CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Cuộc nói chuyện giữa tôi và Xinran

Theo thông tin mà tôi có được từ Xinran, bạn người Hoa ở chung khách sạn thì đối với người Trung Quốc, Mông Cổ thuộc về Trung Quốc nhưng lại được sự giúp đỡ của Liên Xô nên tách ra thành một đất nước độc lập. Phần tách ra này được Trung Quốc gọi là Ngoại Mông (Outer Mongolia) còn phần vẫn thuộc về Trung Quốc thì được gọi là Nội Mông (Inner Mongolia). Phần Nội Mông này cũng giống như Tây Tạng là khu tự trị của người Mông. Tuy nhiên tỷ lệ người Mông ở đây thật nhỏ bé nên bị người Hán (chiếm hơn 75% dân số ở đây) áp đảo.

Điều buồn cười nhất tại Trung Quốc mà tôi gặp phải từ trước đến nay là cái bọn Ba Tàu này đổi quốc tịch của Thành Cát Tư Hãn luôn. Họ biến ông ta từ người Mông Cổ thành người Trung Quốc luôn đó. Có ai tin nổi không vậy? Tôi không hề biết việc này cho đến khi vào viện bảo tàng Nội Mông ấy. Tại đây, tôi đọc được rằng Thành Cát Tư Hãn thuộc dân tộc thiểu số -người Mông Cổ- tại Trung Quốc ấy. Bọn họ thật quá đáng!!! Sao Thành Cát Tư Hãn không sống dậy mà bóp cổ họ nhỉ????

Và điều kinh dị tiếp theo, đó là vì Thành Cát Tư Hãn là người Trung Quốc nên những vùng đất mà ông ta chiếm được bao gồm luôn toàn bộ Mông Cổ, một phần nước Nga, một phần Châu Âu và Việt Nam……….. thuộc Trung Quốc. Thông tin này được Xinran khẳng định ấy. Cô ta nói sách lịch sử mà cô ta học ở Phổ thông nói như thế. Ngoài ra trong sách lịch sử còn nói rằng, công chúa Văn Thành (người được gả cho vua Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7 thì phải- tôi không nhớ rõ thời điểm lắm) không phải được gả về một quốc gia khác mà được gả cho lãnh chúa ở tỉnh Tây Tạng ấy. Vậy là họ biến Tây Tạng thành một tỉnh của mình. Vì vậy, khi họ vào Tây Tạng thì họ nói là để lấy lại quyền cai trị vùng đất này. Có lẽ họ cũng nghĩ về Việt Nam như thế sao????

Ngoài ra Xinran cũng cho tôi biết rằng họ còn đánh nhau với Ấn độ vào năm 1960 với lý do là Ấn độ muốn giành quyền cai trị Tây Tạng với họ. Theo tôi biết thì ngài Đạt Lai Lạt Ma di cư sang Ấn độ vào năm 1951 hay 1959 gì đó và được sự che chở của Ấn độ nên không bị Trung Quốc bắt. Có lẽ vì không yêu cầu được Ấn độ trả Ngài Lạt Ma về Trung Quốc mà bọn họ cho rằng Ấn độ muốn giành quyền cai trị Tây Tạng chăng??? Lúc tôi ở Dharamsala ở Ấn độ thì tôi thấy ảnh của ngài Pancheng Lama (thật ra chỉ là một đứa bé 6-7 tuổi) nhưng người Tây Tạng tin rằng ngài Pancheng Lạt Ma bị mất tích hơn 10 năm rồi (không biết còn sống không nữa) và Ngài Pancheng Lạt Ma mà Trung Quốc đang ủng hộ là giả. Đối với chính phủ Trung Quốc thì đây là Ngài Pancheng Lạt Ma thật và mới xứng đáng là Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng.

Nghe xong thông tin này tôi hỏi cô bé Trung Quốc có biết rằng các ngài Lạt Ma Tây Tạng luôn được tái sinh hay không? Và khi họ tái sinh thì những vị Lạt Ma khác mới nhận biết được bởi vì họ là những con người của tôn giáo. Cô bé ấy nói là biết. Tôi hỏi tiếp vậy chính quyền Trung Quốc làm sao biết được vị nào là tái sinh mà dám khẳng định đâu là thật đâu là giả chứ??? Cô ấy nói cũng có lý.

Ôi giời, mấy anh bạn Ba tàu nhà mình thật tham lam và buồn cười các bạn nhỉ??? Theo những gì mà người Tây Tạng trình bày cho cả thế giới biết thì Trung Quốc đã phạm vào những tội lớn nhất của Phật giáo là đánh, hành hạ và giết sư, hủy chùa và kinh sách. Khi tôi vào bảo tàng viện tại Ấn độ thì họ có kể về tội ác của người Trung Quốc đối với sư Tây Tạng (không biết tội ác của Nhật đối với Trung Quốc có giống thế không nhỉ?). Họ lấy dây thừng cột hai cổ tay của sư nữ và treo họ lủng lẳng như thế lên trần nhà. Phía dưới thì họ lấy thanh sắt xuyên qua cơ quan sinh dục của các sư nữ này. Các bạn nghĩ sao chứ tôi thấy đây giống như hình phạt mà bọn đầu trâu mặt ngựa dưới địa ngục sử dụng đối với những tội đồ ấy.

Người Tây Tạng tin rằng các Lạt Ma của họ có phép thần thông và khi các Lạt Ma này xin phép Ngài Đạt Lai Lạt Ma sử dùng phép thần thông này để đối phó với Trung Quốc thì Ngài Đạt Lai Lạt không cho phép mà nói đây là quốc nạn của toàn dân Tây Tạng và cho dù Trung Quốc có là kẻ thù của Tây Tạng thì hãy cảm ơn kẻ thù này vì họ đã dạy cho dân Tây Tạng lòng kiên nhẫn đến mức cao nhất. Các bạn có tin rằng khi tôi ở Dharamsala, Ấn độ vào tháng 5/2010 thì tôi chứng kiến cảnh toàn dân Tây Tạng ở đây tổ chức buổi lễ cầu nguyện cho những nạn nhân động đất tại Trung Quốc trong vòng 7 ngày trời không? Họ cầu nguyện cho cả người Tây Tạng và Trung Quốc bị chết và bị thương trong trận động đất ấy. Sau đó thì họ phát thức ăn cho những người tham gia cầu nguyện. Tôi cũng được “ăn ké” nữa đấy.

Khi tôi nói cho cô bé Trung Quốc điều này thì cô ta nói ở Trung Quốc, họ được xem các băng hình cảnh người Tây Tạng đánh và giết người Hán. Tôi nói ở Tây Tạng có một vùng đất gọi là Kham. Dân vùng này hay cột ru băng đỏ lên mái tóc dài được tết lại và quấn tết tóc này vòng quanh đầu (cô bé nói có thấy bọn họ ở Sichuan). Đây là dân “gai góc” nhất mà ngay cả người Tây Tạng còn phải nể sợ. Trước khi Phật giáo được giới thiệu vào Tây Tạng thì các chiến binh Tây Tạng lẫy lừng trên thế giới lắm đấy (họ chinh phục các vùng đất chỉ để chứng tỏ sức mạnh chứ không để cai trị) và rất nhiều chiến binh vĩ đại xuất phát từ vùng Kham này lắm. Vì vậy tính cách ngàn đời đó vẫn ẩn chứa trong họ ấy. Và họ là những người không chấp nhận chính sách “hòa bình” của Ngài Đạt Lai Lạt Ma đối với Trung Quốc. Vì vậy họ sẳn sàng gây hấn và đánh nhau với người Hán mỗi khi có cơ hội. Tuy nhiên họ không phải là đại diện cho toàn dân Tây Tạng.

Xinran nói những thông tin này tại Trung Quốc không ai biết đâu. Cái mà họ biết đó là dân Tây Tạng là dân thích “gây hấn” với người Hán. Lúc này tôi lại nhớ đến hai bạn trẻ Việt Nam mà tôi gặp tại Chengdu (Thành Đô) tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên) làm việc cho công ty Intel và được cử sang Trung Quốc công tác một tháng ấy, cũng nói những thông tin như thế về người Tây Tạng khi tôi hỏi họ có đến khu người Tạng tham quan không? Họ nói người Tạng thích “gây hấn” lắm nên không dám đến. Lúc đó tôi chỉ ngạc nhiên không biết vì sao họ nói thế với người Tạng. Bây giờ thì tôi “ngộ” ra rồi. Họ làm việc chung công ty với các đồng nghiệp người Hán nên được những bạn Hán này “đầu độc” cho những thông tin vớ vẩn ấy.

3 nhận xét:

  1. Tôn giáo bản thân nó là chuyện rất cá nhân. Cũng từ mong muốn đi tìm, khám phá, nhìn ngắm 'thực tế cuộc sống này là gì?' rất riêng trong người mình mà bạn đã lên đường chu du khắp chốn. Cũng giống như Đức Phật ngày xưa bỏ cung điện đi tìm hiểu, nó cũng là 1 ý muốn rất cá nhân của Ngài. 1 chuyện rất cá nhân, trải nghiệm rất cá nhân thì không cần lập thành tổ chức. Nếu có bất cứ hình thức chia sẻ kinh nghiệm và dẫn dắt nào thì nó cũng thuộc dạng 'tùy duyên' mới là tự nhiên. Một khi đã lập thành tổ chức thì những thứ 'tự nhiên', 'cá nhân', 'bộc phát', 'cảm hứng' ... như vậy biến thành khuôn mẫu, hệ thống, sự cứng nhắc, 1 thực thế, thì chắc chắn sẽ phát sinh cái đối lập, cái chống cự lại nó. Nhìn lại "lịch sử vật chất" của Phật giáo sẽ thấy rõ nó từng bị những thế lực khác tàn phá bằng bạo lực nhiều lần mỗi khi nó phát triển mạnh thành hệ thống.

    Tính chất tôn giáo thật sự đâu nằm trong cái hệ thống mà nằm trong khao khát nhìn thấy sự thật của mỗi người. Hai chữ "phật giáo" cũng chỉ là cái tên, 1 từ ngữ. Văn hóa Phật giáo Tây Tạng đã tích tụ thành 'hệ thống', thành vật chất, thành 1 định hình, trong khi chân lý là cái 'vô hình', 'không tên'. Nếu nó cứ 'vô hình', 'không tên' thì có cái gì tàn phá được nó, có cái gì đối lập với nó đâu?

    Có lẽ những can qua dữ dội xảy ra là một lực cần thiết của tự nhiên để phá cái tính hệ thống hư ảo đó và đưa tôn giáo thật sự về từng cá nhân. Chính người Tây Tạng cũng nhận ra là, trong cuộc khủng hoảng đó, văn hóa phật giáo tây tạng vốn tích tụ và ẩn mật đã được phá banh ra. Các nhà sư Tây Tạng đã đi ra khắp nơi trên thế giới và nhớ đó các linh hồn đang khao khát sự thật từ khắp nơi trên thế giới nhận được duyên gặp gỡ những 'nhà nghiên cứu tâm thức' đầy kinh nghiệm lâu lâu mới rời bỏ hang núi 1 lần như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Tôn giáo bản thân nó là chuyện rất cá nhân. Cũng từ mong muốn đi tìm, khám phá, nhìn ngắm 'thực tế cuộc sống này là gì?' rất riêng trong người mình mà bạn đã lên đường chu du khắp chốn. Cũng giống như Đức Phật ngày xưa bỏ cung điện đi tìm hiểu, nó cũng là 1 ý muốn rất cá nhân của Ngài. 1 chuyện rất cá nhân, trải nghiệm rất cá nhân thì không cần lập thành tổ chức. Nếu có bất cứ hình thức chia sẻ kinh nghiệm và dẫn dắt nào thì nó cũng thuộc dạng 'tùy duyên' mới là tự nhiên. Một khi đã lập thành tổ chức thì những thứ 'tự nhiên', 'cá nhân', 'bộc phát', 'cảm hứng' ... như vậy biến thành khuôn mẫu, hệ thống, sự cứng nhắc, 1 thực thế, thì chắc chắn sẽ phát sinh cái đối lập, cái chống cự lại nó. Nhìn lại "lịch sử vật chất" của Phật giáo sẽ thấy rõ nó từng bị những thế lực khác tàn phá bằng bạo lực nhiều lần mỗi khi nó phát triển mạnh thành hệ thống.

    Tính chất tôn giáo thật sự đâu nằm trong cái hệ thống mà nằm trong khao khát nhìn thấy sự thật của mỗi người. Hai chữ "phật giáo" cũng chỉ là cái tên, 1 từ ngữ. Văn hóa Phật giáo Tây Tạng đã tích tụ thành 'hệ thống', thành vật chất, thành 1 định hình, trong khi chân lý là cái 'vô hình', 'không tên'. Nếu nó cứ 'vô hình', 'không tên' thì có cái gì tàn phá được nó, có cái gì đối lập với nó đâu?

    Có lẽ những can qua dữ dội xảy ra là một lực cần thiết của tự nhiên để phá cái tính hệ thống hư ảo đó và đưa tôn giáo thật sự về từng cá nhân. Chính người Tây Tạng cũng nhận ra là, trong cuộc khủng hoảng đó, văn hóa phật giáo tây tạng vốn tích tụ và ẩn mật đã được phá banh ra. Các nhà sư Tây Tạng đã đi ra khắp nơi trên thế giới và nhớ đó các linh hồn đang khao khát sự thật từ khắp nơi trên thế giới nhận được duyên gặp gỡ những 'nhà nghiên cứu tâm thức' đầy kinh nghiệm lâu lâu mới rời bỏ hang núi 1 lần như vậy.

    Và nếu nhìn 1 cách toàn thể như vậy, thì phải cám ơn kẻ thù - Trung Quốc. :)

    Phải không bạn? Còn những người bị tra tấn dữ dội, những người bị mạt sát, đàn áp, những người chọn con đường tự thiêu ... biết đâu tâm thức của họ đang chọn bài thực tập đó. Bài thực tập rất khó về sự nhẫn nhịn, sự từ bỏ cái tôi một cách cao độ nhất. Đó là bài học của riêng từng người. Nếu nhìn được ở mức toàn thể, thì mới hiểu sâu xa được toàn bộ. Còn bây giờ ta đã có được cái 'nhìn toàn thể' đó chưa? Ta vẫn còn nhìn trên những con mắt và sự phán xét rất bên ngoài, personal, bằng quá khứ, bằng sự hiểu biết (vốn luôn là hạn chế) thì sao ta kết luận được gì? mà không được gì thì hình thành cảm xúc, giận giữ làm chi? cho nó lại ô nhiễm môi trường tâm lý bằng sự giận dữ đó?

    Trả lờiXóa