị vua này là Gou Jian nên tôi đoán chắc là Câu Tiễn.


Sau đó thì tôi đi lòng vòng quan sát và đọc về lịch sử triều Chu. Ở đây có giải thích bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. Các vật trưng bày gồm vũ khí chiến đấu của binh sĩ (các thanh gươm của các binh sĩ ngày xưa khá ngắn (chẳng lẽ người xưa lại lùn sao?)), vải vóc và hoa văn trên vải, các vật dụng hằng ngày như ly chén bàn ghế (ly uống rượu của họ có hình ngộ lắm), trang sức, và cả quan tài nữa (các bạn mà nhìn thấy quan tài của họ thì chỉ….muốn chết hehehe bởi vì nó trông rất đẹp với nhiều hình trang trí sặc sỡ ở bên ngoài, dù đã trải qua nhiều trăm năm rồi mà trông vẫn đẹp; như vậy lúc mới chắc chắn nó đẹp vô cùng), dụng cụ làm nông, kể cả tiền nữa đó. Điều đặc biệt là trong khu trưng bày này có cả mô hình ngôi nhà thời đó và cả mô hình của nơi khai quật các vật thể này nữa. Đây là điều đáng để cho các bảo tàng ở Việt Nam học hỏi. Tóm lại là sau khi từ phòng trưng bày này ra, người tham quan có một cái nhìn tổng thể và rõ nét về thời nhà Chu ở tất cả mọi mặt.
Quan tài!!! đẹp chưa nào???
 Khu trưng bày về nhà Chu chỉ là một khu trong cái bảo tàng này thôi nhá. Ngoài ra ở đây còn có trưng bày về lịch sử gốm sứ qua các triều đại, lịch sử đồ gỗ (ở đây có nguyên mô hình về những vật dụng gỗ được dùng trong một buổi đại tiệc), lịch sử chữ viết và nguyên liệu (cách người ta tạo ra các thanh tre để viết chữ trước khi có giấy). 
Sự biến đổi của chữ viết 

Ngoài ra ở đây còn có phòng trưng bày về những vật dụng được khai quật từ  hai lăng mộ -một của thái tử Liangzhuang trong đó có cả trang sức phụ nữ, thắt lưng bằng ngọc thạch- và hai là của Marquis Yi of Zeng (thế kỷ thứ 5). Điều nổi bật nhất ở lăng mộ thứ hai là nguyên một dàn nhạc bằng kim loại cực lớn  - một trong những dàn nhạc lớn nhất trên thế giới. 
đây chỉ là một góc của giàn nhạc; giàn nhạc lớn quá nên không thể chụp hết được

Đa số những người được chôn sống theo ông ta là phụ nữ trong độ tuổi từ 13 đến 26 và họ khá lùn, cao nhất là 1m59, còn lại từ 1m55 trở xuống. Một lần nữa, khi nhìn thấy quan tài của họ thì chỉ…muốn chết bởi vì chúng quá đẹp và rực rỡ. Ngoài ra, dù đó là thế kỷ thứ 5 nhưng những vật dụng được chạm khắc tinh xảo với những đường nét vô cùng cầu kỳ và dĩ nhiên trông rất đẹp. Tôi không thể hình dung nổi làm sao những con người ở thế kỷ thứ 5 lại có thể tạo ra những thứ đẹp đến như vậy.


Viện bảo tàng này còn trưng bày về những anh hùng của tỉnh Hubei thời cận hiện đại nữa (tiếc là phần trưng bày này chỉ toàn là tiếng Hoa nên tôi không đọc được.)

Tóm lại, quả là một viện bảo tàng hoành tráng mà lại miễn phí. Vì vậy tôi chả dại gì mà bỏ tiền vào những viện bé tí. Cứ nơi nào miễn phí thì tôi vào. Thường người ta hay nghĩ: của rẻ là của ôi (ở đây lại là của miễn phí.) Nhưng câu đó chả đúng với Trung Quốc tí nào bởi vì những nơi miễn phí ở đây thì thật đáng giá, trong khi những nơi có phí chưa chắc đã bằng.

Từ viện bảo tàng đi ra, tôi đi bộ đến hồ nội thành lớn nhất Trung Quốc –đó là Hồ Đông (ở Hà Nội có Hồ Tây thì ở Wuhan có Hồ Đông.) Công nhận hồ này lớn thật, tôi đi bộ rả cẳng luôn mà chỉ được khoảng 1/3 hồ thôi. Trong khu vực xung quanh hồ có khá nhiều thứ để xem và để chơi bởi vì vào những ngày hè nóng nực thì người dân ra đây giải trí nên nơi này chẳng khác nào một công viên rộng lớn.



Ở đây có nơi tưởng niệm nhà thơ Qu Yuan và nơi tưởng niệm vị chủ nhân trước đây của khu vực này. 




Có cả một khu vực tạc tượng, nghĩa là nơi trưng bày những pho tượng tạc lại những sự tích phổ biến trong các câu chuyện cổ ở Trung Quốc, ví dụ như truyện về một ông lão muốn dời non hay truyện về những chàng mù và con voi,… Tóm lại những bức tượng cổ trông khá buồn cười (bởi vì nội dung các sự tích là để dạy dỗ con người từ những việc làm ngu ngốc của người khác mà).




Dĩ nhiên, khi ở gần hồ thì có chèo thuyền rồi. Ở đây có cho thuê cả xe đạp để đi dạo quanh hồ. Đây cũng là nơi chụp ảnh cưới ngoài trời lý tưởng. Thời điểm tôi đến, dù khá lạnh nhưng có gần chục đôi đang chụp ảnh cưới. Tội nghiệp các cô dâu, để có tấm ảnh kỷ niệm đẹp, họ phải ăn mặc phong phanh (những áo cưới hở vai) giữa trời lạnh. Ở đây có một vườn đào khá rộng và đẹp đấy nhé.


Thế là hết một ngày. Hôm sau, không thể dậy sớm nữa, tôi đánh một giấc đến giữa trưa. Sau đó bắt đầu xuống đường. Đầu tiên tôi vào ngôi đền Changchun của đạo Lão. Nghe nói vé cửa là 10 RMB nhưng lúc tôi đến nó lại miễn phí. Khu vực này khá lớn bao gồm rất nhiều ngôi đền bên trong, mỗi nơi thờ một vị khác nhau, trong đó có cả đền thờ Thiên Mẫu nương nương và Tam Hoàng (ba vị vua đầu tiên của Trung Quốc).





Từ đền Changchun đi ra, tôi kiếm đường để đến Yellow Crane Tower. 

Khi đọc tên bằng tiếng Anh thì tôi chẳng để ý nhưng đến khi đọc bằng tiếng Hán (Huanghe Lou) thì tôi mới biết thì ra mấy hôm nay mình ở gần Hoàng Hạc Lâu đây mà. Tuy nhiên giá vé vào cửa ở đây chẳng rẻ tí nào – 80 RMB. Vậy là tôi ngu sao vào. Tôi nghĩ Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng bởi vì nó gắn với thơ ca, như vậy ấy hẳn phong cảnh ở đó rất lãng mạn. Tuy nhiên thời buổi Trung Quốc đô thị hóa khắp nơi thì kiếm đâu ra một Hoàng Hạc Lâu lãng mạn như mô tả trong thi ca nhỉ? Quả đúng như vậy, khi tôi đến thì một bên của Hòang Hạc Lâu là đường ray xe lửa, bên kia là đường cao tốc, xung quanh là các tòa nhà và phố xá nhộn nhịp. Vào đó chỉ uổng tiền mà thôi. Mà đúng như vậy. Ví dụ lúc tôi ở Liuzhou, những quả núi mà tôi leo thật ra rất nổi tiếng vì tính lãng mạn và rất nhiều nhà thơ nổi tiếng ghé thăm để làm thơ nhưng bây giờ phố xá mọc lên khắp nơi, nhìn đâu cũng thấy tòa nhà thì còn lãng mạn nổi gì nữa chứ.

Hoàng Hạc Lâu nằm rất gần sông Dương Tử, từ trên lầu nhìn xuống thấy sông là chắc chắn rồi. Vì vậy tôi tranh thủ đi bộ qua cây cầu lớn nhất bắc qua sông Dương Tử ở đây. Cây cầu này lớn thật. Đi bộ rất lâu mới đến được bờ bên kia. Hai bên đầu cầu là bốn trạm gác (mỗi bên hai trạm, mỗi đầu một trạm) luôn có quân nhân đứng nghiêm gác trong các trạm. Một bên bờ sông là phố xá nhộn nhịp, bên bờ kia là công viên.




Qua khỏi cây cầu này thì cũng đến quận Hanyang luôn. Vậy là tôi đi tìm ngôi chùa thiền đầu tiên của đất Hubei (Hồ Bắc), ngôi chùa có tượng của 500 vị La Hán – đó là chùa Guiyuan. Đi lòng vòng mãi đến gần 6h chiều tôi mới đến được cổng chùa. 

Chùa đóng cửa lúc 4h30 rồi, nghe nói giá vé vào cửa là 10 RMB. Tôi xin phép vào chụp hình. Ông gác cổng tử tế ghê nên đồng ý cho tôi vào sân thôi, không được vào bên trong đâu.

Điều đặc biệt là một số đường có tên của khu di tích hoặc địa điểm tham quan luôn. Ví dụ con đường trước cửa Hoàng Hạc Lâu (Huanghe Lou) cũng có tên là Huanghe Lou luôn. Còn con đường trước cửa chùa Guiyuan thì có tên là Guiyuan Si luôn (Si nghĩa là chùa). 

Gần chùa này có con đường Xida (đọc là Si Ta, chứ không phải Si đa đâu – Xi nghĩa là phía Tây, Da nghĩa là Đại – vậy chắc nó là Tây Đại hoặc Đại Tây gì quá.). Dọc theo đường này có nhiều nhà trọ và quán ăn lắm. Khu vực này, theo tôi nghĩ, là không mắc (do tôi ăn tối ở đây mà), nên sau này các bạn có thể đến đây để tìm nhà trọ giá rẻ.

Ngoài ra ở Wuhan tôi còn thấy có viện bảo tàng , đài tưởng niệm sự kiện 1911 nữa chứ. Tiếc là chả có thời gian vào bởi vì từ quận Hanyang về được đến nhà là đã 10h đêm (phải vừa đi vừa hỏi thăm đường miết mà tôi lại chẳng muốn đi xe buýt do muốn vừa đi vừa ngắm phố xá ấy mà). Tóm lại ngày hôm nay tôi đi bộ khoảng 9-10 tiếng ngoài đường, chỉ ngồi lúc dừng lại ăn tối ở nhà hàng thôi, còn lại thì đứng và đi suốt. Hèn chi tôi ăn quá trời mà hầu như chẳng tăng cân.

Ah quên, thông báo một giải pháp mới cho những ai muốn giảm cân nhé - ấy là đi du lịch bụi. Lúc trước, tôi nặng gần 60 kg, đi bụi riết giờ chỉ khoảng 50, tướng mi nhon như người mẫu nên nhiều người trông thấy “ganh tỵ” Giảm cân kiểu này hấp dẫn hơn các bạn nhỉ? Mà do tôi đi bộ riết nên chân giò săn chắc, nếu đem tôi lên luộc thì ăn chẳng khác gì gà đi bộ đâu hehehe. Đi du lịch bụi thì ra cũng là một biện pháp giảm cân và một môn thể thao tốt ấy nhỉ. Vậy thì các bạn cùng nhau đi bụi nào.

3 nhận xét:

  1. Hi Dung,
    Mình xin phép phiên âm mấy từ tiếng Hoa chút xíu:
    - Nhà thơ Qu Yuan: là nhà thơ Khuất Nguyên,sống ở Nam Chu có bài Sở Từ nổi tiếng mà người TQ thường kỷ niệm ngày mất của Khuất Nguyên vào mùng 5 tháng 5.
    - Gui Yuan Si: chùa Qui Nguyên.
    - Từ Yue nước Việt của Câu Tiễn với từ Yue trong Yuenan (Việt Nam) phiên âm giống nhau nhưng thể hiện chữ viết bằng tiếng Hoa là khác nhau. Mặc dù có chung nguồn gốc Bách Việt.

    Trả lờiXóa
  2. Hi Dung.
    Hồ Bắc là đất xưa của nước Sở,chứ ko phải đất Chu đâu ( Chu là pinyin của từ Sở đó) .
    Cái quan tài đẹp là của ông Tăng hầu Ất (Marquis Yi of Zeng) .Trên quan tài có vẽ Hà đồ,Lạc Thư của Kinh Dịch.Vậy mà ở Vn có thuyết của các nhà sử học,chiêm tinh gia chứng minh KD của VN sáng tác mới bó tay.

    Trả lờiXóa
  3. Đồng ý với bạn. Muốn giảm cân mà không cần nhịn ăn thì cứ đi du lịch bụi, lang thang phố xá mỗi ngày từ 5 đến 10 giờ chừng 3 tháng về nhà là thon thả ngay. Vì thế mỗi khi tôi thấy mình tăng cân lại ngắm nghía, tính toán để đi giảm béo. Chuyến tới nhất định tôi sẽ đi Trung Quốc vì về mặt văn hóa, TQ có một nền văn minh rực rỡ trong quá khứ. cám ơn những kinh nghiệm quý báu của bạn. Tôi cũng đã có ý định đi Trung Quốc từ Hà Nội bằng đường bộ. Tuy nhiên tôi sẽ không ghé nhiều địa danh như bạn đã đi. Tôi cũng học tiếng Hoa chỉ vì muốn đi bụi nhưng bây giờ rơi rớt nhiều rồi.

    Trả lờiXóa