CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

TU ĐẠO ĐÚNG ĐẮN


01. Khi thấy khuyết điểm, lỗi lầm của kẻ khác, đừng nên khởi tâm phân biệt, so sánh. Hãy quán sát chính mình. Ai ai cũng có Phật tính cả!

02. Không nên tối ngày cứ dòm ngó cái xấu của người. Phải thường xuyên tự nhìn xem mình có lỗi lầm, sai trái gì hay không. Tu như vậy mới không đi ngược lại với Ðạo!

03. Phàm thấy việc gì cũng đừng quá chấp tướng. Thấy tướng mạo tốt thì chớ sinh lòng vui thích; thấy tướng mạo xấu cũng chớ khởi phiền não!

04. Tu hành cần phải tự tại. Ðừng để tâm vào lời dư luận phê bình này nọ. Nói ta tốt, phê bình ta xấu: Ðây chẳng phải là người ta sai, mà thật ra là mình chưa an định!

05. Người khác phê bình con: Chính đây là nơi con phải tu!

06. Tu hành cần có cảnh giới tới thử thách thì con mới tu chứng được. Tự tu, tự ngộ - phiền não là Bồ-đề. Tu hành chính là tu ở chỗ đó. Khi có kẻ công kích mà tâm con vẫn an nhiên, bình lặng, không nổi sóng gió; thì đó là tu. Không phải nói rằng: "Mỗi ngày tôi lạy Phật bao nhiêu lạy, trì chú bao nhiêu chuỗi" và cho như thế là đủ; phải biết đó là những nhân duyên thiết yếu (song phải biết tu trong những lúc còn lại)!

07. Khi con quét chùa sạch sẽ rồi, có người lại hằn học nói con quét chưa sạch. Nếu lúc đó con cùng vị ấy biện bác, giải thích, thì con còn tính tình của kẻ tục. Nếu con chấp nhận lời mắng nhiếc, rồi trả lời: "Vâng, con sẽ quét sạch ngay"; thì đó là tu hành!

08. Khi tu tới chỗ có chính niệm, lòng sáng tỏ, thì tai con thích nghe lời tốt hay lời xấu, con đều cảm nhận rất rõ. Khi tai con chỉ thích nghe lời hay lời tốt, thì hãy đem lời xấu lại mà tu!

09. Khi nói, lời lẽ cần phải tinh (chỉ nói điểm chính) và giản (đơn giản). Khi lời không cần phải thốt ra, đừng nói!

10. Tu hành đừng nên thị phi (chê bai, nói xấu người khác), đừng đặt điều.
Trong đạo Phật, sợ nhất là nói thị phi. Kẻ nói chuyện thị phi là kẻ thị phi (không đáng tin cậy), chỉ tạo khẩu nghiệp. Tu hành chính là ở chỗ này mà tu thành; nếu không thì là kẻ chỉ biết ăn ngày ba bữa!

11. Ðừng nói thị phi; vì nói thị phi thì sẽ dẫn tới thất bại, và khiến kẻ khác không được yên ổn!

12. Muốn nói gì về người khác, trước hết hãy tự hỏi lương tâm con.

13. Ðừng phê phán người khác là sai, là có lỗi. Lời nói một khi thốt ra, con đã sai trái rồi. Do đó, cái miệng thật quan trọng lắm!

14. Mỗi ngày phải tự huấn luyện để lòng đừng tham, đừng nói lăng nhăng. Khi mở miệng, hãy nói về Phật Pháp, cầu sinh Niết Bàn. Chủng tử "thói quen thế tục" con đã trồng trong tâm quá đủ rồi; do đó, đừng nên tiếp tục nói những lời thế tục, thị phi nữa!

15. Trong nhóm tu, không được hai, ba người tụm lại nói chuyện lăng nhăng; hoặc kết bè đảng, phê bình người này kẻ nọ, thị phi đúng sai, trong lúc họ không hiện diện. Nếu làm vậy sẽ dễ gây ra sự bất an trong chúng, phạm vào giới quấy nhiễu đại-chúng!

16. Tu hành cần phải trong ngoài nhất trí, không tự mâu thuẫn; nghĩa là không được "khẩu thị tâm phi" (miệng nói một đằng, tâm nghĩ một ngả)!

17. Tu hành phải chú ý đến khẩu nghiệp. Miệng tốt thì tâm mới tốt. Ðừng cho rằng: "Tôi miệng tuy không tốt, song lòng tốt!"

18. Khi con khởi phiền não, buồn lo, chớ nên kiếm kẻ khác nói này nói nọ. Nói lui nói tới, thế nào con cũng mắc vào thói thị phi lăng nhăng. Tốt nhất là hãy lạy Phật cho nhiều để giải trừ phiền não!

19. Khi con khởi ý nghĩ xấu, đừng chấp trước nó; hãy tự nhủ thầm: "Mình không nên nghĩ ác!" Không thể dùng hình phạt, bởi vì hình phạt chỉ làm tổn hại chính con mà thôi !

20. Cần ăn cho đủ. Chủ yếu là không tham, không chấp trước. Không phải là hễ thức nào ngon thì ăn nhiều một chút, thức nào dở thì ăn ít một tí. Ðừng tham cầu hương, vị, xúc, pháp!

21. Thân thể giả dối của chúng ta khó tránh bệnh tật; song, thân bệnh là bệnh nhỏ. Có vọng tưởng, tham, sân, si mới là bệnh lớn. Còn vọng tưởng là còn tiếp nối chuỗi luân hồi, không dứt được vòng sanh tử!

22. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, phải luôn thể hội Phật pháp, giác ngộ đạo lý; vậy mới không uổng phí thời gian. Thời gian qua rất chóng, phải tận dụng nó để thể nghiệm. Nếu tu như vậy, ý nghĩ xấu mới không có cơ hội nảy sanh; không làm vậy, sẽ không có được chính niệm. Khi miệng không nói thì tâm suy nghĩ; song đừng suy nghĩ những thứ có sắc tướng, hình bóng; phải suy nghĩ vượt ra ngoài sắc tướng!

23. Tu hành dễ lắm sao? Bây giờ, việc các con làm chỉ là thứ khổ công, khổ tu mà thôi. Bởi vì hiện tại các con chưa đoạn được tham, sân, si, do đó đây là giai đoạn tu luyện tâm trí. Chờ khi những thứ ấy bị đoạn không còn một mảy may, thì mới gọi là nhập Ðạo!

24. Tu hành cần giữ Trung Ðạo (trạng thái cân bằng). Ðừng quá gấp, đừng chậm; phải như "tế thủy trường lưu", nước chảy từ từ mà không ngừng!

25. Tu hành, phải giữ Trung Ðạo bằng công phu buông bỏ và nhìn xuyên thủng. Cần mặc áo thô, ăn cơm đạm, và không chấp trước vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Song lẽ, phải hành trì một cách tự nhiên; không phải miễn cưỡng, bày đặt không ăn cơm, không mặc áo dù trời lạnh, hay không ngủ nghỉ để chứng tỏ mình là một vị tu hành cừ khôi! Khi tu tới một trình độ nào đó, tự nhiên con sẽ không còn biết đói, không còn cần ngủ nghỉ nữa!

26. Hãy tinh tấn, dũng mãnh tu hành. Tu tới lúc con không còn nhu yếu về ăn, mặc, ở, thì khi ấy con có thể lên núi bế quan; như thế thì may ra con có thể thành tựu. Nếu tu chưa tới trình độ như vậy mà bế quan, thì sau này sẽ gặp chướng ngại!

27. Nếu có thể mỗi ngày yên ổn, bình tĩnh để trì chú, lạy Phật, tu trì, không có chuyện gì xảy ra, là tốt rồi; chớ nên vọng tưởng chuyện này chuyện nọ. Khi không tạo tội lỗi, thì đó là công đức rồi!

28. Trừ bỏ nhân-ngã tướng (ý niệm và sự chấp trước vào quan niệm có mình và người) là việc mà người tu phải làm cho thấu. Làm được, đó gọi là công phu thiệt. Nếu không làm được, con đi tới chỗ nào, chùa nào tu cũng vô ích. Tu tới trình độ như vậy, công phu của con mới thành tựu!

29. Cứ nhậm vận mà làm, tùy duyên qua ngày, thì chuyện gì cũng chẳng quấy nhiễu được tâm con. Mọi thứ: ăn, uống, ngủ, nghỉ, mặc, ở, thị phi, vinh nhục... hãy lạnh lùng buông bỏ chúng đi. Khi quét sạch được những ngoại duyên ấy, thì trí huệ trong tâm sẽ tự nhiên khai phát!

30. Tâm bình thường chính là Ðạo: Mỗi ngày cứ giữ cho tâm đừng khởi phiền não, âu sầu, cũng không vui vẻ thái quá. Ðối đãi với mọi người thì không tốt cũng không xấu; cứ tùy duyên mà kết mối giao hảo với họ. Song, chớ phan duyên, tức là đừng lợi dụng họ để thủ lợi. Lúc nào cũng phải chú ý đến sự khởi tâm động niệm, sự suy nghĩ của con. Khi có ý tưởng xấu thì phải lập tức thức tỉnh, dẹp đi !

31. Tu hành, cần tu với thái độ vô ngại, ví như con hạc làm tổ vậy. Con hạc không lo lắng gì về ăn uống cả; nó thích chỗ nào thì làm tổ chỗ đó. Khi nào muốn, nó lại tung cánh bay đi nơi khác. Ðó là giống chim tự do, tự tại nhất.
Việc gì cũng phải buông bỏ. Buông bỏ chính là công phu. Bình thường, đối đãi với việc gì cũng buông xả hết; không có vướng mắc, quái ngại vào việc gì. Ðó là để tránh trường hợp lúc lâm chung, giây phút tối hậu, vọng tưởng nổi lên lôi kéo mình vào vòng luân hồi bất tận!

32. Mục đích việc tu là để lúc chết, con không còn vướng bận, không còn quái ngại chuyện gì cả; chỉ thảnh thơi đem theo linh quang (công đức trí huệ sáng suốt) của chính con mà thô!

33. Tu hành, cần phải ở chỗ nào cũng tu như nhau; đâu đâu con cũng có thể tự tại. Tu là tu ở chỗ này đây!

34. Tu hành, cần không để cho ngoại cảnh bên ngoài ảnh hưởng, lôi kéo tâm con!

35. Con cần chú ý tự tâm: Cần phải có niềm vui khởi dậy từ nội tâm chứ không phải là cái vui do hoàn cảnh tốt đẹp bên ngoài đưa đến. Do đó, con phải luôn quan sát tự tâm, xem xét sự suy nghĩ của mình, và đừng chú ý tới ngoại cảnh. Phải tu tới độ "tôi chẳng có gì cả" mới được!

36. Tu hành là tu ở phước lẫn huệ. Tu tới lúc con lớn tuổi, "lão" rồi, thì phước và huệ sẽ đầy đủ; bấy giờ, mọi người sẽ cung kính con (đừng tham được cung kính khi còn trẻ, lúc còn thiếu phước huệ)!

37. Khi con tu chân thật, đúng đắn, thì dù con ở đâu người ta cũng sẽ tìm đến; ai ai cũng vui vẻ muốn cùng con đàm đạo!

38. Cần tu đến chỗ chánh niệm lúc nào cũng hiện tiền. Có chánh niệm thì mới có khả năng phân biệt thế nào là đúng, thế nào là sai; rồi từ đó mà hành động!

39. Tu hành, là tự mình tu. Tu tới lúc thể ngộ - ngộ cái khổ ở Ta-bà, cái khổ phải luân hồi. Hễ ngộ một việc thì một chút trí huệ xuất hiện!

40. Tu hành, cần tu tới lúc có trí huệ. Chuyện gì tới tay, con đều biết vận dụng nó. Khi nói, cần phải biết nói sao cho viên dung. Khi con đã đứng vững rồi thì mới có thể khiến cho người khác tin theo và vui vẻ tiếp nhận. Có trí huệ mới không tạo ác nghiệp. Do đó, phải tập nuôi dưỡng tâm từ bi và thực hành hạnh Bồ Tát!

41. Tu hành, cần tu cho có tướng mạo từ bi. Tu làm sao để người khác có thể thấy được vẻ hiền hòa, từ bi trong ánh mắt của mình!

42. Khi một người tu hành thành tựu thì những kẻ khác sẽ được nương nhờ phước trí. Lúc đó, ai ai cũng khởi tâm dũng mãnh, tinh tấn học theo gương người ấy. Khi ai cũng muốn tu hành thì hãy cùng nhau khuyến khích, cùng nhau tu. Nếu không vậy thì mọi người sẽ khởi chuyện thị phi, sinh lòng đố kỵ, tranh chấp, và trở nên ngu si; bấy giờ, việc tu ở chùa hay ở nhà sẽ không còn yên ổn nữa!

43. Tu cho tốt thì tự nhiên có người ủng hộ; chứ không phải bắt ép người ta mà được!

44. Ðừng nên hy vọng, mong cầu thí chủ lại cúng dường này nọ. Ðừng ỷ lại vào thí chủ. Con chỉ cần nỗ lực tu hành; khi tu thành tựu thì Thiên, Long, Bát Bộ đều tới ủng hộ con!

45. Khi ngồi Thiền, trì chú hay niệm Phật mà thấy cảnh giới tốt hay xấu đều không nên chấp trước; cũng đừng nói về nó!

46. Khi thân khinh an, nhẹ nhàng, thì tâm sẽ hoan hỷ (Lạc); khi trong lòng ít vọng niệm thì tâm sẽ sáng suốt (Minh); và khi chẳng có một ý nghĩ hay vọng niệm sinh khởi thì đạt tới trạng thái Không. Nếu con vướng mắc ở cảnh giới Lạc thì đọa vào Dục Giới Thiên, chấp trước vào cảnh giới Minh thì kẹt trong Sắc Giới Thiên, và bám chặt vào cảnh giới Không thì mắc ở Vô Sắc Giới Thiên !

- S.T -

Top of Form

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét