CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Lại trở về Trung Quốc (2): Langmusi –ngôi làng của Phật giáo Tây Tạng đích thực

 Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (1): Qua biên giới Mông Cổ- Trung Quốc và đến Xiahe-ngôi làng của người Tây Tạng với thiền viện Labrang

Từ Xiahe, xe đi Tongren khởi hành vào lúc 7h30 sáng, vì thế tôi phải dậy thực sớm và ra bến xe. Tôi đến bến vào lúc 7h thì được thông báo là hết vé đi Tongren. Lúc ấy tại bến, tôi thấy anh chàng người da trắng mà tôi gặp hôm trước, ngoài ra còn có thêm một cặp da trắng khác cũng đang cố mua vé xe đi Tongren. Họ cho tôi biết rằng có khách sạn chấp nhận họ, vì vậy họ ở tại Xiahe một đêm (tôi dám chắc là khách sạn ấy có dây mơ rễ má với chính quyền địa phương nên họ mới dám.)

Hai cặp kia thuê taxi đi Tongren luôn, giá là 200 tệ. Tôi và anh chàng kia mua vé đi Langmusi, một ngôi làng của người Tây Tạng nằm giữa hai tỉnh Gansu (Cam túc) và Sichuan (Tứ Xuyên.) Khoảng 7h30 thì xe xuất bến và khoảng giữa trưa thì đến nơi.

Nơi xe dừng, thật ra là ngay ngã ba đường vào làng chứ ở đây không có bến xe đâu, và con đường này khá bụi bặm. Trên chuyến xe của tôi có khá nhiều cụ già Trung Quốc “đi phượt” bằng xe đạp đấy nhé. Họ cho cả xe đạp lên xe buýt luôn ấy. Sau khi dỡ hành lý xuống thì mọi người tỏa ra tìm khách sạn.

Ngay từ ngã ba nhìn về tay trái là khách sạn Langmusi với giá 60 tệ/người. Tôi không vào mà đi thẳng con đường bụi bặm thì thấy hai bên đường đầy hostel và hotel. Ở đây rất nhiều bạn trẻ người Hoa vào Nomad Youth Hostel (nơi này nằm rất gần Sana Hotel.) Tôi cũng vào thì ở đây có hai loại dorm. Dorm 10 giường thì có giá 30 tệ/giường. Dorm 6 giường thì có giá 40 tệ/giường. Tại đây không chấp nhận thẻ thành viên của tổ chức hostelling international (!) Ở đây có nhà tắm có nước nóng và toa lét thì được thông thẳng ra sông (!). Sau này khi đi dạo quanh làng, tôi thấy người dân ở đây không tôn trọng nguồn nước như dân Mông cổ. Họ vứt rác xuống sông, giặt giũ và đổ xà phòng xuống sông và kinh dị nhất là…đại tiện luôn vào sông. Dân du mục mà không biết tôn trọng nguồn nước…thì nguy. Không biết do họ như thế hay do họ “học hỏi” từ mấy thằng ba tàu nhỉ?

Làng Langmusi có hai thiền viện lớn, mỗi thiền viện nằm trên địa phận của một tỉnh. Phía Nam là thiền viện Sertri Gompa ((Dacanglangmu Saichisi), nằm bên phía tỉnh Gansu (Cam Túc) và phía bắc là thiền viện Kirti Gompa (Dacangnama Ge'erdisi), nằm bên phía tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên).
thiền viện Kirti Gompa

thiền viện Kirti Gompa

thiền viện Kirti Gompa

thiền viện Kirti Gompa
thiền viện Sertri Gompa

thiền viện Sertri Gompa

thiền viện Sertri Gompa

thiền viện Sertri Gompa

Khi đến nơi, tôi không vội vã vào thiền viện mà đi lòng vòng tìm quán ăn. Từ hostel nơi tôi ở, tôi đi thẳng và rẽ trái vào con đường tráng nhựa khá đẹp. Đây đúng là con đường dành cho du khách bởi vì dọc theo nó là nhà hàng, các cửa hàng bán đồ lưu niệm và hostels. Có cả ngân hàng nhưng không đổi tiền và tôi không biết là máy ATM có chấp nhận thẻ quốc tế không (chưa thử). Vì vậy nếu đến đây thì các bạn phải tích trữ đủ tiền tệ Trung Quốc nhé.

Ở con hẻm đối diện thiền viện Kirti Gompa, tôi thấy có vài nhà sư đang ngồi bên trong một tòa nhà nên rẽ vào. Thì ra đó là nhà hàng và họ đang ngồi chờ thức ăn. Thức ăn Tứ xuyên khá cay nên tôi không gọi món (có đọc được thực đơn đâu mà gọi) mà chờ xem họ ăn gì và sẽ chỉ vào món đó. Một nhóm 3 người thì gọi 4-5 món toàn là đỏ lòm dầu và ớt. Một nhóm khác thì gọi món Xả Cua, món này được nấu trong một cái thố gồm rau, thịt, nấm, mì (chỉ vài cọng) trông như canh hay lẩu vậy đó và ăn với cơm. Tôi cũng gọi món này và nói “bủ dao la chao” (không cay.) Món này có giá 10 tệ và ăn khá ngon và khá hợp khẩu vị.
Món Xa cua yêu thích của tôi tại Langmusi.

Tôi để ý xem các vị sư ăn thế nào. Sư Tây Tạng ăn mặn nghen các bạn. Bàn gọi 4-5 món thì dĩ nhiên ăn không hết thức ăn. Khác bọn người Hán là họ cho vào bịch thức ăn thừa để mang về. Sao dân du mục Mông Cổ và Tây Tạng lại văn minh đến thế nhỉ??? Không phí phạm thức ăn, ăn không hết thì mang về, còn cái bọn Hán hay cho rằng mình là “Trung Hoa” (trung tâm của mọi tinh hoa) thì lại…..

Lúc ngồi ăn, tôi nói chuyện với các vị sư thì họ nói rằng nếu tôi muốn vào thiền viện gần đó, thiền viện Kirti Gompa mua vé với giá là 30 tệ. Dĩ nhiên là tôi không muốn mua nếu không biết số tiền ấy được dùng như thế nào (tôi dám chắc là phần lớn đi vào túi chính quyền địa phương). Tôi đi thẳng con đường trước mặt và theo một nhóm du khách Hoa leo lên núi bên tay phải vào thiền viện. Tôi đi hết tòa nhà này sang tòa nhà kia mà có ai soát vé đâu (thật ra có một vị sư đứng bấm vé nhưng tôi lờ luôn và họ cũng không hỏi bởi vì có quá nhiều du khách Hoa lúc ấy.)

Từ trên núi nhìn xuống thì thấy những ngôi nhà lợp mái gỗ với những tảng đá chặn lên để ngừa lốc xoáy của người Tạng, người Hui và những tòa nhà mái ngói đỏ tươi của người Hán trông thật khác và thật chỏi nhau. Cứ khu nào nghèo là của người Tạng hoặc các dân tộc khác, khu nào giàu là của người Hán.


Khu nhà mái ngói đỏ tươi

Từ thiền viện Kirti Gompa cứ đi thẳng xuống thì sẽ thấy một con suối, đi dọc theo con suối này thì sẽ thấy một cái hang với ovoo của người Tạng ngay trước cửa hang.

Băng qua một cái cầu nhỏ để qua bên kia suối và đi thẳng vào trong núi thì sẽ thấy phong cảnh thiên nhiên thật hùng vĩ và thật đẹp.




Lúc chúng tôi đến (tôi và các du khách Hoa, họ lũ lượt hết đoàn này đến đoàn khác kéo đi tham quan) thì thấy vài anh chàng đang tắm suối. Các cô nàng du khách móc máy ảnh ra chụp cảnh họ tắm mới ghê chứ và họ thì tỉnh bơ cho chụp hình luôn.

Tôi đảm bảo nếu đi sâu vào trong nữa thì cảnh sẽ rất đẹp nhưng tôi quay ra cùng các du khách khác bởi vì lúc ấy đã chiều rồi.

Hostel tôi ở có cả wifi mặc dù tải hình khá chậm. Sáng hôm sau, các bạn Hoa ở chung dorm dậy khoảng 5h sáng nói chuyện râm ran trong khi tôi và những người khác còn đang ngủ (thật ra họ không cần quan tâm lắm đến người khác, cứ nói chuyện cho thỏa thích và thậm chí mở đèn lên để soạn đồ - văn hóa của họ là thế.) Sau này tôi biết thì ra họ dậy sớm để leo lên núi chụp cảnh bình mình nhưng xui cho họ là đêm trước trời mưa nên sáng đó không có mặt trời.

Hôm đó, tôi lại leo lên thiền viện Sertri Gompa nằm bên phía tỉnh Gansu (Cam túc). Tại đây bán vé 20 tệ nên tôi đi vòng trở ra, đi vào làng và leo lên núi, phong cảnh tuyệt vời và hùng vĩ.




Từ trên núi tôi thấy có một nhóm du khách đi thẳng lên trên. Tôi đi theo họ thì lần ra nơi thiên táng người chết của làng Langmusi. Phong tục này bị Trung Quốc cấm vì cho rằng nó dã man nhưng đến thập niên 1980 (sau khi họ được “khai hóa”) thì cho phép thực hành trở lại và tại làng Langmusi này, phong tục thiên táng vẫn được áp dụng ấy.

Phong tục thiên táng của người Tây Tạng thực ra không hề dã man nếu các bạn biết được ý nghĩ và nguyên nhân ẩn sau đó.

Tại sao người Tây Tạng lại phải thiên táng người chết. Lý do đất Tây Tạng quanh năm đóng băng (làm sao đào bới để chôn chứ) và lại không có rừng (lấy đâu ra củi mà hỏa thiêu) nên họ chỉ còn cách thiên táng mà thôi.

Các vị Lạt ma làm công việc thiên táng, họ đọc kinh cầu nguyện và sau đó thì dùng dao búa kiếm kềm kéo (mọi vũ khí) để chặt, róc thịt xương của xác chết ra mà ném cho kênh kênh ăn. Họ róc thịt trước, móc ruột gan ra sau, xương và não thì nghiền ra trộn với bột và ném cho chim ăn. Nếu chim ăn không hết thì đó là điềm xấu. Trong quá trình chặt chém thi thể người chết thì thân nhân không tham dự, họ chỉ ở quanh khu vực đó và không nhìn thấy việc chặt chém thi thể người thân.

Thật ra công việc chặt chém được diễn trong tiếng nói chuyện râm ran và đùa giỡn của các vị Lạt ma thực hiện công việc này. Lý do: như thế thì linh hồn người chết dễ siêu thoát hơn.



Ý nghĩa của thiên táng – thứ nhất: đối với dân Tây Tạng, thân thể sau khi hồn lìa khỏi xác thì chỉ còn lại là một cái xác không hơn không kém nên việc ném cho chim ăn là một hành động nhân đạo bởi vì người chết rồi mà lại có ích cho các sinh linh khác (làm thức ăn cho kềnh kềnh); thứ hai họ cũng theo quan niệm “cát bụi trở về với cát bụi” việc ném xác chết vào tự nhiên là để cho thân  thể ấy được quay về với tự nhiên; thứ ba, xác chết bị chim ăn hết thì linh hồn sẽ được siêu thoát (vì vậy nếu chim ăn không hết thì đó là điềm không lành); thứ tư, chim thì bay lên trời phải không các bạn, vì vậy việc chim nuốt xác chết họ vào bụng thì xem như họ được bay lên trời rồi.

Các bạn thấy việc thiên táng thoạt nghe có vẻ ghê rợn nhưng lại đầy ý nghĩa ghê chưa. Vì vậy nếu có chết thì đừng quên di chúc là được thiên táng nhé (khekhekhekhe).

Bãi đất thiên táng của làng Langmusi mà tôi đến tham quan thật ra lúc ấy chả thấy thi thể nào đâu (bởi vì khi đó không có ai chết và thi thể thì phải được chim chén sạch sau khi chặt chém hết rồi.) Nếu còn thì chỉ còn lại tóc tai vương vãi khắp nơi và dao búa dụng cụ chặt chém được để lại trên núi ấy.

Ngoài ra các bạn còn thấy găng tay mà các Lạt ma đeo để phanh thây xác chết ở khắp nơi.

Đặc biệt ở đây dù không có cái xác nào nhưng mùi thịt tanh vô cùng. Vì vậy mà những du khách người Hoa đi trước tôi sau khi trở ra ói tại chỗ. Lúc đầu tôi không biết vì sao họ ói, sau khi đi sâu vào thì mới cái phát hiện ra mùi tanh đặc trưng ở những “lò mổ.” May là tôi có đem theo khẩu trang nên có thể dung dăng dung dẻ ở bãi tha ma này mà chụp hình (lúc ấy mọi người trở ra hết, tôi ở lại một mình mới ớn chứ). Dù sao thì cái mùi tanh ấy vẫn ở trong cuống họng tôi đến tận chiều. Khi đến khu thiên táng thì các bạn đừng quên mang theo khẩu trang và phải mang vào từ xa đấy nhé!

Từ nơi thiên táng thì tôi đi bộ xuống núi trở vào thiền viện Sertri Gompa (dĩ nhiên là khỏi mua vé rồi.) Thực ra các thiền viện Tây Tạng đều tương tự nhau. Sự khác biệt chỉ nằm ở qui mô lớn nhỏ và việc trang trí hoa văn nhiều ít mà thôi. Từ Ấn độ, đến Mông cổ rồi lại sang Trung Quốc, tôi đã ra vào biết bao nhiêu thiền viện Tây Tạng rồi nên không đặc biệt hứng thú mấy đâu. Nơi nào cũng tương tự nhau mà.

Tại Langmusi, xe buýt khởi hành đi Hezou và các khu vực gần đấy cũng không nhiều lắm. Để đi đến Zoige (tiếng Tạng – tiếng Hoa là Rouergai), tôi phải dậy thật sớm để đón chuyến xe duy nhất trong ngày lúc 6h30 sáng nhưng tôi dậy muộn, vậy là đành ở lại thêm một đêm. Xe buýt khởi hành đi Jiuzhaigou (Cửu trại câu) vào lúc 3h chiều.

Có thêm một ngày tại Langmusi. Tôi đi quanh làng xem người Tây Tạng và các dân tộc khác. Ghê nhất là ở đây còn cầu cá ấy các bạn. Các nhà vệ sinh được xây ngay trên sông.

Ở Trung Quốc, chớ dại dột mà uống nước sông nhé. Không biết họ có sử dụng nước sông này để nấu ăn không chứ tôi thấy họ giặt giũ ngay trên sông này luôn đấy.

Tôi đi lòng vòng thì thấy các vị sư đang làm lễ do Phật tử cúng dường. Họ ném khăn và hạt đậu vào bếp lửa.



Sau đó họ vào bên trong chùa làm lễ và tôi không được phép vào. Khi tôi đang tần ngẩn trước cổng chùa sau khi bị đuổi ra thì có 3 đứa bé Tây Tạng tiếp cận tôi và hỏi tôi muốn đi đâu.

Không biết! Thế là bọn chúng đi về phía con suối gần thiền viện Kirti Gompa, nơi này tôi đã đến rồi nhưng dự định quay lại đó để ngồi trên cỏ ngắm du khách, giống như mấy người dân địa phương vậy đó. Tại đây ba đứa trẻ “nhường” tôi lại cho hai đứa bé Tây Tạng khác, 13 tuổi. Hình như bọn chúng muốn làm hướng dẫn viên cho tôi thì phải nhưng tôi đâu có cần.

Hai đứa bé rủ tôi về nhà chúng chơi. Trên đường đi, bọn chúng kể cho tôi nghe rằng làng Langmusi không có trường trung học, chỉ có trường tiểu học mà thôi. Bọn chúng phải đến Zoige học trung học. Bạn học của chúng toàn là người Tạng cả, họ đến từ các vùng lân cận. Lý do: giáo viên ở Zoige nổi tiếng dạy giỏi. Ở trường chúng học 3 thứ tiếng: tiếng Hoa, tiếng Tạng và tiếng Anh. Mỗi học kỳ, tiền học và ở là 500 tệ, tiền ăn mỗi tháng là 150 tệ. Vị chi mỗi học kỳ bố mẹ họ phải chi 1.200 tệ cho họ. Họ còn có anh và chị đang là sinh viên đại học nữa. Hiện tại anh chị họ đang làm tình nguyện cho các hostel ở các địa phương khác. Việc sinh viên Trung Quốc mùa hè đi làm tình nguyện cho các hostel không còn hiếm nữa. Riêng tại hostel tôi đang ở, có 3 sinh viên như thế rồi, họ được ăn ở miễn phí và không có lương; tuy nhiên họ được tiếp xúc với du khách nước ngoài và nói tiếng Anh mỗi ngày.

Thực sự nhà của hai đứa bé Tạng này không nghèo, mà có vẻ khá giả nữa, nhà gỗ, hai tầng, phòng khách trải thảm rất đẹp, phòng có tivi, tiện nghi đầy đủ.



Họ mời tôi ăn món bột champa (đặc sản của dân Tây Tạng) trộn với nước bơ từ bò yak, lấy ngón tay quậy lên cho vón cục rồi ăn (khó ăn vô cùng).
Chỉ có dân Tây Tạng mới ăn nổi món này thôi.

Tại đây, tôi thấy họ sử dụng bếp nấu bằng năng lượng mặt trời mới ghê. Một cái trông giống như parapol của tivi đặt giữa sân, chính giữa là một cái que sắt cắm lên, trên đó là một cái bếp, tôi thấy họ đặt ấm lên bếp này và nấu như người ta nấu bếp điện vậy đó. Trung Quốc quả thật hiện đại các bạn nhỉ? Họ sử dụng đủ mọi nguồn nhiên liệu luôn ấy.

Từ nhà hai đứa trẻ này ra, tôi dẫn bọn chúng về nhà hàng và đãi chúng món Xả cua. Dĩ nhiên là bọn chúng ăn cay còn tôi thì không. Sau đó chúng hỏi tôi có muốn xem phong cảnh không. Tôi nói không, tôi xem hai ngày trước đã đời rồi và muốn quay lại hostel để dùng wifi. Bọn chúng bảo tôi trả tiền mới ghê chứ. Tôi hỏi tiền gì, chúng nói là tiền dắt tôi đi nãy giờ. Dĩ nhiên là tôi không trả tiền một cách vớ vẩn như thế.

Trước đó, bọn trẻ có bảo tôi rằng bọn chúng vào mùa hè làm hướng dẫn cho khách vào hai thiền viện và xem phong cảnh quanh làng. Mỗi ngày là 100 tệ/du khách và mỗi giờ là 20 tệ. Thật sự tôi nghĩ lý do du khách trả tiền là do tội nghiệp bọn trẻ chứ giá cả như thế không rẻ và nếu trả giá đó thì thà họ thuê hướng dẫn người lớn hoặc chuyên nghiệp ấy chứ. Lúc về nhà một trong hai đứa trẻ, tôi hỏi bọn chúng du khách ở được không và họ nói được với giá 100 tệ/người (buồn cười nhỉ!) Thực sự theo tôi thì bọn chúng chỉ muốn moi tiền khách vì nghĩ đã là khách du lịch thì dễ dàng chi tiền (điều này có thể đúng với nhiều người chứ không phải với tôi.) Nhà họ có vẻ khá giả dù khi tôi hỏi bố mẹ làm nghề gì, họ bảo chẳng có nghề gì đâu, đi vắt sữa ở đâu đó (không hiểu sao họ lại giàu được nhỉ?)

Do hôm sau phải tạm biệt Langmusi để đi Zoige, tôi quay lại nhà hàng để ăn món Xả cua lần thứ hai trong ngày. Tại đây anh chàng chủ nhà hàng hỏi tôi có tiền Việt không đổi cho anh ta. Anh ta thích sưu tập tiền lắm. Vậy là tôi quay về hostel lấy tiền của các nước mà tôi đã đi ra, chọn mỗi nước một tờ, đem đến nhà hàng đổi cho anh ta. Wow, lúc đó tôi không nghĩ đến việc kinh doanh, chứ tôi mà bán lại cho anh ta thì….Tuy nhiên tôi cũng đổi với giá hời vô cùng. Lần sau thì tôi bán chứ không đổi đâu nhé (khekhekhe).

Khi tôi quay về hostel thì một cô sinh viên tình nguyện tại đây cho tôi biết có một nhóm các bạn trẻ người Hoa muốn thuê xe đi Zoige (Flower Lake) vào ngày hôm sau và đang thiếu một người. Họ hỏi tôi muốn tham gia không, họ sẽ đi lòng vòng qua ba địa điểm tham quan trước khi đến Zoige để chụp ảnh, ở đó một đêm và hôm sau thì đi Chengdu. Tôi đồng ý, đi thử cho biết ấy mà. Giá thuê xe đi Zoige là 400 tệ chia cho 7 người, 10h sáng đi đến chiều mới đến Zoige (thật ra đoạn đường từ Langmusi đến Zoige chỉ khoảng 1h trên xe buýt thôi và giá vé xe buýt là 25 tệ). Tuy nhiên họ ghé vào các điểm tham quan trên đường đi mà (tôi dám chắc các nơi này không miễn phí đâu nhé) và tôi đồng ý đi với họ.

Du khách hay đi cung đường tham quan có tên Fairy Kingdom: Chengdu-Jiuzhaigou-Zoige-Langmusi.


Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (3): Zoige (Ruoergai – Flower Lake) và Huang He (sông Hoàng Hà)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét