Ngày
xưa ở Ấn Độ có một quả núi tên là Trú Ám, trên núi, có những gốc cổ thọ vươn
lên tới trời, có kỳ hoa dị thảo, bóng người lại thưa thớt, thật là một khung
cảnh lý tưởng cho việc tu hành.
Từ
xưa đã có rất nhiều vị tu đạo lên núi Trú Ám tịch tĩnh này để tu luyện nên
chẳng bao lâu núi đã trở thành một đạo tràng thánh thiện và thanh khiết, được
muôn người ngưỡng mộ tìm tới, nhất là người từ xa xôi đến thiết trai cúng
dường cầu phước thì lại dìu dập không ngớt lai vãng.
Một
hôm có một vị trưởng giả chuẩn bị thật nhiều cao lương mỹ vị và đưa người nhà
lên núi để cúng dường chư tỳ kheo. Trên đường, có một cô gái ăn xin vừa tròn
18 tuổi trông thấy được, cô không khỏi nghĩ rằng "Hôm nay trưởng giả
đem nhiều thức ăn như thế để cúng dường các sư phụ xuất gia, nếu ta đi theo
xin ăn, thế nào lại chẳng được một bữa cơm no nê thỏa thích, mấy bữa nay đã
không có gì vào bụng..." Nghĩ thế xong, cô vui tươi tung tăng chạy
lên núi. Nhưng khi cô lên đến núi, thấy trưởng giả bày ra những thức ăn trân
quý ngon lành thì cảm xúc mà nghĩ rằng:
-
Kiếp trước trưởng giả đã tu phúc nên kiếp này được quả báo giàu sang phú quý,
bây giờ lại có thiện tâm như thế, lập đàn trai cúng dường chư tăng, tạo nhiều
công đức, phúc báo kiếp sau chắc chắn sẽ còn to lớn hơn kiếp này nhiều!
Còn
ta sao mà đáng thương! Kiếp trước không biết tu phúc nên kiếp này nghèo khổ,
nếu bây giờ lại cũng không biết tu phúc, thì kiếp sau sẽ còn nghèo khổ biết
bao nhiêu! Mấy bữa trước bươi đống rác lượm được hai đồng tiền, tại sao hôm
nay lại không đem hai đồng ấy lên cúng dường cho các sư phụ xuất gia? Dầu với
hai đồng ấy ta có thể mua được hai cái bánh để ăn, nhưng nếu đem cúng quý
thầy chắc cũng không đến nỗi chết đói!
Nghĩ
xong, chờ các vị tỳ kheo dùng bữa xong xuôi, với cái tâm cực kỳ cung kính, cô
hai tay nâng hai đồng tiền lên hiến tặng các ngài. Theo tục lệ của núi ấy,
khi có người đến cúng dường thì vị thầy tri khách sẽ ra chúc phúc cho thí
chủ. Nhưng hôm ấy, chính đại hoà thượng trụ trì thân hành ra chúc phúc cho cô
gái nghèo khổ nọ:
-
Trong tâm cô bé này, có bao nhiêu bảo vật trên thế gian cô đều đã đem ra cúng
dường cho người xuất gia. Con bố thí là vì muốn tu phúc, nên nay ta chúc con
vĩnh viễn không còn nghèo khổ bần cùng nữa.
Cô
gái nghèo nghe hòa thượng trụ trì chúc phúc như vậy, lòng cảm thấy rất vui
mừng và an ổn, chưa kể cô còn được đại chúng cho ăn một bữa cơm. Lúc ấy cô
thật sự đắc được pháp lạc vô thượng.
Ăn
no rồi, cô rời khỏi cổng núi không lâu thì ngồi xuống một gốc cây lớn nghỉ
ngơi. Lúc ấy, mặt trời từ từ hướng về phía tây mà bóng mát của cây ấy không
hề chuyển động, và bên trên còn có đám mây ngũ sắc che phủ nữa, thật là một
hiện tượng vô cùng lạ lùng!
Cũng
chính ngay lúc ấy, vua của quốc gia nọ nhân vì hoàng hậu mới qua đời nên tâm
tư buồn bã không nguôi, ông bèn lên xa giá đi dạo một vòng sơn thủy cho khuây
khoả. Trên đường đi, lại đi ngang gốc cây cô gái nghèo đang nghỉ ngơi. Vua
nhìn thấy cô gái đang ngủ dưới đám mây ngũ sắc, giật mình ngỡ rằng là tiên nữ
cõi trời, lẩm bẩm tự bảo:
-
Thiếu nữ này là tiên hạ phàm, thân hình sao mà kiều diễm, khuôn mặt sao mà
tuyệt vời, ai thấy mà không thương!
Thế
rồi bèn hạ lệnh:
-
Các ngươi hãy bồng nàng lên xe cho ta!
Cô
gái nghèo giật mình thức giấc, ngơ ngác mở to đôi mắt, thấy hai bên có đàn
ông đang vực mình lên thì kinh hoàng la thất thanh:
-
Ôi! Các ông là ai? Có chuyện gì vậy?
-
Cô đừng sợ! Chúng tôi không có ý hại cô, chính đại vương muốn đưa cô về hoàng
cung đấy thôi!
Cô
gái được đỡ lên xe rồi, nhà vua ngồi xuống cạnh nàng và dịu dàng hỏi:
-
Năm nay nàng được bao nhiêu tuổi rồi?
-
Mười tám tuổi.
-
Nàng xinh đẹp và dễ thương quá, ta rất thích nàng, ta muốn đưa nàng về cung
làm đệ nhất phu nhân, chẳng hay nàng có bằng lòng không?
Cô
gái nghèo liếc nhìn nhà vua rồi e thẹn cúi đầu mỉm cười. Cô như bị mê hoặc, không
dám tin mình lại may mắn dường ấy. Một cô gái nghèo ăn xin, làm sao mà một
bước trở nên một vị đệ nhất phu nhân của cả một nước? Cô suy nghĩ như thế nên
đờ đẫn cả người.
-
Sao? Nàng không bằng lòng ư? Tại sao không nói một lời nào?
-
Đại vương! Thiếp không biết mình đang mơ hay tỉnh.
-
Nàng không mơ đâu, đây là sự thật.
Về
tới hoàng cung, nhà vua lập tức hiệu triệu toàn dân, giới thiệu cho họ đệ
nhất phu nhân mới.
Khi
nàng được lên làm đệ nhất phu nhân rồi, thì cơm no áo ấm, cuộc sống vô cùng
sung sướng. Nhưng trong tâm tư nàng không ngớt suy nghĩ:
-
Nếu hôm nay ta được may mắn như thế này là nhờ lúc trước có cúng dường hai
đồng bạc. Như vậy quý sư phụ trên núi không phải là đại ân nhân của ta sao?
Nghĩ
thế xong nàng bèn thưa với vua rằng:
-
Đại vương! Thiếp vốn là một cô gái con nhà hạ tiện, nay được đại vương đoái
tưởng cho làm đệ nhất phu nhân, cố nhiên ân huệ ấy thiếp cảm tạ không cùng.
Nhưng thiếp cũng muốn cảm tạ các vị xuất gia trên núi đã nhận hai đồng tiền
của thiếp, thiếp muốn đem vài thứ lên cúng dường các ngài để tỏ lòng biết ơn,
chẳng hay đại vương thấy thế nào?
-
Tốt lắm, nàng muốn gì thì cứ làm, tùy ý.
Hoàng
hậu bèn cho chuẩn bị thật nhiều trân bảo và cao lương mỹ vị, phải dùng tới
mấy chiếc xe chở lên núi Trú Ám cúng dường.
Cúng
dường xong, đến giờ chúc phúc, thì vị đại hoà thượng trụ trì ngày nào, hôm
nay không hề xuất hiện, lại cử vị thầy tri khách thế ngài ra chúc phúc. Hoàng
hậu thấy thế không khỏi lấy làm lạ:
-
Xưa kia tôi chỉ cúng dường có hai đồng tiền, mà hòa thượng trụ trì đích thân
ra chúc phúc cho tôi. Hôm nay tôi đem bao nhiêu là thức ăn và trân bảo đến
cúng dường, mà tại sao hòa thượng không ra chúc phúc cho tôi?
Tất
cả mọi người ai cũng thắc mắc điều ấy. Hoà thượng trụ trì biết được mối nghi
vấn của đại chúng nên mới triệu tập mọi người lại mà dạy rằng:
-
Xưa kia, cô ấy chỉ cúng có hai đồng tiền, vật cúng tuy ít ỏi nhưng cô cúng
với cả một cái tâm kính cẩn chân thành. Đó là điều cao quý cùng tột. Nay cô
đến với hằng mấy chiếc xe chở đầy cao lương mỹ vị và bảo vật quý giá, nhưng cô
lại cúng dường với cái tâm ngã mạn. Phật Pháp không trọng vật chất mà chỉ
trọng sự phát tâm, vì thế lần này ta không đích thân ra chúc phúc cho cộ Qúy
vị hãy hiểu cho rõ việc cúng dường trong Phật Pháp.
Hoàng
hậu và chúng tỳ kheo nghe hoà thượng trụ trì nói như thế rồi, thì lòng cảm
thấy vừa tàm quý nhưng lại vừa rất vui mừng, lúc bấy giờ họ mới hiểu rõ ràng
thế nào là ý nghĩa chân chính của sự cúng dường hay bố thí.
|
Thuở
xưa có một cặp vợ chồng rất nghèo khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, sống
rất khổ sở, thường bị đói lạnh bức bách, mà không làm gì khác hơn để thay đổi
tình thế được. Tuy họ đi khắp nơi tìm việc khó nhọc để làm, nhưng việc làm
quá khó kiếm, nhìn thấy thiên hạ giàu có dư dả còn mình thì cùng khốn như thế,
hai vợ chồng không ngừng cùng nhau than vắn thở dài. Trở về căn nhà rách nát
của mình, người chồng tên Kệ Di La ngồi trước mặt vợ nói rằng:
-
Đức Phật có nói: người ta nghèo khổ là vì kiếp trước bủn xỉn tham lam. Tuy
giàu có, gia tài vạn ức mà nếu không tu phúc, không bố thí thì kiếp sau chắc
chắn không thể sống sung túc được.
Kệ
Di La ngừng một chút rồi lại nói tiếp:
-
Than ôi! Chúng ta kiếp trước không tu phúc, không biết gieo trồng phúc điền
nên kiếp này mới cùng khốn như thế này.
Vợ
Ông nghe thế, vọt miệng nói mà không suy nghĩ:
-
Thế thì bây giờ mình tu phúc đi! Đời này mình không giàu có, thì hy vọng đời
sau khá hơn!
-
Đúng vậy, tôi cũng nghĩ như bà. Nhưng hiện tại ba bữa ăn một ngày mình còn
kiếm không ra, lấy tiền đâu mà bố thí với cúng dường đây?
Nói
tới tiền thường làm cho người ta nhức đầu, không biết phải làm cách nào để
đào cho ra. Nhưng đàn bà thường nhanh trí nên người vợ nghĩ ra ngay một giải
pháp, nói với chồng rằng:
-
Đừng lo! Ông hãy đem tôi đi bán làm đầy tớ cho người ta, lấy số tiền đó làm
phúc, khó gì?
Bà
thấy giải pháp của mình rất hay, nhưng Kệ Di La lắc đầu thở dài:
-
Không! Không thể làm như thế được! Tôi đem bà đi bán cho người ta rồi, làm
sao tôi sống nổi đây!
Vì
cặp vợ chồng này tuy nghèo khổ nhưng tình cảm của họ với nhau rất mặn nồng.
Người vợ lại nói:
-
Nếu ông không bỏ tôi ra được, thì cả hai chúng ta đều cùng đem thân mình đi
bán lấy tiền làm Phật sự, thì việc thiện đó lại càng có giá trị chứ sao!
Hai
vợ chồng bàn tính và quyết định rồi, bèn đến nhà một phú ông kể rõ ngọn nguồn.
Phú ông ưng thuận mua họ, hai bên ngã ngũ giá cả, kỳ hạn cho họ 7 ngày để lập
hội trai tăng cúng dường, sau 7 ngày ấy hai vợ chồng sẽ trở lại nhà phú ông
làm đầy tớ trả nợ.
Cầm
số tiền trong tay, hai vợ chồng Kệ Di La mừng rỡ vô cùng, chạy mau đến chùa
lập hội trai tăng cúng dường. Hai người quên hết tất cả mọi khổ sở, hết lòng
hết dạ phụng sự đại chúng, họ cảm thấy rằng đó là những ngày quý giá nhất đời
họ, và cũng là những cuối cùng thuộc về họ. Trong số 7 ngày ấy, họ muốn thay
đổi vận mệnh của mình và tu nhân phước đức cho đời vị lai.
Sáu
ngày trôi qua, đến ngày cuối bỗng nhiên nhà vua cũng đến chùa mở hội trai
tăng. Theo tục lệ thì khi vua đến, bất kỳ người nào cũng phải nhường chỗ cho
vua cúng dường trước, những Kệ Di La nhất định không chịu nhường. Nhà vua
không bằng lòng, cho triệu Kệ Di La đến. Trước mặt nhà vua, Kệ Di La thật
tình tâu rằng:
-
Tâu bệ hạ, xin bệ hạ tha lỗi hạ thần vô lễ. Chỉ vì hôm nay là ngày cuối cùng
thuộc về hạ thần, ngày mai hạ thần sẽ thuộc về người khác mất rồi, cho nên hạ
thần không thể nhường cho bệ hạ ngày cuối cùng của hạ thần để làm việc trai
tăng.
Nhà
vua nghe thế bèn hỏi Kệ Di La nhân duyên gì lại đến đây làm lễ trai tăng cúng
dường, và nhất là tại sao bắt đầu từ ngày hôm sau lại thuộc về người khác?
Kệ
Di La kể hết mọi sự cho vua nghe, vua cảm thấy tội nghiệp họ và khen ngợi
tinh thần không tiếc tiền, không tiếc thân, không tiếc mạng sống của họ. Vì
vậy vua ban cho họ rất nhiều quần áo, của cải quý giá, và còn cắt cho rất
nhiều đất để họ lấy đó kiếm sống.
Nhân
quả không bao giờ lừa dối ai, người nào chân thành phát tâm bố thí cúng dường
sẽ tự nhiên gặp những cơ hội phát tài không thể nào ngờ được!
Thuở
xưa có hai anh em cha mẹ mất sớm, để lại một gia sản to lớn. Không hiếu dưỡng
được song thân, họ rất lấy làm buồn tiếc.
Thời
gian vùn vụt trôi, hai anh em từ chí hướng đến ý thích khác biệt nhau rất xa.
Người anh thì mến đạo nghĩa, thường thường làm việc thiện như bố thí của cải,
do đó gia sản càng ngày càng tổn giảm; còn người em thì mê tài sản, trổ tài
mánh lới làm các thứ kinh doanh, nên gia sản càng ngày càng tăng thêm. Vì
thế, người em rất bất mãn đời sống của anh mình. Một hôm, không chịu đựng
được nữa, người em gọi anh ra lên mặt dạy dỗ:
-
Anh em chúng ta bất hạnh nên cha mẹ mất sớm. Cha mẹ để lại gia tài cho chúng
ta, chúng ta làm con, thì phải nhớ nghĩ đến từ tâm của cha mẹ, mau mau nỗ lực
làm ăn buôn bán để giữ gìn và phát triển cái vốn gia sản sẵn có ấy khiến
hương hồn của cha mẹ. Ở cõi trời được an ủi, thế mới đúng đạo làm con. Đằng
nay, anh từ sáng tới tối cứ lo chạy theo mấy ông sa môn xuất gia để nghe kinh
Phật, không lẽ mấy ông ấy có thể cho anh áo quần tiền tài hay sao? Gia đình
anh càng ngày càng nghèo khó, tài sản càng ngày càng hao hụt, không những có
lỗi với hương hồn cha mẹ mà còn làm cho làng xóm chê cười.
-
Những gì chú nói, anh đã biết rõ hết, nhưng đó chỉ là những ý nghĩ thiển cận
của thế tục. Chú nghĩ rằng mình phải bảo trì và khuếch trương sản nghiệp của
cha mẹ mới là tận hiếu. Nhưng anh thì hoàn toàn không nghĩ như chú. Làm như
thế chẳng qua chỉ cho chú có thêm điều kiện hưởng thụ, chứ vong hồn cha mẹ
được lợi ích gì trong đó? Còn anh thì lại lo giữ ngũ giới một cách nghiêm
chỉnh, chuyên cần thực hành mười điều thiện, cúng dường Tam Bảo, lấy đạo cả
mà cứu cha mẹ, khiến hương hồn cha mẹ được xa lìa nẻo khổ mà sinh về đường
thiện, dần dần tiến đến chỗ giải thoát vĩnh hằng, đây mới là con đường báo
hiếu chân chính.
Đạo
và đời vốn tương phản nhau, cái mà đạo cho là sung sướng và quý giá thì đời
lại chê là thấp hèn, đáng ghét. Những gì chú cho là khoái lạc hôm nay, chính
là gốc rễ của phiền não về sau. Anh không muốn đuổi theo những khoái lạc
huyễn ảo như thế, cái khoái lạc mà người có trí huệ mong cầu là cái khoái lạc
vĩnh hằng kìa!
Người
em nghe anh nói, cảm thấy mình không có lý lẽ để tranh cãi nhưng trong tâm
thì không phục, bèn nén giận cúi đầu.
Người
anh biết em mình không thể nói một lần mà hiểu, bèn phát biểu tâm chí muốn
cầu học đạo của mình. Người em biết anh mình tâm đã cương quyết hướng về đạo
nên im lặng, nén hận mà bỏ đi. Không lâu sau, người anh muốn cho việc học đạo
của mình được chuyên tâm nên lìa bỏ gia đình, khoác y ôm bình bát làm sa môn,
ngày đêm tinh tiến tu thiền, cẩn thận từng lời nói từng ý nghĩ, về sau chứng
được quả A La Hán.
Người
em nghe tin này, không những không vui mừng mà lòng phiền não giận hờn anh
càng gia tăng thêm. Người này từ sáng đến tối lo làm ăn để tăng trưởng sự
nghiệp cho đến mức đầu óc choáng váng, còn việc nhân sinh giải thoát thì
không mảy may chú ý.
Cuối
cùng, gia tài ức triệu nọ cũng không kéo dài được đời sống vốn có giới hạn.
Quả thật là chết đi không đem theo được bất cứ vật gì, chỉ có cái nghiệp là
theo sát bên thân.
Trong
lúc sống người em quá ư tham dục nên bị đọa xuống kiếp súc sinh, đầu thai làm
trâu. Con trâu sinh ra mạnh khoẻ mập mạp, liền bị một người nhà buôn mua về
kéo xe muối.
Kéo
xe trèo dốc đường dài, lao khổ không phút nào ngừng nghỉ, con trâu mất sức,
gầy mòn, mỗi lần lên dốc thở phì phò mà vẫn bị roi vọt, trông thật là thê
thảm, thương tâm. Vừa đúng lúc ấy, người anh đi ngang dùng đạo nhãn quán sát
con trâu, biết đây là em mình nên nói để khai mở trí huệ cho em:
-
Chú một đời khổ cực, gia tài sản nghiệp chú gom góp được tính ra không biết
bao nhiêu mà kể, bây giờ gia tài ấy đâu rồi? Trước kia, chú nói đạo cả là vô
dụng vì không đem lại quần áo ăn uống, tiền tài mới đáng quý vì nó giúp chú
thỏa mãn được mọi dục lạc. Bây giờ đạo cả lại làm cho anh giải thoát được
luân hồi, chứng được quả thánh, còn tiền tài mà chú quý trọng tại sao lại
không cứu chú thoát kiếp trâu mà sinh về nẻo thiện?
Nói
xong, người anh vận dụng thần thông khiến con trâu thấy được kiếp trước của
mình. Con trâu tuy không nói được nhưng đau khổ rơi nước mắt, biết mình kiếp
trước có được thân người nhưng lại làm nhiều điều bất thiện, tham lam, ganh
ghét, không tin Phật pháp, khinh chê thánh chúng, không nghe lời khuyên bảo
thiện lành của anh, cho đến nỗi bây giờ đọa làm thân trâu, hối tiếc thì đã
quá muộn.
Người
anh biết em mình đã có tâm niệm hối hận và tự trách liền xin người chủ mua
lại con trâu này, và đem mối quan hệ giữa mình và con trâu kể cho người chủ
nghe. Người chủ trâu nghe xong tóc gáy dựng đứng rùng mình ghê sợ, không đòi
tiền mà đem trâu dâng tặng cho người anh. Người anh dắt trâu về chùa phóng
sinh, cho nó quy y Tam Bảo và dạy nó niệm Phật. Không lâu sau, con trâu chết
đi, sinh lên cõi trời Đao Lợi.
Về
sau, người chủ con trâu nghĩ đến vấn đề sinh tử luân hồi, cũng xả tỏ tất cả
chuyên tâm tìm học đạo, cuối cùng được mãn nguyện, chứng được thánh quả, giải
thoát phiền não.
Nỗ
lực kiếm tiền cho chính bản thân mình thì tiền ấy không hề thuộc quyền sở hữu
của mình; còn dùng tiền tài để đem lại hạnh phúc cho xã hội, ích lợi cho
chúng sinh, thì tiền tài ấy mới chính thật thuộc về mình. Có nhân thì tất
nhiên phải có quả, đây là một đạo lý bất di bất dịch.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét