CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Vì sao tôi phải đến Varanasi?????????????



Japanese Temple tại Sarnath khoảng 10 ngày (không hiểu sao lại ở đó lâu nhỉ????? Chắc mê trai hay sao ấy???????????), tôi quyết định gửi hành lý, chỉ lấy một ít đồ dùng và lên xe đạp đi Varanasi. Tôi muốn thấy con sông Hằng linh thiêng tại Varanasi mà.

Bây giờ thì tôi tiết lộ bí mật vì sao tôi lại khăn gói sang Ấn độ nhé!!!!! Số là năm 2010, tôi đã nảy ra ý định sang cái xứ cà ri này rồi nhưng……….…..không dám đi. Một người bạn Ý biết được nên động viên tôi đi bằng cách nói: You should go there. India will change you.

Được động viên vẫn chưa dám đi. Tình cờ tại Cambodia gặp 1 cô gái Ý bằng tuổi tôi. Cô ấy là một fan cuồng của Ấn độ và tìm cách truyền niềm đam mê điên cuồng ấy sang tôi bằng cách kể rất nhiều chuyện về Ấn độ. Cô ấy là một social worker và từng làm dự án về Ấn độ đến 7 năm.

Bị lây sự điên cuồng của cô gái Ý nhưng vẫn chưa hạ quyết tâm. Một lần cô ấy dẫn tôi đi xem một bộ phim tựa đề là “Water” của nữ đạo diễn Ấn nổi tiếng khắp nơi trên thế giới nhưng trong nước không ai biết danh. Lý do: phim của bà phản ánh quá thực xã hội Hindu tàn nhẫn của Ấn nên bị chính phủ Ấn cấm lưu hành trong nước. Bà làm một loạt phim về Ấn độ và các tên phim đều lấy theo các yếu tố phong thủy: kim, mộc, thủy hỏa, thổ. Đó là nữ đạo diễn Meeta Deepa (không biết viết đúng chính tả không nữa???????)

Bộ phim “Water” mà tôi xem lấy bối cảnh là Varanasi và mô tả số phận của phụ nữ Ấn độ sau khi chồng qua đời. Trời đất, bộ phim mô tả ghê gớm đến nỗi sau khi phim kết thúc, tôi ngồi thần người ra và nhất khoát phải đi Ấn độ một chuyến no matter what, mục đích là để đến Varanasi. Thế đó! No matter what!!!! Tôi phải khăn gói đi Ấn. Tháng 4/2010, chuyến đi Ấn đầu tiên của tôi kéo dài 3 tháng.

Nhưng mà vui lắm, tôi quyết tâm đi Ấn là vì Varanasi nhưng chuyến đi đầu tiên ấy, tôi đã không đến Varanasi!!!!!!!!!!!!!! Tôi lại đi nghiên cứu đạo Phật mới ghê chứ!!!! Tôi bỏ 1 tháng trời sống tại Dharamsala, mỗi ngày đi thư viện đọc sách về đạo Phật một cách say mê, mê mẩn hơn cả đọc thơ người yêu. Thật là kỳ cục các bạn nhỉ?????

Sau khi hết hạn visa ra khỏi Ấn tôi mới sực nhớ: Ủa mình đi Ấn là vì Varanasi mà sao vẫn chưa đến đó nhỉ????????? Đúng là chưa thấy con khùng nào như tôi!!!!!!!!!!!!!

Tuy nhiên sau chuyến đi Ấn ấy, tôi bắt đầu viết blog và hẹn ngày quay lại Ấn để đi Varanasi. Thế là tôi vòng vèo Myanmar, Trung Quốc, Mông Cổ, Lào, Cambodia, Thái Lan và lại quay về Ấn độ với visa 6 tháng xin tại Bangkok.(Xin visa Ấn độ ở Bangkok, Thái Lan ) Lần 2 quay lại Ấn độ, tôi cũng quyết tâm đi Varanasi nhưng khi hì hục đạp xe đến Bồ đề Đạo Tràng lại ở đó luôn 101 ngày. Rồi từ Bồ Đề Đạo Tràng lại đi thẳng luôn đến Sarnath (Vườn Lộc Uyển) định bỏ qua Varanasi luôn không đến. Nếu gần hết hạn visa, tôi dám bỏ qua Varanasi thật đấy. Nhưng số tôi còn may!!!!!Thấy còn hạn đến hơn tháng nên tôi lấy hết can đảm từ Sarnath đạp xe trở lại Varanasi và ở luôn đến 2 tuần. Hahahahahaha, cuối cùng tôi cũng thấy được con sông Hằng, cũng đến được nơi là động lực cho tôi đi Ấn 2 lần. Bài liên quan: Những hình ảnh ở sông Hằng, Varanasi

Ngày thứ hai 9/7/2012, tôi sau khi hạ hết quyết tâm thì dọn đẹp đồ, tìm anh chàng quản lý chùa để gửi hành lý và chất những thứ cần thiết lên xe đạp để đi Varanasi; tôi dự định chỉ ở tại đó vài đêm thôi bởi vì nghe nhiều du khách đồn về sự ghê gớm của bọn cò mồi ở Varanasi rồi nên cũng hơi ngán!!!!!!!

Đoạn đường từ Sarnath đến Varanasi (có 2 đường đi lận) vô cùng khó chạy và dơ do hôm trước trời mưa; đã thế đường cà tưng cà tưng y như ngồi xe ngựa. Tôi nghĩ bụng: Trời, trời, đường mà thế này mãi thì tôi bỏ cuộc quay lại Sarnath ngay. Nhưng may sao, một lát sau lại ra đường tráng nhựa, hết cảnh cà tưng cà tưng rồi. Chả hiểu bọn Ấn dùng tiền làm quái gì mà không chịu xây đường xá gì cả???????????????

Đến Varanasi là vã mồ hôi do dân Ấn chạy xe ngoài đường mà y như chạy xe trong rừng, chả có luật gì cả, cộng thêm đường xấu hoắc xấu hươ. Chạy 10 cây số trong nội thành mà mệt như mới chạy 100 cây ngoài quốc lộ vậy đó.

Tôi mò mẫm hỏi đường mãi để ra sông Hằng (Gangas River; tiếng Hindi là Gangas Naghi) và thấy ổi xẻ, mua luôn 1 ký giá Rs.20.

Cảnh sát đầy đường và cấm xe chạy nhưng có người ưu tiên tôi đi xe đạp, cho vào. Để thấy sông thì phải đi vào mấy con hẻm ngoằn nghèo trong khu phố cổ chứ chạy khơi khơi ngoài đường chính thì chỉ thấy mấy thằng Ấn mà thôi.

Trời mẹ, không hiểu cái bọn nào có thể sống được ở nơi dơ như đống rác thế này nhỉ?????? Tất cả những gì bạn thấy trong đống rác và nhà xí đều được phơi bày ra đầy đường ở phố cổ này hết, nào là rác rến, nào là phân bò, phân chó, đủ thứ hầm bà lằng. Vậy mà Varanasi là một holy city mới ớn chứ?????????

Đi ngoằn nghèo trong mấy con hẻm dơ thấy ghê này và nhỏ xíu mà nhiều khi tôi tưởng mình đang đi vào lối cụt nhưng thường cuối hẻm lại hiện ra con hẻm khác, hỏi mãi thì cũng được chỉ ra sông. Nhưng mà muốn xuống sông thì phải xuống mấy bậc thang thăm thẳm. Tôi đành nhấc xe đạp xuống vài bậc, khóa lại cẩn thận. Một người Ấn thấy bịch ổi của tôi thì ra dấu: ở đây có khỉ coi chừng chúng cướp thức ăn. Hết hồn luôn!!!!!!!!

Nơi tôi đến là Raja Ghat, tại đây tôi chứng kiến cảnh rải tro người chết trên sông. Mới đầu chả hiểu họ đang chơi cái trò gì, cứ đứng xáp lại ngó ngó là bị các vị Bà La Môn đang làm lễ đuổi ra.


Trời mưa. Rồi hết mưa. Rồi lại mưa. Đến trưa một nhóm người đến và một vị Bà La Môn trẻ tuổi làm lễ và cho phép tôi ngồi xem và chụp cảnh toàn buổi lễ, nhờ thế tôi mới biết đó là lễ rửa tội và rải tro người chết trên sông Hằng.

Tôi không dám đi xa nơi để xe đạp chỉ loanh quanh mãi khu vực ấy mặc cho một thằng Ấn trẻ dụ lên quán của nó có cái tên ngộ dễ sợ ngồi chơi.



Nó bảo đến burning ghat chơi, đang có lễ thiêu xác lớn lắm. Biết tôi người Việt Nam, nó nói: Ồ, người Việt mà cũng……………… bày đặt nói tiếng Anh nữa à??????? Nhiều người đến đây có biết nói đâu. Tôi định trả lời: tao nói tiếng Anh dở rồi đó; nhiều thằng Việt Nam không nói mà………………. bắn liên thanh, mày mà gặp được họ thì chỉ có…………….điếc thôi con chứ ở đó mà người Việt không biết tiếng Anh à!!!!!!!!!!!!!!!! Nghĩ tới nghĩ lui thấy nói ra chi để nó nghĩ rằng mình nổ, để khi nào nó gặp mấy người Việt ấy thì………..ngạc nhiên đến chết!!!!

Lúc ấy khoảng 2h chiều, bụng tôi biểu tình dữ dội quá nên phải quay lên bờ lấy xe đi kiếm thức ăn. Tôi ra đường chính, ngay khu người Hồi và chén luôn món chappati chiên ăn với thịt cừu giá Rs 10/dĩa. Tôi chén luôn 2 cái. No. Đi tìm nơi khò. Lại quay về phố cổ lần mò trúng cái Ganga River View Guesthouse, nó đòi trả Rs 3.000/đêm, ngoắt đít đi luôn. Người dân chỉ đến Vishnu Guesthouse tìm dorm. Tại đây dorm không ai ở giá Rs 90, xấu quá, thằng quản lý chảnh bà cố, cứ đinh ninh tôi là người Nhật, luôn miệng bảo: sống ở Ấn 1 năm bằng sống ở Nhật 1 tháng. Hắn cuối cùng đồng ý giá Rs 70/giường ở dorm nhưng khi ấy chủ nhà bảo dorm hôm sau sơn lại nên không ở được và giới thiệu phòng đôi giá Rs 300. Tôi không chịu. Thằng quản lý bảo ra ngoài có nhiều nơi có dorm giá Rs 100, 90, 80 lắm. Tôi làm biếng đi nên ngồi hóng mát đến tối, nó “đuổi đi” bằng cách nói: Trời tối mà mày không lo đi tìm dorm thì không thấy đường mà đi đâu con ạ! Vả lại các nhà trọ không có check in trễ, mày mà ngồi đây hoài là chả có chỗ ngủ đâu con! Tôi nói thôi không có thì ra bờ sông ngủ, nhằm nhò gì. Hắn dựng như bị kiến cắn trúng “cái ấy” vậy và nói: mày ngủ ngoài bờ sông nguy hiểm lắm con! Bọn giang hồ nó giết đó chẳng chơi đâu. Chẳng lẽ lại nói: thì được thủy táng trên sông Hằng là được lên thiên đường, không phải nhiều người lặn lội từ xa xôi đến đây để chết sao??????? Nhưng nghĩ chắc nó nói thật vì Ấn độ ít có đèn đường mà lại hay cúp điện, lằng nhằng là không thấy đường đi thật đấy!!!!

Tôi mò đến Anika GH, bên ngoài là nhà hàng, đi ra phía sau lên cái cầu thang nhỏ xíu, phòng đôi Rs 130, rẻ ve kêu nếu đi hai người,nhưng bí hơi quá nên tôi bảo muốn ở dorm, nếu tìm không có thì quay lại đây. Từ Anika GH tôi đi thẳng ra sau thì thấy Om GH nhưng thấy cửa đóng và cạnh nó Kumiko House (tòa nhà mới) có thằng Ấn đứng bên ngoài. Tôi hỏi dorm, hắn nói có nhưng ở chỗ khác, không phải ở đây. Nghi ngờ vì bọn Ấn hay bảo hết chỗ và dẫn đi nơi khác lắm. Tôi dè dặt đi theo. Thì ra hắn dẫn đến Kumiko cũ, giới thiệu với mama và dẫn lên xem dorm, giá Rs 80/đêm. Ok. Hắn dẫn tôi quay lại Kimuko mới để gửi xe đạp, rồi tôi mang hành lý qua dorm ở Kumiko cũ ngủ. Ngôi nhà của tôi tại Varanasi

Lúc ấy trong dorm đa phần là bọn Trung Quốc đến Ấn qua ngã Tây Tạng và Nepal. Ấn độ “ưu đãi” Trung Quốc lắm, tại Bangkok các quốc tịch khác thì cấp visa 6 tháng nhưng Trung Quốc chỉ được 3 tháng; tại Nepal thì cấp 3 tháng cho các quốc tịch nhưng Trung Quốc chỉ được 1.5-2 tháng. Hehehehehehehe ai biểu làm người Trung Quốc chi cho bị ghét thế!!!!!!!!!

Ngẫm đi ngẫm lại thấy tội nghiệp người dân Trung Quốc, dù được may mắn bước chân ra nhìn ngắm thế giới nhưng lại không có đủ tiếng Anh để đọc các bài viết bằng tiếng Anh, quanh đi quẩn lại chỉ là các trang tiếng Hoa, không biết skype là gì chỉ biết dùng qq, không biết đến Facebook thực sự, chỉ biết đến trang ren ren; tất cả những trang viết bằng tiếng Hoa nên thông tin dĩ nhiên là chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nên dĩ nhiên thông tin bị kiểm soát. Do đó khi tôi bảo họ rằng: ra được thế giới là tốt nhưng cần open-minded thì mới hiểu được sự thật các con ơi!!!!!!! Bọn chúng chả tin, cứ luôn miệng gào: Chúng tao được tự do nhìn ngó và thảo luận mọi chuyện mà, có gì mà chúng tao không biết. Tôi hỏi có biết Tân cương đòi tự trị và Nội Mông năm ngoái dậy sóng ba đào không vậy mấy con??? Nội Mông “dậy sóng” Chúng bảo mấy cái đó làm gì có, toàn là dựng chuyện vớ vẩn. Dựng cái mồ mả nhà mày ấy, năm ngoái bà ở Nội mông, bà tận mắt thấy mà mày dám bảo bà dựng chuyện à???????? Thôi kệ, chúng cứ đi tiếu ngạo giang hồ riết thì cũng nhận ra đâu là chân lý thôi nên nói chi cho mệt các bạn nhỉ!!!!!!!!!!

Có bạn sinh viên Trung Quốc còn tệ hại hơn nữa. Khi ở Tây Tạng bị cái đám Lạt ma mẹ kiếp (cái bọn bị mua chuộc ấy) nhồi sọ cho cái tư tưởng này: Ngài Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng năm nào cũng về Tây Tạng thuyết pháp và người dân Tây Tạng từ già đến trẻ đều biết mặt Ngài. Nó còn bảo mỗi tỉnh thành Trung Quốc đều có một vị Đạt Lai Lạt Ma mà. Tôi không cần giải thích nhiều bởi vì có một bạn trẻ Trung Quốc khác ở cùng dorm đã từng ở Dharamsala 7 ngày nên biết đâu là sự thật giải thích cho bạn sinh viên gà mờ này. Bạn ấy nói đến đâu là bạn gà mờ, mắt chữ ơ mồm chữ o đến nấy. Bạn ấy bảo trong đời lần đầu được nghe chuyện lạ lùng đến thế!!!!!!!!!

Qua trường hợp của bạn này, tôi mới thấy thật ra trước đây mình trách oan nhiều bạn Trung Quốc như thế khi chửi rủa họ quá trời vì họ nói xấu Ngài Đạt Lai Lạt Ma. Họ cũng là nạn nhân mà. Theo tôi, lý do dân Trung Quốc căm ghét Ngài là vì họ không thích chính sách của Ngài và họ nghe những gì Ngài nói thật chướng tai gai mắt. Tôi nghĩ người mà họ được nghe và chửi rủa thật ra là một Đạt Lai Lạt ma giả do một bọn khốn khiếp nào đó dựng lên nên tóm lại các bạn sinh viên ấy ghét người giả chứ họ làm gì thấy và nghe được người thật nói mà ghét. Hóa ra hổm nay tôi toàn chửi oan họ không hà!!!!!!!!!!!!! Sám hối sám hối nghen!!!!!!!!!! Tôi thương người dân Tây Tạng!!!!

Chính phủ Ấn độ cũng có lắm chuyện để bàn. Anh chàng con chủ nhà Kumiko bảo tôi rằng chính phủ Ấn độ là một chính phủ tham nhũng bà cố, cứ người nào lên cầm quyền một thời gian là thành tỷ phú cả. Anh ta bảo: tiền của chính phủ Ấn gửi ngân hàng Thụy Sĩ nhiều đến nỗi chỉ cần họ đồng lòng rút tiền cùng lúc là ngân hàng Thụy Sĩ sập cái rầm. Àh, hóa ra Ấn độ giàu sụ vậy à????

Mấy người ở Ladakh thì luôn lắc đầu mỗi khi nói đến chính phủ của mình. Họ bảo Trung Quốc đang đòi phân nửa Ladakh và xây đường lộ đẹp đẽ bên phía Trung Quốc kéo dài đến gần Ladakh, đã thế còn kéo được đồng minh với Pakistan và cũng xây đường đẹp đẽ bên phía Pakistan. Chỉ cần chiến tranh nổ cái ầm là hai mũi từ Trung Quốc và Pakistan tiến đến Ladakh ngay. Trong khi đó chính phủ Ấn thì lấy tiền cho vào ngân hàng Thụy Sĩ cả, không chịu xây dựng đường sá. Nên nếu có chiến tranh thì chắc chắn Ladakh bị mất. Khi tôi bảo mấy thằng Trung Quốc như thế, chúng nó nói: chính phủ Trung Quốc lấy tiền xây đường còn chính phủ Ấn độ lại dành tiền mua vũ khí tối tân để dành đánh nhau với Trung Quốc và Pakistan. Trời mẹ ơi, kiểu này mà có chiến tranh thì thế giới nó tiêu mẹ rồi còn nơi nào mà ở nữa đâu!!!!!!! Thôi ráng tu đi bà con để lỡ thế giới nó tiêu thật thì lên trển ở thôi.

(Mở ngoặc chửi tí – mẹ nó, bà căm ghét cái bọn lòng tham không đáy, có 1 luôn muốn 10, chính chúng nó gây ra sự hỗn loạn và làm cho thế giới trở thành không thể có hòa bình ấy. Cái bọn này cần được lùa vô rừng sâu núi thẳm cho học về luật nhân quả để biết sợ mà giảm cái lòng tham đi.)

Theo luật nhân quả, khi có đánh nhau, một người dù được quốc gia mình phong danh thánh hay anh hùng gì đi chăng nữa thì người ấy khi chết sẽ đầu thai thành atula cả bởi vì họ sân hận nhiều quá!!!!!!!!!!! Nên việc cổ động chiến tranh rồi cầm súng ra trận bắn giết chỉ đẩy người ta vào con đường Atula thôi các bạn ơi!!!!! Thành atula là dành cho những bậc anh hùng đấy còn nếu không thì xuống địa ngục cả. Nên chiếu theo luật nhân quả thì thành atula hay xuống địa ngục đều là bị đọa hết.

Do đó khi chiến tranh nổ ra, cho dù bạn cầm súng để làm gì đi chăng nữa, tự vệ phòng vệ hay gì gì đi nữa và được người trần mắt thịt phong chức này nọ thì cũng là vô nghĩa vì bạn chỉ có một con đường đi xuống mà không biết ngày nào lên.

Tóm lại, đứa nào cổ động chiến tranh, cắt mỏ nó!!!!!!!!!!!

Tự nhiên lại đi lan man, thôi quay lại Varanasi nghen các bạn!!!!!!!

Ở Varanasi có rất nhiều nơi dành cho người hành hương Ấn độ ở, có nơi chỉ chấp nhận người Ấn, có nơi thậm chí chỉ chấp nhận người Nam Ấn thôi, nhưng cũng có nơi chấp nhận người nước ngoài ở nếu là đi hai người trở lên. Tôi ki cút đi một mình nên bị đuổi thẳng cổ.



Khakhakhakhakhakhkha, lần đầu tiên trong đời tôi thấy một chuyện vuiiiiiiiiiiiiiiiii không thể tả. Thứ nhất là chưa thấy nơi nào mà người ta trám và làm răng giả ngay ngoài đường như ở Ấn. Phòng nha khoa lưu động ấy!!!!!!!! Bạn nào học nha khoa thì nên bắt chước đi nhé!!!!!!!! Mang phòng nha đến với mọi người dân.



Thứ hai, ở Kumiho House có wifi miễn phí nên hôm nào tôi cũng ngồi đồng lên mạng cả. Một hôm rảnh quá nên vào trang www.couchsurfing.org đăng ký làm thành viên. Chắc cái profile của tôi ấn tượng quá hay sao á mà hôm sau đã có người gửi thư mời đến Khajuraho (nơi này có ngôi đền ấn tượng lắm, toàn là khắc tượng cảnh đang làm tình) để làm tình rồi, mẹ cha nó, tôi gửi cái abuse report cho admin của trang luôn. Nhưng sau đó tôi nhận được một số lời mời từ các bạn Ấn ở khắp nơi trên đất Ấn, đặc biệt nhất là có một chàng trẻ đẹp và giàu vô cùng ở bãi biển Goa gửi thư mời. Tôi vào profile của chàng ta xem thì ôi trời có quá trời lời khen từ các du khách đã từng ở đó. Chàng ta có đến mấy cái biệt thự ở trong khu resort sang trọng bậc nhất của Goa. Mẹ ơi, giàu đến thế cơ à?????? Điều đặc biệt của trang couchsurfing là khi bạn nhận host khách thì không được tính tiền đâu đó. Vô số lời khen từ các chị em phụ nữ du khách đã từng được chàng ta host (nhưng sao chỉ có nữ mà không có nam nhỉ?????) Đáng tiếc là Goa ở tuốt phía Nam mà tôi lại không nghĩ là mình sẽ đến đó nên hic hic không thể kiểm chứng lại lời khen của các bạn đi bụi khác rồi.

Tôi chưa phải là thành viên chính thức của trang couchsurfing do chưa đóng tiền thành viên mà (hình như là 10 đô/ năm thì phải??????? Bạn nào biết chi chí chính xác thì hô lên giùm cái nhé!) nhưng đã nhận được lời mời host của các bạn Ấn, ngoại trừ thằng điên đầu tiên còn lại là toàn những người có những positive references từ các du khách khác thôi. Có người bảo do đọc profile của tôi ấn tượng quá nên gửi thư mời. Hehehehehehe, tôi có khiếu viết mà, cứ 1 tôi nói thành 10 thì sao mà không ấn tượng được chứ??????????????????????????? Hehehehehehehehe Nói đùa thế thôi, chứ honesty is the best quality các bạn nhé!!!!!!!!!!!!







Sikhism - Đạo sản sinh ra những Lục Vân Tiên


Một người Sikh là một Lục Vân Tiên đúng nghĩa. Nhiệm vụ của một người Sikh là:

  • Bảo vệ người nghèo, người yếu thế và người bị áp bức.
  • Không chấp nhận sự bất công hoặc sự bạo ngược chuyên chế dưới bất kỳ hình thức và ở bất kỳ đâu.
  • Đấu tranh bảo vệ nhân quyền cho tất cả mọi người.
  • Không bao giờ “nhắm mắt làm ngơ” trước sự tàn ác, bất công, chuyên quyền, vô nhân tính, khủng bố,……….

Ý nghĩa của "Sikh" là một người học; do đó một người Sikh là một người luôn tìm kiếm kiến thức đặc biệt là kiến thức về tôn giáo hoặc tinh thần.

Singh là tên dành cho nam giới, nghĩa là sư tử; Kaur là tên dành cho nữ giới nghĩa là Hoàng tử (người Sikh không phân biệt giới tính nam nữ. Vậy mà trong phòng ăn của họ, nam nữ lại ngồi riêng; khi tôi ngồi bên dãy dành cho nam giới, họ nhìn tôi như quái vật?????????????????? Không hiểu!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!)

Hình dáng bề ngoài: đội khăn, có râu quai nón, thanh gươm, kara (sacred wrist ring.)

Người Sikh không tin vào luân hồi; đối với họ thiên đường và địa ngục chỉ tồn tại trong thế giới này.

Gurdwaras là tên gọi cho những nơi mà Sikh lui đến để thực hành tôn giáo.

Người Sikh có những nguyên tắc sống sau:

  • Kiếm sống lương thiện: không kiếm tiền bằng cách lường gạt, trộm cắp, ăn xin, trộm cắp, hối lộ hoặc kinh doanh những thứ bất hợp pháo và bất thiện như thuốc phiện, thuốc lá, thịt,……)

  • Chia sẻ với người khác: sau khi kiếm được tiền một cách lương thiện thì phải chia sẻ nó với mọi người. Người Sikh có nhiệm vụ chia sẻ với tất cả mọi người.

  • Nhớ đến Thượng Đế qua việc thường xuyên nhớ gọi tên Ngài (Amrit) – phải có nỗi sợ (noble fear) Thượng Đến trong tim để có thể thoát khỏi Maya (attachment to the world) trong khi vẫn sống trên thế giới này. Mỗi ngày trước khi bắt đầu công việc, trước khi ăn, trước khi ngủ đều phải thành tâm gọi tên Thượng Đế. Thượng đế quan sát tất cả hành vi của chúng ta.

  • Sống đơn giản; ăn uống thanh đạm do quan niệm: thế giới này chỉ là một quán trọ và chúng ta chỉ là một khách trọ; chúng ta không ở quán trọ này mãi được; do đó cần gì phải dính mắc vào nó.

Những điều cơ bản mà một người Sikh không được phép làm:

  1. Không được cắt tóc hay triệt lông trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể
  2. Không được ăn thịt (đặc biệt là thịt của gia súc được mổ theo kiểu Hồi giáo)
  3. Không được hút thuốc hoặc chích hút dưới bất cứ hình thức nào.
  4. Không được ngoại tình.

Ngoài những điều cơ bản trên còn có những điều khác mà một người Sikh cũng không được làm như:

  • Không được nhuộm tóc.
  • Không được nhận tiền trong đám cưới con cái.
  • Không được lạy hay làm lễ trong đền thờ của các đạo khác. Nhưng phải tôn trọng các tín ngưỡng khác.
  • Không thờ hình ảnh của bất cứ ai dù đó là hình của vị sáng lập ra đạo Sikhism.
  • Không được mê tín dị đoan.
  • Không được phá thai.
  • Không được đến nơi công cộng mà không có khăn đội đầu (turban)
  • Không được xuất gia (từ bỏ đời sống trần tục), phải sống cuộc sống gia đình bình thường

Vân vân vân vân……..

Tóm lại, bạn nào muốn làm Lục Vân Tiên thì theo đạo này đi nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1

(Mở ngoặc ghi chú tí: còn nhiều điều đáng nói về đạo này lắm nhưng tôi làm biếng viết quá!!!!!!!! Khi nào siêng thì cập nhật tiếp nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!! Còn nếu tôi không siêng thì các bạn lên mạng tự tìm hiểu đi nghen!!!!!!!!! Khekhekhekhekhekhe!)

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Cộng sản xây chùa ở Sarnath, Ấn độ????????????????


Lúc ở Japanese Temple, anh chàng quản lý chính từ Ladakh quay về, biết tôi người Việt Nam nên nói ở đây có chùa Việt Nam nhưng mà đang xây. Tôi bảo cũng có nghe nói nhưng lại không gần trung tâm lắm và tôi kiếm hoài cũng không thấy. Có người bảo chỉ có chùa Thái, chùa Trung Quốc, chùa Tây Tạng……….chứ làm gì có chùa Việt Nam.

Anh chàng quản lý bảo có mà, sư đó tốt bụng lắm và anh ta lấy điện thoại ra tìm số, điện, nói vài câu tiếng Anh đại ý là có người Việt Nam đang ở chùa Nhật Bản và muốn hỏi thăm về chùa Việt Nam. Nói xong anh ta đưa điện thoại cho tôi.

Giọng miền Nam. Sư bảo tôi hôm sau nhờ anh chàng quản lý chỉ đường đến chùa bởi vì từ chùa Nhật Bản đi thì không xa lắm, chừng 1.5 cây số hà. Tôi trả máy và nói với anh chàng quản lý như thế. Anh ta gật gật đầu.

Sáng hôm sau, khi vừa xong lễ puja (6-7h sáng), tôi đang lấy nước uống ở bếp thì nghe hai chú cẩu của chùa sủa inh ỏi. Nhìn ra, một nhà sư mặc kiểu Nam tông, tôi hơi nghi nghi nhưng nghĩ chắc sư Thái hay sư quen biết của nhà chùa. Tôi đưa mắt hỏi hai sư cô Tây Tạng đang ở tại chùa. Hai cô nhún vai tỏ vẻ không biết. Người quản lý đi ra, nhìn thấy nhà sư và nhìn vào bếp thấy tôi nên chỉ.

Kinh ngạc, tôi bước ra. Người quản lý nói: sư Việt Nam. Tôi ngạc nhiên thực sự. Sư bảo sợ tôi không biết đường nên đến tìm dẫn đến chùa.

Tôi vào lấy xe ra vào bảo người quản lý sẽ đến chùa Việt Nam tham quan. Sư hỏi ăn sáng chưa; nếu chưa thì ăn xong hẳn đi, tôi bảo thôi khỏi cũng được và đẩy xe đi. Sư cũng đi xe đạp, chiếc xe cộc cạch cũ kỹ.

Con đường đến chùa thì ôi trời, bùn nhão do trời mưa. Khi đến nơi, tôi nói: đường thế này sẽ khó cho ai muốn đến tham quan. Sư bảo: khỏi lo, có tiền xây chùa thì sẽ có tiền xây đường luôn.

Chùa đang xây. Sư dẫn tôi đi lòng vòng giới thiệu. Chùa sẽ có tượng Phật đang chuyển pháp luân lớn nhất thế giới. Số lượng phòng trong chùa có sức chứa đến 150 người. Mỗi phòng có hai giường, toa let trong phòng, có nối mạng internet. Đặc biệt chùa sẽ không thu tiền phòng mà để khách tự cúng dường. Sư bảo tâm nguyện của sư là biến nơi đây thành ngôi nhà chung của người Việt Nam ở Sarnath nên tạo mọi điều kiện cho người Việt ở. Sư chuyển sang Nam tông nhưng tôn trọng người ăn chay thuần túy qua việc xây hẳn hai nhà bếp riêng biệt – một chay một mặn. Đồ dùng của hai nhà bếp tách riêng ra, không dùng chung.

Khi tôi hỏi sao hỏi thăm chùa Việt Nam, nhiều người dân không biết. Sư bảo hỏi thăm Temple Number Nine thì nhiều người biết hơn do chùa có liên quan đến nhiều con số chín lắm. Ngoài ra sư sinh năm 69, cũng là số 9.

Hiện sư chỉ có một mình xông pha cùng thợ xây người Ấn- những người làm việc theo kiểu tài tử vô cùng. Làm rất chậm. Sư bảo khoán theo mét vuông và khoán thầu sẽ đỡ hơn. Sư nói: chắc họ nghĩ làm nhanh thì không làm việc trong chánh niệm được nên họ vừa làm vừa chánh niệm mới lâu thế hehehehehe. Sư bảo Ấn độ là thế: mướn 3 thằng thì chỉ để hai thằng làm thôi, cho thằng thứ 3 canh me hai thằng kia, làm biếng là thúc giục liền; như vậy mới mong xong việc.

Nhiều người bảo sư một mình vò võ không sợ bọn Ấn vào cướp tiền à? Sư bảo ai nói thế thì bảo: khi cướp vào thì bảo nó: một là bọn mày chờ đây, tao qua chùa Miến lấy tiền về đưa; hai là tao ở đây, tụi mày qua đó lấy tiền. Chứ tao ở một mình đâu có giữ tiền làm gì.

Sư bảo sư tự ra chợ mua vật dụng; xi măng cát đá thì cần xe tải chở chứ mấy cái nhỏ hơn thì sư lọc cọc ra chợ mua rồi đạp xe vác về. Chùa xây chưa đến 2 năm mà thay đến 3 chiếc xe đạp do khiêng vác nhiều đồ quá, xe đạp chịu không nỗi, hư hết. Sư bảo có khả năng mua một chiếc xe du lịch để chở đồ đỡ cực nhưng nếu làm thế thì tụi Ấn sẽ nhìn với ánh mắt khác.

Sư bảo ở Ấn độ 10 năm nên hiểu tụi nó. Chùa xây lớn bao nhiêu tụi nó không cần biết nhưng chỉ cần có chiếc xe du lịch là thuộc giới có tiền nên nó sẽ đối xử theo kiểu khác. Khi sư chỉ có chiếc xe đạp lọc cọc còn tụi nó đi xe máy nên nó nghĩ mình thua nó, nó thây kệ, nó thương. Khi có xe du lịch, nó thấy hơn nó là nó kiếm chuyện nọ chuyện kia. Sư bảo có khi người ta vào chùa ăn xin thấy sư trụ trì đi vác đá vác xi măng, ngạc nhiên quá nên không thèm xin nữa mà đi ra luôn.

Theo tôi, không chỉ dân Ấn mà dân khác cũng thế, đặc biệt là dân Việt Nam, cứ thấy ai hơn mình là tìm cách kéo người ta xuống để họ thấp hơn; nếu không kéo được thì đặt chuyện nói xấu hoặc tìm cách hãm hại. Điều là do lòng ích kỷ mà ra cả. Do đó mà trong đạo Phật, đức tính được nhấn mạnh nhất là loving-kindness (tiếng Pali là metta) nghĩa là tình thương dành cho tất cả, người thua cũng thương, người hơn cũng thương; trong khi đó tiếng Việt hay gọi là lòng từ bi (compassion, tiếng Pali là kusina) nghĩa là tình thương đối với người thấp hơn. Theo tôi, thuật ngữ lòng từ bi mà các Phật tử Việt Nam hay dùng tương đương với metta trong tiếng Pali hơn, với ý nghĩa là tình thương bao trùm khắp muôn loài, không phân biệt. Để có metta thì không thể có lòng ích kỷ. Ai thấy lòng ích kỷ của mình lớn quá (cái này tự thú với bản thân đi nhé!) thì nên thực tập metta để giảm bớt.

Khi tôi hỏi tiền xây chùa là từ đâu ra. Sư bảo đa số là do phật tử Việt Nam ở Việt Nam ủng hộ chứ Việt Kiều ủng hộ ít lắm.

Sự tích sư đi xây chùa cũng vui lắm. Sư bảo trước đó có vài người Việt sang cố tìm cách xây chùa tại Sarnath rồi nhưng thất bại cả (do bị tụi Ấn lừa). Khi sư về Việt Nam, một nhà sư (tên gì quên rồi) bảo sư sang đây xây chùa và nói: chỉ có sư mới xây được chùa và đưa cho sư……………………. MỘT đô Mỹ để xây chùa ở đây. Sư chưng hửng nói: một đô thì sao con xây chùa được??????? Sư ấy bảo: người khác thì sẽ đưa nhiều hơn nhưng với sư thì chỉ cần một đô cũng xây được chùa.

Một thời gian gặp lại, sư ấy bảo: sao còn ở đây, sao chưa đi xây chùa??????????

Vậy là sư thấy mình có nhiệm vụ xây chùa Việt Nam tại Sarnath với một đô Mỹ khởi đầu.

Vì sao có rất ít người Việt ở nước ngoài đóng góp vào xây dựng ngôi chùa này????????  Vì họ nói rằng sư là cộng sản nên không thèm quan tâm. Hehehehehehehehehehehe. Đảm bảo khi chùa xây xong họ cũng sẽ không ở đâu.

Lạ thật!!!!!!!!!!!! Đã tu mà còn phân biệt chính trị thế nhỉ???????????? Mà cộng sản xây chùa thì cũng tốt có sao đâu???????????? Một cái chùa thì là một cái chùa. Khi vào chùa đừng có ANIMAL TALK thì ai làm gì được ta. Noi gương Đức Phật kìa!!!!!!!!! Ngài bảo: Cái mà ta biết như rừng nhưng cái mà ta dạy các ngươi như một nhúm lá trong bàn tay. Vì sao???? Vì Đức Phật chỉ mở miệng nói những gì giúp cho người khác đạt đến sự giác ngộ mà thôi; tất cả những gì không giúp cho sự giác ngộ thì Người im lặng, ai chửi bới mắng mỏ đe dọa thì cũng mặc. Và những đệ tử đầu tiên của Ngài cũng thế, không nói nhiều nhưng khi mở miệng ra nói thì toàn nói những điều dẫn người ta vào con đường giác ngộ. Còn các vị tu hành thế nào???????????? Tu không lo tu, lo bàn luận chuyện đông chuyện tây để rồi lại phân biệt chùa cộng sản với không cộng sản. Thật nực cười!!!!!!!!! Vào chùa chỉ nói đến chuyện giác ngộ thì ai làm gì được ta????????????

Có thể đó là lý do người ta vào chùa, đi chùa thì nhiều, mà vào chùa nói cũng lắm nhưng toàn là ANIMAL TALK.

Có người còn kể cho tôi nghe rằng tại một chùa Việt Nam ở Bồ Đề Đạo Tràng có một anh chàng đến làm việc công quả chăm chỉ 3 tháng. Sau đó một đoàn ngoại giao gì đó qua và nhận diện anh ta là người của nhà nước hay của bộ công an thì sư trụ trì đuổi thẳng cổ vì nghĩ anh ta là gián điệp.

Thật nực cười!!!!!!!!! Nếu nhà sư không có ANIMAL TALK thì việc quái gì phải sợ gián điệp. Thứ hai, lỡ anh ta hối cải mộ đạo muốn tầm pháp mà đuổi người ta như thế. Thứ ba nhà sư óc phân biệt còn cao quá, không có metta (loving-kindness), một đức tính cực kỳ quan trọng của người tu hành để đạt đến sự giác ngộ.

Tóm lại, một khi đã bước chân vào chùa thì không mở miệng nói nếu đó không là cái dẫn người ta đến con đường giác ngộ các bạn nhé!!!!!!!!! Tránh ANIMAL TALK trong chùa thì tránh được phiền phức cho cả mình và nhà chùa đấy!

Nếu muốn đóng góp cho chùa có tượng Phật chuyển pháp luân cao nhất thế giới thì hãy liên hệ Sư Thích Tường Quang.

Chùa Đại Lộc
13/46 - M-5, Khajuhi, Sarnath, Varanasi: 221007
U.P. India
Tỳ kheo: Thich Tường Quang
Mobile: (0091) 9936630292
Email: sutuongquang@yahoo.co.in
Website: www.phatgiaonguyenthuy.com


Vài hình ảnh về ngôi chùa đang xây:


Tượng Phật chuyển Pháp luân lớn nhất thế giới đang được xây dựng.

Mô hình thu nhỏ của tượng Phật chuyển Pháp luân.
Hai toà nhà dành cho người hành hương vẫn đang được xây dựng.
Có cả cấu trúc chùa Một Cột nữa đây.
Sư Thích Tường Quang


Thầy Tường Quang bảo đang nghĩ đến cổng chùa xây theo kiểu này mang rặc tính an nam mít, nghĩa là khi nhìn cái cổng người ta không thể nhầm với chùa Trung Quốc hay Thái lan được. Thầy bảo nghĩ đến cổng có hình sao khuê, tượng tự như cổng Quốc Tử Giám. Cũng hay nhỉ???????? Kiến trúc ấy chỉ có VN mới có thôi phải không các bạn???????????

Bài liên quan: Sarnath, Varanasi, India  

ANIMAL TALK

32 kinds of talk obstructing fruition and rebirth in higher planes:

1. Talk about kings
2. Talk about robbers
3. Talk about ministers of states
4. Talk about armies
5. Talk about dangers
6. Talk about battles
7. Talk about food
8. Talk about drinks
9. Talk about clothing
10. Talk about dwellings
11. Talk about garlands
12. Talk about perfumes
13. Talk about relations
14. Talk about vehicles
15. Talk about villages
16. Talk about market towns
17. Talk about towns
18. Talk about districts
19. Talk about women (men)
20. Talk about heroes
21. Talk about streets
22. Talk about watering places
23. Talk about relatives who have passed away
24. Tittle - tattle
25. Talk about the origin of the world
26. Talk about the origin of the ocean
27. Talk about annihilation belief
28. Talk about eternity belief
29. Talk about worldly gain
30. Talk about worldly loss
31. Talk about self-indulgence
32. Talk about self-mortification

These 32 types of talk are listed in the Sandaka Sutta (Middle- length Sayings, Sutta 76) where the wanderers are talking all kinds of worldly talk. Seeing Venerable Ananda coming, the wanderer Sandaka tells them to be silent, saying that the Buddha's disciples do not like a lot of noise.


Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Trung Quốc đâu có sai khi bảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc Trung Quốc!!!!!!

Lúc này nhan nhãn trên Facebook và nhiều trang web, mọi người thi nhau chửi rủa, đả phá Trung quốc quá trời và bảo rằng họ muốn cướp đảo cướp đất của ta.

Vì sao tôi bảo rằng Trung Quốc không sai khi cho rằng Hoàng Sa Trường Sa là thuộc Trung Quốc????????? Vì ngay cả người Việt cũng thừa nhận vùng biển Việt Nam thuộc Trung Quốc rồi mà! Không tin các bạn vào đọc các bài báo này sẽ thấy.

Biển Đà Nẵng bị giới thiệu là 'China Beach'

Biển Vũng Tàu cũng bị gọi 'South China Sea'

Hèn chi mà khi nói chuyện với mấy thằng đi bụi người Trung Quốc ở chung dorm ở Varanasi, Ấn độ, bọn chúng cứ đinh ninh rằng ta cướp của chúng chứ chúng có cướp gì của ta đâu và bấy lâu nay chúng nhân nhượng ta nhiều lắm rồi đó, bây giờ sự kiên nhẫn của chúng đến giới hạn rồi đó!!!!!!!

Có lần tôi thử tranh luận với chúng về vấn đề này. Đại ý như sau:

- Vì sao Trung Quốc "tình thương mến thương" với Việt Nam quá vậy, cứ khoái qua đây lấy đất lấy đảo thế!!!!!!

- Đảo của chúng tôi, chúng tôi thu hồi chứ có lấy gì đâu???? Chúng tôi có bằng chứng mà!

- Bằng chứng của các bạn là từ thế kỷ 19, trong khi bằng chứng của chúng tôi là từ thế kỷ 18 lận cơ. Vua của chúng tôi viết văn bản cử người ra giữ đảo từ cách đây mấy trăm năm mà sao một số người Trung Quốc bảo đảo này hoang vắng không ai ở????

- Chỉ có ai không biết mới nói thế chứ. Văn bản nào mới hơn thì có hiệu lực hơn chứ. Lúc quốc gia bạn bận đánh nhau với Mỹ thì Liên Hiệp Quốc ra công bố cho các quốc gia tuyên bố chủ quyền các đảo trên Biển Đông, sao các bạn không tuyên bố lúc ấy????? Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố nên bây giờ trên văn kiện Liên Hiệp Quốc hai đảo ấy thuộc Trung Quốc rồi. (Mở ngoặc chửi tí nhé!!!!!!!!!!! Mẹ mày cái thằng Liên Hiệp Quốc bà tám!!!!!!!!!)

- Lợi dụng nước tôi có chiến tranh, người dân còn chưa biết sống chết ngày nào rồi tuyên bố chủ quyền giành đảo như thế thật là tàn nhẫn. Vậy chúng tôi đợi khi nào Trung Quốc đánh nhau với Ấn độ sẽ tuyên bố Trung Quốc thuộc Việt Nam nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

- Sao bạn quan tâm đến chính trị quá vậy???????? Bạn làm nghề gì mà biết nhiều về chính trị thế??????

- Chả có nghề gì cả????????? Mấy cái này ai mà chả biết, cần gì quan tâm với chả quan tâm mới biết (Nói lịch sự thế thôi chứ trong bụng chửi: Thử có thằng đến nhà mày hiếp vợ con mày thì mày có quan tâm đến cái thằng hiếp dâm ấy không thì biết????????????????)


Lưu ý khi đến Varanasi, Ấn độ


1. Cũng giống như các thành phố khác ở Ấn độ, Varanasi hay cúp điện. Do đó nếu ra ngoài vào chiều tối thì nhớ mang theo đèn pin. Việc lần mò trong bóng đêm ở đây rất nguy hiểm đấy nhé!!!!

2. Theo quan sát của tôi thì thức ăn bán dọc theo bờ sông thường bán đắt hơn thức ăn ở Main Street hoặc thức ăn ở các con hẻm ngoằn nghèo trong khu phố cổ.

3. Ở Varanasi, đặc biệt là ở khu phố cổ, khỉ rất nhiều. Do đó việc ngồi ăn bên ngoài dễ gây sự chú ý cho chúng và dễ bị cướp thức ăn lắm đấy. Có du khách kể rằng có lần quên đóng cửa sổ mà cửa sổ lại không có song sắt bảo vệ nên buổi sáng thức dậy cùng…………….. 9 (CHÍN) chú khỉ ngồi xung quanh giường. Điều đặc biệt là mỗi con khỉ đều cầm một món đồ của anh chàng trên tay, có con cầm hẳn hộ chiếu lật xem nữa cơ. Thật là một kỷ niệm kinh dị!!!!!!!!!

Tuy nhiên không cần lo lắng khi ở tại đây đâu các bạn nhé!!!! Bây giờ nhiều nhà trọ có song sắt bảo vệ lắm; họ còn làm hàng rào cả trên sân thượng. Sân thượng nơi tôi ở được chia làm hai phần: một phần nối với cầu thang dẫn xuống các tầng dưới thì có song sắt bảo vệ; một phần không có song sắt bảo vệ để cho mọi người ngắm cảnh hóng gió. Có lần, buổi tối, cúp điện, tôi mở cửa qua phần không có rào sắt để nằm trên mặt hồ nước bằng xi măng mát mẻ ngắm cảnh thì chợt giật mình khi thấy thấp thoáng bóng ai đó ở toà nhà bên cạnh đang leo xuống. Mẹ ơi, một gia đình khỉ. Nhớ đến kinh nghiệm hãi hùng ở trên núi Nga Mi (Trung Quốc) Emei Shan, tôi nhảy luôn xuống và chạy vội qua phía kia, chốt cửa lại. An toàn rồi, quay nhìn lại, một con ở hàng rào ngay phía trên đầu, một con ngồi chễm chệ ngay nơi tôi vừa nằm. Một con vẫn ngồi im trên toà nhà kia, không nhúc nhích, chắc là khỉ con. Con ở hàng rào trên đầu còn nhe răng nhào đến tôi nữa chứ. Dù có hàng rào bảo vệ nhưng tôi cũng một phen hết hồn. Mẹ cha mày khỉ!!!!!!!!!!

Hết hồn, tôi leo xuống dưới, vào giường nằm rồi mới nghĩ: chắc gia đình khỉ đói bụng quá nên đi kiếm ăn; tiếc là tôi chả có gì cho chúng ăn cả, thức ăn tôi chén hết rồi, còn gì nữa đâu!!!!

4. Khi đến các burning ghat (những nơi có chất nhiều củi trên bờ sông) hoặc những nơi có thiêu xác, điều đặc biệt là không chụp ảnh cảnh thiêu xác. Đối với người Hindu thì phải thể hiện sự tôn trọng người chết và việc chụp hình cản trở người chết lên thiên đường. Nếu gặp du khách lớ ngớ chụp ảnh mà họ phát hiện thì có thể họ sẽ đòi bạn trả rất nhiều tiền để đền bù đấy. 

Quang cảnh một burning ghat. Tòa nhà cao cao là dành cho những người ở trong waiting list của Thần Chết.

Ở các burning ghats chính thì thường có một đội ngũ mà theo lời giới thiệu của họ thì họ là những tình nguyện viên không lương sẽ dặn dò bạn không chụp hình và đề nghị dẫn bạn vào một tòa nhà nào đó gần đấy để đóng tiền làm từ thiện. Nếu không muốn làm donation (từ thiện) thì không nên theo họ nhé!!!!!!!

5. Ngoài việc, “donation, please” ở các burning ghats thì bạn sẽ thường xuyên nghe những câu đại loại như: “boat, madam/sir;” hoặc “madam/sir, boat, cheap cheap price.” Phải trả giá và thỏa thuận về địa điểm thời gian cẩn thận đấy!

6. Chẳng những thế còn có nhiều người tình nguyện theo bạn làm hướng dẫn viên nữa đấy. Để cắt những cái đuôi như thế này, tôi thường im lặng, không nghe gì cả, mặc họ lải nhãi bằng thứ tiếng Anh dở ẹt. Nghe chi cho mệt lỗ tai, họ nói gì kệ họ, chả liên quan, nói một hồi chả thấy tôi động tịnh gì nên họ tự chán mà rút lui. Nếu bạn chấp nhận cho họ đi theo thì sẽ phải boa tiền sau đó đấy. Ngoài ra do tôi có một mình lang thang, mà một số khúc sông vắng vẻ nên việc có mặt họ làm tôi thấy nguy hiểm hơn là an toàn. Do đó tôi toàn “cắt đuôi.”

7. Khi ở Varanasi, người ta sẽ giở trò đoán quốc tịch bạn bằng cách nói: Japan; lắc đầu, Korea, lắc đầu, China, lắc đầu, Taiwan, lắc đầu. Tóm lại chưa ai đoán trúng quốc tịch của tôi cả. Khi biết tôi là người Việt Nam thì sẽ có hai phản ứng: thứ nhất, Việt Nam là nước nào thế? Thứ hai, ủa người Việt Nam cũng biết nói tiếng Anh nữa hả? Mấy người đến đây không biết nói tiếng Anh mà???

8. Không nên thuê thuyền ra sông vào buổi tối, đặc biệt là vào ban đêm do bóng tối luôn là bạn tốt của tội ác mà.

9. Ở Varanasi, nếu chụp hình các sadhu (những đạo sĩ Hindu) –những người có kiểu ăn mặc vô cùng quái dị - thì có thể phải trả tiền; thường thì là Rs 10. Tuy nhiên một sadhu đúng nghĩa không bao giờ đòi tiền trắng trợn.

Du khách đưa tiền cho sadhu sau khi chụp hình.

9. Do Varanasi là một trong những nơi linh thiêng của đạo Hindu; do đó dù thích hay không thì khi đến đây cũng phải tôn trọng tập tục của người Hindu đấy. Nơi nào gần “mặt trời”, nơi đó người ta nguyên tắc, quy củ và thành kính hơn mà.

10. Nghe đồn ở Varanasi có băng đảng mafia cực lớn; do đó chớ gây sự khi đến đây nhé!!! Coi chừng được thủy táng ở sông Hằng đấy!!!!!!!!!!! Mà nếu được thủy táng ở con sông linh thiêng thì vẫn còn may mắn, có khi chúng vứt xác vào đống phân bò (có ở khắp nơi) thì khỏi lên thiên đàng luôn.

Kinh nghiệm đau thương của tôi đây này!!!!! Nhưng đến giờ tôi vẫn chưa được thủy táng, không biết do may mắn hay chưa đến lúc bị xử nữa!

Anh chàng con chủ nhà trọ Kumiko có vợ là giáo viên tiếng Anh, đến từ thành phố Calcutta, thủ phủ của tỉnh West Bengal. Họ có với nhau một đứa con gái 4 tuổi đáng yêu vô cùng!!!!


Chị vợ vô cùng thân thiện với tôi và thường “hello madam” mỗi khi thấy tôi. Có lần chị còn rủ cả tôi và một cô gái Hoa đến nhà bạn chơi. Lý do: hôm trước sinh nhật con bé, con chị bạn này nhưng chị ta không đi được, hôm nay đến tặng quà.

(Nói nhỏ: chị ta bảo là giáo viên tiếng Anh mà nói tiếng Anh, tôi phải vừa nghe vừa đoán, rất khó nghe; trong khi đó chồng chị ta, mama, papa, người quản lý của Kumiko House nói còn dễ nghe hơn.)

Chúng tôi đến đó và được đãi ăn bánh pizza nữa cơ. Gia đình này thuộc dạng khá giả. Chị bạn, giáo viên nhạc ở trường cấp hai (thực ra hai người là đồng nghiệp) mua căn hộ kế bên cho ba mẹ mình dọn đến ở.

Từ trái sang: cô gái Hoa, con dâu của Kumiko House, con bé 4 tuổi, con bé 7 tuổi (sinh nhật của bé này đây), mẹ bé 7 tuổi (giáo viên nhạc.)

Họ cho tôi thông tin thú vị là gia đình khá giả trở lên chỉ có một con thôi, dù gái hay trai chỉ một là đủ. Đảm bảo thế hệ trẻ Ấn trong tương lai toàn là công chúa hoàng tử.

Tóm lại tôi có thời gian khá vui tại gia đình họ.

Một hôm, tôi đi xem lễ Ganga Aarti về, thấy còn sớm nên mang máy tính đến Kumiko House mới để vào mạng. Vừa vào cửa đã…………………… hết hồn bởi tiếng anh chồng quát người quản lý, giọng vô cùng tức giận, không thấy ai ngoại trừ hai người họ và thêm một người vừa nói chuyện với mama papa ở Kumiko House cũ và đến trước tôi vài giây. Tôi nghĩ chắc là sếp mắng nhân viên làm sai và anh chàng quản lý chắc phạm lỗi nghiêm trọng lắm nên mới bị quát tháo dữ dội thế này.

Tôi sợ quá, xách máy trở về, thấy thái độ của mama papa kỳ kỳ (chắc họ đã biết chuyện). Tôi mua một chai nước uống rồi đi lên cầu thang. Chị vợ từ đâu xuất hiện chào tôi, tôi nói bâng quơ: “Your husband is getting angry over there.” Tôi nghĩ chuyện chồng mất bình tĩnh thì phải nói cho vợ để vợ làm dịu chồng xuống. Ngoài ra do tôi “bà tám” nên có thể hy vọng chị vợ sẽ cho biết nguyên nhân nổi giận của chồng mình. Tuy nhiên phản ứng của chị vợ làm tôi hơi bất ngờ, chị ta chạy ra nhà trước hỏi mama papa ngay bằng tiếng Hindi, sau đó quay sang tôi và nói: “Thank you for your information.” Chị ta cám ơn hai lần.

Thấy hơi lạ lạ nhưng nghĩ chắc đó là phong cách Ấn nên tôi cũng không quan tâm, lên dorm và ngồi “tám” với ba sinh viên Trung Quốc mới đến từ Nepal.

Hôm sau mọi chuyện vẫn bình thường. Đến khoảng trưa chiều, anh chồng, người bốc mùi rượu đến chỗ tôi đang ngồi vào mạng và nói: You don’t know the result you did by talking to my wife what you saw in here yesterday. Tái mặt. Anh ta bảo tôi theo ra bàn tiếp tân rồi trình cho thấy giấy tờ bằng tiếng Hindi bảo rằng người quản lý hôm qua nổi khùng đòi ra đường sắt tự tử, và tự lấy búa đập vào đầu nên anh ta phải đưa vào bệnh viện và làm cho anh chàng calm down bằng cách quát tháo ầm ĩ. Bất ngờ trước thông tin này vô cùng bởi vì anh chàng quản lý chả có biểu lộ gì là tâm thần cả, vậy mà………… Thật ra chiều hôm trước, tôi đã thấy có chuyện lạ lạ ở đây rồi. Anh chàng quản lý có vẻ bồn chồn, đeo ba lô như thể muốn đi đâu. Anh con trai chủ nhà thì cứ ra vào lấy dụng cụ này nọ. Tôi chả quan tâm nên ai làm gì cứ làm.

Sau khi cho tôi thấy chứng chỉ y khoa bằng tiếng…….Hindi (hiểu được chết liền) anh chàng cố giải thích là người quản lý bị khùng nên anh ta trấn an chứ có đánh đâu mà tôi bảo chị vợ rằng anh ta đánh người quản lý. Tôi sửng sốt và nói: Tôi đâu có bảo với chị vợ như thế; tôi chỉ nói: “Your husband is getting angry” thôi mà.

Anh chồng bảo chị vợ bây giờ nghĩ ra cả câu chuyện rằng anh chồng bị tâm thần đã dùng búa đập vào đầu người quản lý nên bây giờ đâm đơn ly dị. Nếu ly dị thì gia đình anh ta phải trả cho chị ta rất nhiều tiền (theo luật mới ban hành thì chia đôi tài sản).

Anh ta bảo vợ anh ta là người hai mặt, là người đầu óc có vấn đề; cưới về hôm trước, hôm sau đã không thèm nói chuyện với chồng; đến hôm thứ ba thì đòi ly dị; luôn tự hào rằng mình tài giỏi hơn chồng; chồng có bằng cử nhân luật, vậy mà giờ vợ đòi lên mặt dạy luật cho chồng. Tôi cũng thừa nhận là anh ta đúng bởi phụ nữ nào mà chả thế. Lúc cùng chị vợ đi đến nhà bạn, chị cũng nói rằng chồng chị không muốn chị đi làm nhưng chị khăng khăng đòi đi và nói có thể trở về Calcutta bỏ mặc anh chồng ở Varanasi; tôi hỏi về luật ly hôn ưu đãi phụ nữ thì chị bảo đúng rồi; do đó phụ nữ bây giờ rất mạnh chứ không giống như ngày xưa.

Anh chồng bảo rằng nhà vợ anh ta phụ nữ toàn nắm quyền chồng nên vợ mình cũng muốn theo truyền thống này; ngoài ra một trong những người chị vợ đã ly dị chồng rồi nên cứ hay xúi vợ anh ta ly dị anh ta. Anh bảo chỉ có bố vợ là tốt là không muốn hai người chia tay.

Anh chồng bảo thật ra chị ta muốn chia tay lâu rồi nhưng không có lý do và tôi là người cho chị ta lý do bằng cách nói: “Your husband is getting angry” để chị ta đến và đặt chuyện. Nghe vô lý nhưng tôi thấy tránh voi chả xấu mặt nào! Tôi nói vậy ra là lỗi của tôi à? Mà tôi chỉ nói có một câu thôi, có nói anh ta đánh người đâu. Anh ta bảo bây giờ chị vợ đặt điều nói thế để chứng minh chồng mình bị tâm thần và lấy cớ ly dị. Anh ta bảo tôi phải xin lỗi. Dễ quá!!! Tôi nói nếu lỗi của tôi thì tôi xin lỗi thế thôi.

Tự nhiên nghe tôi xin lỗi xong, anh ta dịu giọng và nói thật ra không phải là lỗi của tôi mà lỗi là tôi thông báo thông tin sai người, đáng lẽ tôi phải nói cho mẹ anh ta để bà mẹ đến giải quyết mới đúng.

Ồ tôi nghi ngờ anh chồng có vấn đề gì đó muốn dấu diếm; nhưng tôi thây kệ chuyện của họ!

Anh ta bảo Varanasi có nhóm mafia lớn lắm, có thể giết người. Tôi trợn mắt lên: Nè, đừng nói là anh muốn giết vợ nghen!!! Anh ta nhìn nhìn tôi và nói: anh vợ (her brother) là một trong những mafia ở đây. Không hiểu anh ta sợ mình bị giết hay sợ tôi bị xử tử nữa?

Anh ta nói anh ta cũng có lỗi vì làm tôi sợ nhưng từ rày về sau có thấy chuyện tương tự thì đừng nói cho vợ mà nói cho mama. Tôi bảo thôi tôi bắt chước ba con khỉ: không nghe, không thấy, không nói. Anh ta bảo thế cũng tốt.

Theo tôi thì chắc anh chồng cũng có vấn đề muốn dấu nhưng toàn là đổ cả cho vợ. Anh ta còn bảo vợ mỗi khi giận anh ta là về đánh con chan chat. Trời, thiệt không vậy, con bé con họ đáng yêu muốn chết.

Tôi hỏi sao lúc cưới nhau không tìm hiểu à? Anh ta bảo hôn nhân của anh ta là arranged marriage, toàn là nhìn vào giấy tờ rồi cưới thôi. Hèn chi lúc anh ta nói cho tôi nghe về luật ly dị mới ban hành của Ấn độ, anh ta bảo anh ta phải suffer.

Tôi đảm bảo luật này mà giữ nguyên thì trong thời gian ngắn, đàn ông Ấn không ai dám cưới vợ đâu, đặc biệt là những người có tài sản. Họ sẽ bắt chước Mỹ và Châu âu: sống với nhau không hôn thú. Bạn nào muốn cưới chồng Ấn thì cưới sơm sớm nhé kẻo anh ta đổi ý đấy!!!!

Họ cưới nhau mới 4-5 năm mà là hôn nhân sắp đặt chứ không phải tự nguyện thì chuyện gây lộn là bình thường. Thậm chí có cặp yêu nhau cả chục năm, quyết tâm cưới cho bằng được; vậy là khi cưới rồi thì vẫn oánh lộn nhau hà rầm, thậm chí còn đòi ly dị nữa cơ. Tôi bảo anh chồng: hai đứa bây (nói tiếng Việt thôi, tiếng Anh mà nói vậy bị xử chắc luôn) mới cưới nhau có 4-5 năm thì chuyện xích mích cãi cọ hiểu lầm là bình thường. Nếu bây giờ nói vợ không nghe thì nói cho mấy cô bạn của vợ; họ sẽ giải thích nếu họ là bạn tốt. Anh chồng bảo: trời, thấy anh ta nói chuyện với phụ nữ (dù là khách trọ) là chị vợ nổi cơn tam bành liền. Anh ta mà tìm bạn gái của vợ nói chuyện thì chắc chắc xảy ra chuyện liền. Tôi bảo: ah, cô ta ghen à? Vậy cô ta yêu mày nên mới ghen; không yêu, ghen chi cho tốn năng lượng? Anh ta nhìn tôi ngỡ ngàng. Chả hiểu hắn nghĩ gì nữa????????

Hôm nay, papa dặn tôi: don’t talk to that lady (chỉ vào nhà trong, chắc ý nói người con dâu rồi); she is dangerous; she can kill. Trời mẹ ơi, gì mà ghê vậy!!!!!!! Bây giờ, gia đình họ thế này, mama papa và con dâu ở Kumiko cũ; mama papa ở phía trước, con dâu ở phía sau, cách nhau bằng cửa kính đen kín mít. Con bé 4 tuổi cùng bố ở Kumiko mới.

Xích mích gia đình là chuyện bình thường. Chén trong chạn còn khua thì người chung nhà “đập nhau” là chuyện thường ngày ở huyện. Quan trọng là khua như thế nào cho đừng có mẻ hay bể. Nói thế thôi chứ khó lắm nên thà một mình một chạn lăn qua lăn lại khỏi sợ khua trúng ai. Như mà lạ lắm, biết là chuyện khua chén khua đũa gây mệt mỏi bực mình nhưng người ta vẫn khoái có thêm cái chén nữa cùng ở chung chạn chứ một mình một giang sơn thì thấy buồn chán hay sao ấy??????????

Lời khuyên hữu ích nhất trong bài viết này:

Khi ở Varanasi hay bất cứ đâu, ai bảo với bạn rằng: "Chinese" hoặc "China," quay lại chỉ vào mặt đứa đó và nói: "FUCK YOU, I AM NOT CHINESE!!!!!!!!!!!!" 

 Mẹ kiếp, phải dạy cho chúng biết để sau này khỏi đoán quốc tịch bậy bạ nữa các bạn nhé!!!!!!!!!!!

Tôi đã truyền tuyệt chiêu này cho hai bạn Đài Loan ở cùng dorm; hai bạn ấy tâm đắc vô cùng, trước khi chia còn tặng tôi một postcard trong đó có câu này: "next time I will answer " Fuck you, I am Taiwanese" if anyone mistakes me for Chinese, Thai, Japanese, etc...


Khakhakhakha, tôi có đệ tử chân truyền rồi đó các bạn !!!!!!!!.

 

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Món ăn đường phố ở Varanasi, Ấn độ

Varanasi là thành phố linh thiêng (do có sông Hằng) và cũng là thành phố du lịch (một trong những thành phố  cổ của thế giới) nên du khách đổ đến khá đông. Do đó nhà hàng mọc lên như nấm. Tôi không vào nhà hàng ăn nên không biết thức ăn ở đó mắc rẻ thế nào. Tôi toàn ăn sáng tại Kumiko House, sau đó thì ra ngoài đường chính để ăn bụi.

Dưới đây là bộ sưu tập của vài thức ăn đường phố mà tôi đã nếm qua.

Món này của người Hồi, gồm có bánh mì chappati chiên ăn cùng thịt cừu cũng chiên nốt nhưng mà ngon cực lại rẻ. Chappati Rs 5/cái, thịt cừu Rs 5/ bánh.


Thịt cừu đã chiên sơ. Khi khách ăn thì chiên lại cho chín và nóng

Hấp dẫn chưa, chỉ có giá Rs 10 cho cả dĩa. Mỗi lần tôi chỉ cần ăn hai dĩa thế này là căng bụng. Rs 20, chưa đến 1/2 đô Mỹ mà có một bữa no căng rồi đấy.
Anh chàng bán hàng là người đạo Hồi cứ đoán quốc tịch của tôi mãi không được. Tôi nói đùa: đoán ra thì mới trả tiền. Anh chàng láu lỉnh bảo: ngày mai. Nhưng đến tận giờ vẫn chưa biết tôi là người nước nào.

Món bánh trong hình trên anh ta bán từ sáng đến khỏang 3h trưa. Chiều tối, sau 7h anh chàng lại bày món thịt nướng kiểu kebap ra bán. Ngon ngon ngon lắm lắm lắm mà giá chỉ có Rs 6/que thịt nướng hoặc gan nướng thôi. Thịt kebap nổi tiếng của người Hồi. Ở Thái Lan và các nước, món này mắc tiền lắm nhưng ở Ấn độ lại rẻ rề rề rề rề. Ngày nào tôi cũng ăn, ăn riết thành khách hàng thân thiết luôn. Vậy mà chàng ta vẫn không đoán được quốc tịch của tôi. Hehehehehehehe

Món thịt nướng kiểu Hồi giáo. Thịt mềm và thơm ngon. Lúc đầu tưởng thịt hư, chả dám ăn, sau biết đó là kebap, ăn quên đường về nhà luôn.
Từ khu phố cổ, các bạn cứ nói "Main Street" thì người dân sẽ chỉ đường ra đây. Dọc theo Main Street, rất nhiều người Hồi ở. Tối này tôi cũng ra đây ăn từ các quán lề đường. Cẩn thận bọn trẻ con ở đây, chúng hay đi theo bạn lải nhải bằng một thứ ngôn ngữ quái đản và làm trò với bạn. Sao ở đâu có người Hồi, ở đó bọn trẻ con mất dạy vậy nhỉ? Có lần tôi ngồi ăn và hỏi thẳng một anh chàng người Hồi (biết tiếng Anh) về việc này: tôi bảo sao bọn trẻ Hindu không làm thế bao giờ mà chỉ có trẻ con ở các  khu Hồi giáo mới làm thế với du khách. Anh ta trả lời qua quýt rằng bọn chúng là bọn thất học, bụi đời (không dám đâu, có đứa mặt mày sáng sủa, ăn mặc sạch sẽ) nên đùa với du khách tí.

Ngoài các món Hồi kể trên các bạn còn có các lựa chọn khác cho bữa ăn của mình nữa.

Egg roll, Rs 10/bánh 1 trứng; Rs 15/bánh 2 trứng. Nhiều tiệm thách lên đến Rs 15-20-25. Món này Varanasi rẻ hơn các nơi khác.

Cà rem home - made, Rs 5/que; một cái thế này là 5 que đấy nhé!!!! Có lần tham ăn quá, tôi ăn luôn 2 que, vậy là amiđan bị đau phải ngậm nước muối cả buổi mới hết.
Trước khi cắt thành từng que thì cà rem được ở trong các hộp như hộp sữa ông Thọ thế này.
Bánh dosa; plain dosa Rs10/cái; masala dosa Rs 15/cái.
Bánh này có tên nghe như itchy, có giá từ RS 3-5/ cái, tùy nơi. Do họ cho cả nước masala (cái nước tạo màu vàng ấy) vào nên rất là khó ăn đối với tôi.

Có người bán hàng dùng cả đèn dầu để chống cúp điện nữa cơ.
Nhiều du khách khi đến Varanasi đều tìm đến Blue Lassi (tên nhà hàng) ở khu phố cổ để uống lassi. Theo tôi nơi này do nổi tiếng nên thế thôi chứ lassi ở đâu cũng như nhau cả. Nơi này có giá đắt hơn do có cho cả trái cây vào để uống chung.

Banana lassi Rs 30

Mango lassi Rs 30

Plain lassi Rs 20
Nghe nói còn có mixed lassi Rs 40 nữa đó. Nơi này cũng đáng đến uống thử một lần lắm đó các bạn. Cứ đi lòng vòng phố cổ và hỏi "Blue Lassi" nhiều người biết và sẽ chỉ đường cho bạn.

Những hình ảnh lassi ở trên là trong quán nổi tiếng, còn hình ảnh bên dưới là trong quán bình dân mà tôi thường đến uống.

Lassi phải uống trong tách gốm thì mới sánh điệu. Có bảng giá nữa cơ - Rs 7, Rs 10, Rs 15.

Men trước khi pha chế lassi; lớp trên mặt là thường được hớt một ít để trên trên mỗi lassi; ngon cực kỳ!!!!!!!


Rs 15 ly tô và Rs 10 ly nhỏ hơn. Hớp một ít rồi mới nhớ là cần chụp hình quảng cáo.
Ngoài ra còn có những món ăn chơi khác cũng rẻ vô cùng. Ví dụ:

Món này giống như đậu, có giá Rs 5/gói; dân Ấn độ dùng giấy gói thế này, thấy ghê, ai dám ăn!!!!!!!
Món đậu này được làm như sau (tôi đứng "rình" cả buổi chịu bị muỗi cắn để chụp hình đấy, ông chủ quán cứ tủm tỉm, chắc tưởng tôi "ghiền" ông ta nên đứng hoài!)

Quán lề đường đây!!!!!

Cho cà chua vào.

Khoai tây.

Trộn với masala.

Đổ đậu đã luộc chín vào.

Nêm đủ thứ hầm bà lằng.

Thêm chú thích

Vắt chanh vào.

Trộn đều.

Cho ra giấy bán.

Giới văn phòng đi làm về ghé ăn rất đông!
Ngoài ra còn có món này nữa nè, có giá từ Rs 5-10.

Cân nguyên liệu

Cho vào chảo xào với muối và.........

Xong rồi!

Dùng rây lọc.

Món ăn đã sẳn sàng!

Đóng gói.
Bánh chiên nhân khoai tây nghiền Rs 5/cái

Fruit juice hấp dẫn quá!!! Chưa thử bao giờ, chả biết giá!!!!!!

Nước cam nguyên chất, không pha gì cả, khi nào khách mua mới ép, khách có thể quan sát, Rs 15-20