CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Qua biên giới Sunauli (Ấn độ) – Belahiya (Nepal) và thẳng tiến đến Lumbini, nơi Đức Phật Thích Ca đản sanh



Chia tay với gia đình khỉ con Anand xong, tôi lên xe thẳng tiến về biên giới.

Dân Ấn độ buồn cười lắm – không bao giờ đội nón. Do đó, nếu có ra đồng ……….. để ị mà trời mưa hoặc nắng thì cũng vác theo cái dù để che đấy.


Cứ bon bon hết thị trấn này đến làng nọ rồi cũng đến được một nơi nhộn nhịp đông đúc bụi mù trời. Đó là biên giới Sunauli. Nghe nhiều người bảo vật giá ở Nepal đắt đỏ hơn ở Ấn độ nên tôi cũng biết sợ mà vào tiệm tạp hóa mua sẳn vài món cần dùng. Sau đó nhìn quanh quất, chả thấy nơi nào để đóng mộc xuất cảnh cả.

Tôi cứ lên xe mà đạp. Mấy người mặc đồ công an hay hải quan gì đó cứ nhìn nhìn, tôi kệ, tìm nơi đóng mộc đã. Mà hơi tự tin vì đi đường bộ qua một số nước rồi nên tôi nghĩ ôi giào, biên giới nào cũng có phòng đóng mộc, chả lo, chả cần hỏi.

Tấm bảng này hiện ra trước mắt. Dung dăng chụp hình xong lại đi tiếp.


Tấm biển chào hiện ra làm tôi hơi chột dạ.


Chả lẽ qua Nepal rồi ư? Mà quái nhỉ, cái văn phòng đóng mộc của thằng Ấn đâu sao chả thấy! Không đóng mộc xuất cảnh thì sau này gặp rắc rối rồi sao ta? Chột dạ! Tôi đẩy xe quay trở lại hỏi cô cảnh sát xinh xắn, cô ấy chỉ tay quay về hướng ngược lại bảo văn phòng nằm ở kia. May quá, chưa qua Nepal. Vậy là quay lại. Phải hỏi thêm mấy lần nữa mới mò tới được cái nơi đóng dấu xuất nhập cảnh. Bà mẹ nó, cái quốc gia Ấn độ to đùng mà cái văn phòng đóng dấu xuất nhập (có thể xem như bộ mặt quốc gia nó đi) bé như cái tiệm tạp hóa. Thật không hiểu nỗi. Incredible India! (câu slogan quảng cáo của ngành du lịch Ấn đấy các bạn!) Bọn đi bụi cứ mỗi lần gặp chuyện………….. đỡ không nỗi của bọn Ấn đều thốt lên từ này. Đúng là Increadible India!


Chưa thấy quốc gia nào hay cái cửa khẩu nào có cái kiểu văn phòng đóng dấu xuất nhập cảnh như thế này, theo kiểu ở ẩn trong dân, nằm lẫn lộn với các cửa hiệu và cửa hàng tạp hóa ấy. Bó tay.com

Hèn chi mà một số người muốn ở Ấn độ lâu hơn hạn visa 6 tháng đã làm cách sau: khi hết hạn visa Ấn thì đến cửa khẩu Sunauli, qua Nepal xin cái visa 3 tháng nhưng lại không ở Nepal mà quay về Ấn độ ở; khi visa Nepal hết hạn thì quay lại Nepal và xin visa Ấn ở Kathmandu. Cửa khẩu đi lại tự do thế, có thằng nào kiểm soát đâu mà sợ. Văn phòng đóng dấu thì tìm mỏi mắt mới thấy nên cứ tự do mà đi các bạn ơi!

Mấy anh chàng làm thủ tục đóng dấu ở phía Ấn vui tính ghê gớm. Dụ dỗ tôi lấy tiền Việt Nam ra xem, rồi hỏi tỉ giá, rồi cùng nhau ôm bụng cười hỉ hả cho cái tỉ giá tiền Việt so với tiền Ấn. Tôi bảo: ai muốn làm tỷ phú thì xài tiền Việt Nam nhé! Tóm lại bọn họ cũng vui nhưng tôi không dám chụp hình họ.

Vậy là hợp pháp rời Ấn độ, tôi cần đến văn phòng xuất nhập Nepal để xin visa (visa Nepal xin tại biên giới mà lị). Tuy nhiên tôi không vội xin visa mà tranh thủ ghé vào văn phòng hướng dẫn du lịch của Nepal nằm ngay biên giới và ngay cạnh phòng xuất nhập cảnh Nepal. Tại đây tôi được một anh chàng Nepal dễ thương cho quá trời bản đồ và thông tin miễn phí về Nepal. Duy có cái bảng đồ chi tiết về các road route là phải trả Rs 50 (tiền Ấn). Tôi cần bảng đồ này để có gì tìm nơi nào ít đèo núi mà đạp xe bởi vì Nepal đường sá thì……….kinh dị mà núi non hiểm trở nên kiếm đường quốc lộ mà đi cho chắc ăn.

Văn phòng du lịch nằm ở no man's land

Chia tay anh chàng dễ thương, tôi đi qua phòng xin visa. Diện tích Nepal so với Ấn độ thì bé tí mà cái văn phòng của nó nhìn ra một cái văn phòng chứ không như cái bọn Incredible India kia. Trong phòng xin visa có cả bảng giới thiệu về Việt Nam Quốc tự-ngôi chùa quốc tế đầu tiên ở Lumbini do thầy Huyền Diệu trụ trì nữa mới ghê chứ!

Văn phòng xuất nhập cảnh của Nepal

Tại đây, tôi chỉ cần điền vào tờ đơn, rồi dán một cái hình 4-6 dán vào là xong thủ tục. Quá đơn giản! Visa du lịch có 3 loại 15/30/90 ngày với chi phí US$ 25/40/100. Tính toán kiểu Trung Quốc ghê chưa! Thôi, tôi xin sĩ luôn cho nó rẻ. Tôi đóng luôn US$ 100 để xin luôn visa 90 ngày. Bọn họ đếm từng ngày như bọn Trung Quốc ấy. Hôm ấy là ngày 13/8, vậy đến ngày 10/11 là visa Nepal của tôi hết hạn. Họ bảo dù ngày 10/11 hết hạn nhưng có thể ra khỏi Nepal vào ngày 11, trễ 1 ngày không sao đâu. Ngu sao! Lở lúc ấy, họ lại bắt đóng tiền trễ hạn thì sao? Mà nếu trễ hạn thì trước hết phải đóng 25-30 đô tiền phí dịch vụ rồi sau đó cứ mỗi ngày ở thêm là đóng phí 2 đô.

Có visa rồi, tôi đi đổi ít tiền Nepal để xài. Nepal cũng gọi tiền của mình là rupee như Ấn độ vậy đó. Nhưng rupee Ấn thì được viết tắt là Rs, còn rupee Nepal thì viết là NRs (giao dịch quốc tế đấy nhá!)

Tôi đổi Rs 500 để lấy NRs 800 (tỷ giá tiền Ấn/Nepal là Rs 1.000/NRs 1.600 – tỷ giá này vô cùng cố định và giống nhau hầu như khắp nơi trên Ấn độ và Nepal.)

Xong xuôi, tôi lên xe đạp. Đường bụi thấy mà gớm. Không hiểu sao dọc đường có vô số binh lính chặn xe vừa qua biên giới để kiểm soát hành lý của hành khách xe buýt và xe tải thế nhỉ? Tôi hỏi một anh lính đường đi Lumbini hướng nào. Anh ta làm một tràng, ý là ghé đâu đó rồi sau đó chạy thẳng. Chạy thẳng thì chạy. Hoét hoét hoét, xe nào bị thổi còi thì kệ nó, ta cứ chạy. Hoét hoét và một anh lính trong trạm, tay chỉ vào tôi ra dấu hỏi một anh lính khác. Kệ họ, chắc tò mò kiểu Ấn độ đây mà, tôi cứ chạy! Chả thằng nào chặn lại cả!

Àh, chạy qua xong trạm gác, thoát khỏi cái đám xe tải, xe buýt xịt khói mù trời rồi, tôi mới bình tâm lại mà phân tích. Thì ra anh lính đầu tiên bảo tôi phải mang hành lý vào trạm gác kiểm tra trước, rồi mới đi thẳng. Ai biết đâu nè, có hiểu đâu! Anh lính thổi hoét hoét ý bảo tôi ngừng xe để kiểm tra hành lý. Ai biết đâu nè! Ta là người nước ngoài mà, không nói tiếng Anh thì đố mà hiểu nỗi. Tóm lại làm người nước ngoài ngu ngu như tôi lợi ghê luôn! (Sau này, tôi nghe một số người bảo là ai đi xe buýt đều bị kiểm tra hành lý hết đó, kiểm thủ công, nghĩa là mở ra cho họ ngó ngó.) Ôi xe tôi quá trời đồ, may là không bị kiểm, nếu không, chỉ cần dỡ lên xuống xe thì cũng đã mệt rồi, huống chi mở từng bao ra cho họ ngó. Thế đấy! Đâu phải lúc nào sự hiểu biết cũng có lợi đâu các bạn nhỉ? Do tôi chả hiểu họ muốn cái gì + khói xe mù mịt nên đầu óc mụ mị mà thoát không bị kiểm tra hành lý. Hehehehehe

Từ Sunauli (phía Ấn ) hoặc Belahiya (phía Nepal) chạy khoảng 4 cây số là đến thị trấn Bhairahawa. Từ thị trấn này đến Lumbini là khoảng 22-23 cây số. Vậy là tôi từ từ đạp xe về hướng Lumbini. Thường cuộc sống ở biên giới của hai nước tương tự nhay nên người dân và phong cách sống ở đây tương tự như ở Ấn độ. Nhưng mà tranh thủ chộp được ảnh cái chợ chồm hổm này đây.


Tôi vào đến Lumbini là trời ngã chiều. Dừng ở ngã ba có trạm gác cảnh sát, hỏi đường. Họ hỏi muốn đi đâu. Có trời mà biết trả lời thế nào. Tôi nói đại đi đến nơi nào có Phật ấy. Họ bảo chạy thẳng hướng này nè. Thì chạy. Thấy cái cổng số 3 thì phải. Lại hỏi: muốn đi đâu. Nói đại: Thai Monastery. Vậy thì chạy thẳng vào khoảng 1 cây số là tới. Thì chạy.

Thai monastery đang xây và họ bảo nơi này không cho người nước ngoài ở, chỉ cho người Thái thôi. Àh, mà người Việt Nam hả? Sao không đến chùa Việt Nam mà ở, đi lang thang quanh quất làm gì, chùa quốc gia mày thì mày sang đó mà ở chứ? Tự ái, đi thì đi. Tôi thường tránh chạm mặt người Việt mà nhưng nghe họ nói thế thì mò đến chùa Việt Nam cái coi.

Lạc, không biết đường, trời chiều vắng lặng không bóng người để hỏi thăm. Lăn vào chùa Sri Lanka hỏi thăm. Đang sửa chửa không ở được và được chỉ đường sang Việt Nam quốc tự. Loanh quanh mò mẫm cuối cùng cũng đến. Cổng chùa khóa kín. Lặng người nhìn phong cảnh Việt bên trong sân chùa, cành tre cành trúc, chú tiểu ngồi trên lưng trâu, dọc theo tường là các câu nói bằng tiếng Việt. Thấy chữ, nhấn chuông tại đây (Press here!), đưa tay nhấn, chả có động tịnh gì cả. Định bỏ đi. Nhưng thử một lần nữa xem sao. Tôi cất tiếng: “A Di Đà Phật.” Kỳ lạ chưa! Có giọng “A Di Đà Phật” đáp lại từ căn phòng nhỏ cạnh cổng. Một người đàn ông thấp bé ló ra hỏi: người nước nào. Đáp: Việt Nam. Ối Việt Nam à, chờ chút vào gọi sư ra.

Một nhà sư bước ra, giống thầy Huyền Diệu (tôi có thấy thầy 1-2 lần ở Bodhgaya, Ấn độ) nhưng không phải. Đó là thầy Kiến Huệ, người giúp thầy Huyền Diệu quản lý chùa. Thầy Kiến Huệ bảo rằng quy định của chùa là du khách chỉ được ở 3 ngày 2 đêm mà thôi, nếu muốn ở lâu hơn thì phải là trường hợp đặc biệt hoặc phải có ý kiến của thầy Huyền Diệu. Ok. Vậy là có nơi tá túc tại Lumbini rồi các bạn nhé!!!!

Kỳ sau: Tôi ở Việt Nam Quốc tự Lumbini (Lâm Tỳ Ni)  

3 nhận xét:

  1. hay quá, có thêm kinh nghiệm qua biên giới Ấn- Nepal rồi đây :)

    Trả lờiXóa
  2. Chị Dung ơi,

    Em xin visa 6 tháng ở Ấn Độ, họ nói chỉ cấp visa 3 tháng thôi, em định làm theo cách của chị nhưng ko biết là xin visa ở ngay của khẩu thì họ cho bao lâu?

    Tổng thời gian em ở Ấn và Nepal có 5 tháng.

    Chị cho em lời khuyên, em cám ơn chị.

    "một số người muốn ở Ấn độ lâu hơn hạn visa 6 tháng đã làm cách sau: khi hết hạn visa Ấn thì đến cửa khẩu Sunauli, qua Nepal xin cái visa 3 tháng nhưng lại không ở Nepal mà quay về Ấn độ ở; khi visa Nepal hết hạn thì quay lại Nepal và xin visa Ấn ở Kathmandu. Cửa khẩu đi lại tự do thế, có thằng nào kiểm soát đâu mà sợ. Văn phòng đóng dấu thì tìm mỏi mắt mới thấy nên cứ tự do mà đi các bạn ơi!"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình xin được Visa 6 tháng Ấn Độ nè. Nhờ vào sự hiểu nhầm kỳ cục mà bọn Ấn Độ bắt mình và 1 thằng Úc (gốc Việt) vào phỏng vấn. Có một bố già tiếp tụi mình. Chỉ đợi có thế, mình năn nỉ bố cho 6 tháng vì mình có đám cưới ở Ấn (xạo thôi, chứ thèm đi chơi chết bỏ), cộng thêm thằng kia cũng ỉ ôi không kém. Thế là hôm sau, bọn mình được visa đặc biệt, dở ra thấy cái hình xấu quắc, mực lem luốc, còn in ngay giữa cuốn Passport, mất toi chục trang của con người ta, thở dài, lòng vui buồn lẫn lộn .

      Xóa