Nước Sri Lanka có cuộc nội chiến khoảng 30 năm (!) giữa người Sinhalese và người Tamil. Đa phần người
Sinhalese ở phía Nam, theo đạo Phật. Phía Bắc là khu vực của người Tamil, theo
đạo Hindu và Thiên Chúa Giáo. Cuộc nội chiến kết thúc vào năm 2009. Và mãi đến
tháng 10/2015, hàng rào biên giới Bắc-Nam nằm ở tỉnh Vaunya mới chính thức được
tháo bỏ. Trước thời điểm đó, di chuyển từ Bắc vào Nam và ngược lại không hề dễ,
phải có giấy phép đặc biệt mới đi được. Đa phần chiến tranh diễn ra ở phía Bắc,
hay nói cách khác là khu vực của người Tamil bị phá tanh bành (nghe nói trước
đó, khu này đẹp và phát triển như Singapore). Từ năm 2009 đến năm 2016, chỉ 7
năm sau cuộc chiến, vậy mà họ xây dựng lại thành phố làng mạc vừa nhanh vừa đẹp.
Quả là đáng nể! Đó là chưa kể, vào năm 2004, đảo quốc nhỏ xíu xiu này (đi từ Bắc
vào Nam chỉ mất khoảng ½ ngày) chịu thảm họa Tsunami tàn phá tan hoang khắp
nơi!
Vừa chiến tranh vừa chịu
Tsunami, vậy mà theo cảm nhận của tôi, Sri Lanka không hề nghèo. Vì sao?
1.
Họ ăn mặc rất là đẹp
·
Phụ nữ ở đây, không chỉ ở thủ đô Colombo
mà ở khắp Sri Lanka, ăn mặc đẹp. Váy áo của nhân viên tạp vụ đẹp y như trang phục
của giáo viên tiếng Anh Hội Việt Mỹ (trước đây tôi có dạy ở đây) và váy của
nhân viên nấu bếp thì y như váy dự tiệc của phụ nữ Việt Nam vậy đó.
·
Nam giới ăn mặc đẹp không kém! Thợ máy
mà mỗi sáng đi làm mặc sơ mi đóng thùng, mang giày tây, tóc chải láng mướt, y
như nhân viên văn phòng.
2.
Đường cao tốc của họ khá đẹp. Hoa được
trồng dọc theo đường. Hai bên đường không có nhà ở, chỉ có phong cảnh, đúng
theo tiêu chuẩn đường cao tốc ở mấy nước phát triển.
3.
Họ có đầu óc kinh doanh ghê gớm! Bằng chứng
là chùa chiền nằm ở những nơi hơi đẹp 1 tí hay ở những vị trí có thể ngắm cảnh
là họ đặt phòng vé trước cổng, bán vé cho du khách nước ngoài (người địa phương
miễn vé). Bán vé vào chùa, chiêu này mấy quốc gia Phật giáo khác không ai dám
làm, chỉ có Phật tử Sri Lanka mới dám. Mọi người thấy họ can đảm ghê chưa hahahahahaha!
4.
Người nghèo không thực sự nghèo vì họ
luôn có cái gì đó để ăn. Vì sao? Đây là quốc gia Phật giáo, cho-nhận trở thành
văn hoá (cho nên du khách đến đây mà “được” dân Sri Lanka bám theo xin xỏ thì
cũng chớ có ngạc nhiên nha hế hế hế.) Vả lại, người Tamil nổi tiếng là hào
phóng, rộng rãi và tốt bụng. Họ cũng rất thích cho.
5.
Xe hơi đầy đường. Nhà ở của họ giống như
biệt thự. Nhà ở giữa và sân vườn thì rất rộng. Dân số của cả đảo quốc chỉ bằng
dân số của TpHCM (nghe nói sau chiến tranh và Tsunami, nhiều người chết lắm,
người sống thì chạy sang Ấn độ ở rất nhiều.) Đất trống còn rất nhiều. Một gia
đình có thể có bao la là đất để ở.
6.
Không hiểu vì lý do gì mà Ấn độ đầu tư
vào đảo quốc này rất nhiều. Thấy vậy, Trung Quốc quyết không chịu lép vế, cho
nên cũng đổ tiền và đổ dân vào đây để “cạnh tranh” với Ấn độ hé hé hé. Về mặt
tôn giáo thì đảo quốc này nổi tiếng là từng được Đức Phật Thích Ca viếng thăm 3
lần (nghĩa là ông Phật cũng từng đi đường biển đó nha mọi người) và công chúa,
con vua A Dục (Ashoka) mang cây bồ đề con từ Bồ Đề Đạo Tràng sang đây trồng ở
Anuddrapura. Sau khi cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng chết thì sư Sri Lanka mang cây
bồ đề con từ Sri Lanka về trồng ngược lại ở Bồ Đề Đạo Tràng. Chắc là vì những
lý do này mà vua Thái và Phật tử Thái Lan đổ tiền vào đây như thác. Do họ đổ tiền
vào nhiều quá mà người Thái Lan được miễn vé cửa khi vào chùa thờ Xá Lợi Răng của
Phật Thích Ca tại Kandy. Nghe đồn là Phật tử Myanmar cũng đổ tiền vào đây như
lũ. Nhiều quốc gia đổ tiền vào đảo quốc này, vậy mà nghèo mới là chuyện lạ đấy
chứ!
7.
Xe buýt không đẹp lắm nhưng vé xe thì rất
đẹp. Khi lên xe chỉ cần nói điểm đến thì nhân viên sẽ bấm vào một thiết bị cầm
tay. Vé xe được in ra. Trên vé là ngày tháng năm, số xe, đoạn đường từ A đến B,
số km và số tiền cần trả. Vậy là không ăn gian được rồi nha! Tuy nhiên ở các xe
buýt tư nhân thì không có thiết bị này. Nhân viên nói số tiền và mọi người trả.
Nếu đi xe buýt hoài thì sẽ đoán chừng được giá vé. Khi bị ăn gian thì biết được.
Tuy nhiên, tôi ít khi bị ăn gian giá vé lắm. Nghe nói trước đây thì họ ăn gian
rất nhiều, đặc biệt là đối với người nước ngoài, bây giờ thì bớt nhiều rồi.
8.
Hai tộc người lớn nhất Sri Lanka là người
Sinhalese ở phía Nam và người Tamil ở phía Bắc. Người Sinhalese thì nói tiếng
Sinhala, người Tamil thì quyết chỉ nói tiếng Tamil, cóc thèm quan tâm đến tiếng
Sinhala, một thứ tiếng có ngôn ngữ viết đẹp tựa bông hoa (Người Tamil ở bang Tamil
Nadu ở Nam Ấn cũng vậy đó. Họ chỉ nói Tamil, không thèm quan tâm đến quốc ngữ của
Ấn độ là tiếng Hindi. Bởi vậy người Ấn ở bang khác mà đến Tamil Nadu thì cũng y
như người nước ngoài vậy đó.) Mạnh ai nói tiếng nấy, cho nên để có thể giao tiếp
với nhau, họ buộc phải dùng tiếng Anh. Do vậy số lượng người có thể nói tiếng
Anh ở Sri Lanka là lớn. Có ngôn ngữ giao tiếp quốc tế là tiếng Anh, họ có thể mở
rộng quan hệ hợp tác và học hỏi. Vậy thì làm sao mà nghèo được chớ!
9.
Ở quốc gia theo Phật giáo nguyên thủy
này, mỗi sáng sớm hoặc suốt ngày rằm mỗi tháng là tiếng đọc kinh bằng loa vang
vang khắp nơi. Cho nên dù có theo tôn giáo nào thì vẫn được nghe kinh mỗi ngày.
Bởi vậy dù ở đây 6 tháng nhưng tôi chưa hề gặp ma đâu nha! Chắc nghe kinh riết,
họ thoát cả rồi, không thành hồn ma vất vưỡng.
10. Sri Lanka có một tập quán rất hay. Đó là vào
ngày rằm mỗi tháng (gọi là ngày Poson/ Poya Day), họ đóng cửa tiệm, nghỉ làm để vào chùa
ngồi thiền 1 ngày, hoặc 2-3 ngày, ăn ở trong chùa luôn. Có người cúng dường cơm
cho ăn mỗi ngày. Bởi vậy du khách mà đến các khu Phật giáo ở phía Nam vào những
ngày Poson có thể đói rã bởi vì họ vào chùa ngồi thiền hết rồi, hổng có bán hàng
gì đâu. Nếu biết vậy thì mọi người cũng nên kiếm ngôi chùa nào đó, vào ngồi thiền
với họ nha, được phát cơm miễn phí, ngủ trong chánh điện cùng mọi người, còn được
nghe thuyết pháp bằng tiếng Sinhala nữa nha! Vui thiệt là vui! Tôi khoái cái tập
tục này lắm luôn đó! Hihihihihihihi
(Lưu
ý khi ăn cơm miễn phí ở chùa là: người Sinhalese đi đâu cũng mang theo cái dĩa
cùng cái ly, của ai nấy dùng, không có dùng chung với người khác. Ở đây riết,
tôi cũng tự trang bị một cái dĩa, một cái ly, và một cái muỗng; vậy là tha hồ
mà ăn cơm miễn phí hí hí hí.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét