CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Tôi đi Lào (8): Gia đình người Úc mà tôi gặp ở Lào

 Kỳ trước: Tôi đi Lào (7): Vang Vieng

Trên chuyến xe đi từ Vientiane đến Vang Vieng tôi đã gặp gia đình này. Họ gồm có 3 người. Người vợ khoảng 58 tuổi, tên là Sima, người Israel nhưng định cư ở Úc. Hiện Sima đang dạy tiếng Do Thái cho một trường tiểu học ở Úc. Người chồng tên là Tony, khoảng 65 tuổi, người Úc, là nhà đầu tư tài chính. Trước năm 2008, ông là triệu phú. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế ông rớt luôn ngôi "triệu phú." Cậu con trai của họ tên Aeran, 17 tuổi, học sinh trung học, rất đẹp trai, một nét đẹp lai của Do Thái. Họ rất cưng chiều cậu bé này bởi vì họ có con muộn và chỉ có một người con duy nhất.

Họ gắn kết nhau bởi cậu con trai chung chứ thật sự thì nhà ai nấy ở tiền ai nấy xài mạnh ai nấy sống và hai người chưa bao giờ kết hôn mà cũng không có ý định kết hôn. Sima là một phụ nữ khá cầu toàn. Mỗi khi chúng tôi ăn xong bữa, dù đang ở nhà hàng, bà vẫn thu xếp chén đĩa thành một chồng gọn ghẽ cho người phục vụ khỏi mất công thu dọn. Tony lại là một người khá bay bướm, mỗi năm ông đi Thái Lan vài lần, mục đích là "tìm gái" và ông cũng không hề che dấu ý định này. Ông cũng là một tay chuyên buôn cổ vật và mỗi khi sang các nước Châu Á bao giờ ông cũng để mắt tìm cổ vật để về Úc bán lại với giá cao gấp mấy chục lần. Cậu con trai cũng học hỏi điều này từ bố. Đó là một cậu bé rất quan tâm đến "nhan sắc" của mình và luôn biết cách làm cho ba hoặc mẹ đáp ứng nhu cầu của mình. Cậu luôn ngọt ngào dịu dàng cho dù đang bị ba mẹ "mắng" vì vậy cậu luôn có tất cả những gì mình muốn. Cậu lại là một cậu bé hay đòi hỏi và thích tiêu xài.

Gia đình này mỗi năm chỉ đi du lịch chung với nhau một lần. Những lần khác chỉ có Tony và Aeran đi chung với nhau. Mỗi năm khi nghỉ giáng sinh, Sima dẫn Aeran về quê ngoại là Israel để cho cậu bé không bị mất gốc Do Thái. Sau đó, họ hẹn gặp Tony ở Thái Lan và cùng đi chung trong 1 tháng.

Đi chung với họ trong 10 ngày nhưng tôi đã học hỏi rất nhiều từ gia đình này đặc biệt là ông bố. Ông ấy quả một tay mua bán "sừng sỏ". Cách ông ấy trả giá khi mua hàng thật đáng nể và ông hầu như luôn mua được món mình cần với giá tiền mình muốn. Các bạn muốn biết tuyệt chiêu của ông ấy không?

1. Thứ nhất luôn thân thiện với người bán, không bao giờ cáu gắt. Luôn nở nụ cười. Thậm chí còn bá vai, quàng cổ với họ. Luôn nói chuyện với họ một cách dí dỏm. Tóm lại những cuộc mua bán giống như những cuộc nói chuyện của những người bạn. Đặc biệt nữa là trả giá bằng tiếng địa phương nếu có thể (ông này nói tiếng Thái rất giỏi; tiếng Lào na ná tiếng Thái nên người Lào hiểu luôn)

2. Thứ hai, chiêu này ông ấy bảo học hỏi từ lối đánh du kích của Việt Nam (?). Ông bảo luôn dắt đối thủ đi vòng vòng cho đến khi họ mệt mỏi thì quay trở lại "chụp mũ" họ, thế nào cũng dính.

Tôi không thích chiêu này lắm bởi vì tôi vẫn chọn phương án win-win, mua ở một cái giá mà cả người bán lẫn người mua đều hài lòng và đều có lợi nhuận. Tôi không thích kiểu ép người bán đến mức họ phải bán ở mức giá không có lợi nhuận hoặc lỗ vốn để khi người mua đi rồi thì giật mình nghĩ chắc mình bị bỏ bùa nên mới bán mức giá đó.

Khi tôi bày tỏ sự thán phục của mình trước trình độ trả giá của ông ta thì ông ta bảo tôi rằng bất cứ một người Việt Nam nào cũng có sẳn máu Tàu trong người (?) nên khả năng trả giá còn trùm hơn ổng nhiều nhưng chỉ có điều khả năng này bị ẩn đi, nếu gặp hoàn cảnh và điều kiện thích hợp sẽ bộc phát ra ngay và lúc đó ổng mới phải cần học hỏi (?) Bó tay! Kiểu gì ổng cũng nói được.

Những người phụ nữ lớn tuổi thường cần sự quan tâm của người khác nên họ nói khá nhiều. Sima không là một ngoại lệ. Bà nói luôn miệng mặc dù không ai muốn nghe vì quá mệt mỏi trước việc luôn muốn sắp xếp trước mọi thứ của bà. Lúc đầu vì lịch sự nên tôi cũng cố nghe, sau oải quá nên bó tay luôn. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân Tony không bao giờ muốn kết hôn với bà. Tony nói mỗi khi Aeran đến ở nhà của Tony, thì sáng nào bà cũng đến để sắp xếp mọi chuyện khiến cho mọi thứ trở nên rối tung và trở thành địa ngục.

Sima lại có lý lẽ riêng của mình. Bà cho rằng mình là người cầu toàn nên không muốn xảy ra sai sót. Bà muốn mọi người phải theo đúng sự sắp xếp của bà. Và quả đúng như vậy. Vài lần bà đã thành công trong việc này nên rất hãnh diện. Tony cho rằng ông đã nhiều lần đi du lịch không có sự sắp xếp của bà nhưng mọi thứ vẫn bình thường. Tại sao bà cứ hối thúc mọi người làm cho ai cũng trong trạng thái khẩn trương không còn thì giời thưởng thức kỳ nghỉ.

Cặp đôi này cãi nhau hầu như mỗi ngày. Không biết Aeran nghe riết thấy thế nào chứ tôi chỉ nghe trong 10 ngày thôi mà thấy oải vô cùng nên khi chia tay với họ ở Chiang Mai, Thái Lan, tôi nghĩ thầm: "từ nay cái đầu mình được thảnh thơi rồi nhé, không phải nghe cãi nhau rồi."

Sima vừa cho tôi biết tháng 1/2011, lần đầu tiên họ sẽ không cùng nhau đi du lịch chung. Aeran đã lớn nên muốn tự đi du lịch ở Nhật một mình nhân tiện thực tập tiếng Nhật luôn. Ở Úc, cậu bé học tiếng Nhật khá giỏi. Tony thì có một cô bồ nhí người Khmer nên sẽ đi cùng cô này. Sima dự định đi Lào một mình nên đã hỏi tôi có muốn đi chung với bà vào tháng giêng không. Bà nói nếu tôi không thích Lào thì bà sẳn sàng đi chung đến nước mà tôi thích nếu không thì bà sẳn sàng qua Việt Nam bởi vì bà không thích đi du lịch một mình. Nghĩ thấy cũng thương Sima nhưng tôi cũng ngán cái vụ nói nhiều của bà quá.

Kỳ sau: Tôi đi Lào (9): Luang Prabang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét