CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Mối quan tâm tiếp theo

Trong bài viết Người hạnh phúc là người có nhiều sự quan tâm, cuối bài tôi có câu hỏi: Còn gì nữa không ta?
Hóa ra là còn đó nha mọi người!
Một mối quan tâm khác nữa, đó chính là ngôn ngữ. Tôi có khiếu học ngôn ngữ nên tôi có thể học rất nhanh. Và phương châm của tôi là đi đến đâu thì nói tiếng ở chỗ đó. Nên túm lại tôi ở địa phương nào thời gian đủ lâu để cho tôi thâm nhập thì tôi nói tiếng của địa phương đó. Tôi trở thành người bản địa chứ không còn là người lạ nữa. Đó là lý do tôi biết nhiều ngôn ngữ khác nhau lắm nha! Biết ở đây nghĩa là có thể dùng dể giao tiếp nói chuyện thông thường, đi chợ, mua đồ, hỏi họ tên sức khỏe nghề nghiệp, chứ tôi không biết đọc, không biết viết. Chỉ nghe nói cơ bản và đủ để tôi sinh hoạt hàng ngày.

Vì chứa nhiều ngôn ngữ quá cho nên não bộ có chức năng QUÊN. Tôi chỉ nói được ngôn ngữ ấy khi tôi ở trong vùng ấy thôi. Tôi học qua việc quán sát âm thanh và cọ xát thực tế. Vừa bước chân ra khỏi lãnh thổ đó là tôi quên liền lập tức để tiếp nhận ngôn ngữ mới. Cứ vậy mà nơi nào tôi cũng nghe hiểu được tiếng bản địa là vậy. Nhưng ai hỏi tôi biết tiếng đó không, tôi trả lời là không biết. Biết sao được mà biết, não bộ được tẩy để chứa cái khác rồi. Nhưng mà vừa trở về vùng đó thì tôi lại nói, lại nghe được. Vậy là mọi người nói tôi nói xạo dễ sợ. Lúc biết lúc không là sao! Bởi vì học nhanh thì quên nhanh, đó là nguyên lý mừ. Quên nhanh thì học cũng nhanh.

Thỉnh thoảng trong não bộ tôi hiện lên một câu nào đó mà tôi suy nghĩ hoài cũng hổng biết đó là tiếng nước nào luôn hihi. 

Đảm bảo những điều tôi nói ở trên ai chưa bao giờ trải qua thì không bao giờ có thể hình dung nổi.
Đó là lý do ai hỏi tôi biết mấy thứ tiếng, tôi nói chỉ biết tiếng Việt và tiếng Anh thôi. Nhưng khi thấy tôi nói tiếng nước khác thì cũng đừng có ngạc nhiên nha! Tôi chỉ nói được tiếng nước đó khi đủ điều kiện thôi à!

Riết rồi cái có lúc tôi hổng thèm học một ngôn ngữ cho tới nơi tới chốn luôn, nghĩa là học để đủ đi chợ đó. Có lần ở bang Tamil Nadu, tôi chỉ ở có mấy ngày nên tôi làm biếng học số đếm. Tôi chỉ học câu: Giá bao nhiêu tiền? và mấy con số nhỏ nhỏ thôi. Rồi một buổi sáng, tôi ra ngoài mua trái cây gặp một bà bán hàng rong. Tôi hỏi: Bao nhiêu tiền? Bà ta trả lời bằng tiếng Tamil. Không hiểu. Nên hỏi tiếp bao nhiêu tiền. Rồi lại không hiểu câu trả lời. Tôi cứ đứng đó hỏi hoài luôn. Sáng sớm, đứng ngoài đường có một câu hỏi hoài, mà bà bán cũng có một câu cứ trả lời hoài, hai người giống như đang diễn hài. Cái cuối cùng có một anh chàng khách bộ hành, dừng lại thông dịch giúp số tiền. Biết sao tôi không biết không. Vì tôi chỉ biết mấy số đếm nhỏ nhỏ và ở chỗ khác người ta thường nói giá tiền cho 500 gr hà. Ở đây họ lại nói giá tiền cho 1 kí lô, thành ra con số vượt số con số tôi học nên tôi hổng hiểu. Túm lại, hổng hiểu thì hỏi hoài, cuối cùng cũng có người đứng lại phiên dịch giùm thôi hihi.

Sau khi học và sử dụng đủ thứ ngôn ngữ, cái tôi phát hiện ra một điều, điều này do mấy đứa trẻ câm điếc dạy cho tôi nè!
Chuyện là vậy: Tôi được một cô gái người Nhật giới thiệu cho đến một trường học dành cho trẻ câm điếc để dạy tụi nó cách tái chế rác thải ny lông. Chỉ dạy ở đó thời gian ngắn thôi mà tôi ngộ ra được một điều mà ai cũng biết. Đó là: ngôn ngữ chung cho tất cả, bất kể màu da chủng tộc tôn giáo…, chính là sự TĨNH LẶNG. Cái này nói thì ai cũng có thể nói thao thao bất tuyệt, nhưng tôi phải nhờ mấy đứa trẻ câm điếc thì tôi mới thực sự NGỘ ra điều ấy.

Không cần âm thanh mà vẫn có thể giao tiếp và hiểu nhau. Tụi nó nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ tay, tôi đâu có biết ngôn ngữ tay đâu nhưng tôi quán sát tụi nó nói chuyện và thấy thật là kì diệu. Khi tiếng nói vắng bặt, mà sự thông hiểu vẫn tồn tại. Vậy túm lại đâu cần nói ra thành lời đâu, đâu cần học ngôn ngữ này ngôn ngữ nọ làm gì đâu. Chỉ cần học một ngôn ngữ duy nhất. Đó là ngôn ngữ TĨNH LẶNG. Vậy là có thể hiểu hết rồi.

Túm lại,
Mối quan tâm của tôi là: Ngôn ngữ
Mục tiêu: Học và sử dụng thành thạo ngôn ngữ TĨNH LẶNG.

Tôi cần thời gian để ứng dụng ngôn ngữ này vào thực tế cuộc sống nha mọi người. Khi nào thành thạo thì kể chuyện tiếp cho nghe!

Lưu ý: Ngôn ngữ Tĩnh Lặng không có nghĩa là không nói gì hết, không làm gì hết, mà có nghĩa là dù nói gì, làm gì, dù có sự hiện diện của âm thanh, của chữ viết, của hành vi hay không thì ngôn ngữ Tĩnh Lặng vẫn luôn có mặt. Vì ngôn ngữ này luôn có mặt, cho nên không cần âm thanh, không cần chữ viết, không cần hành vi mà người ta vẫn có thể hiểu được. Tất cả những cái như âm thanh, chữ viết, hành vi, chỉ là hiện tướng, chỉ là cái bên ngoài thôi, và cái bên ngoài này thay đổi xoàn xoạt, mình chạy theo nó riết, mình mệt luôn. Còn ngôn ngữ luôn đi kèm những hiện tướng, những cái bên ngoài ấy chính là ngôn ngữ Tĩnh Lặng. Chỉ cần học được ngôn ngữ này thì mấy cái bên ngoài ấy dù có mặt hay không có mặt vẫn không làm cản trở cái hiểu cái thấy của mình. Ai học được ngôn ngữ này rồi thì không còn bị bất cứ rào cản ngôn ngữ nào cản trở nữa. Cho nên ráng học nó đi nha mọi người hihi!

1 nhận xét:

  1. Vậy giờ thì Maya đã thông thuộc ngôn ngữ tĩnh lặng chưa? Dạy anh đi!

    Trả lờiXóa