CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Đạp xe từ Poipet đến Bangkok- Phần 4: Tiến về Bangkok

Bài trước: Đạp xe từ Poipet đến Bangkok- Phần 3: Trở thành phụ bếp cho nhà chùa

Chia tay các mẹ và sư ở Wat Mi Ngan tôi đạp xe đi hướng Chachoengsao cũng là hướng đi Bangkok. Thấy bảng chỉ đường rẽ vào trung tâm Chachoengsao, tôi cũng vào xem nơi này thế nào. Chạy mãi mà vẫn không đến trung tâm. Nản. Quay ra. Đến lúc ấy mới để ý thấy rằng dân Thái cũng có khiếu nghệ thuật ghê gớm. Họ vẽ vời trên thân xe. Xe tải, xe buýt đều có hình vẽ hoặc màu sắc cho đỡ nhàm.



Chạy thẳng đường quốc lộ. Kẹt xe. Len lõi một hồi lên phía trên thì thấy nguyên nhân kẹt là do một chiếc xe tải chở đồ đồng nát lật đổ ngang trên đường. Hy vọng là không ai bị kẹt dưới thân xe. Nếu có thì chắc khó bảo toàn tính mạng rồi. Ghê thật!!!!

Chỗ lật xe cũng nằm ngay ngã ba. Tôi hỏi thăm đường đi Bangkok. Trả lời: đi lối nào cũng đến nên tôi chọn lối đi thuận chiều, nghĩa là không cần băng qua đường ấy. Đó cũng là đường đi Chon Buri.

Dọc theo đường này, họ bán dừa quá trời. Có loại quả giống như trái dừa nhưng ăn ngon hơn nhiều. Thậm chí người ta còn cho cả kem vào để ăn chung. Quả dừa không kem thường là giá 10 baht; to hơn một tí là 15 baht. Có chỗ bán 25 baht/3 quả luôn. Tôi mua một quả ăn. Thật ngon, ngon hơn dừa nhiều!!!
Quả trắng trắng đen đen được chưng trên quầy là quả được mô tả ở trên. Ngon lắm đó các bạn, cả uống nước lẫn ăn cái.

Dọc đường, tôi thấy họ bán mấy cái chong chóng gió đủ kiểu thật dễ thương. Tôi đứng lại nhìn ngắm mãi. Đúng là sáng tạo ghê!!!



Trồi bắt đầu nắng chang chang, tôi dừng xe lại ở một trạm đợi xe buýt, cách Chon Buri 21 cây số. Lấy thức ăn mà mấy mẹ ở Wat Mi Ngan gói cho ra ăn. Toàn là thịt. Công nhận dân Thái ăn thịt nhiều như dân…….Mông Cổ. Nhưng thịt ở Mông Cổ nuôi tự nhiên và do ở đó lạnh quá nên người ta phải ăn nhiều thịt. Thịt ở Thái nuôi công nghiệp và lại nóng thế thì cần gì ăn lắm thịt thế nhỉ? Hèn chi mà người Thái ngày càng “phát tướng.”
                                                                                                                

Ă uống ngủ nghỉ đã đời. Tôi đạp xe đi đến ChonBuri. Từ quốc lộ rẽ trái đi 17 cây số mới đến ttrung tâm Chon Buri. Tôi muốn đi Bangkok thì phải đi thẳng. Nhưng khi đến đây thì giống như là ngoại ô Bangkok rồi, dù còn hơn 50 cây số nữa mới đến. Do đó hệ thống đường xá ở đây nhìn rối mắt, đường nhiều tầng. Tôi muốn đi thẳng mà không biết làm sao đi nên đành rẽ trái đi vào ChonBuri luôn. Cứ chạy thẳng mãi thì tôi đến lối rẽ vào trung tâm. Nếu không rẽ vào trung tâm mà đi thẳng mãi thì sẽ đến Pattaya. Lúc ấy tôi cũng nảy ra ý định đi Pattaya nhưng rồi đổi ý, quay xe lại để đi Bangkok.
Chỗ quay đầu xe trên không.

Do hệ thống đường ở đây, đường hầm, đường tầng, đường cao tốc, đủ loại mà tôi bị lạc đường mấy lần luôn. Lý do: tôi cứ chạy sát lề, nhiều khi muốn đi thẳng phải chạy ra giữa đường; chạy chung với xe tải, hơi ngán, nên tôi chạy sát lề thành ra lạc. Quay tới quay lui mấy lần cuối cùng cũng mò ra được đường đi Bangkok.

Trời chiều. Tôi mệt quá nên ghé vào chợ của thôn Bang Mai mua trái cây, 1 kg ổi giá 25 baht; dưa hấu cắt sẳn, ½ quả giá 10 baht. Tôi đứng ăn dưa hấu ngay trước quầy. Trước đó người ta chỉ ghé quầy này mua dừa thôi, ít ai mua dưa. Vậy mà khi tôi ghé mua dưa và đứng ăn…. quảng cáo, họ bu lại mua, ông chủ bán liên tay. Khi tôi ăn xong chuẩn bị đi thì ông chủ tặng tôi một trái dừa và nói gì đó mà tôi đoán là miễn phí. Chắc do tôi quảng cáo đạt quá nên ông chủ muốn cảm ơn hay có thể ông chủ đưa tôi dừa để kéo dài thời gian quảng cáo của tôi chăng. Tuy nhiên, theo tôi, dân Thái đáng yêu lắm nên đảm bảo thấy tôi là người nước ngoài, một mình một xe xông pha, ông chủ muốn khuyến khích tinh thần “điên rồ” của tôi ấy mà?

Chia tay ông chủ hàng dưa, tôi đẩy xe ra ngoài và lên đường. Chó Thái giống y bọn chó ở Tây Tạng, khoái lặng lẽ rượt theo xe của tôi lắm; mỗi khi chúng đến gần thì mới sủa lên hoặc gừ lên vài tiếng làm tôi sợ hết hồn chơi. Đúng là cái bọn chó!!!! Hehehehe.

Tôi đi mãi đi mai thì tìm ra một cái cổng chùa ngay tay trái. Tôi chạy vào. 

Vài người đang ngồi ngoài sân. Tôi đoán hình như có đám tang và họ là người nhà của người mất. Đã dự đám tang một lần rồi nên lần này tôi thấy ngờ ngợ.

Tôi dừng xe và hỏi họ ngủ ở đây được không. Họ chỉ vào chánh điện và nói gì đó, chắc ý là chánh điện đang được dùng để làm đám tang. Họ ra dấu bảo tôi đến tòa nhà của các sư mà hỏi.

Tôi đẩy xe đi theo hướng họ chỉ. Vài sư đang ngồi chơi trên tấm phản đặt ngoài sân. Tôi bước đến hỏi chỗ ngủ. Một sư đứng dậy dẫn tôi vào gặp Sư trụ trì. Sư trụ trì hỏi tôi từ đâu đến và đi đâu. Rồi họ mở cửa một tòa nhà ra, mở đèn quạt rồi bảo tôi vào đó ngủ. Một sư hướng dẫn tận tình vô cùng. Sư chỉ nhà tắm, mở tắt đèn như thế nào. Sư mở tủ lạnh lấy chai nước 1.5l ra đưa cho tôi. Sư còn lấy sữa ra cho tôi uống sau khi hỏi tôi ăn cơm chưa? Thường mỗi khi đạp xe, tôi ít ăn tối lắm. Mệt quá chỉ muốn ngủ, ăn gì nổi (có lẽ đó là lý do mà tôi luôn mi nhon chăng? Hihihi) Sư bảo tôi đem hết hành lý vào trong và mang xe qua toà nhà của các sư cho lên bậc thang, khóa lại cho an toàn (Do tòa nhà nơi tôi ngủ bậc thang khá cao khó mà đẩy xe lên được.)

Một mình tôi ngủ trong cả tòa nhà này đấy!

Tôi được ở một mình trong cả một tòa nhà. Dĩ nhiên là các sư ở chỗ khác rồi. Tôi lấy máy tính ra vừa ăn ổi vừa xem cải lương. Một sư thỉnh thoảng ra vào mở tắt đèn ngoài sân. Nhưng sư chưa bao giờ bước đến gần mà xem tôi làm gì hay đang coi gì trên máy tính cả. Sư chỉ đi ngang qua ở phía bên kia mà thôi. Tôi được tự do nên sau khi tắm rửa thì giặt đồ và phơi luôn dưới quạt trần.

Sáng mới 5h tôi đã nghe tiếng có người ra vào nói lao xao. Có một sư nói được tiếng Anh hỏi tôi có muốn uống cà phê không? Tôi lắc đầu. Sư kể trước đây có một cô gái Hàn và sau đó là một cặp người Hàn cũng đạp xe vào xin ngủ ké ở đây.

Sư bảo tôi ở lại chờ ăn sáng do thân nhân người mất nấu và cúng dường cho các sư. Tôi thu dọn đồ đạc và chơi với mấy con mèo ở đây. Chùa này mèo nhiều vô số kể. 


Đa phần là mèo già cả. Tôi hỏi sư vì sao chùa nuôi nhiều mèo thế? Thì ra cũng giống như ở Campuchia. Người dân khi gặp xui xẻo thì mang một con vật vào thả trong chùa. Ngoài mèo thì ở đây cũng có nhiều con chó lắm.

Một con vật đen và to như con chó tiến về phía tôi. Nó to như chó nhưng lại là một con mèo. Sư bảo đó là con mèo do sư trụ trì nuôi.
Ở ngoài, con mèo này to như con chó nhỏ nên tôi gọi nó là mèo chó.

Một thanh niên mang một mâm, trên có cháo trắng và thức ăn đến cho tôi dùng. Tôi muốn ăn thật no vào buổi sáng nên sau khi ăn xong thì mang tô đến hỏi mấy nhà sư chỗ nào có thể lấy thêm cháo. Sư chỉ vào nhà bếp. Quả là nơi đây đang tổ chức đám tang thật.

So với những người Việt Kiều mà tôi gặp ở đám tang lần trước thì những người Thái này thật khác. Họ không bảo tôi ngủ canh quan tài. Họ thậm chí còn không muốn tôi vào trong chánh điện. Đơn giản là tại nơi ấy có đám tang và tôi là người lạ mà. Do đó mà khi tôi đến hỏi họ chỗ ngủ thì họ chỉ sang gặp sư, chứ không mắng mỏ như cái bọn Việt Kiều kia là sao muốn tìm chỗ ngủ không hỏi họ để họ thu xếp mà lại đi nói chuyện với sư. Vậy là tôi “ngộ” ra rồi. Những người Việt Kiều muốn làm khó dễ tôi chứ đó có phải là nguyên tắc của đạo Phật Thái đâu. Hèn chi các sư lúc đó chỉ ngồi lặng im, để mặc họ muốn nói gì thì nói.

Tôi vào xin cháo; họ còn chỉ thức ăn ra dấu bảo tôi lấy ăn cho thoải mái. Họ ăn cháo với hai món lạ lắm!
Trứng luộc với củ hành tím - chua chua cay cay.

Hình như mắm thái xào trứng thì phải?

Ăn xong, tôi rửa tô chén của mình và mang bình không đến xin họ một bình nước rót từ thùng 20 lít. Sau đó, tôi cảm ơn và chia tay họ., Tôi quay về tòa nhà kia chia tay các sư. Sư nói tiếng Anh còn cho tôi mì gói, cháo ăn liền và nước cam đóng chai. Tôi chỉ lấy hai gói mì và một chai nước cam thật nhỏ. Còn lại gửi trả cho sư. Sư lấy thêm một chai nước đưa cho tôi và nói: đạp xe mệt, uống nước này cho đỡ mệt. Người Thái quả thật là tốt không thể tưởng tượng được! Lúa ấy sư bận công chuyện nên chúc tôi lên đường may mắn rồi đi ra.

Tôi ra ngoài thấy một sư khác nên ra dấu nói muốn cảm ơn sư trụ trì. Không hiểu sư hiểu không mà bảo là không có; tôi đóan là sư trụ trì lúc ấy không có ở đó rồi nên chia tay họ, tôi đạp xe lên đường, thẳng hướng Bangkok mà tiến. Trước đó các sư đã dặn dò là khi vào Bangkok phải cẩn thận bởi bọn gian tà nơi ấy nhiều lắm
Mini mart của cây xăng có kiểu trang trí ấn tượng ghê!

Tôi đạp xe đi cùng với hệ thống đường tầng ở trên đầu. Phải hỏi đường thêm vài lần nữa thì mới mò ra đúng đường. Thấy bảng chỉ đường ghi là còn 22 cây nữa là vào Bangkok, tôi ghé vào một cái chợ và mua dưa hấu ăn.

Trái với những mẹ Thái mà tôi đã gặp, mẹ ở đây có vẻ “hắc xì dầu” vô cùng. Dưa 15 baht/quả. Có hai nửa cắt sẳn, tôi hỏi mua mẹ bảo 10 baht/miếng. Tôi chỉ và bảo mua nguyên trái. Vậy là mẹ bảo lấy hai nửa kia đi, giá 15 baht. Tôi ngồi ăn luôn tại chỗ đó. Mẹ bắt tôi trả tiền ngay như thể sợ tôi ăn quỵt. Mẹ này có vẻ khó chịu. Làm như sợ tôi bỏ bùa mẹ hay sao ấy mà nhích ghế ra. Tôi chỉ vào muối ớt và xin một ít để ăn với dưa. Đáng lẽ miễn phí. Mẹ lại đòi bán giá 5 baht. Ghét! Tôi lục giỏ lấy muối trắng ra ăn luôn. Không hiểu vì sao mẹ này lại sợ tôi đến thế. Thậm chí không cho tôi bỏ rác vào cái thùng rác của mẹ mà bắt tôi phải đi đến thùng rác công cộng mà cho vào.

Có lẽ thấy tôi te tua nên tưởng tôi là ăn xin chăng. Cũng có thể trước đó mẹ hỏi đi đâu. Tôi nói: Krung Thép (Bangkok) mà không biết nó nằm ở chỗ nào (do lạc đường mấy lần và không chắc lần này mình đi đúng đường); sau khi tôi nói xong thì từ đó về sau mẹ có thái độ này luôn. Chắc kiếp trước tôi là oan gia gì của mẹ này hay sao ấy mà mẹ “cạch” tôi dữ vậy???

Tôi kệ cứ ăn rồi lên xe ra ngoài hỏi đường đi. Lúc ấy mới biết tôi đang ở Krung Thép nhưng lại là ngoại ô. Hèn chi khi nói chuyện với mẹ bán dưa, tôi bảo không biết Krung Thép ở nơi nào cả (tôi đang đứng ở Krung Thép mà) mẹ có vẻ “kỳ thị” tôi vô cùng; chắc mẹ nghĩ tôi có “vấn đề về thần kinh” cũng nên.  Vừa chạy vừa hỏi đường Sukhumvit. Đường này có nhiều đại sứ quán và lãnh sự quán các nước, trong đó có cả Việt Nam. Tôi muốn đến sứ quán Ấn độ để xin visa.

Tòa nhà này có bãi giữ xe dưới tầng hầm. Tôi đi xe “hăng cải” nên được ưu tiên để xe “trên cạn” có mấy anh bảo vệ ngó giùm. Ai cũng cười và muốn giúp đỡ khi thấy tôi một xe một mình lơ ngơ lớ ngớ ngu ngu trước cửa tòa nhà cả. Vui thật!!!!

Vào tòa nhà, bấm thang máy lên tầng 15. Lúc ấy đã hơn 2h chiều nên họ không cho tôi vào. Thứ nhất, thời gian nộp đơn là từ 8h30-2h; từ 2h-5h chiều là thời gian đến lấy visa. Thứ hai, tôi phải nộp online trước rồi mới đến văn phòng này sau. Xem thêm thông tin về thủ tục xin visa Ấn độ tại Bangkok ở đây.

Ngay bên cạnh phòng visa là đại lý của hãng máy bay FLYKINGFISHER Tôi hỏi vé một chiều họ không bán; họ bảo phải mua hai chiều (sau đó tôi lên mạng mua online vé một chiều thì không thành vấn đề.) So với airasia thì flykingfisher mắc hơn nhưng checked in baggage lên đến 30 kg (baggage allowance) và lại bay vào buổi chiều chứ không phải buổi tối như airasia.

Tôi ra khỏi tòa nhà có phòng visa Ấn độ thì trời đã chiều. Tôi dừng ở một gian hàng bánh chiên có giá 20 baht/5 cái. Hai chị bán hàng dễ thương, hỏi tôi người nước nào. Tôi nói Việt Nam. Ngay lúc đó một phụ nữ dẫn một thằng nhóc mập ú đi học về ngang qua. Hai chị bán chỉ và bảo người Việt Nam đó. Chị ấy dừng lại và mua bánh. Họ nói chuyện với nhau. Chị quay sang hỏi tôi bằng tiếng Thái: Côn Việt? (Người Việt à?) Tôi gật đầu và ngồi ăn không nói gì nữa và chị cũng không nói gì luôn. Kinh nghiệm của tôi: Tôi toàn bị người Việt gây khó dễ nên tránh họ đi cho yên thân. Bạn nào là Việt kiều Thái thì thông cảm nhé!!! Tôi bị gây khó dễ rồi nên cũng biết ngán vậy!!!

Bài sau: Đạp xe từ Poipet đến Bangkok- Phần 5: Lần mò về Khaosan Rd.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét