Thiên Chúa là tên gọi chung của cả ba tôn giáo Do
Thái, Kito và Hồi giáo. Thiên Chúa tùy tôn giáo và vùng miền mà có tên khác
nhau như Elohim, Jehovah, Allah, Jesus (con Thiên Chúa),….
Và Thiên Chúa được định nghĩa theo đạo Hồi là “duy
nhất không bị sinh ra, duy nhất không có khởi đầu, duy nhất vĩnh cửu, duy nhất
thật, duy nhất bất tử, duy nhất thông minh, duy nhất tốt, duy nhất toàn năng.”
Thiên Chúa là vô hình tướng, không một ai có thể thấy và thấu hiểu Thiên Chúa,
ngoại trừ người có “con mắt tinh thần.” Tất cả những bậc lãnh tụ tôn giáo hay
người sáng lập tôn giáo đều là người có “con mắt tinh thần” và họ cố truyền lại
cho mọi người cái gọi là vô hình tướng của Thiên Chúa. Đạo Phật không gọi là
Thiên Chúa mà gọi là Pháp, kẻ nào thấy Pháp, kẻ đó thấy Như Lai.
Cái vô hình tướng thì nằm ngoài sự diễn đạt của ngôn
từ cho nên người nào hiểu thì hiểu, còn không thì thôi, dù có đọc bao nhiêu
cuốn kinh đi chăng nữa mà không hiểu thì vẫn cứ không hiểu. Do không hiểu nên
phải diễn đạt và khi diễn đạt thì tạo ra nhiều tông phái và chi phái khác nhau.
Người xưa rất thông minh, họ đã phát hiện ra Thiên
Chúa, nghĩa là Pháp, nghĩa là quy luật vận hành của vũ trụ trời đất, và họ
không biết diễn tả như thế nào nên họ gọi là Thiên Chúa, và họ hình dung Thiên
Chúa có những quyền năng này nọ hay Thiên Chúa làm điều này điều nọ. Thật ra
Thiên Chúa chính là quy luật vận hành của trời đất. Vì đó là quy luật trời đất
cho nên ngay cả Phật toàn giác cũng phải tuân thủ, không thể đi ngược lại được.
Ví dụ, có người yêu cầu Thích Ca chú nguyện cho người
cha quá cố của mình được lên trời, thì Thích Ca bảo người đó đem đến một túi
dầu và một túi đá. Sau đó ra ao rồi thả đá và dầu xuống nước. Theo luật của
Thiên Chúa thì đá nặng nên chìm, và dầu nhẹ nên nổi. Thích Ca nói: không ai có
thể chú nguyện cho đá nổi và dầu chìm cả. Đá phải chìm và dầu phải nổi, đó là
quy luật tự nhiên, không ai, kể cả Phật toàn giác có thể làm điều ngược lại.
Cũng như người làm nhiều việc thiện thì vào thiên đường, người làm nhiều việc
ác thì vào địa ngục. Đó là luật tự nhiên, không ai có thể làm trái lại được cả.
Hồi đó tôi có cô bạn đạo Hindu, thờ phụng thần Krishna. Tôi có ở chung phòng với cổ. Hôm đó trời nắng
muốn chết, mới 7h sáng mà nắng đổ lửa. Cái cổ nói: Krishna
ơi, hôm nay Người làm cho trời nóng quá! Cái tự nhiên tôi nổi đóa vì nghĩ cô
này mê tín dị đoan thấy gớm luôn, tôi nói: Trời nắng là do trời nắng, chứ sao
lại bảo rằng Krishna làm cho trời nắng. Hên là
cổ cũng hiền, hổng có quýnh tôi. Đối với người tôn thờ thần Krishna thì thần Krishna tạo ra tất cả. Quan niệm này y như quan niệm về
Thiên Chúa của Do Thái, Kito và Hồi giáo. Và đó cũng là quan niệm về Pháp của
Phật giáo. Có cái gì mà không phải là Pháp. Ngay cả ông Thích ca trước khi nhập
Niết Bàn còn dặn mọi người rằng: Lấy Pháp làm thầy. Nghĩa là lấy quy luật tuần
hoàn của tự nhiên, lấy luật vận hành của vũ trụ trời đất, ra làm thầy.
Nhưng mà về sau nhiều người đệ tử của ổng không thể
hiểu được luật tuần hoàn của tự nhiên thì lấy gì mà lấy làm thầy nên họ lấy
giới làm thầy. Nói về giới cái ra thêm chuyện.
Giới luật trong đạo Phật cũng như trong các đạo
Hindu, Hồi, Kito, và Do Thái là phù hợp với điều kiện sống, khí hậu thiên nhiên
lúc ấy. Ví dụ, thời ấy, người theo đạo Hồi, đạo Kito và Do thái sống bằng nghề
du mục thì những giới luật rất nghiêm khắc ấy cực kì phù hợp với dân du mục,
với cuộc sống đổ lửa trên sa mạc hay trên vùng đất khô cằn. Kể cả cách giết mổ
để cúng tế bằng máu động vật này nọ,…. Tất cả đều do lối sống thời ấy tạo ra
nên giới luật rất phù hợp với lúc đó. Bây giờ người ta không còn sống du mục
nữa mà bắt người ta phải theo y chang thì mới có chuyện xảy ra chớ. Cho nên do
không hiểu nổi Thiên Chúa, nghĩa là quy luật tuần hoàn của tự nhiên nên người
ta phải bám chặt vào giới luật (mà thời nào thì luật đó), vì vậy mà có tranh
cãi, xung đột, và chiến tranh tôn giáo. Nếu ai cũng lấy Pháp làm thầy, y như
lời ông Thích Ca dặn trước lúc đi xa (hihi) thì làm gì có chiến tranh. Mọi việc
đều thuận theo Nhân Quả, hài hòa với tự nhiên hết thì không có chống đối, kháng
cự gì cả. Điều ấy có nghĩa là ai cũng đắc đạo hết rồi, ai cũng thấy Thiên Chúa
hết rồi thì mới vậy được. Nhưng vấn đề là tại không thấy Thiên Chúa, không lấy
Pháp làm thầy được nên mới xảy ra chuyện.
Túm lại thì các tôn giáo được hình thành là do tập
quán phong tục thời tiết khí hậu nghề nghiệp phù hợp với khu vực ấy mà ra. Chứ
Thiên Chúa, Pháp, hay Krishna,…. đều chỉ chung
một việc, đó là luật vận hành của vũ trụ trời đất. Theo luật tự nhiên (Thiên
Chúa/Pháp) thì hôm nay trời mưa nhưng mình không chịu theo tự nhiên, trong giới
luật ghi là phải nắng cho nên mình ép mình cho nắng. Vậy là mình làm trái luật
trời (Thiên Chúa/Pháp), ngược tự nhiên rồi nhưng mình lại tự hào là mình là
người giữ giới luật. Thế mới lạ chớ.
Cho nên giờ ai bảo theo tôn giáo nào thì tôi cũng theo
hết, bởi vì Thiên Chúa (luật tuần hoàn của vũ trụ) thì cũng chỉ có một thôi,
cho nên theo tôn giáo nào cũng là theo quy luật tuần hoàn ấy, có gì đâu mà khác
biệt.
Túm lại thì ai theo quy luật tuần hoàn của vũ trụ thì
đó là người của mọi tôn giáo. Cứ nơi nào có tôn giáo nào thì theo, qua nơi khác
thì theo tôn giáo khác. Vậy là quá đơn giản, khỏi chống cự, khỏi làm cảm tử
quân tử vì đạo, khỏi bảo vệ, tôn thờ bất cứ điều gì. Quy luật tuần hoàn của vũ
trụ thì đâu cần ai bảo vệ đâu mà đòi bảo vệ. Dù mình biết hay không biết, thấy
hay không thấy, tin hay không tin,…. thì quy luật tuần hoàn của vũ trụ vẫn cứ
vậy mà xoay vần thôi hà, đâu có liên quan đến cái biết/không biết, thấy/không
thấy, tin/không tin của ai đâu. Y như Thích Ca nói: Dù Như Lai có ra đời hay
không thì Chân Lý (Luật Tuần hoàn của vũ trụ) vẫn vậy.
Không ai thay đổi được, không ai bảo vệ được và cũng
không ai phá hủy được Chân Lý.
Cho nên ai muốn bảo vệ gì thì cứ việc mà bảo vệ
(!!!!), còn ta thì ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, ở trong cộng đồng tôn giáo
nào thì ta theo tôn giáo ấy.
P.s Người nào bám chặt vào tôn giáo của mình mà không
theo sự sắp xếp của luật vận hành của vũ trụ, thì người đó là đi ngược lại ý
Chúa rồi đó
Ý nghĩa câu nói trong hình là: Tất cả đều vô thường
(thay đổi), chỉ có duy nhất sự vô thường là thường trụ (không thay đổi).
(Cái gì thường trụ (không thay đổi), cái ấy chính là
Thiên Chúa, không bao giờ thay đổi, không có khởi đầu cũng không có kết thúc,
bất tử và toàn năng, không có hình tướng, cũng không diễn đạt được bằng lời,
người ta chỉ có thể thấy Thiên Chúa qua các dấu hiệu mà thôi.)
Sau khi viết xong bài này thì
tôi trở thành pháp sư của mọi tôn giáo rồi đó nha mọi người.
Tôi giải thích các ý chính của
kinh Koran nè!
Four main themes in the Koran:
(tiếng Việt bên dưới)
Theme 1: ALLAH – Allah is all
powerful, all knowing and all seeing
Theme 2: BELIEVERS – Allah is
good to believers in this life, then they go to paradise.
Theme 3: UNBELIEVERS –
Unbelievers are bad, guilty and dangerous to the believers. They and those who
disobey Allah are punished in this life and they go to hell/
Theme 4: JIHAD – It is the
duty of believers to spread Islam by Jihad (fighting/striving in Allah’s way)
(http://www.koran-at-a-glance.com/)
For Buddhist people, just
replace the word Allah with CAUSE-RESULT Principle and everything will be
clear.
Người không theo đạo Hồi thì có
thể đọc thấy khó hiểu, cho nên thay từ Allah bằng từ Quy luật Nhân Quả nha mọi
người.
Bốn chủ đề chính được đề cập
trong kinh Koran là:
Chủ đề 1: Nhân Quả - Nhân Quả
điều hành cả vũ trụ, chạy trời không khỏi luật Nhân Quả, lưới trời lồng lộng,
tuy thưa mà khó thoát. Không gì ra khỏi quy luật vận hành của Nhân Quả.
Chủ đề 2: Những kẻ tin vào Nhân Quả. Vì tin Nhân Quả nên họ làm thiện tích đức, do vậy họ được vào các cõi
thiện lành.
Chủ đề 3: Những kẻ không tin
vào Nhân Quả. Vì không tin Nhân Quả nên họ không sợ gì cả và làm điều xấu ác.
Vì vậy sẽ bị quả báo ngay trong kiếp sống này và sẽ vào các cảnh giới xấu ác.