CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (26): Qinzhou (3)


Không thể tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ nên sáng hôm nay (18.2) tôi ráng thức dậy sớm. Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ thì bắt đầu xuống đường. Hôm qua đi phủ của Liu Yongfu. Hôm nay tôi muốn đi phủ của Feng Zicai (một danh tướng khác cuối thời Minh). Ở Qinzhou, hai ông này là nổi tiếng nhất. Nơi ở của Feng Zicai được gọi là Fenggong Baodi.

Lần này rút kinh nghiệm của hôm qua, tôi đón xe buýt đi về phía Nam. Để khỏi mất tiền, tôi chìa từ Fenggong Baodi bằng tiếng Hoa (do tôi copy từ bản đồ du lịch ở trước cổng phủ của Liu Yongfu). 

Các tài xế đều lắc đầu nói rằng họ không đến đây và trả lời gì đó. Sau một hồi, tôi đoán ra rằng mình đứng lộn hướng nên băng qua đường và đón xe buýt đi hướng ngược lại (hướng Bắc). Từ trạm xe buýt (trạm này có tên là Feng Zicai luôn mới ghê), tôi băng qua đường và cứ đi thẳng hoài, khoảng 500 mét thì đến nơi.

Phủ này cũng miễn phí tham quan. Khác với phủ Liu Yongfu, phủ này có khoảng sân trước khá nhỏ. Ngay giữa sân cũng là một bức tượng bán thân bằng thạch cao được đặt trước cửa sảnh đường chính. 

Qua khỏi cửa sảnh chính, du khách sẽ thấy treo xung quanh tường là hình và tiểu sử của những người nổi tiếng ở Trung Quốc. Qua khỏi sảnh chính sẽ đi vào các dãy nhà sau, mỗi dãy có nhiều phòng nho nhỏ và các phòng hầu như trống rỗng, không có đồ đạc gì hết, ngoại trừ một số phòng có bản đồ và tranh ảnh nói về chiến công của ông.

Tuy khoảng sân trước khá nhỏ nhưng khoảng sân sau thì giống y như một công viên với rất nhiều các bức tượng bằng đồng đen. 


Có tượng là một người đang tập võ, có tượng là hình ảnh ông kể chuyện cho hai cháu nhỏ nghe, có tượng là hình ảnh một nông dân đang ngồi trên đòn gánh nghỉ ngơi. Đa phần các bức tượng còn lại đều là tượng của các danh nhân của Trung Quốc cùng với tiểu sử của họ được khắc trên đá (đọc được chết liền đó). Có tượng trong trang phục triều Thanh, có tượng trong trang phục cận hiện đại, có tượng trong trang phục của quan văn nữa. Nói chung khoảng sân sau giống như một công viên với rất nhiều pho tượng (những pho tượng được khắc rất đẹp.) Ngoài tượng thì ở đây còn có những tảng đá được tạo hình. Có tảng có hình như bắp tay đang căng lên, có tảng có hình như vành trăng khuyết,….. Tóm lại khoảng sân sau đúng là một công viên.


Sau khi tham quan chán chê, tôi quyết định ra về. Ở ngay cửa ra vào có một cô gái và một thanh niên đang ngồi, tôi hỏi họ đường đi đến công viên Renmin (Renmin Cong Yuan). Họ nói ở Qinzhou làm gì có Renmin Cong Yuan, chỉ có Zhong shan Cong Yuan thôi. Cô gái hỏi tôi là người Việt Nam à. Tôi gật đầu (sau này tôi mới biết là do cô ta nghe phát âm tiếng Hoa của tôi nên đoán tôi là người Việt Nam.)

Cô gái lấy trong ngăn tủ ra một quyển sách tiếng Việt và hỏi tôi nghĩa một số từ. Thì ra cô ta đang cố gắng học tiếng Việt đây mà. Không biết giảng nghĩa những từ này bằng tiếng Hoa nên tôi hỏi cô ta biết tiếng Anh không. Cô nói biết. Vậy là có người để nói chuyện sau nhiều ngày phải bập bẹ tiếng Hoa rồi. Thế là tôi ở đó luôn mấy tiếng đồng hồ chỉ để “tám.”

Cô gái này tên là Đàm Mỹ Linh (tên trong tiếng Việt đó), 25 tuổi, trước đây học đại học ở Wuzhou (gần Zhaoqinh), chuyên ngành tiếng Anh và ngoại ngữ hai là tiếng Việt. Ở Qinzhou, cô ta không phải là người địa phương, đó là quê của chồng sắp cưới. Cô ta theo chàng về dinh mà. Họ dự định cuối năm nay sẽ cưới nhau. Anh ta là giảng viên kế toán của trường đại học Qinzhou.

Cô ta làm việc ở phủ Feng Zicai (thực ra là chẳng làm gì hết – mỗi ngày ngồi ở cửa ra vào và yêu cầu du khách ký tên vào sổ khi vào tham quan, vậy thôi). Mỗi tháng cô ta lãnh lương khoảng 1.100 RMB (trời, chỉ khoảng ½ ngân sách đi bụi của tôi cho một tháng thôi – vậy là tôi còn sang hơn dân địa phương rồi) – thực ra 1.100 RMB cũng tương đương 165 đô la Mỹ rồi còn gì. Nếu lương nhà nước như vậy ở Việt Nam là không hề tồi các bạn nhỉ? Mỗi ngày cô ta chỉ làm việc có 5 tiếng thôi từ 12h đến 5h chiều. Có khi làm ca sáng, có khi làm ca chiều.

Cô ta và chồng sắp cưới đã mua được một căn nhà trả góp. Cô ta nói ở Trung Quốc, mọi người sống thiên về vật chất lắm. Khi một cô gái giới thiệu người yêu cho gia đình và bạn bè thì câu hỏi gần như đầu tiên mà mọi người hay hỏi là anh ta có khả năng mua một căn nhà hay không? Sau nhà là đến xe hơi. Có thể đó là lý do mà theo lời một bạn đọc thì đàn ông Trung Quốc phải sang Việt Nam lấy vợ.

Cô ta nói rằng dù lương của mình khá thấp nhưng lại thích công việc này bởi vì nó khá ổn định và nhàn rỗi. Cô ta đang nghĩ đến việc làm thêm một việc gì đó chẳng hạn mở một cửa hàng bán quần áo, dạy kèm tiếng Anh cho người Trung Quốc và dạy kèm tiếng Trung cho người nước ngoài đang sống và làm việc tại đây, hoặc nhận làm phiên dịch cho du khách không biết tiếng Hoa,… Nói chung cô ta muốn kiếm nhiều tiền để mua xe du lịch. Thậm chí cô ta còn hỏi tôi có muốn cô ta dịch những bài viết về Trung Quốc của tôi sang tiếng Trung không để đăng trên báo Trung Quốc ấy. Tôi phải từ chối khéo thôi (nói xấu họ quá trời, họ mà đọc được chắc oánh tôi phù mỏ). Cô ta nói hằng ngày cô ta ngồi như thế nên nhiều thời gian rảnh lắm, cô ta muốn dịch cái gì đó từ tiếng này sang tiếng kia để luyện ngôn ngữ mà cũng để kiếm tiền luôn. Tôi cho cô ta trang web của vài tờ báo online của Việt Nam để cô ta vào đọc. Nhưng tôi không nghĩ tiếng Việt của cô ta đủ giỏi để hiểu. Nói chung đó là một cô gái khá nhiều tham vọng.

Nói chuyện với cô ta cũng giúp tôi biết một số thông tin về Trung Quốc. Chẳng hạn bây giờ ở Trung Quốc mọi người xem như là đang mùa xuân, bởi vì cứ sau ngày 4/2 thì đó là mùa xuân. Hèn chi mà tôi thấy có mưa phùn hầu như mỗi ngày (chắc là mưa xuân ấy nhỉ). Nhưng tôi cũng thấy vui vô cùng vì thoát được mùa đông của Trung Quốc một cách toàn vẹn (nếu không muốn nói là mập lên mấy kilo do ăn quá trời).

Khi đang “tám” với cô Linh thì có một nhóm du khách vào, trong đó có một thanh niên nghe tôi và cô Linh nói chuyện, anh ta hỏi người Việt à (mà lại hỏi cô Linh có phải người Việt không chứ không phải hỏi tôi mới ghê chứ - vậy là tôi giống người Trung Quốc hơn cả dân Trung Quốc sao?) Cô Linh chỉ qua tôi, tôi nói tiếng Việt với anh ta. Anh ta nói đang học tiếng Việt ở đại học Nam Ninh. Anh ta muốn sang Việt Nam. Anh ta có nhiều bạn Việt Nam lắm (đa số ở Hà Nội), họ kêu anh ta qua Việt Nam làm việc. Anh ta là nhân viên bán hàng (laptop).

Khi anh ta đi rồi, tôi “tám” tiếp. Có nhiều nhóm du khách ra vào, đa số là người từ phía Bắc xuống (cô Linh cho tôi biết như vậy). Tôi nói tôi biết lý do rồi, ở phía Bắc Trung Quốc bây giờ chắc vẫn còn lạnh lắm nên họ về phương Nam đây mà. Cô Linh nói ở Trung Quốc ngay cả người phương Bắc và người phương Nam nói chuyện với nhau có khi còn chả hiểu do phát âm khác nhau (chắc giống miền Bắc và miền Nam Việt Nam đây).

Khi nghe tôi nói tôi muốn đi du lịch nhiều tháng ở Trung Quốc, cô ta bảo cô ta chỉ đi lòng vòng Quảng Tây thôi, chưa bao giờ đi ra tỉnh khác bởi vì cô ta nói chẳng có lý do và cũng chẳng hình dung mình sẽ làm gì khi đi qua tỉnh khác. Tóm lại cô ta không thích đi du lịch mà chỉ thích kiếm tiền mua nhà và xe du lịch thôi.

Đến trưa thì tôi phải đi bởi vì nói hoài cũng mỏi miệng quá. Khi ra khỏi phủ Feng ZiCai thì tôi thấy một nhà hàng bán hoành thánh há cáo. Trước đây đã ăn há cảo rồi nên lần này tôi gọi hoành thánh, cũng là giá 5 RMB cho một phần. Hoành thánh ở đây ngon hơn há cảo mà tôi ăn ở Bắc Hải nhiều.

Ăn xong thì tôi đi bộ đến công viên zhong shan mặc dù nó cũng khá xa và mọi người bảo rằng xe buýt số 38 có thể đi đến nơi. Tôi vẫn thích đi bộ để ngắm phố phường hơn .Trên đường đi dọc theo đường Qinzhou Wan, tôi thấy văn phòng PSB nhưng không biết ở đây có thể gia hạn visa hay không. Ngay cạnh văn phòng này là văn phòng bán vé xe lửa (mua vé ở đây phải đóng phí đấy nhé), vé xe buýt, dịch vụ làm visa (chắc PSB ở đây có chức năng gia hạn nên họ mới có dịch vụ này chăng?)

Vừa đi vừa hỏi đường, tôi quay lại con đường Renmin – con đường có thể dẫn đến phủ của Liu Yongfu đó. Ở khúc phố cổ của đường Renmin, các con đường cắt ngang có tên vui lắm Yima (Nhất Mã), Erma (Nhị Mã), Sanma (Tam Mã), Sima (Tứ Mã - ồ sao giống tên của bà Sima quá), Wuma (Ngũ Mã – con đường rẽ vào để đến phủ Liu Yongfu đây mà).

Muốn đến công viên Zhong Shan thì đi dọc theo đường Renmin đến ngã tư cắt với đường Yima thì quẹo phải, đi khoảng 500 mét thì đến nơi, Tuy nhiên công viên này muốn vào phải mua vé, 2 RMB/người. Tôi không thèm vào. Tôi vào các công viên lớn hơn nhiều mà còn miễn phí huống chi cái công viên bé tí ti này.

Đi lòng vòng các con đường cổ kính ở đây một hồi, tôi đến đường Zhong shan. Ở đường này chuối già có giá khá rẻ, không biết là do ở miền Nam hay do chuối đang vào mùa. Ở đây chuối có giá tương đương 3.000-4.000 Việt Nam đồng/kg (tương đương giá cả ở Việt Nam nhỉ?) Khi đến Qinzhou nếu muốn ăn chuối và cam giá rẻ thì ra đường Zhongshan mà mua các bạn nhé!

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (26): Qinzhou (4)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét