CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Đạo Phật chú trọng trí tuệ giải thoát hơn là ôm đồm trí thức

Xem nguồn bài viết tại đây

nguoiphattu.com - Ngược lại với thế gian, người ta lượm lặt những hiểu biết của kẻ khác về làm trí tuệ thông minh của mình, còn trong đạo chúng ta loại bỏ hết những lăng xăng của tâm thức. Gạt bỏ tất cả lăng xăng thì tâm an định, tâm an định thì tánh giác hiện ra tròn đầy.
Trong đạo Phật, không chú trọng trí thức mà chú trọng trí tuệ, không nói học giả mà nói hành giả, không nói nhà bác học mà nói người được trí tuệ vô lậu. Bởi vì trí thức là trí do ý thức nhanh nhẹn khéo léo, so sánh phân biệt, đối chiếu rành rõ, khiến người nghe dễ nhận dễ hiểu. Đó gọi là người trí thức. Còn học giả là lượm lặt những hiểu biết của người khác, những cái hay, cái lạ góp nhặt về chứa đựng rồi cho đó là kiến thức của mình. Kế nữa là những nhà bác học nghiền ngẫm, tìm kiếm rộng rãi trong các ngành triết học, khoa học… nghiên cứu phát minh thêm những sáng tạo mới. Như vậy những nhà trí thức, học giả và bác học là nhắm thẳng vào ý thức sinh diệt, tìm tòi lượm lặt bên ngoài, chứa nhóm lại thành kiến thức của mình, rồi sử dụng trở lại kiến thức ấy. Tất cả những sử dụng đó đều nhắm vào điều kiện vật chất, lo cho thân này cảnh này mỗi ngày mỗi sung túc, mỗi tốt đẹp, mỗi giàu có hơn. Đó là lo trên phương diện sinh diệt, được rồi sẽ mất.

Ngược lại người học Phật lấy trí tuệ làm gốc. Trí tuệ trong đạo Phật có chia ra hai phần: một là trí tuệ hữu lậu, hai là trí tuệ vô lậu.

Trí tuệ hữu lậu là gì? Là Văn, Tư, Tu. Văn tức là học. Học cái gì? Học những lời chân thật, Phật chỉ dạy lý thật của con người, lý thật của cuộc đời. Chúng ta học để thấy được chân lý của con người và của muôn vật. Đó là Văn. Tư là gì? Khi học rồi chúng ta nghiền ngẫm cho tới nơi tới chốn, thấy rõ, hiểu tường tận vấn đề, đó là Tư. Tu là gì? Ứng dụng nghiền ngẫm tu hành bằng cách thấy đúng như thật chân lý Phật đã dạy, để tâm không nhiễm, không dính mắc tất cả pháp sinh diệt bên ngoài, đó là Tu. Nhưng việc tu, học này còn ở trong sinh diệt nên gọi là trí tuệ hữu lậu, tức còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
 
Trí tuệ vô lậu là gì? Là Giới, Định, Tuệ. Giới là phương tiện ban đầu để câu thúc, đừng cho tâm chúng ta phóng túng. Từ Giới sanh Định, từ Định sanh Tuệ, trí tuệ đó không do học mà có, mà do chúng ta ứng dụng tu. Vì đức Phật đã thấy nơi mọi chúng ta sẵn có tánh giác, chúng ta không cần tìm kiếm ở bên ngoài mà phải nhìn lại mình, phản quan lại mình cho tâm được an định. Tâm an định tức là những ý thức lăng xăng lắng xuống hết, bấy giờ tánh giác sẽ hiện tròn đủ, không tìm kiếm ở đâu xa. Khi chúng ta xoay trở lại mình, dẹp bỏ những lăng xăng của ý thức, gọi là định. Từ định này sẽ hiện ra trí tuệ chân thật của chính mình. Như vậy trí tuệ chân thật cũng chính là tánh giác của chúng ta.

Ngược lại với thế gian, người ta lượm lặt những hiểu biết của kẻ khác về làm trí tuệ thông minh của mình, còn trong đạo chúng ta loại bỏ hết những lăng xăng của tâm thức. Gạt bỏ tất cả lăng xăng thì tâm an định, tâm an định thì tánh giác hiện ra tròn đầy. Được trí tuệ vô lậu rồi, chúng ta sẽ không còn rớt lại, không còn chìm trong luân hồi sanh tử nữa. Như vậy người tu học bỏ ra, còn người đời học thu vào. Hai bên khác nhau ở chỗ đó.

Như chúng ta ngồi thiền là để làm gì? Đó là một phương hướng để phát sáng trí tuệ sẵn có của mình. Thật ra trí tuệ sẵn nơi mình đã tự sáng rồi, trong nhà Phật gọi đó là ông Phật của mình. Giác ngộ là Phật, tức từ tánh giác đó sáng ra, chớ không ở đâu hết. Ngoài thế gian học bao nhiêu năm, đi chỗ này chỗ kia lấy cấp bằng này cấp bằng nọ, lượm lặt của người làm của mình, nhưng không có gì thật là của mình hết. Còn chúng ta gạt hết tất cả những thứ bên ngoài, để cho tâm trong sáng, rồi tự nó thấu suốt tất cả, đó là cái thật của mình. Cái thật này ai cũng có, ai cũng làm được mà lâu nay chúng ta bỏ quên. Vì bỏ quên nên ta trở thành kẻ khờ dại ngu si, đi trong luân hồi muôn kiếp. Ngày nay nếu biết trở lại sống với cái chân thật của mình thì dòng luân hồi ngang đây chấm dứt.

