Buổi sáng, sau khi ăn sáng lúc 10h30, tôi nói với bà chủ nhà rằng tôi muốn đi bởi vì ở đây không vào internet được mà tôi lại có hẹn trên mạng rồi; nếu không tôi ở đây luôn mấy ngày bởi vì tôi vô cùng thích ngôi làng thanh bình này. Bà ta hỏi tôi có muốn ăn trưa không? Nếu ăn thì bà ta chuẩn bị, nếu không ăn thì sẽ trả lại cho tôi 5 RMB. Buồn cười chưa tôi mới ăn sáng lúc 10h30 mà 12h lại ăn trưa. Nhưng tôi ok luôn.
Trong lúc chờ ăn trưa, tôi tranh thủ đi loanh quanh trong làng. Nhờ thế tôi mới biết lý do vì sao hôm trước du khách không mua ủng hộ bà lão bán hồng khô. Bà ta bán mắc hơn người bán ở ngay bãi đậu xe. Ở đây một bịch hồng nhỏ (giống bịch tôi mua ấy) có giá 5 RMB và bịch to tổ bố giá 10 RMB. Du khách bu vào mua quá trời.
Ở đây người dân cũng sử dụng rất nhiều loại máy đun nước nóng bằng ánh nắng mặt trời (loại dùng để tiết kiệm nhiên liệu ấy.) Và nhà nhà đều có sân thượng bằng phẳng trải xi măng, chắc là để phơi ngô đây.
Khi trở về để ăn trưa thì có hai người khách ăn vận lịch sự quẹo vào căn nhà trọ của tôi. Vậy là họ cũng ăn trưa đây. Tôi ngồi nói chuyện với người đàn ông trung niên thì khá dễ bởi vì ông nói giọng miền Nam, còn cậu thanh niên nói thì phải có ông ta phiên dịch lại. Tôi ghét cái từ đệm “ơ,ở ờ” mà họ hay dùng quá.
Nhờ bà chủ nhà “làm mối” nên tôi được đi ké hai người này bởi vì họ đi bằng xe riêng. Theo tôi, ở đây tôi được xem như người nhà ấy. Bà chủ nhắc tôi ăn nhanh kẻo trễ xe và sốt sắng nói giùm để tôi được đi ké như thể tôi là con cháu gì đó của bà vậy áh. Các bạn mà đến Shijiazhuang thì không thể không đến làng này nghỉ đêm để được hưởng cảm giác làm người nhà của dân làng như tôi vậy nhé.
Thế là tôi được đi ké về Jingxing. Từ đó, tôi đón xe buýt về lại Shijiazhuang, giá 9 RMB. Khi đến bến, tôi lại đón xe buýt số 9 đến nhà ga xe lửa (1 RMB). Lúc đó đã gần 4h chiều rồi nên tôi lên kế hoạch mua vé đi ban đêm và đến vào sáng sớm. Vậy là tôi tiết kiệm được một đêm ở nhà trọ.
Nghĩ rằng từ Shijiazhuang đến Beijing có khá nhiều tuyến nên tôi không kiểm tra thông tin trên mạng trước mà đến thẳng phòng vé xếp hàng và mua vé đi lúc 9h (nghĩ rằng tàu sẽ đến khoảng 3-4-5h sáng là tốt rồi). Lúc mua vé, tôi được thông báo rằng giá vé đến 86 RMB. Hơi bất ngờ vì vé mắc ngoài dự kiến, tôi hỏi mấy giờ đến thì cô bán vé nói gì đó và tôi đoán là khoảng hơn 2h giờ và tôi nghĩ chắc hết vé ghế cứng nên vé của tôi là ghế mềm. Kệ, trải nghiệm cảm giác ghế mềm cũng thú vị. Vậy là tôi mua vé tàu đi lúc 21h06. Vậy là tôi còn đến mấy tiếng đồng hồ trống.
Tôi quyết định hôm nay gửi hành lý ở ga để đi “lục lọi” Shijiazhuang. Nhưng cái bọn Trung Quốc thật buồn cười. Túi hành lý của tôi được cột chặt trên chiếc xe đẩy, gọn gàng thế mà lúc tính tiền họ tính thành 2 món (một món lớn, một món nhỏ) và tôi trả tiền tổng cộng là 12 RMB (gần tương đương một ngày ở nhà trọ giá rẻ rồi còn gì).
Tôi lên xe buýt ra ngoại ô. Trên đường trở về, tôi thấy có một con đường nhỏ tấp nập người, biết đấy là một cái chợ. Tôi xuống xe. Tại đây, tôi thấy một loại củ lạ lùng lắm nghen. Củ này có hình bàn tay người ấy. Nhìn thấy mà rợn cả người.
|
Củ bàn tay người |
|
Khi tôi đứng săm soi thì ông chủ hàng đến và nói củ này ăn ngon lắm. Tôi xin phép chụp hình. Củ này có củ có cả năm ngón, dài ngắn, y như một bàn tay người thật sự ấy, có cả có 3 ngón, có củ có 4 ngón. Điều mà kinh nhất là các ngón tay dài ngắn khác nhau ấy. Kinh quá, làm sao mà người ta có thể ăn được nhỉ?
Ở đây bán đồ ăn khá rẻ, so với các trung tâm thương mại khác. Tôi thấy ở hàng bán khóm, người bán có cả dụng cụ lấy mắt khóm nữa. Không phải là lấy dao khoét như ở Việt Nam. Sau khi gọt vỏ thì dùng dụng cụ nàu lấy mắt khóm, khá nhanh và gọn (trước đây tôi còn thấy cả dụng cụ lấy vỏ bưởi nữa ấy). Đúng là Trung Quốc sáng tạo đủ mọi dụng cụ ấy nhỉ.
|
Dụng cụ lấy mắt khóm |
|
Nghĩ trong bụng, tốn 12 RMB nhưng khám phá được củ bàn tay và dụng cụ lấy mắt khóm thì cũng đáng giá. Khi tôi quay về ga, thấy hãy còn sớm, tôi xuống một con đường hầm (ở các thành phố lớn, luôn có hầm qua đường để đi từ lề này sang lề kia của các con đường lớn và có khi các đường hầm này cũng là các trung tâm thương mại luôn. Tại đường hầm này có hai bạn sinh viên bày hàng tạo mẫu bong bóng ấy. Họ có thể dùng bong bóng để làm đủ kiểu như một đôi cánh thiên thần, một quả chuối đội đầu hay đủ kiểu nón. Khi tôi chụp hình thì họ hỏi tôi là người nước ngoài à và gợi ý tạo cho tôi một mẫu miễn phí nhằm chào mừng tôi đến Trung Quốc.
|
Có phải một thiên thần vừa hạ giới không vậy? Hihihihi |
Trên đường trở về ga có một cậu bé đi cùng mẹ và cứ nhìn cái nón bong bóng của tôi suốt. Vậy là tôi tặng cậu bé luôn.
Khi vào phòng chờ để đợi tàu, tôi hơi ngạc nhiên vì không thấy cảnh chen lấn nữa mà mọi người có vẻ lịch lãm với những túi xách có bánh xe kéo và từ từ đi qua cổng chứ không phải là những cảnh hỗn độn chen đẩy nhau nữa.
Khi đến sân ga thì số toa được khắc ngay trên nền; vì vậy, ai có vé ở toa nào thì cứ đứng đợi ngay con số ấy. Khi tàu đến (đúng giờ y bon) thì ra đó là một con tàu tốc hành (express train), màu trắng, êm ru, với mũi nhọn . Khi tôi lên tàu thì bên trong sạch sẽ, trông y như một khoang máy bay. Nhân viên mặc đồng phục y như tiếp viên hàng không. Cô nhân viên tiếp viên đẫy xe nước qua các dãy ghế. Ồ, lúc đó tôi lại quên hỏi là uống nước có miễn phí hay không (rất có thể ấy chứ). Tàu chạy thật êm và mọi người ngồi nói chuyện xôm tụ. Tôi hỏi người bên cạnh khi nào tàu đến thì bạn ấy nói rằng 23h10 phút. Tôi chưng hửng. Vậy cái con mẹ bán vé cho tôi ý muốn nói là tàu chạy hai tiếng 4 phút cho câu hỏi khi nào tàu đến của tôi à. Trả lời thế mà lại nói giọng bắc nữa nên lúc đó tôi đoán nhầm ý định rồi. Thật đáng ghét! Vậy tôi đến Bắc Kinh vào lúc nửa đêm sao? Nếu biết tàu chạy nhanh thế thì tôi đi lúc chiều cho khỏe. Thật là bực mình khi mình không biết tiếng Hoa và người Hoa lại không biết tiếng Anh.
Tàu đi và đến thật đúng giờ ấy. Ga xe lửa Bắc Kinh Tây (Beijing Xi) thật lớn và người ta nằm ngủ la liệt trên mặt đất (y hệt như ở Ấn độ). Bây giờ tôi mới biết mấy cái túi nylong gói kỹ của họ mà tôi thường thấy là gì rồi. Đó là nệm và mềm. Họ mang theo cả chỗ ngủ theo ấy. Tôi ra khỏi ga, định kiếm tàu điện ngầm để đi về youth hostel nhưng không thấy và khi ra ngoài hỏi xe buýt thì lúc đó còn xe số 122 thôi. Xe này bảo không đi đến chỗ tôi cần đi.
Giờ ấy mà bảo tôi lên taxi thì tôi thà quay về ga nằm dưới đất ngủ như người dân Trung Quốc ấy cho an toàn. Vậy là tôi quay trở về ga. Ở đây có bản đồ thành phố Bắc Kinh (theo sách hướng dẫn thì Bắc Kinh rộng tương đương nước Bỉ ở Châu Âu ấy) và bản đồ các tuyến xe buýt. Lúc ấy thì tôi phát hiện thì ra xe buýt 122 đi ngang trạm xe lửa Beijing và đối diện trạm này là một youth hostel. Nhưng lỡ rồi, vì vậy tôi đứng dọc thông tin trên bản đồ và đợi trời sáng luôn. Bản đồ bằng tiếng Hoa ấy nên tôi đọc nhiều chứ chả hiểu bao nhiêu đâu.
Một hồi tôi cũng kiếm một góc cột và ngồi xuống luôn, không dám ngủ đâu (mất đồ như chơi ấy). Đến 4h sáng, tôi ra ngoài hỏi đường đến metro (tàu điện ngầm) và từ ga đi xe buýt đến trạm, từ trạm đi đến youth hostel Lama Temple (ngay trạm Beixinqiao). Tôi tự mò ra ấy chứ, chứ chỉ có địa chỉ, chẳng có chỉ dẫn cách đi đến đó gì hết. Youth hostel này rất gần Yonghe gong là Lama Temple, nơi đây đặc trưng kiến trúc của một ngôi chùa Tây Tạng ấy.
Ra khỏi trạm metro, tôi lại mò mẫm để chọn hướng ra (exit) và lại hỏi đường đi. Thì ra nhà trọ của tôi nằm trong hẻm của đường Beixinqiao (gọi là Beixinqiao Houtiao), đi vài bước là đến. Youth hostel có trang trí khá đẹp với kiến trúc của Tây Tạng ấy. Ở đây dorm 6 giường có giá 55 RMB. Tôi có thẻ thành viên nên trả 50 RMB.
Lúc tôi đến là khoảng 6h30 sáng, anh chàng tiếp tân trực còn đang ngủ, bị tôi đánh thức dậy, anh ta lên máy tính kiểm tra và nói dorm hết chỗ rồi nhưng có người check out. Vì vậy tôi ngồi chờ và “tám” với anh ta. Anh ta là người Shijiazhuang, đến Beijing học và ở lại làm việc luôn.
Trong lúc chờ đợi thì tôi vẫn có thể dùng wifi ở đây. Khoảng 8h thì tôi có thể check in. Thức cả đêm mà nên sau khi thu xếp hành lý thì tôi ngủ nhưng chỉ đến 12 là bắt đầu dậy để tẩy rửa người và quần áo. Cái áo khoác của tôi dơ quá nên không thể mặc thêm nữa, phải giặt thôi. Ở đây có máy giặt tự động. Phải có tiền cắc, cho vào máy 10 RMB thì máy tự động giặt. Áo tôi dơ quá nên tôi giặt tay và sạt bằng bàn chải luôn (như vậy cho chắc). Sau đó, không có áo mặc nên tôi không thể ra ngoài. Vậy là tôi nhịn đói đến khoảng 4h thì đói quá và nghĩ là trời bớt lạnh nên ra ngoài kiếm đồ ăn.
Con đường mà tôi ở có nhiều nhà có kiến trúc cổ, thể hiện qua cánh cổng, qua tường bình phong và qua gạch lát đường. Ở khu vực của tôi, cứ đi vài bước là thấy một toilet công cộng (như vậy người dân không có cơ hội “tè bậy” rồi nhưng khạt nhổ ngoài đường thì vẫn còn). Các nhà hàng thì nhiều lắm, bày trí khá đẹp và dĩ nhiên là mắc tiền rồi. Ở đây các quán có hình chụp các món ăn. Cuối cùng tôi vào một nơi có hình một tô mì to với nhiều thịt có giá 8 RMB. Khi tôi thấy bàn cạnh bên ăn món gỏi bì đậu hủ, tôi hỏi đó là món gì và chị tiếp viên đi đến chỉ vào thực đơn cho tôi nhưng chỉ khá nhanh, mục đích là cho tôi không thấy giá tiền. Họ nghĩ rằng người nước ngoài không biết tiếng nên muốn làm trò ảo thuật ấy mà.
Một hồi chị ta bưng ra dĩa gỏi bì đậu phụ dù tôi không gọi (tôi chỉ hỏi chứ có gọi đâu). Nhưng tôi thấy ngại từ chối và cũng muốn thử nên chấp nhận ăn luôn. Bàn cạnh tôi là một cặp người Hoa, họ chỉ có 2 người nhưng không biết do họ muốn hay bị ép mà gọi khá nhiều món. Tổng cộng là 4 món (tô canh lớn, một dĩa bì đậu phụ, một dĩa kho và một dĩa xào) mà sau đó chị tiếp viên còn bưng ra thêm dĩa rau xào. Họ từ chối và nói là không gọi. Chị ta chỉ chỉ lên tường và nói gì đó. Cuối cùng họ chấp chận. Dĩ nhiên họ không thể ăn hết nên bỏ thừa khoảng ½ thức ăn.
Món bì đậu phụ hơi mặn nên nếu ăn với cơm là hết xẩy. Còn tô mì của tôi thì rất to với nhiều thịt nhưng có giá 8 TMB là không mắc. Khi tôi gọi tính tiền thì chị tiếp tân nói 16 RMB. Tôi nói 8 với 6 là 14 chứ. Chị ta nói “ừ thì 14.” Ah, bây giờ thì tôi phát hiện trò của bọn người Bắc Kinh rồi nhé. Thứ nhất là ép thức ăn. Thứ hai là tính tiền sai. Cặp người Hoa chắc cũng giống như tôi nhưng họ chỉ biết móc tiền ra trả thôi. .
Kinh nghiệm cho những bạn đi Bắc Kinh là nếu món đó không gọi thì dứt khoát không nhận (ngoại trừ khi muốn ăn) và luôn tính tiền lại, không nên giao phó cho người tiếp viên. Khi tôi nói số tiền là 14 không phải 16, chị tiếp viên có bộ mặt trơ trẽn, không biết ngượng đâu, như thể đã làm nhiều lần lắm rồi, nếu qua mặt được bọn du khách “ngốc” thì tốt, không thì thôi, không mất mát gì cho chị ta cả. Ah, cái bọn này, bây giờ tôi biết chiêu của họ rồi. Lần sau mà dọn món tôi không gọi thì đừng hòng tôi trả tiền. Phải cho họ biết rằng không phải du khách là “lũ ngốc” hết để cho họ muốn giở trò gì là giở. Mẹ cha chúng nó!!!!
Bắc Kinh theo nhận xét của tôi ngay từ ngày đầu là mắc mỏ hơn những nơi khác một chút nhưng nếu chịu khó đi tìm thì vẫn ra được những món rẻ. Ví dụ tôi vào một con hẻm và mua được món hamburger trứng giá 1.8 RMB (đây là giá ở các thành phố khác) và trứng gà luộc với giá 1 RMB. Ồ, tôi biết giá cả mấy món bình dân ở Trung Quốc hết rồi á, đừng hòng nói thách với tôi nghen hehehe.
Nè, ở bài trước bạn kêu là sợ chúng nó (bọn Trung Của) sang chiếm VN ta cho nên mỗi lần nghe chúng nó bảo là Việt Nam "hạo ti phang" thì bạn nói ngay "pú hạo". Vậy tại sao bạn lại thích chúng nó khen phụ nữ Việt Nam xinh đẹp được chứ? Bạn không sợ bọn đàn ông ế vợ chúng nó sang lấy hết phụ nữ Việt Nam về rồi đồng hóa chúng ta luôn hay sao? Cho nên tôi nghĩ là lần sau nếu chúng nó có khen "Duế Nản shư cờ hạo ti phang" thì bạn phải nói "pú hạo", mà chúng nó có khen "Duế Nản nụy rẩn hận péo lẹng" thì bạn cũng phải đáp lại là "pú péo lẹng" thôi! Hahaha..
Trả lờiXóa