Nếu chúng ta đánh giá
người khác qua tôn giáo mà họ theo thì cũng giống như là chúng ta đánh giá người
khác qua quần áo mà họ mặc. Nếu tôi thích màu xanh thì những người mặc đồ xanh
trở thành đồng minh của tôi. Nếu tôi ghét màu xanh thì những người mặc đồ xanh
trở thành kẻ thù của tôi. Nếu tôi thích mặc váy thì những người mặc quần trở
thành đối thủ của tôi.
THEO ĐUỔI TÔN GIÁO SẼ DẪN
ĐẾN SỰ CHIA RẼ. THEO ĐUỔI CHÂN LÝ SẼ DẪN ĐẾN SỰ ĐOÀN KẾT. Dù là mặc đồ xanh hay
đồ đỏ thì đó cũng chỉ là một bộ đồ, không hơn không kém. Quần áo có thể giúp mình ấm
nhưng đó không phải là mục tiêu cần theo đuổi.
Vì một lý do nào đó, kiếp
này mình sinh ra trong gia đình Công giáo, vậy là mình thành người Công giáo, rồi
những người theo các tôn giáo khác trở thành đối thủ. Hoặc nếu mình sinh ra
trong gia đình Phật giáo, mình trở thành Phật tử, vậy là những người theo Công
giáo trở thành đối thủ của mình. Cứ xoay quần như thế trong yêu yêu ghét ghét từ
kiếp này qua kiếp nọ. Hoá ra tôn giáo trở thành một phương tiện giúp chúng ta
luân hồi hihihihihihihi. Càng theo tôn giáo thì càng dính chặt vào luân hồi
sanh tử, không thể thoát ra là như vậy đó.
Tôn giáo là một hình thức
che đậy của cái bản ngã. Trên thế giới này không có tôn giáo thứ 2, chỉ toàn là
tôn giáo thứ 1. Nếu không tin, cứ hỏi Phật tử, họ sẽ rằng đạo Phật là số 1; nếu
hỏi con chiên, họ cho rằng công giáo là số 1. Khi tự cho mình là số 1, người
khác là số 2, chúng ta tự đẩy cái bản ngã của mình lên cao. Một người với cái
ngã cao như vậy thì làm sao mà vào thiên đường hay Niết Bàn được nhỉ!
Toàn bộ Kinh Thánh Công
giáo có một ý nghĩa ẩn phía sau, không hiểu nỗi ý nghĩa này thì sẽ tự cho mình
là số 1. Khi hiểu ra ý nghĩa ẩn này thì sẽ thấy nó tương tợ như kinh điển Phật
giáo vậy đó. Và khi đặt kinh Thánh cạnh kinh Koran của đạo Hồi thì hai quyển
này nói những điều tương tợ. Nếu có thể thấy ra chân lý thì có thể hiểu được ẩn
ý trong kinh thánh của các tôn giáo khác nhau. Bởi vì Chân Lý thì chỉ có một
nhưng cách diễn tả Chân Lý ấy thì vô cùng đa dạng, chỉ ai thấy ra chân lý mới
có thể hiểu được những cách diễn tả ấy.
Ví dụ: Một trong 10 điều
răn của Chúa dành cho con chiên là: Chỉ thờ Ta, không thờ bất cứ thánh thần của
các tôn giáo khác. Chỉ biết Ta, hãy phá tan thánh thần của các tôn giáo khác.
Vậy
là họ đi đến đâu là tàn phá thánh thần đến đó hihihihihi. Ý Chúa không phải như
vậy. Ta ở đây nghĩa là sự phát triển về tâm linh, thánh thần của các tôn giáo
khác nghĩa là các điều kiện vật chất như tiền tài danh vọng. Người theo đuổi sự
phát triển tâm linh thì không theo đuổi tiền tài danh vọng; người chỉ biết đến
tâm linh thì phá sạch sự thờ phụng tiền tài danh vọng. Đây là một ví dụ, còn những
ví dụ khác rất là hay như vì sao Chúa chỉ làm việc 6 ngày, chủ nhật nghỉ làm,
vì sao Chúa tạo ra thứ này thứ nọ,…….. Hiểu ra thì thấy rất là thú vị đó nha mọi
người. Ai hiểu kinh thánh theo nghĩa đen thì rất là mắc cười hehehehehehehe. Vì
sao?
Kinh thánh không phải để
hiểu mà là để trải nghiệm. Người có thể trải
nghiệm được kinh thánh là người có thể thấy Chúa Trời. Người này được xem như
được Chúa trời che chở (blessed) Người không trải nghiệm kinh Thánh mà chỉ hiểu
kinh Thánh thì điều này đã được nói đến trong kinh Thánh rồi nha! Đó là người
phải doomed to death because he eats the fruit of the tree of knowledge. Nói
theo đạo Phật thì người theo đuổi kiến thức (knowledge) thì không có trí tuệ
(wisdom)
Túm lại là vậy, hiểu
kinh Thánh theo nghĩa bóng thì rất là thú vị đó nha mọi người!
Bài liên quan: Vì sao Chánh Kiến lại đứng đầu trong Bát Chánh Đạo?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét