CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Tôi đi Trung Quốc (36): Anyang (An Dương)


Đến giờ tôi mới biết Kaifeng là Khai Phong (nhờ một bạn đọc chú thích giùm)– là nơi Bảo Công xử án – hèn chi ở đây có cả phủ Bao Công và đền thờ Bao công và cả hồ Bao Công nữa – nhưng những nơi này đều có vé và tôi đều không vào (ngoại trừ hồ Bao Công). Nhưng không hiểu sao nơi đây lại có rất nhiều người đạo Hồi sinh sống. Theo tôi đây là một nơi không thể không đến khi đến tỉnh Henan. Tôi đã không biết Luoyang là Lạc Dương, nếu biết thì tôi cũng tạt qua xem bởi vì trong phim hay nhắc đến thành Lạc Dương ấy mà. Tuy nhiên, những tinh thần của người Trung Quốc được truyền đạt trong phim thì đừng mong sẽ thấy được trong xã hội Trung Quốc ngày nay đấy nhé.

Có bạn đọc hỏi tôi rằng người Trung quốc có biết gì về Việt Nam và họ nghĩ gì về chúng ta. Sau 3 tháng đi lại và “dốt tiếng Hoa” tại Trung Quốc thì tôi mới hiểu ra. Mỗi khi tôi nói tôi là người Việt Nam thì dân Trung Quốc (đặc biệt ở phía Nam ấy) à lên một tiếng và nói “hào ti phang”. Tôi cứ nghe mãi như vậy nhưng chả hiểu họ muốn nói cái gì, chỉ nghe được từ “hào” nghĩa là “tốt” là khoái trong bụng nên gật đầu lia lịa và nói “tuay” (đúng rồi). Mãi đến gần đây tôi mới biết ý nghĩa của từ “ti phang” nghĩa là “vùng đất”. Như vậy đối với dân Trung Quốc, Việt Nam là một nơi đất lành đó. Chớ vội mừng nghen các bạn. Nếu họ nghĩ như thế thì trong tương lai chúng ta sẽ không tránh khỏi “việc đụng độ” với họ đâu. Thế là từ đó về sau, mỗi khi tôi nghe họ nói “hào ti phang” là lắc đầu ngay và nói “bu hạo” (không tốt). Ngu sao nói tốt để họ “đổ bộ” vào đất nước mình hehehe.

Như vậy thì chết chúng ta rồi, trong tương lai, dân Trung quốc mà tràn vào Việt Nam thì có khi chúng ta không còn đất mà ở đâu và có khi chúng ta lại trở thành dân tộc thiểu số ngay chính trên đất nước mình ấy. Đó là điều họ đã làm với Tây Tạng. Tỉnh Henan của Trung Quốc có dân số gần bằng đất nước Việt Nam rồi. Chỉ cần mỗi tỉnh, họ “phái” một phần dân số đi sang Việt Nam thì chúng ta trở thành dân tộc thiểu số chắc luôn.

Thêm một việc nữa, Trung Quốc ngày càng có “nguy cơ” trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (có thể vượt qua Mỹ trong tương lai gần). Do đó nếu bạn nào muốn đi du lịch Trung Quốc thì nên tranh thủ đi càng sớm càng tốt bởi vì khi một nước ngày càng giàu thì mức sống ngày càng cao do vậy việc đi du lịch sẽ trở nên ngày càng mắc mỏ hơn. Nói đâu xa xôi, ví dụ bây giờ mỗi khi tôi rút nhân dân tệ ở máy ATM tại Trung Quốc thì số tiền Việt Nam Đồng trên một nhân dân tệ ngày càng cao, nghĩa là tiền Việt Nam mỗi ngày mỗi mất giá so với tiền Trung Quốc. Và do trước đây Trung Quốc muốn “mang tiếng” là hàng giá rẻ nên kìm hãm giá trị đồng nhân dân tệ, bây giờ thì một phần bị thế giới “phát hiện” nên kiện, một phần nó không thể “kìm hãm” nữa nên đồng nhân dân tệ ngày càng có giá trị so với đồng đô la Mỹ ấy. Tóm lại, nếu các bạn không tranh thủ đi du lịch Trung Quốc (để xem chúng nó đang làm cái quái gì) thì ngày càng mất cơ hội đi luôn ấy.

