CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (26): Qinzhou (2)


Có một nơi quá thoải mái để ngủ thật ra chẳng tốt tí nào. Tôi đánh một giấc đến gần 11h sáng mới dậy. Chuẩn bị xong mọi thứ cũng đã 12h trưa. Tôi ra đường leo đại lên xe buýt số 1 và được đưa đến bến xe phía Bắc (bến xe gần nơi tôi ở chắc là bến Nam- bến xe này nằm trên đường Qinzhou Wan Lu, còn nơi tôi ở nằm trên đường Mujing Jie)

Thành phố Qinzhou có hai quận là Qinnan (nơi tôi ở - nản là phía Nam) và Qinbei (bei là phía Bắc). Ngoài ra nó còn có hai hạt (county) là Lingshan và Pubei.

Đến bến xe Bắc (điểm cuối cùng của xe buýt số 1), tôi hỏi đường đi đến Phủ của Liu Yongfu (Ông này nổi tiếng lắm à nghen nhưng chẳng biết dịch ra tiếng Việt là gì). Được hướng dẫn leo lên xe buýt số 1 đi theo hướng ngược lại. Việc hỏi đường đi đến phủ này cũng gian nan lắm đó. Trang web du lịch không nói thẳng là phủ mà nói là Bảo tàng Qinzhou (Qinzhou bowuguan), làm người dân chẳng biết đường nào mà chỉ. Họ nói với tôi rằng ở Qinzhou làm gì có bảo tàng. Tôi khẳng định là có mà. Rồi tôi nói tên Liu Yongfu. Họ nói gì đó và cho tôi địa chỉ khác. Tôi không chịu mà nói cái bảo tàng ở số 10 đường Bangui, quận Qinnan (tôi nói những thể mình biết rành lắm vậy đó).

Cuối cùng xe buýt số 1 chạy đến bến cuối luôn (ở đường Wuma). Anh chàng lái xe nhảy xuống dẫn tôi đi tìm đường. Anh ta thấy một con hẻm ghi chữ Pangui Xiang. Anh ta nói chỉ có xiang (hẻm) thôi chứ không phải đường đâu. Tôi cảm ơn và nói tự mình có thể đi tìm. Tên hẻm là Pangui mà sao ở trang web lại ghi là Bangui nhỉ?

Tôi đi vẩn vơ ở đây xem một hồi (khu này có rất nhiều nhà cổ) thì bắt đầu hỏi đường đến Phủ Liu Yongfu. Lần này tôi rút kinh nghiệm vừa nói phủ vừa nói bảo tàng. Khi hỏi những người đàn ông Trung Quốc thì họ biết nên chỉ tôi đi về phía trước (chỉ hiểu vậy thôi chứ họ giải thích dài dòng lắm mà tôi không hiểu thêm nổi vì vậy cứ đi một chút lại dừng để hỏi). Khi hỏi những người phụ nữ thì họ hoặc là không biết hoặc là hỏi tôi ông ta làm nghề gì (nghe buồn cười quá – tôi định nói ông ta “ngủm củ tỏi” lâu rồi nhưng sợ đầu năm người Trung Quốc kiêng từ “chết” nên không dám nói.)

Cuối cùng tôi cũng tìm ra. Thật ra nơi này ngay sát bên khu nhà cổ. Vậy mà những người phụ nữ chả biết mà còn hỏi tôi ông ta làm nghề gì (thế mới biết đàn ông Trung Quốc cho rằng phụ nữ Việt Nam thông minh cũng có cơ sở đấy các bạn nhỉ).

Liu Yongfu là một danh tướng cuối thời nhà Thanh. Ông ta được xem là biểu tượng của lòng yêu nước của người Trung Quốc. Vì vậy phủ của ông ta rất được nhà nước Trung Quốc ra sức giữ gìn. Nơi này được Sở Du lịch Trung Quốc đánh dấu AAAA (bốn chữ A – nghĩa là một nơi mà du khách không thể không đến). Đặc biệt nữa là ở đây miễn phí tham quan vào cửa (cái này tôi thích nhất đây hehehe) bởi vì chính phủ muốn giáo dục thanh niên Trung Quốc về lòng yêu nước mà.


Liu Yongfu đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc chống lại Pháp và sau đó còn kéo quân đi Đài Loan để đánh nhau với Nhật nữa. Ông còn được vua Việt Nam (thời Nguyễn) ấy phong cho chức San Xuan Perfect do những chiến công trong việc giúp dân Việt Nam chống Pháp.

Tôi có thể miêu tả phủ của Liu Yongfu như sau: Trước cửa phủ là một cái công viên lớn, chính giữa công viên là một bức tượng ông ta đang cưỡi ngựa (chắc bức tượng này tượng trưng cho sự dũng mãnh của ông ta đây). 

Khi bước qua khỏi công viên thì tới cổng phủ bằng gỗ. Trên cổng là chữ Sanxuan Tang (tên phủ được đổi như thế này sau khi ông ta được vua Nguyễn phong chức San xuan Perfect. Qua khỏi cổng là tới một cái cổng tường trông cũ kỹ hơn cổng gỗ (chắc chưa được phục chế). Trên cổng tường này có dán 3-4 tấm bảng biểu của Sở Du lịch (chắc để chứng tỏ rằng đây là một nơi đáng tham quan). 

Qua khỏi cổng là một khoảng sân khá rộng. Giữa sân, ngay trước cổng sảnh đường chính là tượng bán thân của Liu Yongfu bằng thạch cao.

Sau khi ngắm tượng xong thì du khách bước vào sảnh chính. Ngay lối vào là một khoảng sân hình chữ nhật có trồng cây và hoa khá đẹp.  Đi qua khỏi sân là bước vào phòng khách. Bên trái và bên phải phòng khách, mỗi bên có một phòng ngủ. Ở phòng khách có một tấm phản gỗ và các bàn ghế (từ thời đó đến giờ) để ông ngồi tiếp khách được đặt ở hai đầu của góc phòng. Các phòng ngủ còn giữ lại giường, tủ, bàn trang điểm,… tất cả bằng gỗ.


Qua khỏi sảnh chính là một khoảng sân hình chữ nhật khác. Xung quanh khoảng sân này là các căn phòng nhỏ. Hiện giờ các căn phòng nhỏ này được sử dụng để nói về các chiến công hiển hách của Liu Yongfu. Mỗi phòng trưng bày bản đồ và các câu chuyện có liên quan đến chiến công mà nó trưng bày. Căn phòng ngay giữa (ở vị trí trung tâm) lại là nơi để bàn thờ gia tiên (trước đây); bây giờ là để bức tượng đồng của ông đang đứng.

Sau khi tham quan xong sảnh chính, du khách quay trở lại khoảng sân rộng có bức tượng bán thân bằng thạch cao. Một dãy phòng ở cuối sân trước đây là dãy chuồng ngựa. Ngoài ra ở đây còn có cả khu nhà kho, trong đó có một cái bồ lúa khổng lồ và những cái máy xay thóc bằng gỗ.

Phủ này rộng hơn 22 ngàn mét vuông. Xung quanh phủ là các bức tường bằng đá thật cao. Tóm lại phủ này chẳng những là nơi để giáo dục lòng yêu nước của người dân Trung quốc mà còn là nơi trưng bày kiến trúc cuối thời nhà Thanh của Trung Quốc.

Cạnh bên phủ là một công ty gốm. Trước đây tôi thấy các sản phẩm từ gốm thô của các nước Đông Nam Á. Bây giờ thấy gốm ở đây tôi hơi ngạc nhiên bởi vì không thô mà lại rất láng bóng vì vậy nếu không biết cứ tưởng đây là gỗ. 

Thậm chí có một du khách lấy tay gõ vào một cái bình thì nghe tiếng tong tong như kim loại vậy. Tôi không hiểu họ sản xuất gốm theo công nghệ nào mà lạ quá. Gốm ở vùng này là một trong bốn nơi sản xuất gốm nổi tiếng và quan trọng của Trung Quốc đấy nhé. Vì vậy chắc không có hàng giả đâu. Nhưng công nhận gốm ở đây lạ thiệt. Cạnh bên phòng trưng bày là nơi sản xuất và du khách có thể tham quan chụp hình.

Từ công ty gốm bước ra, đi vẩn vơ tôi phát hiện thì ra du khách không đến đây bằng con đường như của tôi (tôi đi ngõ sau còn họ đi ngõ trước). Con đường ở đây cạnh bờ sông trông rất đẹp. Xe buýt số 22 có thể đi đến nơi. Nếu muốn đi ngõ sau như tôi thì các bạn có thể đi xe buýt số 1 hoặc số 8 (đi về hướng Nam ấy, tức là về phía quận Qinnan) đến bến cuối cùng thì xuống xe hỏi người dân “Liu Yongfu Cha” (“cha” ở đây nghĩa là “nhà”- jia, chứ không phải là thằng cha Liu Yongfu đâu nghen hehehe.) Ah quên, nhớ hỏi nam giới, chớ hỏi phụ nữ, nếu không họ lại bắt bạn khai ra nghề nghiệp của ông ta hahaha.

Tuy nhiên từ bến xe trên đường Qinzhou Qan Lu, các bạn cũng có thể đi bộ đến nơi. Đi theo con đường Renmin Lu, đi hoài, con đường này khúc đầu là những khu phố hiện đại, sau đó là đến khu phố cổ đầy ổ gà (nhưng tôi lại khoái vô cùng, lúc ngồi trên xe buýt lắc lư theo những cái ổ gà ấy). Khi nào đến ngã tư Renmin Lu và Wuma Lu thì các bạn quẹo trái. Đi một lúc đến bến đỗ của xe buýt số 1 và 8 thì tìm hẻm Pangui, sau đó vừa đi vừa ngắm vừa hỏi người dân địa phương. Sau khi đi qua những căn nhà cổ thì đến phủ. Đi theo lộ trình này sẽ đem lại cho bạn cảm giác rất lạ, cứ như là đi tìm kho báu cổ ấy. Vì vậy tôi vẫn khuyên các bạn nên đi bộ theo lộ trình này. Từ bến xe đến đây, vừa đi vừa hỏi đường vừa ngắm phố cổ, theo tôi nghĩ khoảng 30 phút thôi.

Bận đi do không biết đường nên tôi lắc lư theo xe buýt. Bận về dĩ nhiên là tôi đi bộ rồi. Hôm nay là Tết Nguyên tiêu ở Trung Quốc (rằm tháng giêng). Buổi sáng tôi thấy trên tờ lịch hôm nay có màu đỏ nên hỏi mấy người trong nhà trọ thì mới biết đấy. Hôm nay người ta cúng gà/vịt (nguyên con luôn) và đốt pháo ầm ĩ. Tôi vừa đi vừa ngắm mấy con gà đang cúng vừa thèm, muốn chụp hình ghê nhưng chẳng dám. Đi một hồi, tôi thấy có hai ba người đang lựa lựa gì đấy ở một nhà hàng bên kia đường. Cứ thấy chỗ nào đông người là tôi xúm lại ngay. Tôi băng qua đường. Thì ra đó là nhà hàng mì chó (nghĩa là mì thịt chó ấy). Cô bán hàng cho mì (trông giống như cọng phở) vào thau nhôm với một ít hành lá. Mỗi khách tự lựa cho mình một khúc thịt trong cái thau nghi ngút khói và sau đó tự chan nước lèo vào để ăn. Mỗi phần giá 6 RMB. Tôi cũng lựa một khúc cẳng có da và xương với gân, ít thịt. Ăn cũng ngon lắm bởi vì chó được chiên lên trước khi cho vào nồi nấu lại vì vậy da chó ăn thơm làm sao ấy. (tuy nhiên đến tối khi về nhà tôi lại bị nổi mẫn đỏ ở cánh tay, hình như tôi kị món thịt chó thơm ngon hay sao ấy?)

Để đón tết nguyên tiêu, ở đây có nhiều trò vui lắm. Ví dụ trò chơi “thử trí thông minh với vịt” (cái này do tôi tự đặt tên). Nghĩa là người ta để mấy con vịt (con nào con nấy béo núc ních) – đã bị cột chân – trên một tấm bạt. Người chơi có nhiệm vụ thảy vòng qua cổ con vịt. 

Nếu cái vòng tròng đúng cổ con vịt nào thì có thể mang con vịt đó về. Mỗi vòng có giá 2 RMB. Mới nghe tưởng dễ nhưng khó vô cùng bởi mấy chú vịt nhà ta – dù bị cột chân- nhưng cứ thấy ai chọi cái gì về phía mình là né (giống như con người vậy.) Các bạn mà nhìn thấy cảnh mấy con vịt cúi đầu né mấy cái vòng thì chỉ có mà ôm bụng cười lăn cười bò. Vì vậy tôi mới đặt tên trò chơi này là “thử trí thông minh với vịt” nghĩa là người chơi phải đoán ra con vịt muốn né về phía nào (trái hay phải) sau đó thảy vòng về phía đó. Có người cầm cái vòng nhá mấy cái để xem phản ứng của con vịt. Mấy con vịt cũng buồn cười lắm, ai mà chỉ nhá nhá thì nằm im, chẳng thèm động đậy nhưng khi vòng được thảy thì mới né, có khi mấy chú vịt này cúi đầu xuống cho vòng trượt qua cổ, có khi quay sang trái cho vòng rơi sang phải hay quay sang phải cho vòng rơi sang trái. Ai mà “thông minh hơn vịt” thì mới hy vọng ôm được một chú về. Tôi bó tay chắc rồi bởi vì tôi không nghĩ mình làm được.

Dân Trung Quốc đón tết nguyên tiêu khá lớn bởi vì pháo hoa và pháo cứ nổ đùng đùng từ 7 h tối đến hơn nửa đêm. Tôi mà không bận xem mọi người “thử trí thông minh với vịt” là đã chạy ra hướng bờ sông xem pháo hoa rồi. 

2 nhận xét:

  1. Liu Yongfu là Lưu Vĩnh Phúc đó bạn.Ông này chỉ huy quân Cờ đen (nhánh quân Thái bình Thiên quốc bị nhà Thanh đánh đuổi đàn áp chạy sang Vn ,bị nhà Nguyễn thu phục và phong tước,sai đi tiễu phỉ ở Bắc kỳ và tham gia đánh 2 trận Cầu Giấy nổi tiếng cùng với Hoàng Kế Viêm giết Garnie và Riviere.Nhà Thanh nghe tiếng nên gọi về lại TQ.Nói chung nhờ Vn mà đc "phục hồi nhân phẩm".

    Trả lờiXóa
  2. San xuan Tang này chắc la Tam Tuyên Đường(LVP đc vua Tự Đức phong làm quyền Tam Tuyên (3 tỉnh)quân vụ đề đốc),ông ta sau khi lập công ở Vn về quê mua đất xây phủ,vì LVP nhà nghèo,đi lang thang làm cướp.....

    Trả lờiXóa