CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (29): Liuzhou

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (28): Guigang

Vậy là sáng hôm sau, sau khi trả phòng, tôi kéo hành lý của mình ra ga xe lửa ở hầu như đối diện. Một dòng người đang đứng xếp hàng ở ngay tấm bảng ghi số xe lửa của tôi làm tôi thấy ngán ngẩm vô cùng. Nghĩ bụng: lại sắp phải chen chúc với những người mua vé đứng ở một toa xe ngập khói thuốc rồi, nhưng cũng may là chỉ ngồi khoảng 2 tiếng trên xe lửa thôi.

Ga xe lửa ở Guigang “hiện đại” hơn những nơi khác ở chỗ: sau khi qua cổng soát vé xong thì có một người cầm loa hướng dẫn khách nào có vé ở toa nào thì nên đi về hướng nào để đợi tàu. Sau khi đi theo hướng đã được chỉ dẫn thì tôi còn thấy có những người đeo dải băng đỏ nơi cánh tay cầm tấm bảng ghi số toa. Hành khách có vé toa nào thì xếp hàng theo người có tấm bảng ở toa ấy.

Khi tàu lửa đến thì tôi hầu như không tin vào mắt mình nữa. Tôi phải dụi mắt vài lần và phải chắc rằng mình đang ở ga xe lửa chứ không phải ở bến xe buýt đường dài. Các bạn có bao giờ thấy một chiếc xe lửa hai tầng như xe buýt chưa? Lần đầu tôi thấy là ở Guigang, Trung Quốc ấy. Ôi trời, quả là một giải pháp tốt lành cho một quốc gia đông dân (cái này tôi chưa bao giờ thấy ở Ấn độ - lần sau qua đó tôi phải kể cho dân ấy nghe mới được.) Đến bây giờ thì tôi mới hiểu tại sao tôi mua vé ngồi mà trong vé cạnh bên số ghế còn ghi thêm chữ “xia” (nghĩa là tầng dưới) – thường toa giường nằm mới có tầng dưới tầng trên chứ.

Nhờ xe lửa hai tầng mà tôi đỡ phải chen chúc với những người mua vé đứng bởi vì hầu như ai cũng có ghế ngồi. (Đa số những hành khách đi chung tôi là sinh viên đang trên đường trở về trường sau kỳ nghỉ tết.) Tuy nhiên khi xe lửa dừng lại ở một ga thì số người lên nhiều hơn số người xuống, vậy có một số người phải đứng. Ngay cả xe lửa hai tầng mà vẫn không đủ chỗ nữa thì chắc nay mai có cả xe lửa ba tầng chăng?

Ngoài ra, xe lửa ở Trung quốc còn có thêm một việc nữa. Đó là nhân viên bán hàng của các công ty mang hàng lên xe lửa để bán, hoặc để giới thiệu về cách sử dụng một loại sản phẩm mới. Đây cũng là một cách bán hàng bởi vì một số người cũng bán được khá nhiều. Không biết ở Việt Nam đã có kiểu bán hàng này chưa?

Cuối cùng thì tàu cũng đến Liuzhou – một trong năm thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây (các thành phố khác là Nanning, Guilin, Beihai, Wuzhou – chỉ có Wuzhou là tôi chưa đến thôi). Xung quanh khu vực nhà ga xe lửa có khá nhiều nhà trọ mắc rẻ vừa đều có hết. Từ ga bước ra quẹo trái vào đường Nanzhan, đi một đoạn thì thấy các nhà trọ nằm san sát nhau, cả ngoài đường chính lẫn trong hẻm, có nơi còn ghi giá trên nóc là 15 RMB/đêm nữa. Nếu từ ga bước ra quẹo phải cũng có nhà trọ nhưng nằm phía bên kia nên phải băng qua đường. Nếu từ ga bước ra đi thẳng vào đường Feie thì nhà trọ khắp nơi – trên cầu vượt cũng có, dưới hầm cũng có, đi vài bước thấy những con hẻm thì trong hẻm cũng có. Ngoài ra xung quanh nhà ga có khá nhiều nhà hàng và cửa hàng bách hóa cùng với những người bán hàng rong. Tóm lại, cuộc sống xung quanh nhà ga này thật sống động và náo nhiệt.

Nếu không thích ở khu vực này, bạn có thể đi thẳng đường Feie, khi thấy Century Mall (nơi này sau 9h tối có thức ăn giảm giá đấy) thì tiếp tục bước, đi một hồi bạn sẽ đến bến xe buýt đường dài (long-distance bus terminal) cũng nằm trên đường Feie, các con hẻm xung quanh này cũng đầy nhà trọ. Tóm lại từ ga xe lửa đến bến xe khoảng 7-10 phút đi bộ. Nếu không thích đi bộ thì từ ga bước ra bến xe buýt ở ngay trước mặt, đón xe buýt số 2 hoặc 82 hoặc bất kỳ xe nào đi ngang qua bến xe buýt đường dài.

Buổi chiều sau khi đến, tìm được nơi ở có giá 15 RMB/đêm xong, tôi cất hành lý vào phòng và bắt đầu “xuống đường”. Ngay trước hẻm vào nhà trọ của tôi là quán mì giá 4 RMB/ tô, cay xé họng. Vậy là tôi lại trở về với những thức ăn cay sau những ngày thưởng thức thức ăn của Quảng Đông rồi. Ăn xong tôi lên xe buýt 82. Xe buýt này từ ga xe lửa đi dọc theo đường Feie, chạy thẳng đến đường Pingshan Dadao (đường Feie và Ping Shan Da Dao nằm trên cùng đường.) Công viên Yufeng nằm trên đường Ping Shan Da Dao
Bản đồ công viên

 Tôi xuống xe tại đây và đi dọc theo con đường này thì đến núi Mã (nằm cạnh bên công viên Yufeng)
Cổng vào

Từ đó tôi lại đi thẳng đến ngã tư lớn và quẹo trái vào đường Rongjun. Ngay khi quẹo trái thì phía bên phải đường Rongjun là công viên và núi Jiahe Xiaotaoyuan.
Cổng vào

Đi thẳng đường Rongjun thì sẽ đến cầu Wenhui bắc ngang sông Liujiang, băng qua cầu đến phía bên kia sông thì bên tay trái là một cổng thành (East Gate). 

Tham quan cổng thành xong thì quay lại đường lớn, đi thẳng thì sẽ đến công viên Liuzhou hay còn gọi là công viên Liu Zongyuan- đây là tên vị quan phủ Liuzhou thời nhà Tang và công viên được xây để tưởng niệm ông.



Vào tham quan công viên Liuzhou xong khi trở ra thì trời vừa tối vừa mưa nhẹ, tôi đi bộ trở lại cầu Wenhui thì phía bên tay trái của tôi là một thiên đường. Lúc đó trời mưa và sương mù nhẹ, các ngọn núi lờ mờ trong sương. Trên một ngọn núi là một cái tháp vàng, trên núi kia là một tháp bạc. Gần đó là một ngôi đền, nửa dưới là bạc, nửa trên là vàng. Cạnh ngôi đền là ngọn núi Jiahe lấp lánh ánh đèn trong màn sương. Cảnh vật mờ mờ ảo ảo với những ánh đèn lung linh y như trên thiên đường – cảm giác lúc đó thật không thể tả được. 

Tôi cứ đứng mãi ở đó mà ngắm khung cảnh thần tiên và cho dù cố cách mấy thì cũng không thể thu được cảnh này vào ống kính được. Tôi tự hỏi: dân Trung Quốc làm sao có thể làm người xấu được khi họ sống trong một khung cảnh đẹp như thiên đường thế này. Có thể họ quá bận bịu nên quên thưởng thức phong cảnh thần tiên của nơi họ sống chăng?

Sáng hôm sau, tôi ăn thật no để bắt đầu một ngày leo núi. Đầu tiên, sau khi xuống xe buýt 82 ngay tại núi Mã Shan (do núi này có hình giống như yên ngựa), đỉnh ngọn núi này là nơi cao nhất trong thành phố nên nơi đây rất lý tưởng để ngắm cảnh toàn thành. Dọc đường lên núi có bảng chỉ dẫn tiếng Anh, và có đình cho du khách ngồi nghỉ chân, toilet cũng khá sạch sẽ. 

Có nhiều lối lên và xuống lót đá xanh nên rất dễ leo (tuy nhiên đoạn gần đỉnh thì bậc thang khá nhỏ và dốc rất đứng). Lối tôi chọn để đi lên ngang qua một cái hang có khắc chữ trên đá. 

Nhiều người dân chạy bộ lên xuống đỉnh núi để tập thể dục lắm. Trên đỉnh núi, không khí khá trong lành và không hề nghe thấy tiếng xe cộ bên dưới, tuy nhiên trời lại có sương mù nên tôi không thể chụp hình thành phố bên dưới được.

Ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành xong, tôi leo xuống. Ôi trời tôi thấy có một phụ nữ Trung Quốc mang giày cao gót (7 phân đấy nhé) leo núi. Ở Ấn độ tôi thấy người ta mang dép lê để leo núi còn mang giày 7 phân thì tôi mới chỉ thấy ở Trung Quốc mà thôi. Quả là một phụ nữ người thì to mà trí thông minh thì như quả nho. Mang giày cao gót leo núi vừa có hại cho sức khỏe vừa nguy hiểm bởi vì khi ngã thì có thể kéo theo những người bên cạnh té xuống luôn. Tôi thấy chị ta hầu như lết xuống các bậc thang vừa nhỏ vừa dốc ở gần đỉnh núi (hehehe – cho đáng đời, lần sau nhớ chừa nhé).

Ở núi Mã Shan có cả cáp treo để đi qua đỉnh Yufeng gần đó. Giá vé cho một lượt là 40 RMB, cả đi và về là 50 RMB, giá cho trẻ em là 20 RMB.

Trên đường từ núi Mã Shan xuống (dĩ nhiên là tôi đi lối khác rồi), tôi đi ngang qua hang Phật (Buddha Cave). Nơi này rất dễ nhận ra bởi vì có nhiều lá cờ nhỏ hình tam giác treo ngoài sân. Lúc đó tôi là du khách duy nhất. Thực ra khi tôi vào thì thấy một vị sư (chắc trụ trì ngôi chùa này) bước ra ngoài nghe điện thoại và vị sư này không thấy tôi bước vào). Ngay ngoài cổng là tượng một vị quan võ mà tôi chẳng biết là ai. Đến cổng thì gặp ngay tượng Phật Di lạc vẫn với cái bụng béo tròn và nụ cười tít mắt với ngụ ý: Các con hãy để ngoài cửa những hỉ nộ ái ố của cuộc sống trước khi vào lễ Phật nhé. Sau lưng Phật Di lạc là một hương án có hình Quan âm Bồ tát và rất nhiều những tấm hình nhỏ của những vị nổi tiếng khác. Bước lên cầu thang thì ngay trước mặt là hình Phật tổ và sau lưng là tượng của 18 vị La Hán (xấu xí và quái dị) với đủ bộ dạng như thể mỗi vị là một biểu tượng của một nỗi khổ trong cuộc đời vậy ấy. 

Lên tiếp các bậc thang tối thui vào sâu bên trên thì tượng Phật tổ thật lớn đang ngồi với bàn tay phải giơ lên, 3 ngón mở ra, hai ngón trỏ và cái tạo thành hình chữ 0, bàn tay trái thì mở ra năm ngón đều tăm tắp, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Hình dạng bàn tay Phật là có ý nghĩa đấy nhưng tôi chẳng hiểu nên cứ đọc theo cách nghĩ của tôi lúc đó nhé. Bàn tay giơ lên nghĩa là “Stop” làm đều ác, bàn tay mở ra là “ta sẳn sàng tiếp nhận ngươi.”

Ngoài ra, cạnh Phật tổ là hai vị học trò của Người đang đứng hầu. Thấp hơn một chút, bên phải là tượng Quan Âm và một vị Phật cưỡi hổ, bên trái là Địa Tạng Bồ Tát và một vị Phật đang cưỡi voi.

Ngay trên đầu tượng Phật tổ là ánh đèn đỏ nhấp nháy. Ngoài ra bên dưới tượng Phật là những tượng nhỏ và những ánh đèn chuyển màu lúc xanh lúc đỏ. Lúc đèn chuyển màu xanh thì hang sáng lên, lúc chuyển màu đỏ thì hang tối lại. Hãy tưởng tượng các bạn đang một mình đứng sâu trong một cái hang không một người, không một tiếng động, cùng với những tượng Phật to lớn xung quanh, với những ánh đèn nhấp nháy lúc sáng lúc tối. Lúc đầu tôi cảm thấy sợ bởi vì có cảm giác như mình đang ở dưới địa ngục với những vị phán quan đang phán xét tội lỗi của mình vậy đó, đặc biệt khi đèn chuyển màu đỏ thì thật sợ chết khiếp đi được. Sau đó, trấn tỉnh lại, tôi tự nói, đây là Phật không phải địa ngục. Phật không phán xét ai hết mà chắc do mình nhiều tội quá nên cảm thấy như vậy chăng? Tôi một mình đứng đó hơn nửa tiếng đồng hồ chỉ để nhìn vào tượng Phật và nghĩ gì đó mà tôi cũng chẳng biết. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy tượng Phật mà lại sợ đấy. Tuy nhiên càng đứng lâu thì tôi lại càng không sợ. Tôi có cảm giác là Phật tổ có lúc như cười có lúc như nhăn mặt khóc vậy đó. Nếu không có hai bạn trẻ người Trung Quốc bước vào thì chắc tôi đứng đó đến tối luôn. Không hiểu sao tôi lại không muốn rời mắt khỏi bức tượng Phật tổ này. Khi bước ra, tôi vừa đi vừa ngoái đầu nhìn bức tượng này miết.

Từ núi Mã Shan bước ra, tôi đi dọc theo đường Rongjun, đến gần cầu Wenhui, tôi quẹo vào con đường ngay dưới chân cầu. Tôi muốn biết thiên đường mà tôi thấy tối hôm qua thật ra là gì. Thì ra ngôi đền nửa vàng nửa bạc là đền Khổng tử. 

Giá vé vào cửa là 5RMB. Nghe thấy tiếng nhạc réo rắt vọng ra từ bên trong, tôi mua vé để xem đó là gì. Thì ra đó là từ băng video, hết tiếng đàn là đến những lời dạy của Khổng tử (tôi đoán vậy đó). Nơi này thật lớn và vẫn đang trong quá trình xây dựng. Ngoài ngôi từ đường chính có tượng Khổng tử ở giữa và mỗi bên là hai học trò thì các tòa nhà còn lại đều trống rỗng không có gì bên trong hết. Tuy nhiên đây là một công trình khá đẹp. Nhiều người mang máy ảnh vào chụp hình lắm.

(Tôi nghe đồn là Khổng tử có vợ dữ dằn lắm, vì vậy buồn tình ông ta bỏ nhà đi lang thang hết nước này đến nước nọ và đề ra đủ thứ nguyên tắc để trói buộc phụ nữ hehehe. Mà hình như các triết gia nổi tiếng đều có vợ rất dữ. Ví dụ ông tổ của triết học duy tâm là Socrate đó. Vợ ông ta dữ hơn cả sư tử Hà Đông và thường xuyên đánh đuổi ông ta ra khỏi nhà. Thế là ông ta ngồi chồm hỗm trước cửa nhà (ngồi bẹp, dơ quần, vào vợ đánh chết hehehe) ngẫm nghĩ sự đời. Vậy là thành triết gia luôn, mà còn nổi tiếng nữa chớ. Thế mới biết: đằng sau sự thành công của một người đàn ông là bóng dáng của một người vợ dữ dằn. Chị em phụ nữ nào muốn có chồng nổi tiếng thì phải biết “cầm roi dạy chồng” đấy nhé hehehe.)

Nhìn quanh quất không thấy lối đi đến những ngọn núi có tháp vàng tháp bạc mà tôi thấy trời bắt đầu tối nên tôi đành đi ra khỏi đền.

Từ đền Khổng tử bước ra, tôi vào công viên Jiahe và leo lên núi xem. Tuy nhiên núi này hầu như không có gì đặc sắc cả. Khi xuống núi, tôi làm một vòng quanh công viên thì phát hiện ở đây có đền thờ đạo Lão. Các đạo sĩ trong đền này khá trẻ và đẹp trai (hehehe). Ngoài ra ở đây có cả gieo quẻ. Nếu có khả năng đọc hiểu tiếng Hoa thì tôi đã gieo rồi. Tiếc quá!
Cổng vào đền, đẹp như cổng cưới cá bạn nhỉ???

Đền chính

Từ công viên Jiahe ra thì đã chiều tối rồi, dự định đi về nhà luôn nhưng lúc đi ngang qua công viên Yufeng thấy có nhiều người ra vào. Vậy là tôi vào luôn. Và lại leo lên núi. Núi Yufeng còn có tên là Fish Peak (bởi vì nhìn từ xa giống như một con cá đang đứng thẳng vậy đó.) Trên đường lên núi sẽ đi ngang qua một hang có tên là Liu Sanjie. Liu Sanjie là người dân tộc Zhuang (Choang) thời nhà Tang. 

Bà là người có công lưu truyền những bản dân ca của dân tộc này. Đây là nơi bà từng ở và dạy học trò hát những bài hát của mình. Theo đồn khi chết, bà trở thành tiên nữ luôn. Giá vé cửa để vào hang này là 5 RMB. Lúc đó đã 6h chiều nên hang đóng cửa. Tôi leo lên núi trong khi những người khác đang leo xuống. Khi lên đến đỉnh thì cảm giác thật thích bởi vì một mình ở nơi cao. Tuy nhiên một lúc sau thì có một cặp thanh niên nam nữ leo đến, khi nhìn thấy tôi thì họ đi vòng ra sau để tránh. Khi đi lòng vòng để chụp hình thành phố từ trên cao thì tôi phát hiện họ đang ôm hôn say đắm. Ôi thì ra đây cũng là một ý hay. Lên đỉnh núi để hôn nhau.

Ah quên, Liuzhou được mệnh danh là thành phố rồng đấy nhé (Dragon City). Ở đây thường có mưa nhẹ, vì vậy khi đến đây nhớ mang theo dù. Ở đây mức độ ô nhiễm không khí, theo tôi, là khá thấp bởi vì nhiều công viên mà dân số lại ít hơn những nơi khác. Các công viên và núi ở đây leo miễn phí chứ không phải như ngọn núi bé tí ở Lingshan, leo lên leo xuống mà bắt người ta mua vé 20 RMB. Ở Liuzhou quá trời núi, tha hồ mà leo, mà toàn là miễn phí hết.

Thế mới thấy ở Trung Quốc có rất nhiều nơi vẫn miễn phí. Tuy nhiên những ai không có thời gian thì dĩ nhiên không thể đi vòng như dân đi bụi rồi. Nếu nơi nào có phí thì tôi không vào, đến thành phố khác cũng có cái tương tự mà miễn phí thì mới vào. Xét ra thì vẫn xem được những cảnh giống nhau, chỉ khác nhau là về thời gian thôi. Dân đi bụi thì có dư thời gian (chỉ thiếu tiền thôi – do đi bụi “trường kỳ kháng chiến” – cụm từ này tôi học được từ comment của một bạn đọc đấy) trong khi những người khác thì thiếu thời gian để đi lòng vòng. Vì vậy số tiền mà họ tiêu trong một tháng có khi bằng số tiền mà tôi tiêu trong 3-6 tháng ấy chứ.

Đoạn này là nói xấu đàn ông Trung Quốc đấy nhé! Tôi thường ở nhà trọ có toilet sử dụng chung, lúc đầu thì tôi không để ý nhưng bây giờ thì tôi mới ý thức được đấy. Họ là những người đi tiểu không bao giờ dội nước, cứ để như thế để ngửi mùi và phụ nữ luôn là những người đi dội nước tiểu cho họ. Ah thì ra cái văn hóa mà họ hay tự hào 5000 năm văn hiến là như vậy đó. Cái thói quen này chắc là tích lũy từ thời tổ tiên 5000 năm trước chăng? Khổng tử mà sống dậy thì tôi sẽ hỏi ông ta là khái niệm quân tử của ông ta có bao gồm luôn cả việc dội nước sau khi đi tiểu hay không? Hay đó là việc dành cho giới tiểu nhân (là những người phụ nữ ấy)? Mà cũng có thể Khổng tử chẳng có ý niệm gì về việc dội nước sau khi tiểu bởi vì ông ta chẳng bao giờ làm điều này cả. Nếu vậy, xét theo xã hội văn minh ngày nay thì chẳng phải ông ta là một người vô văn hóa sao? Ở Trung Quốc miếu Khổng tử có mặt ở khắp nơi đấy nhé. Lời dạy của ông ta được đọc trên băng và mở ra rả cả ngày. Ồ nếu nhận xét ở trên của tôi là đúng thì chẳng phải “thằng mù đang dẫn đường cho thằng đui” đi chăng? Hèn gì mà nhiều sản phẩm độc hại xuất phát từ một quốc gia có 5000 năm văn hiến này quá nhỉ? (Loại gạo giả từ Trung Quốc được miêu tả trên báo giống y như loại gạo mà tôi nuốt trong mấy ngày tại Zhaoqinh ở tỉnh Quảng Đông ghê! Mầy thằng Trung Quốc đáng ghét!!!!!)

(Tối ngày tôi chỉ lo mắng mỏ mấy thằng Trung Quốc, hèn gì thấy tượng Phật sợ hãi là phải.)

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (30): Changsha  

2 nhận xét:

  1. - Cách đây không lâu đọc được tin Trung Quốc có xe lửa 2 tầng, giờ chị xác nhận lại :D. Một cách hay.

    - "Đó là nhânviên bán hàng của các công ty mang hàng lên xe lửa để bán, hoặc để giới thiệu về cách sử dụng một loại sản phẩm mới. Đây cũng là một cách bán hàng bởi vì một số người cũng bán được khá nhiều. Không biết ở Việt Nam đã có kiểu bán hàng này chưa?" --> Trên xe lửa và ô tô ở Việt Nam hình như chỉ có mấy người bán dạo chạy lên giới thiệu, chào hàng, xong rồi nhảy xuống chứ không phải là nhân viên cty.

    Trả lờiXóa