Blog Thích đi bụi ra đời với mục đích truyền can đảm cho người VN, đặc biệt là giới trẻ, để họ dám nghĩ và dám đi. (The establishment of this blog is to spread the courage to young people, especially Vietnamese ones, in order that they dare think and dare go.)
CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY
1. Đối tượng độc giả:1. Những bạn trẻ có máu phiêu lưu thích chu du xứ người trong thời gian dài nhưng với số tiền tối thiểu nhất có thể; 2. Những người có tâm hồn rộng mở, sẳn sàng dẹp cái tôi và quan điểm của mình sang bên để tiếp nhận những quan điểm mới.
2. Quan điểm: Bạn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bạn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bạn sai. Bạn suy nghĩ khác tôi bởi vì tôi và bạn không giống nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.
3. Phương tiện: "Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."
4. Nội dung: Bao gồm nhiều lĩnh vực mà tôi quan tâm 1. Du lịch bụi (Budget Travelling) 2. Sống tối giản (Minimalism) 3. Tái chế và tái sử dụng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuộc sống
Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010
Tôi đi Lào (10): Luang Prabang (2)
Chúng tôi dự định ở Luang Prabang thêm vài ngày nữa. Đây là một nơi ở Lào mà tôi ở lại lâu nhất, khoảng 1 tuần lễ.
Sáng hôm sau chúng tôi ra chợ Dara thuê xe đạp, 20,000 kip/xe, phải thế chân passport của một người trong đoàn. Những người Úc không ai mang theo passport, thế là tôi phải "ma rốc" cái của mình ra.
Chúng tôi đạp xe dọc bờ sông Nam Kha, khung cảnh rất đẹp và người Lào cũng rất biết khai thác vẻ đẹp này. Nhiều quán cà phê lãng mạn được dựng lên. Chúng tôi tìm đến bến sông để mua vé tàu đi Pakbeng. Sau một hồi tìm kiếm thì chúng tôi cũng đến được bến tàu nằm ngay sau lưng Viện Bảo tàng Quốc gia (National Museum). Cuối cùng chúng tôi cũng mua được vé đi Pakbeng, 120,000 kip/vé, khởi hành lúc 8.30 sáng ngày 13/1/2010.
Sau khi mua vé, chúng tôi đạp xe đến Chinese market xem thử. Ở đây chủ yếu bán đồ điện tử và quần áo giầy dép, không hấp dẫn lắm. Sau đó tôi rủ mọi người đến Phousi market, cách đó khoảng 80m để xem. Trên đường đi thì chúng tôi lạc mất Sima và Aeran (về sau tôi mới biết, xe đạp của Aeran bị hư, Sima phải dừng lại giúp, lúc đó tôi và Tony đang xuống dốc nên không nhận ra , thế là lạc luôn; ở Luang Prabang đường dốc cũng khá nhiều). Chợ Phousi khá dơ, trông giống như một cái chợ truyền thống ở Việt Nam, chợ hơi tối, đường thì lầy lụa và ruồi thì rất nhiều.
Khi về, Tony mệt quá nên ghé vào một nhà hàng bên sông Mê kong uống bia (ở LP có 2 con sông: Mê kong và Nam Kha). Tôi đi thẳng về nhà tắm rửa, trả xe và ghé chợ thưởng thức vegetarian buffet ở một gian hàng khác, giá 10,000 kip, dĩa to hơn, no quá!
Sáng hôm sau là một ngày tự do, ai muốn làm gì cũng được. Chúng tôi lấy trái cây ra ăn điểm tâm chung với nhau; tôi gọt chuối, xoài và đu đủ để lên dĩa, mọi người lấy nĩa gắp ăn, ai cũng có vẻ uể oải; vì vậy, ăn xong, tôi một mình đi dạo luôn. Thế nhưng vừa ra đến cổng, tôi gặp lại cặp vợ chồng người Pháp mà tôi gặp ở Pakse. Họ đang cùng một bác sĩ người Pháp trên đường đến trường học làm hề cho bọn trẻ Lào. Vị bác sĩ này có một chút khiếu. Thế là tôi nhập bọn với họ luôn.
Xong việc, họ rủ tôi đến khu nhà trọ của họ chơi. Ở đây phòng trọ mắc hơn, giá 80,000 kip nhưng có thể nấu ăn và giặt đồ. Khu này người Pháp ở rất đông. Có thể họ giới thiệu nhau đến ở. Ở đây có Perol và cô vợ Lào, hôm đó cô ấy làm món tom yam Lào khá cay.
Chiều hôm đó, tôi đi bơi cùng với họ ở hồ bơi do một phụ nữ Pháp quản lý, giá vé là 20,000 kip cho người nước ngoài và 10,000 kip cho người Lào, nhưng tôi chỉ trả có 10,000 kip thôi. Biết tôi là người nước ngoài nhưng vì tôi là dân Châu Á nên trả tiền ít hơn.
Tối hôm đó, tôi lại ghé chợ ăn vegetarian food, chắc tôi ghiền món này luôn quá! Vừa rẻ vừa ngon, dại gì không ăn!
(Ah, quên, ở bên kia sông Nam Kha có làng làm lồng đèn giấy, giá rẻ hơn so với mua ở chợ, chỉ cần băng qua cầu, đi bộ khoảng 15 phút là tới làng. Ở đó, lồng đèn nhỏ giá 5,000 kip; lồng đèn lớn giá 10,000 kip. Cái này là tôi nghe cặp vợ chồng người Pháp nói à nghen)
Kỳ sau: Tôi đi Lào (11): Pakbeng - Đường về biên giới Lào - Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét