CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Đạp xe từ Sarnath đến Kushinagar (Phần 3): Sang Ấn độ buôn nón lá Việt Nam đi nghen bà con!!!!!!!!



Chia tay mọi người ở đền Ramkola, tôi lên xe đạp khoảng 100 mét thì trời đổ mưa cái ào làm tôi cuống quít xuống xe mặc vội cái áo mưa và nghĩ chắc trời lại tạnh mưa ngay ấy mà. Tuy nhiên trời có vẻ như mưa ngày càng lớn nên tôi lại phải dừng xe mặc thêm áo mưa và quấn hành lý thật kỹ, vừa làm vừa nghĩ: Ôi nếu trời cứ mưa cả ngày thế này thì thật sướng vì mát mẻ dễ chịu và tôi có thể đạp luôn một lèo đến Kushinagar.

Trời mưa rả rích có lúc thật to. Thật lạ hầu như chả thấy người Ấn nào có áo mưa cả nên họ hoặc tìm nơi đục mưa hoặc dầm mưa luôn. Mà mưa lớn quá nên ngoài đường rất ít xe chạy, chỉ thỉnh thoảng có vài chiếc du lịch vút qua mà thôi. Thật sướng khi đạp xe dưới trời mưa mát mẻ và trên con con lộ thênh thang không người như thế!!!!

Tôi cứ vừa đạp xe vừa tận hưởng không khí tự do mát mẻ mà bao nhiêu tháng ở Ấn độ rồi bây giờ tôi mới có được. Mưa có vẻ cả ngày thật và nước mưa thấm xuống cổ áo và ướt vào bên trong. Lúc ấy tôi mới sực nhớ đến cái nón lá. Vậy là lấy ra đội bên ngoài nón bảo hiểm. Khi tôi mặc áo mưa kín mít, nhiều người dân nhìn không biết tôi là người nước ngoài, nhưng khi đội cái nón lá lên là chạy đến đâu tôi nghe tiếng họ cười hí hố và tiếng chào hello đến đó. Đảm bảo trong suốt 50 cây số trước khi vào Gorakhpur rất nhiều người dân bị lé con mắt do ganh tị với cái nón lá của tôi.

Nhìn thấy gớm vậy mà bọn Ấn ganh tị đến...............lồi cả mắt. Khi nào đến khu này mà thấy dân địa phương mắt lồi là các bạn biết lý do vì sao rồi đấy nhé khekhekhekhekhekhe.

Thấy từ khi đội cái nón lá lên đầu, tôi được quan tâm kỹ như thế nên tôi mới nhớ đến lời gợi ý của anh chàng Hồng Công ở cùng dorm ở chùa Nhật Bản ở Sarnath. Mỗi khi đến giờ lên chánh điện làm lễ puja mà mưa thì tôi lại đội nón lên đầu và ung dung đi. Do đó anh chàng Hồng Công này hỏi tôi có biết làm nón lá không? Nếu biết thì vừa đi bụi vừa làm nón bán lấy tiền đi bụi tiếp. Ngoài ra anh chàng quản lý Ladakh cũng khoái cái nón lá của tôi lắm (dù nó đã te tua do nắng gió và do mỗi khi xe ngã đè lên nó mấy lần) Anh ta hay bảo tôi khi nào đi thì để cái nón lại chùa (ứ chịu đâu, tôi chỉ có một cái nón thôi mà).

Theo tôi đó là một ý vô cùng hay đấy các bạn - Làm nón lá hoặc xuất khẩu nón lá sang Ấn độ. Bạn nào quan tâm thì tìm hiểu rồi kinh doanh đi nhé!!!!!!!! Thành tỷ phú đó chứ chả chơi đâu! Vì sao tôi nói như thế????

Thứ nhất, nón lá Việt Nam so với nón lá Trung quốc vừa gọn nhẹ vừa thanh mảnh đẹp đẽ nên có tính thẩm mỹ cao hơn nhiều. Do đó nón lá Trung Quốc/ Đài Loan cứng cỏi chỉ thích hợp cho việc làm ngoài đồng trong khi nón Việt Nam có thể đội mọi lúc mọi nơi. Nón lá Việt Nam không chỉ để đội mà còn có thể dùng làm quạt phe phẩy khi trời nóng hoặc dùng đựng đồ khi đi chợ. Tóm lại vừa đẹp vừa nhiều công dụng như thế ai mà chả mê.

Thứ hai, nón lá Việt Nam đội trong cái nắng chang chang rát mặt ở Ấn độ là số dzach. Nông dân đội ra ruộng, du khách đội khi đi du lịch, người dân đội khi đi đường. Trời nắng đội được mà trời mưa đội càng tốt. Dân Ấn độ không có thói quen mang theo áo mưa hay đội nón nên một cái nón có thể đội cả trời nắng lẫn trời mưa cộng thêm nhiều công dụng khác nữa thì ai dại gì mà không sắm cho một cái.

Thứ ba, bọn Ấn độ vốn tò mò tọc mạch nên cái gì mà mới mẻ lại vừa túi tiền mà nhiều công dụng thì chúng tranh vào mà mua ấy chứ.

Thứ tư, người Việt, đặc biệt là tăng ni Việt Nam ở Ấn độ cũng khá đông; ngoài ra du học sinh Việt Nam ở Nam Ấn cũng khá nhiều nên nếu mua được nón lá ở đây thì dại gì mà không mua, khỏi xách từ Việt Nam sang chi cho tốn công.

Thứ năm, các bạn hãy tìm cách xuất khẩu nón sang đây, lúc đầu chưa biết thị trường thì bán ở các khu Phật tích trước (đảm bảo Phật tử đông lắm nên không sợ ế), sau đó hãy từ từ mở rộng sang các thành phố lớn hoặc các khu dân cư Ấn. Hoặc các bạn có thể tìm nguồn nguyên liệu thay thế rồi thuê nhà mở cơ sở sản xuất ngay tại đây.

Tôi nghĩ kinh doanh nón lá ở Ấn độ thì không thể ế đâu các bạn. Nhiều người muốn tìm mua một cái nón mà không ra đây nè!!!! Cái nón của tôi te tua rồi, tôi muốn một cái khác mà không biết làm sao đây. Bạn nào có gan thì hãy sang đây làm giàu nhé!!!!!!!! Quá nhiều thằng Ấn lé mắt với cái nón lá te tua của tôi rồi, các bạn hãy giúp cho mắt họ trở về bình thường bằng cách tạo điều kiện cho họ cũng có cơ hội mua một cái nhé!!!!!!!!!!!

Loáng cái mà tôi đã đến thành phố Gorakhpur.

Ngôi đền Hindu ngay tại cổng vào thành phố Gorakhpur có cái cổng thật kỳ lạ!

Thật ra nếu không đạp xe thì từ Varanasi có thể đi tàu lửa đến Gorakhpur, rồi từ Gorakhpur đi xe buýt về Kushinagar hoặc đi xe ra biên giới Sonauli để sang Nepal.


Cũng giống như mọi nơi khác, đạp xe trong thành phố thật căng thẳng gì đâu. Chả muốn nán lại ở nơi đông đúc đông nghẹt người một giây nào cả, tôi đạp luôn về hướng Kushinagar, cách Gorakhpur khoảng 51 cây số.

Khi ra khỏi Gorakhpur thì chạy ngay qua một khu vực có không quân của Ấn độ đóng, rồi con đường giống như được làm xuyên qua rừng vậy đó. Thật đã, hai bên cây xanh mát.


Tưởng tượng ngày xưa Đức Phật đi bộ qua khu rừng để đến Kushinagar nhập Niết Bàn. Nhiều người thấy tôi đi xe đạp le lưỡi; tôi thấy đi xe đạp là quá sang rồi; ngày xưa Phật toàn lội bộ, mà đường rừng chứ có được đường tráng nhựa sang trọng như ngày nay đâu. Vậy mà Phật vẫn đi vun vút, mà lúc Ngài đi đến Kushinagar để nhập Niết Bàn Ngài lại bị bệnh nặng nhưng vẫn đi bộ; như vậy Phật mới thật vĩ đại đó chứ!

Ngay đầu rừng là quá trời khỉ, con leo, con bò, con ngồi ngắm cảnh, con ngồi ngắm người, trông thật thảnh thơi. Cũng ngay khu vực khỉ đầy nhóc này, người ta bày bắp nướng ra bán, Rs 5/trái nhỏ; Rs 10/ trái lớn. Dân Ấn độ có kiểu tính toán ngộ lắm. Trái lớn chỉ lớn hơn có 1 tí mà đã có giá gấp đôi; vậy tôi mua hai trái nhỏ như vậy không lợi hơn à? Tôi đứng luôn tại chỗ chén sạch hai quả bắp nướng trong cơn mưa lâm râm và quăng cùi bắp cho bọn bò đang đi ăn xin ngoài đường. Dọc đường, tôi còn ghé mua 1 kg ổi của ông cụ với giá chỉ Rs 16/ký.

Chạy một hồi thì ra quốc lộ 28, đường tráng nhựa sạch sẽ rộng rãi, có cả làn đường dành cho xe đạp.


Phong cảnh dọc đường cũng hữu tình vô cùng!



Vậy là tôi cứ thế mà vun vút về Kushinagar. Trời đã tạnh mưa nhưng không nắng mà âm u và tôi vẫn đội nón lá trên đầu. Vậy là người dân dọc quốc lộ 28 lại có nhiều người bị lé mắt. Lúc ấy, tôi chợt nảy ra một ý nghĩ: do nhiều người thấy tôi chạy ngang qua, cười hí hố và tôi nghe đâu đó ai đó nói: China hay Chinese (đang vun vút nên không tiện dừng lại mà nói: Fuck you! I am not Chinese với bọn chúng); tôi nghĩ nếu có lá cờ Việt Nam cắm lên xe hoặc dán lên nón cùng dòng chữ Việt Nam thì thật đã, vừa đi vừa quảng cáo nón lá Việt Nam luôn. Bạn nào có ý định kinh doanh nón lá ở Ấn độ thì phải liên hệ gửi tôi cái nón có cờ và dòng chữ Việt Nam để tôi vừa đạp xe vừa quảng cáo giùm luôn đấy nhé!!!!!!!!!!

Thật ra dân Việt Nam toàn đi sau đuôi thiên hạ, chứ ở các nước khác các công ty mà thấy tôi đi như thế thì dễ gì bỏ qua cơ hội hợp tác với tôi để quảng cáo. Tuy nhiên tôi hướng dẫn các bạn trẻ bí quyết để các bạn năng nổ vừa đi vừa kiếm tiền nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Cái này là tập hợp ý tưởng của bọn đi bụi các nước ấy. Nhiều đứa trong bọn chúng không có đi không đâu, toàn là kiếm tiền hết cả đấy. Các công ty Việt Nam chậm lụt quá nên các bạn trẻ có thể active lên mà gợi ý với họ, nếu họ vẫn chậm tiêu thì liên lạc với các công ty nước ngoài các bạn nhé!!!!!!!!!!!!!! (Tóm lại sao cái quái gì tôi cũng biết hết nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc dùng ý tưởng của mình mà kiếm chác đâu nhé!!!!!!! Toàn gợi ý cho người khác làm thôi!) Vài ý tưởng kiếm chác nè:

Thứ nhất có thể liên hệ với các công ty để bạn mặc áo, đội nón……… có tên công ty họ và chụp hình ở những thắng cảnh mà bạn đến, nghĩa là bạn đi đến đâu thì công ty của họ xuất hiện ở nơi đó. Sau đó bạn gửi những tấm ảnh này cho các công ty để họ làm tư liệu hoặc để chứng minh là công ty họ có mặt ở từa lưa quốc gia. Ý tưởng này là của một người Nhật đã thực hiện thành công với các công ty của Nhật.

Thứ hai liên hệ những công ty sản xuất những mặt hàng liên quan đến sản phẩm dành cho du lịch bụi như xe đạp, ba lô, lều,………….bạn sẽ sử dụng miễn phí sản phẩm của họ để thử nghiệm chất lượng và gửi feedback cho họ về điểm mạnh yếu của sản phẩm này hoặc nếu đó là sản phẩm tốt thì bạn có thể giới thiệu cho người khác. Đối với dân đi bụi thì thật không có gì đáng tin cậy bằng một sản phẩm đã được trải nghiệm bằng những kinh nghiệm thật. Ở nước ngoài, các công ty toàn là tìm những tay đi bụi dài hạn như tôi và họ tự liên hệ và năn nỉ cái bọn đi bụi ấy dùng thử sản phẩm của họ đấy. Tưởng tượng xem, các bạn có sản phẩm sử dụng miễn phí mà còn được trả lương nữa cơ. Việt Nam có làm được như vậy không ta??? Chắc còn lâu mới tư duy được như thế này?????????????? Thôi kệ, họ không liên hệ ta thì ta liên hệ đi các bạn nhé!!!! Giúp mở đầu óc của họ ra để Tổ quốc cùng đi lên nè!!!!

Các bạn trẻ sau này đi bụi nếu muốn được dễ dàng hơn tôi thì có thể viết blog bằng cả tiếng Anh thì các công ty nước ngoài sẽ biết đến bạn và ồ ạt gửi lời mời bạn dùng thử sản phẩm đấy! Lúc ấy thì sướng nhé! Có sản phẩm dùng miễn phí nghen!

Đi một hồi thì thấy cổng chào vào khu Phật tích với tượng Phật vàng chóe ngay tại ngã ba, khỏi hỏi cũng biết là phải rẽ vào đó.


Chạy dọc theo đường chính thì thấy chùa Linh Sơn ghi tiếng Việt ngay ngoài cổng.



Đứng lại nhấp nha nhấp nhỏm xem có ai ra mở giùm cái cổng nặng kềng này không – đặc trưng của các chùa Bắc Tông là thế - cái cổng luôn cồng kềnh đồ sộ và thường đóng kín chắc ngầm ý là: muốn tìm hiểu đạo Phật hả con hay muốn vào lạy Phật? Đi chỗ khác chơi, đây là chùa của ta chứ không phải nơi mà con muốn vào thì vào, ra thì ra đâu nhé!!!

Buồn tình nên đạp xe đi tìm nơi khác ở. Thấy cái cổng giống kiến trúc Miến Điện nên sao lối vào thăm thẳm thế mà lại có nhiều tòa nhà nên nếu vào thì ghé tòa nhà nào? Lại đi luôn. Ngang qua khu Phật nhập Niết Bàn (giờ ấy tối rồi nên đóng cửa), lại đi tiếp thì thấy chùa Tây Tạng, cũng cổng kín cao tường nhưng có một cái cửa hông không khóa nên tôi đẩy xe vào hỏi.


Một người mặc áo thun quần tà lỏn hỏi: ở mấy đêm???? Chột dạ nên hỏi: việc ở một đêm hay hơn 1 đêm có gì nghiêm trọng không? Không, chỉ là tối mai có đoàn Sri Lanka booked phòng kín cả rồi. Buồn nên hỏi: vậy còn chỗ nào khác không? Có nhưng nếu muốn ở đây thì có dãy phòng dành cho người hành hương không có quạt nên có thể nóng; nếu không thì qua chùa Sri Lanka-Nhật Bản đối diện hỏi thử. Vậy là đẩy xe qua chùa kia, cũng đóng cửa kín mít; lý do: tối rồi nên đóng cổng cho an toàn. Chùa này cũng kín mít do đoàn Sri Lanka đến mùa hành hương rồi nên họ “đổ quân” ồ ạt sang Ấn độ.

Mệt quá, đạp xe cả 100 cây số chứ ít ỏi gì nên quay lại chùa Tây Tạng gọi cổng và bảo: thôi phòng nào cũng được, bây giờ chỉ cần nơi để hành lý thôi, còn ngủ thì ôm lều lên mái nhà ngủ cũng được. Vậy là được dẫn đi xem phòng, hai cái phòng đơn nên nhỏ xíu và một cái dorm 5 giường. Dĩ nhiên, tôi thích rộng rãi nên chọn dorm rồi. Tuy nhiên họ rất tử tế mang cái quạt đứng đến cho tôi mượn. Hệ thống phòng này hình như vừa được sơn lại và đang chuẩn bị lắp quạt trần bởi vì tôi thấy có công tắc điện và có 3 cái lỗ để lắp quạt trên trần nhà nhưng không có cái quạt nào cả (có bạn nào muốn làm donation 3 cái quạt trần cho chùa Tây Tạng này không vậy??????)

Người mặc quần đùi áo thun sau này tôi mới biết đó là sư Tây Tạng bảo rằng khu tôi ở không có giá phòng mà làm donation khi đi; nhưng khu bên kia (chắc mới xây) sang trọng hơn, nhiều tiện nghi hơn có giá Rs 600/đêm (hình như phòng nhiều người ở thì phải???)

Cuối cùng tôi giăng lều ngủ trong phòng. Mệt nhừ người luôn nên ngủ hết biết trời đất. Tóm lại cuối cùng tôi cũng đã có mặt an toàn tại Kushinagar.

Từ chùa Tây Tạng có thể nhìn thấy Phật tích bên kia tường đấy. Do đó, tối mà ôm lều lên đây ngủ thì có khác gì ngủ bên trong Main Temple ở Bồ Đề Đạo Tràng đâu nhỉ??????

Từ sân thượng nơi tôi dựng lều ngủ ở chùa Tây Tạng có thể nhìn thấy nơi Phật nhập Niết Bàn bên kia bức tường.


Kỳ sau: Kushinagar - Nơi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn  

6 nhận xét:

  1. Haizzz... đi mình ênh mà đồ đạc gì mà... như đi buôn vậy? Mần ơn review dùm coi thử cho biết trong trỏng có cái gì, hay bạn giả nghèo giả khổ gì đó đặng dễ bề thong dong chăng?

    Mình tính đem theo 3 bộ đồ thôi, nên tự hỏi bạn chở theo cái gì mà dữ vậy... hic...

    Mình luôn nghĩ là "less is more", nhưng thấy thực tế thì hình như ko phải vậy. Sao vậy cà? Chở theo cái gì ở trỏng vậy cà? Nói nghe cái coi cà!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rồi, chưa đi Ấn mà tò mò giống bọn Ấn thấy ghê luôn! Câu hỏi này trả lời rồi mà, nếu thấy không đủ thì đọc hết cái blog từ lúc tôi bắt đầu đạp xe thì sẽ biết chở cái gì. Ai quỡn mà ngồi liệt kê từng món cho bạn vậy hả?

      Xóa
    2. Xạo. Không quỡn mà rong chơi mải miết... haizzz... Ko nói thì thôi, mình cũng tự biết, tự nhiên kêu đi đọc nguyên cái blog, ẹ.

      Lỡ hỏi Love là gì chắc bắt đi đọc nguyên cuốn từ điển tiếng Anh luôn quá. Vái trời cho bị Ấn Độ dòm 24/24. Vái trời cho bị Ấn Độ bắt cưới rồi ở bển luôn. Vái trời cho nắng ơi là nắng luôn. Vái đủ thứ.

      Xóa
  2. Ái chà, chị đi giang mồ hoành tráng thấy sợ luôn, cứ như là vác theo cái...nhà di động ấy.

    Trả lờiXóa
  3. Người nào hay vái từa lưa thì người đó sẽ gặp trước, ráng chịu à nghen!

    Muốn biết ta có cái gì trong ba lô thì ráng "bò" đến tận nơi đi, ta mở ba lô ra cho coi thoải mái luôn.

    Trả lờiXóa
  4. Lần sau những câu hỏi như trên chị cứ tiếp tục trả lời là "Thế à?" :D

    Trả lờiXóa