Ngoài ra, càng lên phía Bắc thì tôi càng thấy người Trung Quốc có khuôn mặt của mấy thằng “giặc Tàu” hơn ấy. Người Trung Quốc ở phía Nam thì giống người Việt Nam ở phía Bắc. Trong khi người Trung Quốc ở phía Bắc thì giống mấy thằng “giặc Tàu” được mô tả trong các hình vẽ ghê. Tiên sư cái bọn “giặc Tàu”, sao tôi ghét chúng nó quá. Nam mô A di đà Phật! Phật bảo không được ghét ai hết, kể cả kẻ thù. Khi nào tôi mà đến được lăng mộ của tổ tiên nhà chúng nó, tôi sẽ đánh thức họ dậy mà hỏi chúng mày sao cứ thích đánh nhau với Việt Nam ấy hả. Tôi chỉ sợ Phật thôi, chứ cái bọn này tôi chả sợ đâu. Tôi dám làm thiệt lắm á. Tổ tiên chúng nó chả biết dạy dỗ con cháu gì cả thì bị mắng là phải rồi.

Xe buýt đi từ Kaifeng đến Anyang có giá 54 RMB. Thật ra có thể đi bằng xe lửa nữa nhưng tàu đến vào lúc ban đêm nên tôi không muốn đi. Lúc tôi đến nhà ga thì thấy một bé gái đang khóc ầm ĩ gọi mẹ ngay giữa ngã tư. Ôi trời, bà mẹ nào lại bỏ con mình ngay giữa đường thế này. Có khi nào sinh ra con gái nên họ không cần và vứt quách đi không. Tôi đứng nhìn để xem bà mẹ độc ác nào bỏ con ngoài đường xe cộ qua lại đầy nguy hiểm thì một người công nhân vệ sinh đến hỏi (chắc hỏi mẹ đi hướng nào?), đứa trẻ chỉ qua đường và ông ta dắt đứa trẻ đi.

Ở các thành phố phía Bắc Trung Quốc, luôn có công nhân vệ sinh, một tay cầm mo và một tay cầm chổi qua lại dọn vệ sinh nên các đường phố ở đây khá sạch sẽ bởi vì họ cứ thấy rác là hốt ngay. Hình như họ túc trực ngày đêm luôn hay sao á.

Ở Kaifeng, bến xe buýt đường dài và trạm xe lửa ở đối diện nhau. Từ ga xe lửa, tôi băng qua đường và mua vé đi Anyang ngay. Xe chạy lúc 1h trưa. Ông tài xế của tôi đúng là một tên nghiện thuốc. Ông ta hút liên tục ấy. Xe đến bến Anyang vào khoảng 5h chiều.

Ở Anyang ga xe lửa và bến xe nằm gần nhau trên đường Yingbin. Xung quanh khu vực này có khá nhiều nhà trọ. Từ ga xe lửa bước ra, nếu quẹo phải, đi dọc theo đường Yingbin, khi sắp đến bến xe thì sẽ thấy một khu nhà trọ khá lớn nằm ngay tay phải. Bên ngoài tiếp tân thì căn nhà trong nhỏ nhưng khi vào trong thì nó khá lớn; các phòng nằm xung quanh cầu thang được đặt ở giữa, phía trên là giếng trời có mái che. Các khu được đánh số 1-3. Phòng có giá 20 RMB không có cửa sổ và phòng 30 thì có và lớn hơn vì vậy mà thoáng khí hơn. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ thấy một cái toilet mà không thấy nhà tắm. Khi hỏi thì họ chỉ về phía trước nhưng tôi tìm chẳng thấy, mà tôi vừa tắm ở Kaifeng nên cũng chẳng cần lắm.

Ngoài ra, từ bến xe bước ra, quẹo trái, ngay cạnh bên là một nhà trọ có giá rẻ, tôi thấy có giá 10-15 nữa nhưng họ không chấp nhận tôi. Tôi đi tiếp về phía trước, con đường cạnh nhà trọ này là Yima Lu (Nhất Mã), nếu quẹo trái thì có một căn nhà trọ nằm gần cầu vượt, giá rẻ nhất là 30 RMB. Nhưng nếu quẹo phải thì có 2-3 căn nhà trọ nằm gần nhau, có giá 20 RMB. Một trong những nơi này là cửa sau của khu nhà trọ của tôi ấy. Những nơi khác cũng chẳng chấp nhận tôi, ngoại trừ khu này thôi.

Buổi sáng ở đường Yima Lu có bán đồ ăn sáng đặc trưng của Trung Quốc với giá khá rẻ. Chỉ cần 2.5 RMB là có một bữa no rồi, 1.5 RMB cho cháo và 1 RMB cho bánh bao chiên ăn chung (bánh bao chiên ở đây, theo tôi thì nhìn khá giống momo của dân Tây Tạng.) Ngoài ra nếu từ các khu nhà trọ, cứ đi thẳng về phía trước, đi bên dưới cầu vượt, đi qua một cái chợ và đi tiếp đến con đường bên trên là dành cho xe lửa, bên dưới là đường bộ, đi xuyên qua con đường này và đi tiếp đến khi gần ra đường lớn thì bên tay trái là một tiệm internet giá 2 RMB/giờ (trong khi xung quanh khu vực nhà ga có khoảng 5-6 tiệm nét và có giá 3 RMB/giờ - ở đây khá thoải mái, nhiều tiệm sẳn sàng tiếp nhận người không có chứng minh nhân dân như tôi.)

Từ ga xe lửa có khá nhiều xe buýt. Ở Anyang nổi tiếng là khu khai quật triều Yin (còn gọi là Bảo tàng Yin Xu, tiếng Anh là Yin Ruins). 




Xe buýt số 1 và số 18 có thể đi đến gần đấy. Tuy nhiên ở đây giá vé vào cửa là 90 RMB và khu này được UNESCO công nhận. Con đường đi vào bảo tàng này khá đẹp và sạch sẽ. Dọc hai bên đường là công viên nơi người dân ra thả diều vào buổi chiều. Lúc tôi đến thì ở đây có loại hoa màu vàng nở quá trời, trong thật ấn tượng. Đặc biệt là người dân ở đây tắm sông ngay cả khi thời tiết lạnh. Đáng nể thật!


Khi đến thành phố Suizhou, các bạn sẽ thấy biểu tượng con hạc với sừng hưu ở khắp nơi còn khi đến Anyang, các bạn sẽ thấy biểu tượng con rồng của thời nhà Yin ở khắp nơi. Con rồng bé tí và ngắn ngủn nhưng nằm uốn khúc, đuôi và đầu gần như chạm vào nhau ấy.

Ngoài ra ở đây, gần ga xe lửa, trên đường Wenfeng có một tòa tháp (tiếng Anh gọi là Heavenly-Peace Temple) tên là Wenfeng Si luôn. Trong đó cái tháp có kiến trúc khá đẹp và các tượng Phật được để ở xung quanh. Ban đêm tòa tháp được thắp đèn nên nhìn từ xa trông y như  toà tháp vàng vậy.

Tuy nhiên nếu đi từ ga xe lửa thì trước khi đến tòa tháp, các bạn sẽ thấy người ta bu đen bu đỏ ở một cửa hàng vịt quay Bắc Kinh, giá 30 RMB/con, có thể mua nửa con; nếu không thì mua vịt chiên giá 18 RMB/con. Tôi đúng là bị loạn ngôn ngữ bởi vì khi hỏi giá, người ta nói “shua ba” nghĩa là 18 thì tôi lại dịch thành “mười ba” (ba trong tiếng Việt ấy). Nghĩ trong đầu rằng giá rẻ quá, tôi đăng ký mua một con đến lúc trả tiền mới biết. Ở đây người mua đông đến nỗi phải xếp hàng lấy thẻ ấy. Ai có thẻ số trước thì lấy trước.

Ôm con vịt chiên, tôi ra công viên gần đấy ngồi ăn. Quả là bất công khi tôi có nguyên con vịt để ăn còn những người khác thì ngó. Tôi biết làm gì bây giờ. Chẳng lẽ tôi mời họ ăn à. Dân Trung Quốc tự trọng lắm, ngó vậy đó chứ bạn mà mời là họ từ chối (ngoại trừ những người ăn xin hay quá đói). Tôi có lần mời cam một bé gái –lý do đứa em trai của bé được mẹ cho ăn quá trời, bỏ đứa con gái ngó miệng, lúc đó tôi đang gặm một con gà chiên, thấy áy náy quá, mà tôi biết mời đồ ăn dở dang, dân Trung Quốc dễ gì nhận, nên lấy một quả cam ra mời thì bé gái từ chối ngay. Và sau vài lần khác thì tôi có kinh nghiệm rằng dân Trung Quốc không dễ gì nhận đồ ăn của người khác đâu.

Khi tôi đang ăn thì thấy vài ông già Trung Quốc nhìn nhìn. Tôi hay gặp ánh nhìn này ở nhiều công viên lắm. Chả hiểu nhưng bây giờ thì tôi “ngộ” ra rằng chắc ở Trung Quốc, phụ nữ ra công viên ngồi một mình là gái làm tiền đây. Họ nhìn nhìn chắc chờ tôi ăn xong để ngỏ giá ấy mà. Đúng là đáng ghét.

Giá vé vào cửa cho Wenfeng Temple là 15 RMB và các xe buýt 31, 34, 46 có thể đi đến đây. Gần đấy thì có một siêu thị, sau 8h tối bán trái cây khá rẻ, giá cả cho lê và bom chỉ còn 2 RMB/kilo và những trái cây khác có thể chỉ còn phân nửa giá tiền.

Ngoài ra, các khu đường Jiefang và Renmin cũng khá tấp nập. Đi thẳng đường Renmin là thư viện chữ viết của Trung Quốc. Có khá nhiều tuyến xe buýt đến đây như xe buýt 1, 27, 31, 32, 33, 41,…. bởi vì thư viện này nằm cạnh bến xe phía Đông của thành phố mà. Kiến trúc của thư việc này thì không thể lẫn vào đâu được. Nhìn từ bên ngoài trông như một cung điện vàng vậy á và trông cực kỳ nổi bật. Ngoài ra, Walmart cũng nằm trên đường Renmin.

Ở đường Jiefang thì có nhiều ngân hàng và cũng có siêu thị dưới hầm nữa. Chi nhánh của China Citic Bank nằm trong một toàn nhà có kiến khá ngộ nghĩnh nhưng khá đẹp. Tôi phải công nhận rằng Trung Quốc có nhiều tòa nhà có kiến trúc đẹp lắm. Đó là sự kết hợp giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái mới và cái cũ ấy. Cái này Việt Nam cần học hỏi.

1 nhận xét:

  1. He he, đúng là chị thích ăn, đọc bài nào của chị cũng mô tả cặn kẽ những vụ liên quan đến thức ăn. Thông cảm nha chị, dạo này google account bị sao mà em comment chị quá trời, nhưng chả thấy hiện cái nào cả.

    Trả lờiXóa