CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Bị lừa đảo ở nước ngoài, cầu cứu ai?

Xem nguồn bài viết ở đây

Vừa qua, báo The Straight Times, Singapore đưa tin về việc một du khách người Việt Nam bị “gài bẫy” khi mua Iphone 6 tại cửa hàng điện thoại Mobile Air trong khu vực Sim Lim, Singapore.

Du khách Việt bị lừa tại Singapo. Hình internet
Du khách Việt bị lừa tại Singapo. Hình internet
Đi kèm với nội dung thông tin, bài báo cũng đăng tải những bức ảnh cho thấy du khách Việt đã khóc và, thậm chí có hành động quỳ gối tại cửa hàng này để cầu xin trả lại tiền.

Vụ việc nêu trên đã nhanh chóng được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của cả Singapore và Việt Nam. Hiện tượng này đồng thời cũng tạo ra làn sóng bức xúc, phẫn nộ của cư dân mạng về chất lượng bán hàng cũng như cách hành xử của cửa hàng điện thoại “lừa đảo”.

Sau khi thu thập thông tin, mới đây Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương Việt Nam) đã có thư gửi Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Singapore đề nghị hỗ trợ giải quyết khiếu nại cho du khách nói trên.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, hiện tại, trong khu vực 10 nước Đông Nam Á (ASEAN) đã hình thành mạng lưới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xuyên biên giới.

Theo đó, các nước ASEAN đã cam kết và bước đầu xây dựng cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong toàn khu vực ASEAN. Trường hợp gặp vấn đề tiêu dùng tại bất kỳ quốc gia nào trong ASEAN, người tiêu dùng có thể truy cập địa chỉ sau để tìm kiếm thông tin liên lạc của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại nước liên quan: http://www.aseanconsumer.org/.

Đối với các quốc gia khác, người tiêu dùng có thể nộp đơn khiếu nại thông qua Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quốc tế (International Consumer Protection and Enforcement Network – ICPEN). ICPEN  là một tổ chức quốc tế bao gồm đại diện của các cơ quan, tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới (Việt Nam trở thành thành viên chính thức từ năm 2013- NV).

Mục tiêu chính của ICPEN là tập trung vào các nhiệm vụ sau: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn thế giới; Chia sẻ thông tin về các hoạt động thương  mại xuyên biên giới có khả năng ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng; Thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quốc tế (ICPEN) .
Mạng lưới Thực thi và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quốc tế (ICPEN) .

Người tiêu dùng tại bất kỳ quốc gia nào đều có thể nộp khiếu nại và tìm sự hỗ trợ của ICPEN tại địa chỉ: http://icpen.org .

Trong trường hợp không thể liên hệ thông qua các kênh thông tin nói trên, sau khi về nước người tiêu dùng có thể thu thập thông tin và gửi khiếu nại cho Cục QLCT qua các cách sau:

 Qua email: qlct@moit.gov.vn. Gọi điện thoại đường dây nóng : 04 3938 7846 hoặc 04 2220 5022.

Websie : http://www.qlct.gov.vn hoặc http://www.vca.gov.vn/.

Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương sẽ giúp người tiêu dùng gửi khiếu nại tới các cơ quan liên quan của nước sở tại để giải quyết theo thẩm quyền.

Theo Quang Huy (PLTP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét