CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Lưu ý khi đến Varanasi, Ấn độ


1. Cũng giống như các thành phố khác ở Ấn độ, Varanasi hay cúp điện. Do đó nếu ra ngoài vào chiều tối thì nhớ mang theo đèn pin. Việc lần mò trong bóng đêm ở đây rất nguy hiểm đấy nhé!!!!

2. Theo quan sát của tôi thì thức ăn bán dọc theo bờ sông thường bán đắt hơn thức ăn ở Main Street hoặc thức ăn ở các con hẻm ngoằn nghèo trong khu phố cổ.

3. Ở Varanasi, đặc biệt là ở khu phố cổ, khỉ rất nhiều. Do đó việc ngồi ăn bên ngoài dễ gây sự chú ý cho chúng và dễ bị cướp thức ăn lắm đấy. Có du khách kể rằng có lần quên đóng cửa sổ mà cửa sổ lại không có song sắt bảo vệ nên buổi sáng thức dậy cùng…………….. 9 (CHÍN) chú khỉ ngồi xung quanh giường. Điều đặc biệt là mỗi con khỉ đều cầm một món đồ của anh chàng trên tay, có con cầm hẳn hộ chiếu lật xem nữa cơ. Thật là một kỷ niệm kinh dị!!!!!!!!!

Tuy nhiên không cần lo lắng khi ở tại đây đâu các bạn nhé!!!! Bây giờ nhiều nhà trọ có song sắt bảo vệ lắm; họ còn làm hàng rào cả trên sân thượng. Sân thượng nơi tôi ở được chia làm hai phần: một phần nối với cầu thang dẫn xuống các tầng dưới thì có song sắt bảo vệ; một phần không có song sắt bảo vệ để cho mọi người ngắm cảnh hóng gió. Có lần, buổi tối, cúp điện, tôi mở cửa qua phần không có rào sắt để nằm trên mặt hồ nước bằng xi măng mát mẻ ngắm cảnh thì chợt giật mình khi thấy thấp thoáng bóng ai đó ở toà nhà bên cạnh đang leo xuống. Mẹ ơi, một gia đình khỉ. Nhớ đến kinh nghiệm hãi hùng ở trên núi Nga Mi (Trung Quốc) Emei Shan, tôi nhảy luôn xuống và chạy vội qua phía kia, chốt cửa lại. An toàn rồi, quay nhìn lại, một con ở hàng rào ngay phía trên đầu, một con ngồi chễm chệ ngay nơi tôi vừa nằm. Một con vẫn ngồi im trên toà nhà kia, không nhúc nhích, chắc là khỉ con. Con ở hàng rào trên đầu còn nhe răng nhào đến tôi nữa chứ. Dù có hàng rào bảo vệ nhưng tôi cũng một phen hết hồn. Mẹ cha mày khỉ!!!!!!!!!!

Hết hồn, tôi leo xuống dưới, vào giường nằm rồi mới nghĩ: chắc gia đình khỉ đói bụng quá nên đi kiếm ăn; tiếc là tôi chả có gì cho chúng ăn cả, thức ăn tôi chén hết rồi, còn gì nữa đâu!!!!

4. Khi đến các burning ghat (những nơi có chất nhiều củi trên bờ sông) hoặc những nơi có thiêu xác, điều đặc biệt là không chụp ảnh cảnh thiêu xác. Đối với người Hindu thì phải thể hiện sự tôn trọng người chết và việc chụp hình cản trở người chết lên thiên đường. Nếu gặp du khách lớ ngớ chụp ảnh mà họ phát hiện thì có thể họ sẽ đòi bạn trả rất nhiều tiền để đền bù đấy. 

Quang cảnh một burning ghat. Tòa nhà cao cao là dành cho những người ở trong waiting list của Thần Chết.

Ở các burning ghats chính thì thường có một đội ngũ mà theo lời giới thiệu của họ thì họ là những tình nguyện viên không lương sẽ dặn dò bạn không chụp hình và đề nghị dẫn bạn vào một tòa nhà nào đó gần đấy để đóng tiền làm từ thiện. Nếu không muốn làm donation (từ thiện) thì không nên theo họ nhé!!!!!!!

5. Ngoài việc, “donation, please” ở các burning ghats thì bạn sẽ thường xuyên nghe những câu đại loại như: “boat, madam/sir;” hoặc “madam/sir, boat, cheap cheap price.” Phải trả giá và thỏa thuận về địa điểm thời gian cẩn thận đấy!

6. Chẳng những thế còn có nhiều người tình nguyện theo bạn làm hướng dẫn viên nữa đấy. Để cắt những cái đuôi như thế này, tôi thường im lặng, không nghe gì cả, mặc họ lải nhãi bằng thứ tiếng Anh dở ẹt. Nghe chi cho mệt lỗ tai, họ nói gì kệ họ, chả liên quan, nói một hồi chả thấy tôi động tịnh gì nên họ tự chán mà rút lui. Nếu bạn chấp nhận cho họ đi theo thì sẽ phải boa tiền sau đó đấy. Ngoài ra do tôi có một mình lang thang, mà một số khúc sông vắng vẻ nên việc có mặt họ làm tôi thấy nguy hiểm hơn là an toàn. Do đó tôi toàn “cắt đuôi.”

7. Khi ở Varanasi, người ta sẽ giở trò đoán quốc tịch bạn bằng cách nói: Japan; lắc đầu, Korea, lắc đầu, China, lắc đầu, Taiwan, lắc đầu. Tóm lại chưa ai đoán trúng quốc tịch của tôi cả. Khi biết tôi là người Việt Nam thì sẽ có hai phản ứng: thứ nhất, Việt Nam là nước nào thế? Thứ hai, ủa người Việt Nam cũng biết nói tiếng Anh nữa hả? Mấy người đến đây không biết nói tiếng Anh mà???

8. Không nên thuê thuyền ra sông vào buổi tối, đặc biệt là vào ban đêm do bóng tối luôn là bạn tốt của tội ác mà.

9. Ở Varanasi, nếu chụp hình các sadhu (những đạo sĩ Hindu) –những người có kiểu ăn mặc vô cùng quái dị - thì có thể phải trả tiền; thường thì là Rs 10. Tuy nhiên một sadhu đúng nghĩa không bao giờ đòi tiền trắng trợn.

Du khách đưa tiền cho sadhu sau khi chụp hình.

9. Do Varanasi là một trong những nơi linh thiêng của đạo Hindu; do đó dù thích hay không thì khi đến đây cũng phải tôn trọng tập tục của người Hindu đấy. Nơi nào gần “mặt trời”, nơi đó người ta nguyên tắc, quy củ và thành kính hơn mà.

10. Nghe đồn ở Varanasi có băng đảng mafia cực lớn; do đó chớ gây sự khi đến đây nhé!!! Coi chừng được thủy táng ở sông Hằng đấy!!!!!!!!!!! Mà nếu được thủy táng ở con sông linh thiêng thì vẫn còn may mắn, có khi chúng vứt xác vào đống phân bò (có ở khắp nơi) thì khỏi lên thiên đàng luôn.

Kinh nghiệm đau thương của tôi đây này!!!!! Nhưng đến giờ tôi vẫn chưa được thủy táng, không biết do may mắn hay chưa đến lúc bị xử nữa!

Anh chàng con chủ nhà trọ Kumiko có vợ là giáo viên tiếng Anh, đến từ thành phố Calcutta, thủ phủ của tỉnh West Bengal. Họ có với nhau một đứa con gái 4 tuổi đáng yêu vô cùng!!!!


Chị vợ vô cùng thân thiện với tôi và thường “hello madam” mỗi khi thấy tôi. Có lần chị còn rủ cả tôi và một cô gái Hoa đến nhà bạn chơi. Lý do: hôm trước sinh nhật con bé, con chị bạn này nhưng chị ta không đi được, hôm nay đến tặng quà.

(Nói nhỏ: chị ta bảo là giáo viên tiếng Anh mà nói tiếng Anh, tôi phải vừa nghe vừa đoán, rất khó nghe; trong khi đó chồng chị ta, mama, papa, người quản lý của Kumiko House nói còn dễ nghe hơn.)

Chúng tôi đến đó và được đãi ăn bánh pizza nữa cơ. Gia đình này thuộc dạng khá giả. Chị bạn, giáo viên nhạc ở trường cấp hai (thực ra hai người là đồng nghiệp) mua căn hộ kế bên cho ba mẹ mình dọn đến ở.

Từ trái sang: cô gái Hoa, con dâu của Kumiko House, con bé 4 tuổi, con bé 7 tuổi (sinh nhật của bé này đây), mẹ bé 7 tuổi (giáo viên nhạc.)

Họ cho tôi thông tin thú vị là gia đình khá giả trở lên chỉ có một con thôi, dù gái hay trai chỉ một là đủ. Đảm bảo thế hệ trẻ Ấn trong tương lai toàn là công chúa hoàng tử.

Tóm lại tôi có thời gian khá vui tại gia đình họ.

Một hôm, tôi đi xem lễ Ganga Aarti về, thấy còn sớm nên mang máy tính đến Kumiko House mới để vào mạng. Vừa vào cửa đã…………………… hết hồn bởi tiếng anh chồng quát người quản lý, giọng vô cùng tức giận, không thấy ai ngoại trừ hai người họ và thêm một người vừa nói chuyện với mama papa ở Kumiko House cũ và đến trước tôi vài giây. Tôi nghĩ chắc là sếp mắng nhân viên làm sai và anh chàng quản lý chắc phạm lỗi nghiêm trọng lắm nên mới bị quát tháo dữ dội thế này.

Tôi sợ quá, xách máy trở về, thấy thái độ của mama papa kỳ kỳ (chắc họ đã biết chuyện). Tôi mua một chai nước uống rồi đi lên cầu thang. Chị vợ từ đâu xuất hiện chào tôi, tôi nói bâng quơ: “Your husband is getting angry over there.” Tôi nghĩ chuyện chồng mất bình tĩnh thì phải nói cho vợ để vợ làm dịu chồng xuống. Ngoài ra do tôi “bà tám” nên có thể hy vọng chị vợ sẽ cho biết nguyên nhân nổi giận của chồng mình. Tuy nhiên phản ứng của chị vợ làm tôi hơi bất ngờ, chị ta chạy ra nhà trước hỏi mama papa ngay bằng tiếng Hindi, sau đó quay sang tôi và nói: “Thank you for your information.” Chị ta cám ơn hai lần.

Thấy hơi lạ lạ nhưng nghĩ chắc đó là phong cách Ấn nên tôi cũng không quan tâm, lên dorm và ngồi “tám” với ba sinh viên Trung Quốc mới đến từ Nepal.

Hôm sau mọi chuyện vẫn bình thường. Đến khoảng trưa chiều, anh chồng, người bốc mùi rượu đến chỗ tôi đang ngồi vào mạng và nói: You don’t know the result you did by talking to my wife what you saw in here yesterday. Tái mặt. Anh ta bảo tôi theo ra bàn tiếp tân rồi trình cho thấy giấy tờ bằng tiếng Hindi bảo rằng người quản lý hôm qua nổi khùng đòi ra đường sắt tự tử, và tự lấy búa đập vào đầu nên anh ta phải đưa vào bệnh viện và làm cho anh chàng calm down bằng cách quát tháo ầm ĩ. Bất ngờ trước thông tin này vô cùng bởi vì anh chàng quản lý chả có biểu lộ gì là tâm thần cả, vậy mà………… Thật ra chiều hôm trước, tôi đã thấy có chuyện lạ lạ ở đây rồi. Anh chàng quản lý có vẻ bồn chồn, đeo ba lô như thể muốn đi đâu. Anh con trai chủ nhà thì cứ ra vào lấy dụng cụ này nọ. Tôi chả quan tâm nên ai làm gì cứ làm.

Sau khi cho tôi thấy chứng chỉ y khoa bằng tiếng…….Hindi (hiểu được chết liền) anh chàng cố giải thích là người quản lý bị khùng nên anh ta trấn an chứ có đánh đâu mà tôi bảo chị vợ rằng anh ta đánh người quản lý. Tôi sửng sốt và nói: Tôi đâu có bảo với chị vợ như thế; tôi chỉ nói: “Your husband is getting angry” thôi mà.

Anh chồng bảo chị vợ bây giờ nghĩ ra cả câu chuyện rằng anh chồng bị tâm thần đã dùng búa đập vào đầu người quản lý nên bây giờ đâm đơn ly dị. Nếu ly dị thì gia đình anh ta phải trả cho chị ta rất nhiều tiền (theo luật mới ban hành thì chia đôi tài sản).

Anh ta bảo vợ anh ta là người hai mặt, là người đầu óc có vấn đề; cưới về hôm trước, hôm sau đã không thèm nói chuyện với chồng; đến hôm thứ ba thì đòi ly dị; luôn tự hào rằng mình tài giỏi hơn chồng; chồng có bằng cử nhân luật, vậy mà giờ vợ đòi lên mặt dạy luật cho chồng. Tôi cũng thừa nhận là anh ta đúng bởi phụ nữ nào mà chả thế. Lúc cùng chị vợ đi đến nhà bạn, chị cũng nói rằng chồng chị không muốn chị đi làm nhưng chị khăng khăng đòi đi và nói có thể trở về Calcutta bỏ mặc anh chồng ở Varanasi; tôi hỏi về luật ly hôn ưu đãi phụ nữ thì chị bảo đúng rồi; do đó phụ nữ bây giờ rất mạnh chứ không giống như ngày xưa.

Anh chồng bảo rằng nhà vợ anh ta phụ nữ toàn nắm quyền chồng nên vợ mình cũng muốn theo truyền thống này; ngoài ra một trong những người chị vợ đã ly dị chồng rồi nên cứ hay xúi vợ anh ta ly dị anh ta. Anh bảo chỉ có bố vợ là tốt là không muốn hai người chia tay.

Anh chồng bảo thật ra chị ta muốn chia tay lâu rồi nhưng không có lý do và tôi là người cho chị ta lý do bằng cách nói: “Your husband is getting angry” để chị ta đến và đặt chuyện. Nghe vô lý nhưng tôi thấy tránh voi chả xấu mặt nào! Tôi nói vậy ra là lỗi của tôi à? Mà tôi chỉ nói có một câu thôi, có nói anh ta đánh người đâu. Anh ta bảo bây giờ chị vợ đặt điều nói thế để chứng minh chồng mình bị tâm thần và lấy cớ ly dị. Anh ta bảo tôi phải xin lỗi. Dễ quá!!! Tôi nói nếu lỗi của tôi thì tôi xin lỗi thế thôi.

Tự nhiên nghe tôi xin lỗi xong, anh ta dịu giọng và nói thật ra không phải là lỗi của tôi mà lỗi là tôi thông báo thông tin sai người, đáng lẽ tôi phải nói cho mẹ anh ta để bà mẹ đến giải quyết mới đúng.

Ồ tôi nghi ngờ anh chồng có vấn đề gì đó muốn dấu diếm; nhưng tôi thây kệ chuyện của họ!

Anh ta bảo Varanasi có nhóm mafia lớn lắm, có thể giết người. Tôi trợn mắt lên: Nè, đừng nói là anh muốn giết vợ nghen!!! Anh ta nhìn nhìn tôi và nói: anh vợ (her brother) là một trong những mafia ở đây. Không hiểu anh ta sợ mình bị giết hay sợ tôi bị xử tử nữa?

Anh ta nói anh ta cũng có lỗi vì làm tôi sợ nhưng từ rày về sau có thấy chuyện tương tự thì đừng nói cho vợ mà nói cho mama. Tôi bảo thôi tôi bắt chước ba con khỉ: không nghe, không thấy, không nói. Anh ta bảo thế cũng tốt.

Theo tôi thì chắc anh chồng cũng có vấn đề muốn dấu nhưng toàn là đổ cả cho vợ. Anh ta còn bảo vợ mỗi khi giận anh ta là về đánh con chan chat. Trời, thiệt không vậy, con bé con họ đáng yêu muốn chết.

Tôi hỏi sao lúc cưới nhau không tìm hiểu à? Anh ta bảo hôn nhân của anh ta là arranged marriage, toàn là nhìn vào giấy tờ rồi cưới thôi. Hèn chi lúc anh ta nói cho tôi nghe về luật ly dị mới ban hành của Ấn độ, anh ta bảo anh ta phải suffer.

Tôi đảm bảo luật này mà giữ nguyên thì trong thời gian ngắn, đàn ông Ấn không ai dám cưới vợ đâu, đặc biệt là những người có tài sản. Họ sẽ bắt chước Mỹ và Châu âu: sống với nhau không hôn thú. Bạn nào muốn cưới chồng Ấn thì cưới sơm sớm nhé kẻo anh ta đổi ý đấy!!!!

Họ cưới nhau mới 4-5 năm mà là hôn nhân sắp đặt chứ không phải tự nguyện thì chuyện gây lộn là bình thường. Thậm chí có cặp yêu nhau cả chục năm, quyết tâm cưới cho bằng được; vậy là khi cưới rồi thì vẫn oánh lộn nhau hà rầm, thậm chí còn đòi ly dị nữa cơ. Tôi bảo anh chồng: hai đứa bây (nói tiếng Việt thôi, tiếng Anh mà nói vậy bị xử chắc luôn) mới cưới nhau có 4-5 năm thì chuyện xích mích cãi cọ hiểu lầm là bình thường. Nếu bây giờ nói vợ không nghe thì nói cho mấy cô bạn của vợ; họ sẽ giải thích nếu họ là bạn tốt. Anh chồng bảo: trời, thấy anh ta nói chuyện với phụ nữ (dù là khách trọ) là chị vợ nổi cơn tam bành liền. Anh ta mà tìm bạn gái của vợ nói chuyện thì chắc chắc xảy ra chuyện liền. Tôi bảo: ah, cô ta ghen à? Vậy cô ta yêu mày nên mới ghen; không yêu, ghen chi cho tốn năng lượng? Anh ta nhìn tôi ngỡ ngàng. Chả hiểu hắn nghĩ gì nữa????????

Hôm nay, papa dặn tôi: don’t talk to that lady (chỉ vào nhà trong, chắc ý nói người con dâu rồi); she is dangerous; she can kill. Trời mẹ ơi, gì mà ghê vậy!!!!!!! Bây giờ, gia đình họ thế này, mama papa và con dâu ở Kumiko cũ; mama papa ở phía trước, con dâu ở phía sau, cách nhau bằng cửa kính đen kín mít. Con bé 4 tuổi cùng bố ở Kumiko mới.

Xích mích gia đình là chuyện bình thường. Chén trong chạn còn khua thì người chung nhà “đập nhau” là chuyện thường ngày ở huyện. Quan trọng là khua như thế nào cho đừng có mẻ hay bể. Nói thế thôi chứ khó lắm nên thà một mình một chạn lăn qua lăn lại khỏi sợ khua trúng ai. Như mà lạ lắm, biết là chuyện khua chén khua đũa gây mệt mỏi bực mình nhưng người ta vẫn khoái có thêm cái chén nữa cùng ở chung chạn chứ một mình một giang sơn thì thấy buồn chán hay sao ấy??????????

Lời khuyên hữu ích nhất trong bài viết này:

Khi ở Varanasi hay bất cứ đâu, ai bảo với bạn rằng: "Chinese" hoặc "China," quay lại chỉ vào mặt đứa đó và nói: "FUCK YOU, I AM NOT CHINESE!!!!!!!!!!!!" 

 Mẹ kiếp, phải dạy cho chúng biết để sau này khỏi đoán quốc tịch bậy bạ nữa các bạn nhé!!!!!!!!!!!

Tôi đã truyền tuyệt chiêu này cho hai bạn Đài Loan ở cùng dorm; hai bạn ấy tâm đắc vô cùng, trước khi chia còn tặng tôi một postcard trong đó có câu này: "next time I will answer " Fuck you, I am Taiwanese" if anyone mistakes me for Chinese, Thai, Japanese, etc...


Khakhakhakha, tôi có đệ tử chân truyền rồi đó các bạn !!!!!!!!.

 

1 nhận xét:

  1. Tin vui cho Kumiko House mà cũng là tin vui cho tôi. Đó là hôm nay tôi thấy cô con dâu xách đồ quay lại Kumiko mới rồi. Chắc vợ chồng họ hòa hợp rồi chăng??? Mới đó anh chồng còn khoe với tôi rằng trưa nay đã chở vợ đi khám bệnh. Vợ bị thiếu can xi do lúc có bầu không nghe lời chồng uống canxi bổ sung nên bây giờ cơ thể thiếu can xi nghiêm trọng.

    Bây giờ Kumiko cũ là hai vợ chồng già ở và Kumiko mới là hai vợ chồng trẻ cùng đứa bé 4 tuổi ở. Tóm lại bây giờ gia đình họ cũng xum vầy. Đúng là mệt ghê!!!!!!!!!!!!

    Ở Kumiko House, tôi viết hai câu sau thật lớn trên tường để tất cả mọi người đều có thể đọc từ xa. Đó là:

    “Just because someone doesn’t love you the way you want them to, doesn’t mean they don’t love you with all they have.”

    “The tragedy of life is not so much in what they suffer but in what they miss.”

    Trả lờiXóa