CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Tôi đi Myanmar – Kỳ 5: Hồ Inlay (tt)

Kỳ trước: Tôi đi Myanmar – Kỳ 5: Hồ Inlay (tt)

Một ngày trên hồ Inlay

Thuê một chiếc motorboat (thuyền có gắn động cơ) giá K12.000, nhóm 3 người chúng tôi gồm tôi, Stefan (Bỉ) và Aude (Pháp) bắt đầu lên đường để khám phá hồ Inlay.

Đầu tiên chúng tôi đi ngang qua các khu vườn nổi (floating gardens) do người Intha trồng trọt, vào mùa này họ trồng khá nhiều cà chua. Người dân ở đây dùng rong rêu họ câu lên từ đáy sông để làm phân bón cho khu vườn của mình. Vườn được phân thành luống thẳng tắp trông khá đẹp. Khu vườn có cả cổng vào, du khách chỉ được tham quan và chụp hình bên ngoài cổng, không được vào trong vườn.
Vườn nổi (Floating gardens)
Một người đang vớt rong rêu dưới hồ để làm phân bón cho vườn nổi (floating gardens)
 
Sau đó chúng tôi đến làng Maing Thauk, hôm nay ở làng này có buổi họp chợ (ở đây, mỗi làng luân phiên họp chợ một ngày trong tuần). Wow, có khá nhiều gian hàng bán đồ lưu niệm dành cho du khách (hình như người dân ở đây quá quen thuộc với hình ảnh của những du khách ghé thăm chợ nên có rất nhiều gian hàng bán đồ lưu niệm). Tại đây tôi mua một gói xì gà, quấn bằng lá tự nhiên giá chỉ có K400 gồm 50 điếu, trong khi đó ở khu chợ gần chỗ tôi ở bán giá K700. Ngoài ra tôi còn mua được một ít cà chua (K100) được đem ra từ những khu vườn nổi, và 3 quả táo giá K500. Làng này có một cây cầu gỗ khá dài, nhưng so với cầu U Bein ở Mandalay thì thấp hơn và ngắn hơn. Ở khoảng giữa cầu có những trạm nghỉ chân cho khách qua đường có mái che và ghế ngồi khá mát mẻ và thoải mái. 
Chợ phiên
Sau đó chúng tôi được chở dọc theo sông để chụp hình những ngư dân Intha bắt cá và xem họ chèo thuyền bằng chân. Họ bắt cá như sau. Họ có thể dùng nom dài ghim xuống sông (nước sông ở đây không sâu lắm khoảng 1-2 mét) hoặc dùng lưới giăng xuống đáy sông. Sau đó để lùa cá vào lưới hoặc nom, họ dùng cây đập mạnh xuống mặt nước. Khi họ làm như vậy, cá sẽ hoảng sợ và bơi vào lưới. Để di chuyển, họ dùng một chân để chèo thuyền, chân còn lại thì trụ trên ghe, hai tay thì gở lưới để lấy cá. 
Ngư dân chèo thuyền bằng chân
Ngư dân quấn lươí để gỡ cá
 
Chúng tôi ghé thăm cơ sở sản xuất bạc U Hla Pe Family. Ở đây nơi sản xuất và phòng trưng bày ở trong một phòng nên mọi người sau khi xem cách thức sản xuất có thể mua thành phẩm ở phòng trưng bày luôn. Ở đây, Aude mua 1 dây chuyền và đôi bông cùng kiểu giá khoảng 40 đô.
Thợ đang khắc bạc
Một số thành phẩm
 
Chúng tôi đến chùa Phaung Daw OO để xem. Trong chùa hầu như chẳng nhận ra tượng Phật nữa bởi vì người dân đến khấn vái và đắp lá vàng lên thân tượng. Đặc biệt là chỉ có nam giới mới được dán trực tiếp lá vàng lên tượng, nữ giới chỉ đứng bên ngoài, không được vào trong. 
Toàn cảnh ngôi chùa
Sau đó, chúng tôi ghé vào làng Inpawkon để xem sản xuất vải từ sợi tơ ở thân cây sen. Để có được kg tơ sen, phải mất một tháng. Nhưng thành phẩm từ tơ sen không rẻ chút nào, 50 đô cho một khăn choàng cổ. Ở đây họ cũng sản xuất lụa và vải cotton. Vải cotton sản xuất ở đây tương tự như ở nhà máy sản xuất vải cotton ở Amapura, Mandalay mà tôi đã ghé thăm. Tóm lại các thàng phẩm ở đây chẳng hề rẻ.
Thợ đang lấy chỉ từ thân sen; để có được 1 kg chỉ này, họ phải mất một tháng để gỡ.
Thợ dệt vải từ chỉ sen
 
Ngoài ra chúng tôi còn được chở đến nơi được gọi là làng của người cổ dài (long-necked village). Thực ra chỉ có 3 người cổ dài ngồi dệt biểu diễn cho khách xem và chụp hình. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ được đến làng của họ nhưng họ bảo làng của những ngưòi cổ dài ở xa lắm, không thể đến được. Ấn tượng của tôi là hình như người ta đem về 3 người cổ dài để nhằm biểu diễn cho du khách xem, sau đó bán đồ với giá cực mắc. Chẳng dại gì mà mua đồ ở những nơi như thế này.

Ngoài ra chúng tôi còn ghé thăm nơi sản xuất thuốc lá thiên nhiên. Ở đây chúng tôi được nhìn thấy cách quấn thuốc và gói thuốc. Nhưng thuốc lá ở đây cũng chẳng rẻ. Tôi mua một gói 50 điếu ở ngoài chợ giá chỉ có K400, trong khi ở đây họ bán đến K2.000. Khi tôi hỏi tại sao, họ bảo chất lượng khác nhau. Cũng có thể nhưng tôi không biết hút nên chẳng biết kiểm tra như thế nào. Ở đây người ta cũng bán đồ gỗ sơn (lacquerware), nhưng khác với ở Bagan là họ quấn tre bên ngoài nên lacquerware trông lạ hơn với nhiều màu sắc hơn.
Thuốc lá được quấn như thế này đây
lacquerware có vỏ bọc bằng tre
 
Cuối cùng chúng tôi đến Thiền viện mèo nhảy (Jumping-cat monastery). Ở đây người ta huấn luyện mèo để nhảy qua những cái vòng, giống như trong rạp xiếc, thay vì là khỉ hay voi nhảy qua vòng, ở đây là mèo nhảy vòng. Thiền viện còn có khá nhiều tượng Phật và các tượng đều được đặt trong một ngai vàng hoa văn rất đẹp.
Một trong những tượng Phật tại chùa
Các chú mèo nhảy đây
Trên đường trở về chúng tôi ngắm hoàng hôn trên hồ Inlay. May mắn hôm nay chúng tôi có một hoàng hôn rất đẹp và may mắn cho tôi là khi vừa chụp xong bức ảnh mặt trời lặn hẳn  xuống núi thì pin máy ảnh cũng vừa hết nên không bị lỡ dịp chụp cảnh hoàng hôn.
Hoàng hôn trên hồ Inlay
Tóm lại, một ngày đi chơi trên hồ thật vui dù buổi sáng và chiều khá lạnh, dù mặc áo khoác nhưng vẫn lạnh cóng cả người.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét