CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (26): Qinzhou (1)


Sáng ngày 16.2, tôi ngồi kiểm tra lại tình hình tài chính của mình trong tháng thứ 2 tại Trung Quốc. Tổng cộng số tiền mà tôi đã tiêu xài từ ngày 17.1 đến ngày 15.2 trong đó có luôn cả 160 RMB tiền vừa gia hạn visa là 2.100 RMB. Hóa ra tháng này tôi lại tiêu xài ít hơn tháng vừa rồi chăng ? Tháng đầu tiên, tôi xài tổng cộng 2.200 RMB. Tháng thứ hai, tôi xài tổng cộng 2.100 RMB. Nếu không vướng dịp Tết âm lịch và tiền gia hạn visa thì số tiền tôi xài trong tháng 2 thật ra rất ít đấy chứ.

Lý do thứ nhất là tôi không di chuyển nhiều (mà lý do này không thuyết phục lắm bởi vì tôi không di chuyển nhiều nhưng mỗi lần di chuyển thì tiền vé rất mắc, cả vé xe lửa và xe buýt – do mua vé đường dài và do đi lại vào dịp lễ tết – đến giờ tôi vẫn không chắc lý do vì sao giá xe buýt ở tỉnh Quảng Đông quá mắc – không biết tại do dịp tết hay tại bình thường nó đã mắc rồi?)

Lý do thứ hai, có thể do tôi kiếm được nhà trọ giá rẻ để ở chăng? (chỉ có 15 RMB/ngày thôi). Lý do này có lý đấy chứ.

Còn lý do nào nữa không? Các bạn tìm thấy thì cho tôi biết với nhé. Mà tôi ăn nhiều vô cùng (do trời lạnh và do mê đồ ăn Trung Quốc nữa). Tôi ăn nhiều đến nỗi Sima luôn nói rằng tôi là người không bao giờ biết no. Mỗi khi tôi nói rằng tôi no bụng rồi, Sima luôn trả lời rằng bà không tin bởi vì chỉ khoảng một chốc sau là tôi lại có thể ăn tiếp. hehehe (tôi đúng là dân ham ăn thiệt).

Vậy là nếu tháng thứ 3, tôi cũng tiêu xài khoảng 2.100-2.200 RMB thì chỉ tiêu US$1.000/3 tháng của tôi không thể không thực hiện được các bạn nhỉ? Chắc sau này tôi phải đổi lại thành US$1.000/4 tháng quá? (nếu vậy thì hết được ăn líp ba ga rồi hichichic)

Sau khi kiểm tra xong tình hình tài chính thì tôi xuống trả phòng, lấy lại 10 RMB tiền thế chân, tạm biệt bà chủ nhà và kéo hành lý đi bộ ra bến xe dưới trời mưa lất phất, trong sự ngạc nhiên của bà chủ nhà. Bà ta bảo tôi đi tuk tuk cho khỏi ướt, tôi nói chỉ 5-7 phút đi bộ thôi mà. Thật ra cũng tiếc tiền xe với một khoảng cách ngắn như thế (khoảng 1 cây số); ngay cả xe buýt chỉ 1 RMB mà tôi còn không đi (khiêng hành lý lên xuống xe buýt còn mệt hơn là đi bộ nữa đấy.)

Đến bến xe, tôi nói Qinzhou và mua vé với giá 30 RMB cho 2 tiếng ngồi trên xe (nếu ở Quảng Đông thì giá vé không thể nào dưới 50 RMB rồi). Thật ra tài xế dừng xe nhiều lần để đón khách dọc đường và xe cũng dừng lại chờ khách ở Hepu khá lâu, vì vậy 3 tiếng đồng hồ sau tôi mới đến nơi. Ngồi trên xe đi ngang qua mấy con đường trung tâm ở Qinzhou thấy những đường phố náo nhiệt là tôi mê tít rồi (bởi vì có thể tìm đồ ăn và chỗ trọ dễ dàng mà).

Từ bến xe bước ra, tôi hỏi mấy tay xe ôm đi hướng nào thì đến nhà trọ giá rẻ. Họ nói giá rẻ là 40-50 RMB chứ khoảng 20 RMB thì không có rồi. Dĩ nhiên tôi không tin nên kéo hành lý đi vừa đi vừa hỏi thì đến khu nhà trọ có giá thậm chí còn dưới 20 RMB nữa cơ. Khu này nằm ngay sau lưng bến xe mà những tay xe ôm không biết nghĩa là sao???? Từ bến xe đi ra, quẹo tay trái, đi khoảng 100 mét là đến ngã tư đèn đỏ, lại quẹo trái. Đầu đường là các nhà hàng, giữa và cuối đường (cả bên trái và bên phải) là những nhà trọ.

Đầu tiên tôi vào một căn nhà trọ nhỏ và hơi cũ hỏi giá. Họ nói có phòng 15 RMB, phòng hơi nhỏ. Tôi đồng ý nhưng đến lúc phải trình chứng minh nhân dân (dĩ nhiên là tôi không có) thì họ mới phát hiện ra tôi là người nước ngoài và lắc đầu không cho ở. Vậy là đi ra. Nhìn qua phía bên kia đường, thấy một nhà trọ trông có vẻ lớn lớn, giống như một khách sạn vậy đó. Nghĩ trong đầu, chắc mắc tiền lắm, nhưng sau đó quyết định vào hỏi thử xem, biết đâu.

Vậy là vào. Anh chàng tiếp tân hỏi tôi muốn phòng mắc hay rẻ. Dĩ nhiên là tôi nói phòng rẻ. Anh ta nói phòng rẻ không có ti vi. Tôi bảo chả cần bởi vì  xem có hiểu gì đâu. Anh ta nói 20 RMB. Lần này rút kinh nghiệm tôi nói luôn tôi là người Việt Nam, không phải người Trung Quốc, không có chứng minh nhân dân, chỉ có hộ chiếu thôi. Ở được không? Anh ta bảo được. Vậy là tôi lên xem phòng. Phòng khá rộng cho một người ở (bởi vì thường phòng này dành cho hai người mà – do tôi thấy có hai cái gối và hai cái mềm). Trong phòng có móc treo đồ và một cái bàn viết có cả ghế ngồi.

Tôi đồng ý và trở xuống trả giá 15 RMB thôi. Dĩ nhiên anh ta không đồng ý. Tôi chỉ lên bảng giá (có đọc được đâu nên chỉ dại), trên đó có ghi giá 12 RMB và 18 RMB. Tôi nói tại sao ở đó có cả giá 12 và 18. Anh ta giải thích gì đó. Tôi đoán rằng anh ta muốn nói hai giá này là dành cho dorm. Tôi nói muốn lên xem dorm như thế nào. Anh ta trả lời gì đó. Thật sự tôi rất tò mò muốn biết dorm dành cho người địa phương thật sự (chứ không phải những youth hostel dành cho khách quốc tế). Nhưng lòng vòng một hồi anh ta chẳng hiểu. Mà tôi cũng làm cho anh ta rối loạn nên cuối cùng tôi chỉ trả 18 RMB cho phòng của mình thôi.

Các bạn mà trông thấy căn phòng giá 18 RMB của tôi ắt hẳn sẽ rất ghen tị bởi vì chỉ trả 18 NDT (khoảng 60 ngàn đồng) mà được ở căn phòng rộng, sạch sẽ thế này thì quả không tồi chút nào. Dĩ nhiên toa lét và nhà tắm bên ngoài. Tuy nhiên toa lét và nhà tắm khá sạch sẽ mà lại có nước nóng nữa (ở đây họ đun nước nóng bằng ga chứ không phải bằng điện).

Ah quên, từ bến xe đi ra, quẹo trái, đi 100 mét đến đèn đỏ, thay vì quẹo trái để đi vào khu tôi ở, nếu các bạn quẹo phải (nghĩa là băng qua đường ấy). Khu vực này cũng có nhiều nhà trọ nhưng giá mắc hơn. Ở đây rẻ nhất là 25 RMB.

Sắp xếp xong đồ đạc, tôi bắt đầu đi dạo. Đầu tiên là vào tiệm internet ở đối diện xéo nhà trọ của tôi để tìm thông tin bởi vì Qinzhou không được đề cập đến trong sách hướng dẫn du lịch nên tôi dĩ nhiên chẳng biết tí gì về nó rồi. Ở đây truy cập 2.5 RMB/giờ mà tốc độ chậm rì rì trong khi ở Bắc Hải chỉ có 2 RMB mà lại nhanh.

Truy cập xong, tôi ra đường, đang đi vất vưởng thì nghe tiếng ai đó gọi. Thỉ ra anh chàng tiếp tân đang ngồi ăn ở tiệm gần đó. Tôi vào hỏi thăm thì ở đây có bán mì Quế Lâm (tiếng Hoa là Guilin Mĩ phần) giá 3.5 RMB. Lâu lắm rồi tôi mới ăn lại loại mì này (cọng dài và nhỏ - trông giống như cọng bánh canh, loại làm từ bột gạo ấy) và cả phong cách ăn nữa (nghĩa là người bán chỉ cho mì và thịt vào tô, người ăn tự múc nước lèo và nêm gia vị cho tô mì của mình)

Ăn xong tôi quay lại khu vực bến xe (từ bến đến nơi tôi ở khoảng 3 phút đi bộ) và đi thẳng hoài, đến bùng binh băng qua đường thì đến đường Renmin. Trên đường này có một cái chợ địa phương thật lớn ở tay trái và dọc theo tay phải là các cửa hàng và siêu thị (dưới tầng hầm). Từ bến xe đến đường Renmin khoảng 5 phút đi bộ.

Ở đây người ta nói tiếng Quảng Đông khá nhiều. Dĩ nhiên là tôi nghe chẳng hiểu nên toàn chờ người địa phương trả tiền để xem giá bao nhiêu (nếu mở miệng hỏi giá bằng tiếng phổ thông thì họ biết tôi không phải người địa phương nên nói giá khác thì sao?)

Sau một hồi lang thang ngoài đường dưới trời mưa lất phất, tôi quay về ngủ để lấy sức cho ngày hôm sau. Ngay tại quầy tiếp tân có một phụ nữ, khi biết tôi người Việt Nam, bà ta bắt chuyện. Tôi cũng đứng lại để “tám” với bà và anh chàng tiếp tân dĩ nhiên là bằng tiếng Hoa rồi (hehehe). Bà ta nói em chồng bà ta có biết một ít tiếng Việt. (bà ta nói wo tơ mei phu – tôi đoán mei là em gái, phu là chồng – vậy chắc là em chồng rồi.) Họ bảo ở Qinzhou có nhiều người Việt sống lắm và người Việt hát karaoke rất hay. Chữ karaoke trong tiếng Hoa đọc tương tự như chữ “thắng cố” (món lẩu thịt ngựa, đặc sản ở miền Bắc Việt Nam đó –tôi nghe một hồi toàn là tên món ăn không hà). Ở đây hát karaoke không tính tiền theo giờ mà theo buổi. Một buổi 4 tiếng gồm cả rượu và thức ăn, giá là 200 RMB (khoảng 650.000 đồng). Giá như vậy chẳng mắc tí nào.

Họ chỉ lên hình Mao Trạch Đông trên tường và hát gì đó có cả từ Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Tôi hỏi họ có thích Mao Trạch Đông không? Họ nói dĩ nhiên rồi. Ông này là vĩ nhân và họ còn thích cả Hồ Chí Minh nữa, Họ nói hai người này là bạn thân của nhau.

Nói chuyện với họ được một lúc thì tôi về căn phòng rộng rãi 18 RMB của mình để ngủ. Mẹ kiếp mấy thằng Trung Quốc ồn ào. Tụi nó không bao giờ đóng cửa một cách đàng hoàng mà toàn sập cửa lại không hà. Chúng nó mà làm gì bên phòng chúng nó là bên đây tôi nghe thấy hết. Ăn mì thì táp sàm sạp, húp sồn sột, chóp cha chóp chép, vừa ăn vừa ợ. Ăn xong thì bắt đầu khạt nhổ và đốt thuốc lá hút. Những người khách du lịch nước ngoài mà tôi gặp (có cả Sima) đều khá ngạc nhiên trước việc gây ra quá nhiều tiếng động khi ăn của tụi Trung Quốc. Họ nói: không hiểu sao người Trung Quốc lại có thể làm được như vậy. Tôi cũng chẳng hiểu, bởi theo những gì Khổng Tử dạy thì đó là phong cách của kẻ tiểu nhân. Chẳng lẽ bây giờ ở Trung Quốc tiểu nhân nhiều đến vậy sao?

Sẳn dịp nói xấu nên tôi nói luôn. Những người đàn ông Trung Quốc thường cơ thể họ toát lên một mùi hôi giống nhau – cái mùi này giống như mùi của những người bị bệnh suyễn lâu năm vậy đó. Khi nào ngồi xe buýt mà gần những người này hoặc khi xếp hàng gần họ thì tôi tưởng mình có thể chết ngạt đi được. Lúc đầu tôi tưởng chỉ có người già mới có mùi này nhưng sau mới biết cả những thanh niên trẻ tuổi cũng có. Lúc đầu nghĩ chắc tầng lớp nghèo không vệ sinh thân thể mới có, nhưng khi đi siêu thị, tôi cũng ngửi thấy mùi này từ người nhìn như ở tầng lớp trung lưu. Không biết vì sao họ lại có mùi này nữa? Chắc do họ hút thuốc lá quá nhiều nên lâu ngày tích tụ lại “tinh hoa” chăng? Các bạn nào có ý định lấy chồng Trung Quốc thì cần phải biết về việc này nhé. Đặc biệt là mùi này chỉ có ở nam giới, tôi chưa bao giờ ngửi thấy nó ở phụ nữ Trung Quốc.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (26): Qinzhou (2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét