TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ
Trong
tam giới, con người nói riêng, tất cả chúng sinh nói chung, thân tâm được an
lạc đó là quả của phước thiện.
Người
có nhiều phước thiện cho quả, trong đời sống được nhiều an lạc, có ít khổ
cực.
Người
có ít phước thiện cho quả, trong đời sống được ít an lạc, có nhiều khổ cực.
Phước
thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không
phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông
mới có thể biết người nào có phước thiện.
Trong
đời này, có số người được giàu sang phú quý, có chức cao quyền lớn..., người
ta thường gọi: "người ấy có phước lớn"; nên hiểu rằng đó là cách gọi
theo quả phước thiện, không phải gọi theo nhân phước thiện. Nếu
muốn gọi cho đúng và chính xác thì nên gọi: "người ấy hưởng quả phước
lớn". Như bà Visākhā gọi ông phú hộ Migara, cha chồng của bà "dùng
đồ cũ", có nghĩa là hưởng quả của phước thiện bố thí từ kiếp
trước; trong kiếp hiện tại không tạo nhân phước thiện bố thí.
Trong
bộ Petavatthu: Tích ngạ quỷ, có những ngạ quỷ tiền kiếp đã từng là phú hộ.
Cho
nên, kiếp hiện tại, người nào được giàu sang phú quý,... kiếp vị lai người ấy
không chắc được giàu sang phú quý... như vậy. Bởi vì, sự giàu sang phú quý...
là quả của phước thiện bố thí; khi hưởng quả giàu có, mà không tạo
thêm nhân phước thiện bố thí, có tâm keo kiệt bỏn xẻn trong của cải
ấy, sau khi chết do năng lực ác nghiệp cho quả tái sanh vào hàng ngạ quỷ,
chịu cảnh đói khát, khổ cực; dầu do thiện nghiệp nào đó cho quả được tái sanh
làm người, thì cũng là người nghèo đói, thiếu thốn khổ cực. Vậy, chỉ có phước
thiện cho quả mới hỗ trợ cho chúng sinh được an lạc mà thôi.
(...)
Phước
sanh lên do bởi nhiều nhân duyên, trong Puññakiriyāvatthu: Hành động tạo
nên phước thiện, có 10 pháp:
1-
Bố thí (dāna).
2- Giữ giới (sīla). 3- Hành thiền (bhāvanā). 4- Cung kính (apacāyana). 5- Giúp đỡ trong việc thiện (veyyāvacca). 6- Hồi hướng – chia phước (pattidāna). 7- Hoan hỉ với phước của người khác hồi hướng (pattānumodanā). 8- Thuyết pháp (dhammadesanā). 9- Nghe pháp (dhammassavanā). 10- Chánh kiến (diṭṭhijukamma).
Ðó
là 10 pháp để phát sanh, tạo nên phước thiện.
(...)
Nguyên nhân không bố thí
Những hạng phàm nhân sanh ra trong đời này vốn có đầy đủ
12 bất thiện tâm: 8 tham tâm + 2 sân tâm + 2 si tâm; 108 loại tham ái; 1.500
loại phiền não; họ không có duyên lành gặp được bậc Thiện trí, không được
lắng nghe, học hỏi chánh pháp của bậc Thiện trí, nên không hiểu biết thế nào
là thiện pháp, ác pháp, phước, tội, chánh, tà, v.v... nên không có đức tin
nơi nghiệp và quả của nghiệp.
Những hạng phàm nhân nào vốn có tâm si mê cố
hữu, thêm vào tâm keo kiệt bỏn xẻn trong của cải, trong sự hiểu
biết của mình; nên không muốn đem ban bố cho người khác, chúng sinh khác. Ðó
là nguyên nhân không bố thí được.
Người tham thường nghĩ rằng: "Cho hết, lấy gì
để dùng!".
Bậc trí thường dạy rằng: "Dùng hết, lấy gì để
bố thí!", mà không làm phước bố thí, thì do đâu sanh được nhiều
của cải. Cũng như, có bao nhiêu hạt giống ăn hết, thì mong gì sanh được nhiều
quả khác!
Suy xét làm phước thiện bố thí
Những tiền kiếp Ðức Bồ Tát đã từng tạo nhiều phước thiện
bố thí, do thiện nghiệp ấy cho quả thường tái sanh trong dòng vua chúa, hoặc
gia đình phú hộ có nhiều của cải. Khi cha mẹ qua đời, Ðức Bồ Tát được thừa
hưởng toàn bộ gia tài của cha mẹ để lại.
Ngài xuy xét rằng: "Toàn bộ của cải này, ông bà
cha mẹ để lại, không có một ai mang theo được một thứ nào cả, đến phiên ta,
chắc chắn ta cũng chẳng mang theo được. Ðiều tốt hơn hết, ta nên sử dụng của
cải này đem làm phước bố thí, như vậy, không những về phần ta có được phước
thiện, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc ở kiếp hiện tại lẫn nhiều
kiếp vị lai lâu dài, mà ta còn có thể hồi hướng phước thiện ấy đến cho tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc của ta nói riêng và tất cả chúng
sinh nói chung. Nếu họ hay biết hoan hỉ phần phước bố thí thanh cao này, chắc
chắn họ sẽ thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh cảnh thiện giới (sugati), hưởng
được sự an lạc lâu dài; nếu họ đang hưởng an lạc ở cảnh thiện giới nào rồi,
họ hoan hỉ phần phước thiện này, thì sự an lạc càng thêm tăng trưởng đối với
họ.
Suy xét rằng: mọi thứ của cải này liên quan đến 5 tai
nạn:
Tai
nạn do lửa cháy thiêu hủy.
Tai nạn do nước ngập lụt cuốn trôi. Tai nạn do trộm cướp chiếm đoạt, sát hại chủ nhân. Tai nạn do Ðức Vua tịch thu. Tai nạn do người không ưa thích chiếm đoạt....
Như vậy, mọi thứ của cải trong đời, không chắc chắn thuộc
về của riêng ai cả, chỉ là của chung cho tất cả mọi người; hễ ai có
phước thì được hưởng. Nay ta là người đang thừa hưởng, là chủ nhân của cải
này, nếu ta sử dụng của cải này đem làm phước thiện bố thí, giúp đỡ những
người khác, để tạo được phước thiện thuộc của riêng mình trở thành một
thứ của báu được bền vững lâu dài, chắc chắn không có tai nạn nào làm hư hại,
không có một ai chiếm đoạt được.
Suy xét rằng: sự thật, tất cả mọi thứ của cải này,
không có tính chất bền vững lâu dài, cuối cùng chắc chắn phải bị hư hoại, tan
nát không còn nữa. Nhưng nếu ta sử dụng của cải này đem làm phước bố thí, thì
sẽ trở thành thiện nghiệp của riêng ta, có tính chất bền vững lâu dài, đem
lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị
lai nữa. Nếu được làm phước bố thí đến những bậc có giới đức trong sạch, sẽ
cho quả báu vô lượng kiếp, lại còn tạo duyên lành trên con đường giải thoát
khỏi tử sanh luân hồi, trong ba giới bốn loài nữa".
Ðức Bồ Tát thí dụ rằng:
Ngôi nhà bị cháy, người chủ nhà đem được đồ vật nào ra
khỏi nhà, đồ vật ấy có ích lợi cho họ, những đồ vật còn lại trong nhà bị
thiêu hủy hết, chẳng có ích lợi gì cho chủ nhà cả. Cũng như vậy, sắc thân này
ví như ngôi nhà, luôn luôn bị cháy, bị thiêu hủy bởi 11 thứ lửa: lửa tham,
lửa sân, lửa si, lửa sanh, lửa già, lửa chết, lửa sầu não, lửa than khóc, lửa
khổ thân, lửa khổ tâm, lửa thống khổ.... Biết sử dụng của cải đem ra làm
phước thiện, thì trở thành thiện nghiệp là nơi nương nhờ an lành cho chủ nhân
trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.
Do sự suy xét đúng đắn như vậy, cho nên Ðức Bồ Tát sẵn
sàng sử dụng của cải của mình đem làm phước thiện bố thí một cách dễ dàng,
không có tâm keo kiệt bỏn xẻn nào có thể ngăn cản việc bố thí.
Dầu Ðức Bồ Tát tái sanh trong gia đình nghèo khổ, thiếu
thốn, chịu cảnh đói khổ, Ngài cũng suy xét rằng: sở dĩ ta sống trong cảnh
nghèo khổ, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, chịu cảnh thiếu thốn kiếp hiện
tại này, là vì kiếp trước ta ít tạo phước bố thí. Nay kiếp hiện tại này, nếu
ta không hoan hỉ tạo phước bố thí, thì kiếp sau ắt phải chịu khổ hơn kiếp này
nữa.
Do sự suy xét đúng đắn ấy, bậc Thiện trí hoan hỉ làm phước
bố thí đến những bậc có giới đức đáng kính, có ít, thì làm phước bố thí ít,
theo khả năng của mình. Thật ra, phước thiện bố thí được nhiều hay ít hoàn
toàn không tùy thuộc vào vật bố thí, mà tùy thuộc vào tác ý thiện tâm trước
khi bố thí, đang khi bố thí và sau khi đã bố thí xong.
Nếu cả ba thời tác ý thiện tâm trong sạch, hoan hỉ trong
việc bố thí, thì chắc chắn phước thiện bố thí được nhiều vô lượng.
(...)
Phước Thiện Bố Thí
Phước thiện bố thí được thành tựu do hội đủ nhân duyên kết
hợp như:
1- Tác ý thiện tâm bố thí (cetanādāna).
2- Vật bố thí (dānavatthu). 3- Người thọ thí (paṭiggāhaka).
Một khi hội đủ 3 nhân duyên này, mới thành tựu phước thiện
bố thí.
1- Tác Ý Thiện Tâm Bố Thí
Thí chủ có tác ý thiện tâm (kusalacetanā) sử dụng
những vật bố thí ấy đem ban bố, phân phát đến cho những người khác, chúng
sinh khác.
Thông thường tác ý thiện tâm bố thí diễn tiến, trải qua 3
thời kỳ:
1- Tác ý thiện tâm trước khi bố
thí (pubbacetanā).
2- Tác ý thiện tâm đang khi bố thí (muñcacetanā). 3- Tác ý thiện tâm sau khi đã bố thí (aparacetanā).
1- Tác ý thiện tâm trước khi bố thí như thế nào?
Thí chủ nhìn thấy, hoặc nghe thấy, hoặc suy tư về một
phước thiện nào đó, phát sanh đức tin trong sạch, có tâm từ bi muốn làm phước
bố thí để tế độ, giúp đỡ mọi người, mọi chúng sinh, nên tìm cơ hội tốt để tạo
nên phước thiện ấy. Thời kỳ tác ý thiện tâm muốn làm phước bố thí này có thể
phát sanh trước nhiều năm, nhiều tháng, nhiều ngày hoặc ngay trước khi bố
thí không lâu, đó là thời gian chuẩn bị để làm phước thiện bố thí. Suốt thời
gian này, gọi là tác ý thiện tâm trước khi bố thí, dù chưa
thành tựu phước thiện bố thí, song tác ý thiện tâm này cũng gọi là thiện
nghiệp.
2- Tác ý thiện tâm đang khi bố thí như thế nào?
Thí chủ có tác ý thiện tâm trước khi bố thí từ trước, nay
đến lúc, đến thời thí chủ sử dụng vật bố thí, đó là của cải, tiền bạc, đồ
đạc, vật thực... hoặc sự hiểu biết của mình đem ban bố, phân phát đến người
khác, với tâm từ bi tế độ và được người khác đang thọ nhận những vật bố thí
hoặc sự hiểu biết của mình ban cho.
Thời gian ngắn ngủi diễn ra giữa người thí chủ trao vật
thí và người thọ thí tiếp nhận vật thí ấy, gọi là thời kỳ tác ý thiện
tâm đang khi bố thí, đồng thời phước thiện bố thí được thành
tựu ngay khi ấy.
3- Tác ý thiện tâm sau khi đã bố thí như thế nào?
Sau khi thí chủ đã có tác ý thiện tâm bố thí xong, phước
thiện bố thí đã thành tựu rồi, kể từ thời gian đó về sau, mỗi khi thí chủ nhớ
tưởng, niệm tưởng đến phước thiện bố thí ấy, đồng thời tác ý thiện tâm
sau khi đã bố thí phát sanh, thì thiện nghiệp bố thí tăng trưởng. Ở
thời kỳ này, thời gian không hạn định, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều
năm, nhiều kiếp sau... mỗi khi nhớ tưởng, niệm tưởng đến phước thiện bố thí
ấy, đồng thời tác ý thiện tâm phát sanh, có sự bố thí làm đối
tượng, nên thiện nghiệp bố thí lại tăng trưởng.
(...)
3- Người Thọ Thí
Người thọ thí đóng vai trò quan trọng để thành tựu phước
thiện bố thí. Trường hợp thí chủ có tác ý thiện tâm bố thí, có vật bố thí, mà
không có người thọ thí thì không thành tựu phước thiện bố thí của thí chủ.
Người thọ thí còn quan trọng là thành tựu được quả báu của
phước thiện bố thí nhiều hoặc ít.
Trong kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta [Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsa, Dakkhiṇavibhaṅgasutta], Ðức Phật có dạy hai hạng
thọ thí:
1- Cá nhân thọ thí (paṭipuggalikadāna).
2- Chư Tỳ khưu Tăng thí (Saṃghadāna).
- Cá
nhân thọ thí như thế nào?
Cá nhân thọ thí là thí chủ làm phước thiện bố thí đến mỗi
cá nhân, có tính cách riêng biệt dầu một vị hay nhiều vị.
Cá nhân thọ thí được phân chia có 14 hạng, từ bậc cao nhất
đến hạng thấp nhất:
1- Làm phước thiện bố thí cúng
dường đến Ðức Chánh Ðẳng Giác.
2- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ðức Phật Ðộc Giác. 3- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh A-ra-hán. 4- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán. 5- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai. 6- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Bất Lai. 7- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai. 8- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Nhất Lai. 9- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu. 10- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu. 11- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hành giả ngoài Phật giáo chứng đắc thiền, có thần thông. 12- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hạng phàm nhân (Tỳ khưu, Sa di, cận sự nam, cận sự nữ) có giới đức trong sạch. 13- Làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân phạm giới, không có giới. 14- Làm phước thiện bố thí đến loài súc sanh.
Ðó là 14 hạng cá nhân thọ thí.
(...)
Về cá nhân thọ thí, bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới –
định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến hoàn toàn chừng nào thì quả báu
vô lượng, vô lượng chừng ấy.
Ví như người nông dân tài giỏi, có hạt giống tốt, gieo
trên thửa ruộng tốt mầu mỡ, thì chắc chắn sẽ thu hoạch được bội phần. Cũng
như vậy, thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tác ý thiện tâm trong
sạch đầy đủ 3 thời kỳ, hoan hỉ làm phước bố thí những vật bố thí hợp pháp,
đến bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát
tri kiến hoàn toàn chừng nào, chắc chắn quả báu vô lượng, vô lượng kiếp kể từ
thuở ấu niên, trung niên cho đến lão niên đầy đủ chứng ấy.
(...)
Người Bố Thí – Người Thọ Thí (Dāyaka – Paṭiggāhaka)
Trong kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta [Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsa, Dakkhiṇavibhaṅgasutta], Ðức Phật dạy Ðại Ðức
Ānanda rằng:
"Này Ānanda, sự trong sạch đối với người bố thí và
người thọ thí có 4 trường hợp:
1-
Người bố thí có thiện tâm trong sạch, còn người thọ thí không có tâm trong
sạch.
2- Người bố thí không có tâm trong sạch, còn người thọ thí có thiện tâm trong sạch. 3- Người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm không trong sạch. 4- Người bố thí và người thọ thí đều có thiện tâm trong sạch.
- Này Ānanda, thế nào gọi là người bố thí có thiện tâm
trong sạch; còn người thọ thí không có tâm trong sạch?
Trường hợp này, người bố thí là người có giới đức trong
sạch, hành thiện pháp, còn người thọ thí là người phạm giới, hành ác pháp.
Như vậy, gọi là người bố thí có thiện tâm trong sạch; còn
người thọ thí không có tâm trong sạch.
- Này Ānanda, thế nào gọi là người bố thí không có tâm
trong sạch; còn người thọ thí có thiện tâm trong sạch?
Trường hợp này, người bố thí là người phạm giới, hành ác
pháp, còn người thọ thí là người có giới đức trong sạch, hành thiện pháp.
Như vậy, gọi là người bố thí không có tâm trong sạch; còn
người thọ thí có thiện tâm trong sạch
- Này Ānanda, thế nào gọi là người bố thí lẫn người thọ
thí đều có tâm không trong sạch?
Trường hợp này, cả người bố thí lẫn người thọ thí đều là
những người phạm giới, hành ác pháp.
Như vậy, gọi là người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm
không trong sạch.
- Này Ānanda, thế nào gọi là người bố thí lẫn người thọ
thí đều có tâm trong sạch?
Trường hợp này, cả người bố thí lẫn người thọ thí đều là
những người có giới đức trong sạch, hành thiện pháp.
Như vậy, gọi là người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm
trong sạch".
Giải thích 4 trường hợp:
1- Trường hợp thí chủ là người có giới hạnh trong sạch, có
thiện pháp; còn người thọ thí là người có giới không trong sạch, có ác pháp,
phước thiện bố thí này cho quả báu không được hoàn toàn một trăm phần trăm.
Ví dụ:
Như trường hợp Ðức Bồ Tát Vessantara làm phước thiện bố
thí con cho Bà la môn ăn xin Jūjaka có giới không trong sạch, thế mà do năng
lực phước thiện của Ðức Bồ Tát cũng có thể làm cho mặt đất rung chuyển.
2- Trường hợp thí chủ là người có giới không trong sạch,
có ác pháp; còn người thọ thí có giới trong sạch, có thiện pháp, phước thiện
bố thí này cho quả báu kém hơn trường hợp trên. Ví dụ:
Như trường hợp người dân chài làm phước thiện bố thí để
bát 3 lần đến Ngài Ðại Ðức Dīghasoma. Khi gần chết, phước thiện bố thí để bát
hiện lên cho quả tái sanh làm chư thiên ở cõi trời dục giới.
3- Trường hợp thí chủ là người có giới không trong sạch,
có ác pháp; người thọ thí cũng có giới không trong sạch, có ác pháp, phước
thiện bố thí này cho quả không đáng kể. Ví dụ:
Như trường hợp người thợ săn thú rừng làm phước thiện bố
thí 3 lần đến vị Tỳ khưu có giới không trong sạch, có ác pháp; rồi hồi hướng
đến thân quyến loài ngạ quỷ; loài ngạ quỷ ấy hoan hỷ phước thiện ấy không
đáng kể, không thể thoát khỏi cảnh khổ của ngạ quỷ, nên than rằng: Tỳ khưu
không có giới kia phá hoại phước thiện của ta rồi!
Về sau, loài ngạ quỷ hiện ra báo cho người thợ săn ấy biết
rõ như vậy, lần này người thọ săn làm phước thiện bố thí cúng dường để bát
chỉ 1 lần đến vị Tỳ khưu có giới, có thiện pháp, rồi hồi hướng đến thân quyến
loài ngạ quỷ. Lần này, ngaï quỷ hoan hỉ thọ nhận được phước thiện bố thí ấy,
nên thoát khỏi cảnh khổ loài ngạ quỷ, được tái sanh nơi thiện giới.
4- Trường hợp thí chủ là người có giới hạnh trong sạch, có
thiện pháp; còn người thọ thí cũng có giới trong sạch, có thiện pháp, phước
thiện bố thí này cho quả báu hoàn toàn một trăm phần trăm, quả báu vô lượng
không sao kể xiết.
Trong 4 trường hợp này, trường hợp thứ tư cả người bố thí
lẫn người thọ thí đều có thiện tâm trong sạch, dĩ nhiên sẽ có phước thiện bố
thí vô lượng, sẽ hưởng quả báu suốt vô lượng kiếp.
Nếu không được như vậy, người bố thí là bậc Thiện trí, có
giới hạnh trong sạch, có thiện pháp phát triển, tác ý thiện tâm trong sạch
hoan hỉ việc làm phước thiện bố thí, thì phước thiện cũng được phát triển, sẽ
hưởng được quả báu nhiều.
Ví dụ: Một
nông dân tài giỏi, có được hạt giống tốt dầu gieo ở đất hoặc thửa ruộng không
tốt, nhưng nhờ người nông dân ấy biết săn sóc tưới nước khi cần nước, biết
phân bón khi cần phân bón, biết làm cỏ lúa,... chắc chắn người nông dân ấy sẽ
thu hoạch không ít.
Nguồn:
trích dẫn nhiều đoạn từ tác phẩm "Tìm hiểu phước bố
thí" của:
Tỳ
khưu Hộ Pháp
Thiền viện Viên Không Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành Bà Rịa-Vũng Tàu
Link:
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/TimHieuPhuoc/index.htm
|
Blog Thích đi bụi ra đời với mục đích truyền can đảm cho người VN, đặc biệt là giới trẻ, để họ dám nghĩ và dám đi. (The establishment of this blog is to spread the courage to young people, especially Vietnamese ones, in order that they dare think and dare go.)
CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY
1. Đối tượng độc giả:1. Những bạn trẻ có máu phiêu lưu thích chu du xứ người trong thời gian dài nhưng với số tiền tối thiểu nhất có thể; 2. Những người có tâm hồn rộng mở, sẳn sàng dẹp cái tôi và quan điểm của mình sang bên để tiếp nhận những quan điểm mới.
2. Quan điểm: Bạn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bạn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bạn sai. Bạn suy nghĩ khác tôi bởi vì tôi và bạn không giống nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.
3. Phương tiện: "Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."
4. Nội dung: Bao gồm nhiều lĩnh vực mà tôi quan tâm 1. Du lịch bụi (Budget Travelling) 2. Sống tối giản (Minimalism) 3. Tái chế và tái sử dụng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuộc sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét