Kỳ trước: Đạp xe từ Sarnath đến Kushinagar (Phần 1): Ăn vạ…………..cảnh sát!!!!!!!
Đường quốc lộ 29 thật đẹp, rợp
bóng cây xanh và xe cộ tương đối ít nên chạy đỡ run hơn ở mấy con đường khác.
Dọc bên đường thường có những ghế
đá như thế này để ngồi nghỉ chân.
Đáng ghét nhất là tôi đang ngồi
thưởng thức sự thảnh thơi, ngước lên một đám cỡ một chục thằng Ấn đang đứng xếp
hàng dài trước mặt nhìn chằm chằm. Cáu quá, tôi lên xe bỏ đi và không quên nói:
Fuck you!!!!!!!! với cái bọn khốn khiếp ấy. Thật sự mà nói bọn Ấn có kiểu tò mò
vô cùng khốn nạn!!!!!!!!!!!! Chúng mà muốn nhìn là bước đến gần nhìn thẳng
không hề ngần ngại, đã biết bao lần tôi muốn giơ chân đạp ngã xe của bọn khốn
cứ tò tò chạy theo tôi để nhìn chằm chằm hoặc xáng cho vài bạt tai cái bọn xếp
hàng dài trước mặt tôi nhìn không chớp mắt ấy. Hy vọng bạn nào có chồng hay bạn
trai là người Ấn thì dịch nguyên văn đoạn này cho chồng hay bạn trai mình nghe và
hỏi: Bọn Ấn nhìn cái mả gì mà nhìn khốn quá vậy???????????? Đề nghị dịch luôn
câu chửi tiếp theo nhé!!!!!! Mẹ nó, cái bọn Ấn khốn nạn ấy chả có tí khái niệm
gì là văn hóa vậy mà có nền văn hóa Ấn Hằng nghĩa là sao??? Không tin nỗi một
bọn khốn như vậy mà lại tạo ra một nền văn hóa rực rỡ đến thế????????? Chắc tổ
tiên chúng đi đầu thai ở các nước khác chừa lại bọn khốn chui ra ở Ấn cả hay
sao ấy mà sao tôi thấy ở đây bọn khốn nhiều hơn bọn có văn hóa.
Thông cảm nghen các bạn, tức quá
nên chửi đấy mà!!!!!! Trước đây cô bạn Ý có bảo một câu rằng: you are never
alone in India.
Quả đúng là như thế!!!!! Dù bạn có chui vào cái xó xỉnh hay hốc bà tó nào đấy
thì thế nào đằng trước hoặc đằng sau hoặc bên trái hoặc bên phải bạn sẽ có một
thằng Ấn từ đâu đó chui ra và khi phát hiện ra một sinh vật lạ là bạn thì nó sẽ
thông báo cả làng cả dòng cả họ nhà nó đến đứng xếp hàng để ngó bạn chằm chằm.
Thậm chí bạn mà có chui vào bụi rậm để đi tiêu tiểu thì nó cũng chui vào theo
để ngó xem bạn đi tiêu tiểu có giống nó hay không?????? Cái này không nói đùa
đâu, thật đấy! Do đó khi nào đang đạp xe mà muốn đi tiêu tiểu thì ngay khi dừng
xe tôi phải chui ngay vào bụi giải quyết nhu cầu liền, dùng dằng một hồi thì
đảm bảo cả một lũ Ấn kéo đến ngó thì làm sao mà đi.
Thật không tin nỗi một dân tộc tò
mò đến mức không cần giữ thể diện, vứt cái rẹt mọi thứ được cái bọn người gọi
là văn hóa hay văn minh chỉ để ngó cho đã con mắt mà thôi. Ở Ấn hơn 5 tháng mà
tôi vẫn không hiểu nỗi cái kiểu tò mò của bọn họ.
Tò mò thế mà sao kinh tế không
vượt nỗi Trung quốc?????? Dân số thì tương đương Trung Quốc trong khi đó đất
nước chỉ bằng ½ đất nước của người ta (hèn chi mà you are never alone in India). Trung
Quốc đã biết kế hoạch hóa sinh sản từ bao nhiêu năm nay và làm vô cùng triệt để
trong khi bọn Ấn thì cũng có đấy nhưng chỉ áp dụng với giai cấp trung lưu trở
lên thôi; bọn nghèo thì cứ đẻ rẹt rẹt. Tò mò đến thế mà sao không biết áp dụng
cái hay cái đẹp của người khác hay chỉ biết ngó cho đã con mắt rồi thôi?????
Vậy ngó làm cái quái gì cho mau đui vậy mấy thằng Ấn khốn
kia??????????????????????
Chửi sướng nên bây giờ quay lại
quốc lộ 29 nghen các bạn!!!! Thường ở các khu khác, trứng luộc/chiên chỉ được
bán vào buổi chiều tối nhưng ở đây tôi thấy họ bán cả buổi sáng. Vậy là tôi ghé
vào ăn luôn tại chỗ 2 cái và mua 2 cái để mang theo. Tên Ấn trong hình này sốt
sắng đến phát bực. Tôi bảo để tôi tự lột vỏ trứng, vậy mà hắn xăng xái cầm lên
lột như thể tôi không biết làm vậy đó. Ghét, tôi không thèm ăn quả đó mà lấy
quả khác tự lột ăn. Khi tôi chụp hình mẹ bán hàng thì hắn cũng sáp đến đứng ké
một bên như thế này đây!
Cách Gorakhpur khoảng 96 cây số
thì tôi lại đi vào một thành phố. Từ đó lại mò ra quốc lộ 29 để tiếp tục hành
trình. Từ Sarnath đến Gorakhpur
chỉ cần đi đúng một con đường 29 thì chắc chắn sẽ đến.
Lên một cây cầu mà bên đầu này là
một ngôi đền Hindu và bên đầu kia là một đền thờ thần Vishnu khá đồ sộ. Cây cầu
bắc ngang sông Saryu. Lúc này là mùa nước nổi nên con sông thật lớn và nước lại
chảy xiết.
Dự định chạy thẳng nhưng một vị
sadhu bên đường làm tôi chú ý nên phải dừng xe chụp hình vị này.
Sau khi chụp hình thì do tò mò
(sao giống bọn Ấn quá vậy????) nên quay xe lại xuống dốc để xem họ đang làm gì
bên bến sông.
Thấy tôi đứng lớ ngớ chụp ảnh bên
ngoài, một người Ấn bảo vệ đến hướng dẫn tôi gửi xe gửi dép rồi vào bên trong
chụp hình. Ông ta đi theo làm hướng dẫn luôn. Sau đó có một bạn Ấn trẻ khác và
cũng cố giải thích bằng thứ tiếng Anh mà tôi luôn luôn lắng nghe nhưng............ lâu lâu
mới hiểu.
Nơi này có trưng bày ảnh và tiểu
sử của những người nổi tiếng. Có cả Phật Thích Ca nữa nè!!!!! Tôi bảo đây là
Phật mà. Họ bảo Phật nhập Niết Bàn ở Kushinagar mà Kushinagar cũng thuộc Gorakhpur nên phải giới
thiệu ở đây chứ.
Ơ đây có cả ảnh của những nhân
vật trong trường ca……………… (quên tên rồi); trường ca này nổi tiếng lắm à. Lúc
học cấp hai tôi đã học trong môn văn rồi đó. Trong trường ca có hai nhân vật mà
tôi nhớ hoài đó là nàng Sita và thần khỉ Hanuman. Bạn nào biết tên trường ca
này không vậy??????
Mọi người ở đây cho tôi biết rằng
ở đây họ thờ thần Vishnu.
Họ bảo thật ra trong đạo Hindu chỉ có một thần thôi,
đó là thần Vishnu; tất cả các vị thần khác đều là biến thể của thần Vishnu cả,
kể cả thần Kaliman, thần Shiva hay thần khỉ Hanuman,……Tất cả đều do thần Vishnu
biến dạng ra mà thôi. Thật kỳ lạ các bạn nhỉ???????
Àh mà cũng nhờ họ giải thích mà
tôi mới biết suốt dọc đường đi tôi thấy người ta bán rất nhiều loại dây giống
như dây đeo cho điện thoại di động. Tuy nhiên hôm ấy là lễ hội của họ, đó là
ngày hội mà các chị em gái đeo dây may mắn cho các anh em trai. Dây đeo này chỉ
dành cho nam giới và chỉ đeo trong lễ hội này mà thôi. Người nào càng có nhiều
chị em gái thì càng được đeo nhiều dây. Nếu không thì các cô gái trong làng
cũng có thể đeo lên tay các chàng trai để chúc phúc cho họ.
Bí mật về chú khỉ thứ tư ở Ấn độ
nè các bạn!!!!!!!!! Đó là chú khỉ không sinh sản.
Từ khu đền bước ra tôi lại hỏi
thăm đường đi tiếp con lộ 29. Đoạn này lộ bị sập nên rất khó chạy. Tôi được
người dân chỉ đường còn leo lên được chứ có xe du lịch tự mò đường và bị mắc
lầy luôn.
Wow, hôm ấy trời mưa lâm râm và
mát mẻ nên tôi đạp luôn 100 cây số. Cách Gorakhpur khoảng 50 cây số thì trời
tối, tôi đạp xe ngang qua một cái chợ mà cạnh nó là một ngôi đền trông rất lớn
và lộng lẫy. Tôi dừng xe và hỏi theo kiểu ầu ơ ví dầu là tôi có thể vào đền ngủ
được không? Một người đàn ông bảo được và dẫn tôi vào giới thiệu với mấy phụ nữ
đang ở trong đền. Thế đấy các bạn, chưa ai từ chối tôi ngủ ở đền Hindu cả nhưng
với chùa đạo Phật thì có khi có, có khi không đấy (chả hiểu cái khái niệm chùa
là của chung của họ bị vứt ở xó nào nữa??????)
Xe đạp của tôi được mấy người
thanh niên trong làng mang giúp lên mấy bậc thang vào bên trong và họ bảo tôi
có thể ngủ gần xe đạp cho an toàn.
Mấy phụ nữ trong đền tiếp đãi tôi
vô cùng tử tế. Mọi người xúm lại bảo tôi ăn tối. Tôi lắc đầu và ra dấu nói rằng
mệt quá chỉ muốn ngủ thôi. Họ lại nằng nặc bảo tôi ăn tối đi, họ chuẩn bị thức
ăn cho. Bọn trẻ con, con của hai phụ nữ trong đền tò tò đi theo tôi. Trong đó
tôi mê nhất cô bé 6 tuổi này đây. Yêu yêu quá!!!!!!!!
Một lúc sau vị sadhu giữ đền và
một cô bé đến. Cô bé này 11 tuổi, mê tôi vô cùng nên cứ quấn lấy tôi mãi. Vị
baba cũng ra dấu bảo tôi ăn tối, họ sẽ chuẩn bị thức ăn.
Tôi ra dấu bảo mọi người là muốn
thay đồ đi tắm nên một chị (35 tuổi mà nhìn trẻ như 25 và có đến 4 đứa con 11,
6, 4, 1 tuổi) bảo bọn trẻ đi chỗ khác cho tôi thay đồ. Sau đó cô bé 11 tuổi đi
theo bơm nước cho tôi tắm. Thật sảng khoái dễ chịu và trời lại mưa lâm râm nên
mát mẻ vô cùng!
Không có điện nên vị baba lấy cái
đèn ga lớn ra để thắp cho sáng (hình như họ ít khi sử dụng cái đèn này bởi vì
tôi thấy nó bám đầy bụi và mạng nhện) và chuẩn bị cái giường cho tôi ngủ. Vị
baba cùng một thanh niên khiêng cái giường có trải ga cẩn thận sạch sẽ ra chỗ
gần xe đạp của tôi để tôi ngủ và canh hành lý luôn (thật sự thì hành lý cũng có
gì đâu mà canh nhưng do họ cẩn thận ấy mà!). Họ còn đi mua nhang muỗi để dưới
gầm giường cho tôi không bị muỗi đốt nữa chứ. Quả là cái văn hóa A guest is a
god của họ đáng yêu vô cùng!
Theo những gì họ cố giải thích và
theo kiểu hiểu của tôi thì quan hệ của những người trong đền là như sau: vị
baba và một phụ nữ lớn tuổi là một cặp và họ có với nhau 3 người con (thật lạ
là một số sadhu đạo Hindu vẫn có thể có vợ à hay họ có vợ trước khi làm sadhu??);
người phụ nữ 35 tuổi là con gái của họ và 4 đứa trẻ kia là cháu ngoại. Thật là
một đại gia đình. Không thấy đàn ông đâu cả! Muốn hỏi nhưng không biết hỏi thế
nào cho họ hiểu?
Người phụ nữ 35 tuổi làm chappati
và xào mướp cùng cải xanh. Khi ăn món này tôi nhớ đến ngôi chùa Nhật Bản tại
Sarnath quá bởi vì tối nào tôi cũng cùng họ ăn chappati với rau củ xào thế này!
Người phụ nữ lớn tuổi (vợ baba)
ra dấu bảo tôi hôm sau ở lại dự lễ gì đó trong đền, có nhiều bánh để ăn lắm,
nào là bánh ngọt, nào là samosa, nghe mà chả mê (thức ăn Thái thì tôi ở lại
ngay, chứ thức ăn Ấn độ thì không mê đâu!) Tuy nhiên ở lại xem họ làm lễ cũng
hay. Nghĩ thế nhưng không biết mình hiểu đúng ý họ không nữa hay là đoán mò bậy
bạ nên chuẩn bị tinh thần sáng hôm sau lên đường là vừa!
Ăn xong tôi giăng lều lên trên
giường và chui vào trong ngủ. Họ có đến xem rồi sau đó đuổi bọn trẻ ra để cho
tôi ngủ. Thật dễ thương!!!!!!
Sáng vị baba dậy thật sớm, làm lễ
leng keng bên trong. Tôi cũng dậy rồi nhưng cơ thể vẫn còn đang nhừ do đạp 100
cây số hôm trước nên chưa muốn dậy ngay. Bọn trẻ thức dậy chạy ngay đến chỗ tôi
nhưng vị baba đuổi chúng ra để cho tôi ngủ. Trời sáng hửng, ngay có tiếng người
nói lao xao ngay gần cửa chỗ tôi nằm nên tôi phải dậy thu dọn để lỡ người ta
vào lạy thần linh mà nằm ngủ thế thì không được rồi.
Vị baba làm lễ xong thì bảo đứa
con gái 11 tuổi mang bánh lễ gồm bánh ngọt, chuối và nho khô ra cho tôi ăn. Tôi
chia cho tụi nó ăn chung nhưng tụi nó lắc đầu ngoài ngoại không ăn. Và sau đó
lại ngồi nhai ngon lành bánh do vị baba đưa cho. Chắc do phong tục của họ là
thức ăn mời khách thì không được ăn chung, chỉ sau khi khách dùng xong, nếu còn
thừa thì họ mới được ăn hay sao ấy?
Tôi thấy họ thật tốt nên thay
quần áo xong (lần này trời sáng rồi nên phải vào phòng thay, không dám đứng bên
ngoài cỡi đồ như tối qua được) là tôi lấy đồ ra tặng cho bọn trẻ. Tôi yêu cô bé
6 tuổi nên lấy hết đồ cột và kẹp tóc (2 vĩ) mua từ lúc còn ở Trung Quốc ra tặng
hết cho cô bé 6 tuổi và ra dấu bảo nó nhờ mẹ cột tóc tai lên cho đàng hoàng.
Tôi tặng cô bé 11 tuổi, fan hâm mộ của tôi một cái bút chì có gôm ở đuôi và một
cái cục tẩy màu hồng hình chú rùa thật ngộ nghĩnh đáng yêu mà tôi để dành mãi
đấy.Tôi còn tặng cho thằng bé 12 tuổi cái bút chì nữa. Tôi dự định để lại ít
tiền cho đền nhưng ngại đưa trực tiếp cho vị baba nên định vào lễ rồi đặt lên
bàn thờ nhưng vị baba không cho vào trong chỉ cho đứng bên ngoài ngó thôi làm
tôi không biết để tiền vào đâu.
Đó là vị baba Markandey Tiwari,
đền Ramkola, ấp Ram Janki, xã Mandir, huyện Gorakhpur, tỉnh Utta Pradesh P.O
273412
Kỳ sau: Đạp xe từ Sarnath đến Kushinagar (Phần 3): Sang Ấn độ buôn nón lá Việt Nam đi nghen bà con!!!!!!!!
Chị ơi, em mới vào xem blog của chị.
Trả lờiXóaGiá mà có được cái bản đồ, vẽ đường đi của chị, thì thích thú biết mấy nhỉ?
Không rõ chị đã biên cái bản đồ ấy rồi hay chưa?
Chào chị, chị nhớ giữ sức khỏe nhé!
Không biết cách biên bản đồ, bạn nào biết thì làm ơn chỉ giùm!!!!!!
XóaTư tưởng lớn gặp nhau. Hôm bữa ngồi đọc đoạn bạn đi Trung Quốc, MocNhan có ngồi đánh dấu đường đi của bạn trên bản đồ. Mời bạn vào xem
Xóahttps://maps.google.com/maps/ms?authuser=0&vps=2&ie=UTF8&hl=en&oe=UTF8&msa=0&msid=201061357683816911114.0004d13f5a49e42cfd467
Hôm nào rãnh, mình sẽ ngồi làm tiếp bản đồ tuyến còn lại
Việc làm bản đồ cũng dễ lắm. Bạn cứ vào "maps.google.com", sau khi đăng nhập, bạn nhấp vào nút "My places" rồi nhấn tiếp vào "Create map"
Nhìn qua phần đỉnh bên trái của bản đồ sẽ thấy hiện ra 3 công cụ :
1. bàn tay (select / edit map features) : tool này MN cũng chưa sài
2. Add a placemark
3. Draw a line / Draw a line along roads
Xin visa kiểu gì mà ở Ấn Độ được tới 5 tháng vậy bạn?
Trả lờiXóaTrường ca chị nhắc đến đó là trường ca Ramayana (nếu em nhớ không nhầm).
Trả lờiXóaVề việc biên bản đồ, em không hiểu ý mọi người muốn "biên" bản đồ có nghĩa như thế nào, nhưng mỗi lần đọc bài chị Dung, và các đoạn đường chị di chuyển, em hay vào địa chỉ http://maps.google.com/ để add nơi xuất phát của chị ấy và nơi chị ấy đến, tức thì hệ thống của google sẽ dò đường và gợi ý đường đi, nếu hệ thống không đúng đường chị di chuyển thì em củng có thể tìm đường trên bản đồ đó theo lời chị mô tả trong bài viết.
Chị Dung có thể áp dụng cách này, chụp hình lại bản đồ dán vào paint rồi lưu lại hình ảnh cho đôc giả dễ theo dõi. Tuy nhiên, các bạn đọc giả có thể tự làm việc này vì chị ấy di chuyển nhiều, viết bài cho mình đọc còn mất thời gian lọc cọc cắt dán bản đồ thì tội cho chị ấy quá.
Mình là fan cuồng của chị Dung nên đọc đến đâu là dùng google map đến đó để đoán xem thần tượng đi chuyển như thế nào, từ đâu đến đâu, hehehe.
Troi oi... Doc chi chui AN ma cuoi lan cuoi bo,.. mac cuoi qua xa.... Co ai chui me nghe teu lam vay khong chu... hihi..
Trả lờiXóaDe em hoi cai ten "mac toi" nha em coi sao ma to mo du vay
Em đọc cái đoạn chị chửi mà em mắc cười quá, hahaha. Chị làm em máu me đi Ấn quá à, mà hic, em giờ chẳng còn đồng nào. Để em tích cóp một thời gian rồi lóp ngóp qua đó xem người ẤN tò mò như thế nào. Chúc chị mạnh khỏe nha và có thêm nhiều bài chửi cho tụi em học hỏi ;)
Trả lờiXóaChi dung tu "bon AN" nghe khong duoc hay cho lam. O dau chang co nguoi tot nguoi, nguoi xau.
Xóa"... tôi thấy ở đây bọn khốn nhiều hơn bọn có văn hóa..."
Trả lờiXóaThế mới Ấn Độ có bào giờ vượt nổi Trung Quốc? Quần áo, phim ảnh bắt ghê, con mắt thì thô lố thế kia làm sao khôn ra được ???
Đền do giải toả nên sắp phải đập đi, Papa không còn ở đoá nữa
Trả lờiXóa