Như vậy sự tu, sự học của mình là việc làm phi thường, thế gian không thể bì kịp. Song nhiều khi chúng ta lại xem thường nó, ham học cái của người, cái sanh diệt mà quên khơi lại cái không sanh không diệt của chính mình. Cho nên đức Phật Bổn Sư Thích Ca của chúng ta ngồi dưới cội Bồ-đề tới đêm bốn mươi chín Ngài giác ngộ. Khi giác ngộ viên mãn Ngài tuyên bố thành Phật và tuyên bố “Ta học đạo không có thầy”. Ai dạy Ngài trong lúc đó? Chính vì tâm an định nên Ngài sáng ra, nên Phật nói được đạo mà không ai dạy.

Như vậy tất cả Tăng Ni có người nào vô phần về việc này không? Ai cũng có phần hết, có phần tức là có đủ điều kiện để giác ngộ. Thế nhưng chúng ta cứ thả trôi, để bao nhiêu thứ phiền não xấu xa phủ che, khỏa lấp, rồi cứ thế mà chấp nhận đi trong luân hồi. Ngày nay đủ phước đủ duyên, chúng ta biết được phương pháp ứng dụng tu, phải ráng nỗ lực tu hành, mới xứng đáng là người xuất trần thượng sĩ. Nếu không, chúng ta tu để mà tu, rồi cũng tiếp tục luân hồi không đến đâu hết. Đó là điều tôi muốn nhắc cho Tăng Ni nhớ, đừng xem thường những giờ tu của mình.

Những khi ngồi yên lặng không phải là tiêu cực, không phải vô ích mà là để dẹp bỏ những mê mờ đang phủ che tánh giác của mình. Khi những mê mờ ấy lặng dứt hết thì tánh giác sáng ngời, chừng đó chúng ta mới thấy chỗ cứu kính, chỗ tuyệt vời của Phật dạy vượt hơn mọi cái của thế gian. Vì thế những vị giảng hay chưa hẳn là giải thoát vì mới có trí tuệ hữu lậu thôi, chưa phải trí tuệ do định sanh. Hiểu vậy chúng ta mới thấy trên đường tu, đi từng bước thứ tự rõ ràng mới tới kết quả viên mãn, chớ không phải tu lơ là có hình tướng. Cuối cùng mình cũng như ai, cũng ăn, cũng mặc, cũng vui chơi bình thường, như vậy đời tu không có giá trị gì hết.

Nên biết ý chí tu hành của chúng ta hết sức siêu việt, siêu phàm chớ không phải thường. Vậy mà có nhiều người vì sự ăn, sự mặc phiền não suốt đời, rồi tạo bao nhiêu thứ phiền lụy cho mọi người chung quanh. Thật là đáng tiếc, thật là đáng thương! Nhiều Phật tử được các vị chư tăng giáo hóa, nói ý nghĩa cao siêu của người tu, họ quá quí nên gặp chư Tăng liền đảnh lễ. Có nhiều người địa vị ngoài xã hội rất lớn hoặc tuổi tác trưởng thượng đáng ông bà cha mẹ, mà lạy chư Tăng còn nhỏ tuổi không hề thấy khó chịu. Tại vì họ quá quí lý tưởng của Phật Tổ dạy, quá quí sự tu hành siêu thoát.

Vậy mà chúng ta không chịu tu, khi họ lạy mình có xấu hổ không? Nếu người ta đảnh lễ mà tâm mình đang chạy ngược chạy xuôi xóm này xóm kia, lúc đó ta có tội không? Quí vị phải nhớ đừng tưởng người ta lễ mà mình mừng. Chính đó là điều khiến chúng ta càng xấu hổ khi thấy sự tu của mình chưa ra gì. Nhận người đảnh lễ thì phải trả, chớ không thể nào nhận mà không trả. Nếu ta nhận sự cung kính cúng dường của người mà không trả lại được bằng đạo đức, bằng sự tu hành chân chánh thì đời sau phải làm tôi đòi để trả nợ cũ. Họ kêu chạy vù vù hoặc họ leo lên lưng cỡi chớ không phải chuyện chơi.

Tôi nhắc nhở để Tăng Ni đừng xem thường mình, phải làm sao khai thác cho được cái cao siêu quí báu của mình, để khỏi tủi hổ làm người xuất gia mà không có chút gì cao thượng, không chút gì xứng đáng. Thực tế Tăng Ni đâu phải vì thiếu cơm ăn áo mặc mà vào chùa, đâu phải vì khổ đau quá chịu không nổi mà vào chùa. Chúng ta vô chùa là có cả một lý tưởng, bỏ hết những gì phàm tục, tìm cái cao siêu trong đạo, nếu không tu thì một đời trôi qua uổng biết chừng nào.

Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình. Chúng ta bỏ cha bỏ mẹ, bỏ thân bằng quyến thuộc đi tu, thì phải làm sao cho xứng đáng là người tu, chớ đừng mượn hình thức tu mà tâm rất phàm tục. Phải hiểu thật rõ ý nghĩa của người tu là làm sao đền đáp công ân cha mẹ, thầy tổ, đàn na thí chủ, chớ đừng tu cầm chừng qua ngày qua tháng, rốt cuộc mình làm một ông thầy tu rỗng mà còn nợ thiên hạ nữa, điều đó thật đau xót.

Mong tất cả quí vị nghe rồi cố gắng tu cho được trí tuệ vô sư viên mãn.
HT.Thích Thanh Từ

1 nhận xét:

  1. Bây giờ nhiều thầy tu rỗng, nợ thiên hạ lắm. Thôi mình lo tu,,. không thấy lỗi ng khác...

    Trả lờiXóa