CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Tôi đi Mông Cổ (9): Từ Uliastai đến Moron

 Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (8): Uliastai

Tôi đi bộ dọc theo đường cái, vừa đi vừa ngoắc nhưng cũng hiếm có chiếc xe nào chạy qua lắm. Bây giờ tôi rút kinh nghiệm rồi, quá giang xe tải vừa dễ dàng hơn lại vừa miễn phí. Người đẹp như tôi (hihihi) mà ngoắc thì chiếc xe tải nào cũng dừng lại cả, ngoại trừ khi xe đó đầy người, không còn chỗ ngồi thì họ mới chạy luôn.

Cuối cùng có một chiếc xe tải xuất hiện và họ dừng lại. Tôi nói tôi muốn đến chỗ Zagastain Davaa (a spectacular mountain pass) cách Uliastai khoảng 48 cây số. Họ gật đầu và cho tôi leo lên ngồi cạnh cửa sổ. Nhờ thế tôi mới có cơ hội chụp cảnh đồng cỏ bên dưới đẹp vô cùng. Họ mở nhạc Mông Cổ và ra dấu cho tôi hát theo. Dĩ nhiên là tôi hát rồi, vừa hát vừa lắc lư theo nhạc và họ cũng thế. Các bạn biết vì sao phải lắc lư theo nhạc không? Bởi vì đường sốc kinh dị, nếu không lắc lư cũng không được (chứ không phải là do uống thuốc lắc đâu nhé)
I was given a lift on this truck.
Cuối cùng cũng đến nơi, nhưng trời lại mưa, vì vậy tôi chui vào xe tải và hỏi họ có đến làng Telmen không? Họ nói không mà sẽ rẽ vào làng Ider. Vậy là tôi lại leo lên cùng họ đi thêm một đoạn đến ngã ba thì họ thả tôi xuống, hôn gió tạm biệt và chạy mất hút vào phía chân núi. Tôi lại đi bộ dọc theo đường cái, vừa đi vừa ngoắc. Một chiếc xe tải hạng nặng chở cả một chiếc ô tô đỗ xịch lại. Ông lái xe nói gì đó mà theo ý của tôi hiểu thì một người mới chở, hai người không có đủ chỗ ngồi. Tôi ra dấu tôi chỉ đi có một mình thôi và hỏi ông ta có đến làng Telmen không? Ông ta nói có và nói nếu tôi muốn thì có thể đi về Ulaanbaatar luôn.

Ông tài xế đi cùng một thanh niên và hai đứa trẻ (chắc con ông ta) và hai đứa bè chui vào ca bin phía sau (nơi dùng để ngủ) để nhường chỗ ngồi cho tôi. Tôi lại được ngồi cạnh cửa sổ ngắm cảnh (nhưng cảnh ở đoạn này chỉ toàn là đồng cỏ, hết đẹp rồi). Họ hỏi tôi phải người Hàn Quốc không? Tôi nói tôi là người Việt Nam. Họ tặng tôi một lon bia. Tôi nói không biết uống, họ ra dấu bảo tôi cứ lấy cất đi. Vậy là tôi lại vừa ngồi vừa ngủ gà ngủ gật vừa lắc lư theo xe tải.

Cuối cùng cũng đến làng Telmen. Tôi hỏi thăm đường đến ngôi nhà mà tôi ở trước đây (hỏi thăm bằng cách chìa hình của họ ra). Cuối cùng tôi cũng đến nơi. Không có ai ở nhà, tôi hỏi thăm đường đến nhà hàng để ăn (đói bụng muốn chết). Lúc đó có một chị trong nhà hàng đang ngồi ăn, chị ta nhận ra tôi và ra dấu rằng chị ta gặp tôi ở đám cưới ấy (tôi phải làm bộ không hiểu bởi vì tôi không có rửa hình của chị ta nên chị ta tìm mãi trong xấp hình của tôi mà chả thấy.) Lúc đó bà chủ nhà và vài người bước vào, họ lấy xấp hình của tôi vừa xem vừa trầm trồ vừa bàn tán xôn xao. Tôi thấy họ vô cùng thích thú khi xem hình, tiếc là tôi không rửa nhiều hình (mặc dù xấp hình đó cũng gần 20 tấm rồi đấy nhé).

Quả thật là dân Mông cổ thích xem hình vô cùng. Ông bà chủ nhà ra dấu cho tôi leo lên giường nằm ngủ, còn họ lấy xấp hình đến nhà những người có mặt trong hình để lại cùng nhau xem và trầm trồ. Tối đó, họ dọn nệm và lấy mền cho tôi. Vậy là tôi lại được một đêm ấm áp ở trong nhà. Sáng hôm sau, tôi thật sự muốn mua gì đó tặng họ nhưng lúc đó sáng sớm chưa có cửa hàng nào mở cửa cả. Nên tôi đành để lại ít đồ ăn mà tôi có và tạm biệt ra đi. Tôi ra bờ suối, tắm rửa, giặt giũ và lại vác ba lô đi. Khi đi gần một ger thì một con chó chạy theo sủa mãi. Một chị phụ nữ ngoi lên từ đống gạch (ở đây xây nhà, họ phải tự tạo ra gạch luôn nên họ có cả máy tạo gạch nữa ấy) của một ngôi nhà đang xây ra dấu cho tôi cứ đi và la chú chó đáng ghét kia. Họ mời tôi ngồi xuống uống trà cùng họ. Chị phụ nữ cũng ra dấu nói rằng có gặp tôi rồi ấy.

Họ cũng mời tôi vào ger ngủ nhưng lúc đó mới buổi trưa hà nên tôi cảm ơn và lại vác ba lô đi. Lần này tôi đi bộ đã đời luôn dưới trời nắng bởi vì đường thảo nguyên có nhiều đường nên thỉnh thoảng mới có vài chiếc xe chạy qua mà lại chạy ở con đường tuốt bên kia. Tôi đi một hồi thì một chiếc xe tải từ xa xịt khói đen tiến đến. Tôi lội qua phía bên kia đường đón đầu và ra dấu muốn đi quá giang. Chiếc xe tải dừng lại và tôi leo lên. Trên xe chỉ có một thanh niên và hình như chiếc xe tải đi phía sau thì bố của anh ta thì phải. Tôi ra dấu rằng tôi không muốn đến Tonsontsengel mà chỉ đến ngã ba Tonsontsengel, Moron, Uliastai và ngã 3 này chỉ cách đó khoảng 20 cây số thôi. Chả hiểu anh thanh niên này hiểu tôi nói gì không mà anh ta chỉ cười cười.

Vừa chạy xe anh ta vừa nhìn tôi cười và nháy mắt với tôi mãi (chả hiểu anh ta muốn gì!!!!). Một hồi anh ta dừng xe lại và nói gì đó, tôi chả hiểu, vậy là anh ta lái xe tiếp. Chiếc xe tải này đi đoạn đường khác với đường mà tôi đã đi lúc trước và cảnh núi non đẹp hơn rất nhiều. Tôi ngồi ngắm cảnh chán chê và tự nhủ sao 20 cây số mà lâu thế nhỉ? Cuối cùng tôi thấy bảng chào của Tonsontsengel trước mặt. Thì ra anh ta muốn nói là chở tôi đến Tonsontsengel luôn. Tôi lại về Tonsontsengel. Tôi chìa lon bia mà lúc trước được tặng ra đưa cho anh ta, không ngờ anh ta khoác tay và nói rằng không uống. Tôi thật ngạc nhiên bởi vì anh ta là tài xế duy nhất cho đến giờ phút này tôi gặp ở Mông Cổ mà lại không uống bia rượu ấy. Tuy nhiên vì lịch sự anh ta vẫn cầm lấy và vẫy tay tạm biệt tôi.

Tôi nhà hàng gọi món bánh chiên yêu thích của mình, sau đó vào cửa hàng mua bánh mì và tích trữ bánh ngọt để tặng những người trong ger gần ngã ba Tonsontsengel, Uliastai và Moron mà tôi sắp trở lại. Tích trữ xong lương thực bên trong và bên ngoài, tôi lại lên đường ra cửa ngõ Tonsontsengel ngồi chờ. Cuối cùng có một chiếc xe chạy đến. Lần này để chắc ăn, tôi lấy tờ giấy ra vẽ hình ngã ba và giơ xấp ảnh ra nói tôi muốn đến đây bởi vì tôi muốn tặng ảnh cho họ (nếu không làm thế thì họ chả hiểu tôi muốn làm cái quái gì ở ngã ba đó cả.) Vậy là họ gật đầu.
My favourite food and a bowl of milk tea.

Chiếc xe này là xe của một gia đình và hình như họ đang dọn nhà đến Ulaangom thì phải bởi vì xe chở đầy nhóc đồ đạc. Thằng nhóc 16 tuổi ngồi cạnh tôi nói tiếng Anh bập bẹ. Tôi nghĩ bụng nếu không có hứa là sẽ quay lại tặng hình chắc tôi cũng xin họ cho đi Ulaangom (thủ phủ của tỉnh UVs) chung luôn quá.

Cuối cùng xe đến ngã ba, tôi chia tay họ và lội bộ về phía ger. Sau khi đi được một đoạn thì một chiếc ô tô có 3 thanh niên có vẻ “quắc” chạy đến và mời tôi lên. Tôi chìa hình ra và hỏi có biết những người này không? Họ lắc đầu chỉ về phía dãy ger trắng mờ mờ phía trước và ý nói là sẽ đến đó hỏi. Tôi leo lên. Họ mời tôi uống rượu và ăn bánh. Tôi ngồi cạnh một thanh niên đã quắc rồi. Anh ta cứ lợi dụng và tìm cách ôm vai tôi mãi. May là trước đó, tôi đã cảnh giác nên không cởi ba lô ra. Tôi bẻ tay anh ta ra và giữ luôn mấy ngón tay cho anh ta khỏi ngoáy ngoái. Anh thanh niên lái xe có vẻ tỉnh táo nhất và anh thanh niên ngồi cạnh anh ta cũng tỉnh hơn anh thanh niên ngồi cạnh tôi. Họ la anh chàng này.

Họ dừng ở một ger và ra dấu cho tôi chìa hình ra. Những người này chỉ đường. Thì ra ger mà tôi đang tìm ở khá xa bởi vì xe chạy trên đường cái mãi mới đến. Tôi ngồi trên xe mà thán phục khả năng lội bộ với đôi dép kẹp của mình ghê. Không hiểu sao tôi có thể lội bộ xa đến thế nhỉ???

Cuối cùng cũng đến nơi. Những người ở đó thật sự vui mừng khi thấy tôi quay lại. Tôi đưa hình cho họ xem, họ trầm trồ và ra vẻ thích thú vô cùng. Sau khi vào ger uống trà (tôi được mời ngồi phía bên phải của ger – nơi chỉ dành cho người nhà thôi nhé, trong khi 3 thanh niên kia ngồi phía bên trái ger – nơi dành cho khách), tôi chia tay 3 thanh niên này bởi vì họ đi Uliastai.

Ger mà tôi đến là ger của chị phụ nữ rủ tôi về ngủ trước đây mà tôi không về ấy. Lần này tôi dự định ngủ với họ một đêm. Chủ ger cũ cũng qua mừng tôi, tôi đưa hình hai mẹ con và họ cũng thích vô cùng. Những người trong ger này thực sự là tiếp đãi tôi vô cùng chu đáo. Họ mời tôi ăn quá trời, đủ loại bánh và cả yagourt do họ tự làm. Sau đó, họ trải nệm đỏ cho tôi nằm ngủ. Họ còn dành cả nệm của họ cho tôi nữa chứ. Thật sự là tôi được tiếp đón vô cùng chu đáo tại đây. Sáng khi tôi dậy thì họ lại nấu cháo thịt tôi ăn nữa. Vậy là tôi lại chụp hình họ và lại phải thêm nhiệm vụ rửa hình và tặng hình.
I stayed with this family for one night.

Chị chủ ger còn bảo tôi tặng hình trong phục truyền thống mà chị ta cho tôi mượn trước đây ấy (may là tôi có rửa hai tấm). Chị ta nói tôi mặc đồ của chị ta đẹp quá! Hehehe, tôi có người xin hình rồi nhé! Tôi lật mặt sau tấm hình, không phải ký tên tặng như những người nổi tiếng đâu mà là ghi lại địa chỉ email của mình.

Cuối cùng tôi chia tay họ là lội bộ trở lại ngã ba. Tôi phải đi khoảng 2 tiếng 30 phút thì mới đến được ngã ba ấy. Tại đây, mệt quá, tôi nằm luôn xuống giường đánh một giấc sau khi chén no bụng. Tôi ngủ đến 4 giờ thì dậy khoác ba lô và ra dấu rằng tôi muốn đi Moron. Mọi người nhìn tôi hãi hùng và lắc đầu ý nói làm sau đi bộ được. Họ bảo tôi ở lại ngủ chờ xe. Tôi cười, chia tay họ và ra đi.

Thế là tôi lại lội bộ dưới trời nắng. Dĩ nhiên là do mang giày nên việc đi bộ đỡ vất vả hơn trước đây. Để cho êm chân, trên đường đi, tôi nhặt lông cừu rơi vãi trên đồng cỏ làm lớp lót dưới chân (các bạn thấy tôi thông minh không????hehehe).
I walked up this path.

Đi mãi, chả có chiếc xe nào chạy qua, cuối cùng có một chiếc chạy đến, tôi ngoắc và nói muốn đi Moron. Lúc đó trong ca bin đã có 4 thanh niên ngồi chồng cả lên nhau (hình như họ hơi quắc thì phải!!!). Họ chỉ tôi leo lên phíc sau. Tôi quẳng ba lô và leo lên sau xe tải nhỏ ngồi. Đường xốc cũng kinh người. May là tôi lấy túi đựng áo khoác lót dưới mông nếu không chắc chỉ có cách ngồi chồm hổm. Tôi thấy buồn cười và thú vị khi lần đầu tiên mình được ngồi vi vu đằng sau một chiếc xe tải.

Xe chạy khoảng 30 phút thì dừng lại và họ ra dấu là họ rẽ sang hướng khác. Tôi lại bị bỏ giữa đường, xung quanh là núi đồi và thảo nguyên. Cũng may là bên tay phải có một cái ger (duy nhất trong khu vực) trắng mờ. Lúc đó chỉ khoảng 5h30 thôi mà trời tối sầm và đang chuyển mưa. Tôi nhủ có gì thì vào ger xin ngủ ké vậy. Lúc đó trời nổi gió lớn vô cùng. Tôi nán lại bên đường đón một chiếc xe tải nhưng xe đó thứ nhất là đầy người, thứ hai là không đi Moron mà lại đi Tsetserleg.  Trời mưa lất phất. Tôi lội về hướng ger. Một người đàn ông không có vẻ thân thiện gì cả đang bế một đứa trẻ trên tay. Tôi ra dấu hỏi suối ở đâu. Ông ta phất tay về phía trước.

Bây giờ thì tôi hiểu lý do gì mà trong cả khu vựa chỉ có một cái ger bởi vì suối ở đây vừa cạn vừa ít nước, tôi phải đi tới đi lui mãi mới lọc được một chai nước 1.5l để dành uống (thà có còn hơn chết khát các bạn nhỉ!) Trời mưa lất phất một chút thì tạnh và một cầu vòng hiện ra trước mặt tôi, tuyệt đẹp! 

Tôi lại lội bộ ra đường cái để đón xe. Bây giờ thì tôi phát hiện ra rằng khu vực này đầy ruồi. Ruồi nhiều vô số kể, chắc số lượng ruồi tương đương số lượng cỏ luôn ấy, nghĩa là trung bình mỗi ngọn cỏ là một con ruồi thì phải. Ngồi chờ mãi cùng với lũ ruồi vo ve đậu đầy mặt mũi đến khoảng 8h30 chiều mà vẫn không có chiếc xe nào chạy qua. Không muốn bị lũ ruồi “ăn sống” nên tôi chỉ còn cách lội bộ trở lại ger kém thân thiện kia.

Lúc đó trước ger là một thanh niên cùng một lũ trẻ vây quanh đang nướng một con vật gì đó đã bị chặt đầu trên đống lửa. Tôi sủa gâu gâu, ý hỏi họ phải con vật đó là chó không thì họ gật đầu (hơi lạ nhỉ! Dân Mông Cổ đâu có ăn thịt chó; đó là lý do tôi còn nghĩ đến việc sang đây mở nhà hàng thịt chó nữa cơ chứ bởi vì chó ở đây toàn là thả rông và nhiều vô cùng).

Con vật ấy bị chặt đầu và ở chiếc cổ đầy lông lá là một dây kẽm buộc ngang mà người thanh niên cầm lấy cọng dây kẽm này vừa nướng vừa cạo lông. Nước bên trong trào ra (tôi nghĩ chắc nước ấy là máu).

Sau khi nướng thì anh ta lấy cỏ chùi cho con vật được sạch sẽ, rồi lấy dao rạch bụng. Thì ra trong bụng con vật ấy, họ nhét đầy đá và thịt. Họ lấy chén múc nước trong bụng con vật ra uống. Tôi cũng được mời. Nước này ngon vô cùng. Sau đó họ lấy đá và thịt trong bụng ra và mọi người cùng nhau chén. Tôi cũng được mời.Thịt ngon lắm. Họ rủ tôi vào ger. Con vật bị cắt ra thành từng khúc và mỗi người cầm lấy một khúc mà nhai. Theo khẩu vị của tôi, thịt được nhét trong bụng mới ngon còn thịt của vật cắt thành khúc ấy chả ngon tí nào. Uổng nhất là cái lớp da nếu họ biết cách nướng thì sẽ giòn rụm và thơm ngon vô cùng. Thế mà hình như họ chỉ ăn lớp thịt mỡ bên trong còn lớp da thì vất cho chó thì phải.




Tóm lại, theo tôi thì dân Mông cổ không biết nướng thịt. Ngoại trừ lớp thịt bên trong được nướng với đá là tuyệt thôi. Tôi nghĩ lý do họ cho đá vào bụng con vật là khi lớp đá nóng lên thì sẽ có tác dụng làm chín thịt từ bên trong. Quả thật họ cũng thông minh ghê nhỉ!!! Món ăn được nướng với đá là một trong những đặc sản của dân Mông cổ ấy.

Sau khi ăn xong thì tôi ra dấu hỏi tôi ngủ trong ger được không? Anh thanh niên gật đầu và tôi lấy lớp da dê lót lên sàn và lấy áo khoác ra định ngủ. Anh thanh niên và một phụ nữ đang cho con bú lấy một lớp nệm từ giường của chị ta ra lót lên lớp da và họ đắp cho tôi cái mền. Vậy là tôi có chỗ ngủ an toàn khỏi lũ ruồi bên ngoài rồi nhé.

Trong ger là vợ chồng anh thanh niên cùng hai đứa con. Người phụ nữ đang cho con bú hình như là em gái của họ. Ngoài ra có 1-2 cậu bé, chắc em út của họ. Tôi là người đi ngủ sớm nhất (thường tôi luôn ngủ sớm hơn họ và thức dậy muộn hơn). Tôi lấy áo khoác đắp lên người rồi mới đắp chăn lên cho ấm hơn. Tôi thuộc dạng người thà chịu nóng hơn bị lạnh mà.

Thiếp đi một lúc, tôi giật mình tỉnh giấc và hình như cách tôi một cái bàn là một người đàn ông say rượu thì phải (ông ta quấn mình trong cái áo truyền thống ấy). Tôi mặc kệ và lại ngủ. Nửa đêm tôi chợt tỉnh giấc vì thấy hình như có một bàn tay thò vào trong lớp mền của tôi. May là bên dưới lớp mền là cái áo khoác của tôi. Tôi kéo chăn thì mới phát hiện cái chăn bị kéo xuống từ lúc nào rồi, bây giờ tôi chỉ còn lớp áo khoác thôi. Tôi tỉnh dậy kéo chăn lên và mặc luôn áo khoác vào người cho an toàn (áo khoác của tôi vừa dài vừa dày nên tôi luôn cảm thấy an toàn khi mặc nó đi ngủ ở nơi xa lạ ấy.) Từ đó cho đến sáng thì tôi không thấy bàn tay nào thò vào cả. Tôi không biết bàn tay thò vào đó là của anh chàng chủ ger hay của người đàn ông say rượu kia. Sau sự kiện bàn tay thò vào đó thì tôi nghe tiếng vợ chồng người chủ ger làm tình với nhau ấy. Lúc đó trong ger có khoảng 10 người tính luôn cả con nít ấy. Buồn cười nhất là cái giường cá nhân bé xíu ấy là cả gia đình 4 người nằm (hai người lớn đang làm tình và hai đứa con nít đang khóc é lên – chắc do bị bố mẹ đè lên người). Âm thanh thật hỗn loạn và tôi đoán chắc chả có người lớn nào ngủ được.

Sáng, khi tỉnh dậy, tôi không được mời một bát trà sữa nào cả. Hai người đàn ông ngồi nhìn tôi cười cười. Đáng ghét! Tuy nhiên, khi đi tôi vẫn để lại cho họ một ổ bánh mì to ơi là to, một gói bánh cho bọn trẻ con và một ít tiền mà tôi ra dấu rằng cho bọn trẻ con ấy. Tôi cũng không quên tặng ít tiền cho người phụ nữ đang cho con bú. Tôi nghĩ thôi kệ! Họ không thân thiện với khách du lịch thì tôi vẫn tặng thức ăn và tiền cho họ, hy vọng lần sau họ sẽ thân thiện hơn với những du khách lỡ đường như tôi. Tôi chia tay họ và đi về phía suối rửa mặt và lấy nước uống.

Xong xuôi khi tôi quay trở ra đường cái, có một người đàn ông với xe gắn máy ngồi chờ sẳn (chắc do hai vợ chồng chủ ger thông báo). Ông ta có vẻ say rượu, cái nhìn của ông ta đáng ghét. Ông ta nói gì đó mà theo tôi là ông ta chở tôi đến nơi nào đó đón xe đi Moron dễ dàng hơn với điều kiện tôi trả ông ta 5.000T. Tôi từ chối và vác ba lô lên vai lội bộ. Tôi thấy ông ta chạy về hướng ger mà tôi ngủ đêm hôm trước.

Tôi đi bộ dưới trời nắng chang chang. Ở đây có đến 3 con đường và 3 con đường này gặp nhau ở ngã ba xa tít phía trước. Có vài chiếc xe chạy qua nhưng lại chạy ở hai con đường kia. Tôi phải đi đến ngã ba thì mới có thể đón xe chạy từ các con đường được. Phải lội bộ 2 tiếng 30 phút thì tôi mới đến được ngã ba ấy chứ. Tôi vừa mệt vừa đói nên vào đại một cái ger đang mở cửa với 2-3 đứa con nít đang đứng nhìn tôi.

Mọi người mời tôi vào trong ger, mời trà và pho mát. Một cô gái đang ngồi cán mì. Vậy là tôi vừa ngồi nghỉ mệt vừa ngồi chờ xe để quá giang vừa xem họ làm mì tại nhà.

Sau khi cán mì thì họ cho lên bếp lò nướng theo kiểu người Việt Nam nướng bánh tráng; sau khi nướng thì họ mới cắt mì thành sợi (theo tôi chắc họ nướng sơ qua để dễ cắt). Sau  khi chuẩn bị mì thì họ cho thịt đã cắt nhỏ vào chảo. Dân Mông Cổ ăn thịt nhiều lắm. Họ cắt gần như cả cái đùi cừu cho một bữa ăn gồm có 4 người lớn và 2-3 đứa con nít ấy.

Đầu tiên họ cho thịt vào chảo (cả thịt lẫn xương đều cho vào cùng một lúc chứ không phải cho xương vào trước hầm lấy nước ngọt như ở Việt Nam), rồi cho nước vào, đậy nắp lại chờ. Sau khi thịt chín thì cho bột nêm vào, rồi lại chờ, sau đó cho mì và ít pho mát vào, rồi chờ (cách nấu ăn của họ khá đơn giản, theo kiểu cho mọi thứ vào nồi hầm ấy). Chờ một hồi, họ đưa tai vào gần chảo để nghe âm thanh. Sau một hồi nghe ngóng thì họ quyết định mọi thứ đã chín nên đem chảo thức ăn xuống, lắc đều. Sau đó mới mở nắp ra và trộn đều lên (không hiểu sao họ không trộn đều trước đó nhỉ!)

Tuy nhiên cho dù họ có nấu ăn kiểu thì đối với tôi lúc đó cũng là ngon cả bởi vì tôi đói ngấu nghiến rồi còn gì. Tôi móc túi lấy ra 2.000T rồi chỉ vào chảo thức ăn, ý rằng tôi muốn mua. Họ lắc đầu, ý nói miễn phí. Họ múc thức ăn ra bát cho đàn ông trước, sau đó mới đến lượt tôi (khi cô gái đưa cho tôi bát thức ăn, tôi đưa cô ta tiền), sau đó mới đến bọn trẻ và người phụ nữ nấu ăn thì ăn sau cùng. Tôi ăn ngấu nghiến và sau khi ăn hết một bát thì họ lại múc cho tôi bát thứ hai.

No căng bụng, tôi chia tay họ và ý nói muốn đến ovoo gần đó. Họ bảo ovoo chỉ cách đó 2 cây số. Tôi lên đường (thật ra trong lúc quan sát họ nấu ăn, có một chiếc xe chở đầy khách chạy qua, ông tài xế bắt tôi trả đến 30.000T, sau đó xuống giá 20.000T, giá vừa đắt lại đầy người nên dĩ nhiên là tôi không thể ngồi thoải mái rồi; tôi từ chối đi). Vừa đi tôi vừa ngoắc xe, vừa chụp hình hoa cỏ ven đường. Khi tôi đang leo dốc thì có hai chiếc xe khách chạy qua. Tôi hơi ngạc nhiên bởi vì hai chiếc này không chở nhiều người như những chiếc xe mà tôi hay gặp và hình như chiếc xe sau chở đầy hành hóa thì phải. Kệ, tôi cứ ngoắc. Họ chạy luôn. Tôi lại vừa thở hổn hển vừa leo đồi. Một người phụ nữ mặc áo đỏ quần xanh đứng trên đồi nhìn tôi và hình như bà ta ngoắc tôi thì phải?

Khi lên đến đồi cũng là ovoo thật lớn thì thấy hai chiếc xe khách đang đậu để sửa chữa và xung quanh là du khách nước ngoài. Ah bây giờ thì tôi hiểu ra rằng vì sao xe khách lại vắng người và đầy hàng hóa. Họ hỏi tôi là người nước nào và muốn đi đâu. Tôi nói tôi là người Việt Nam và muốn đi Moron. Họ bảo họ cũng đến đó và có thể cho tôi quá giang. Họ cực kỳ thú vị khi thấy tôi là người Việt Nam. Họ bảo thấy tôi lội bộ hùng dũng như một người lính ấy!!!! Một phụ nữ chìa ra cho tôi thấy cái áo mà bà ta đang mặc có chữ Việt Nam và một cây tre trên đó. Họ bảo họ thích đất nước Việt Nam lắm!

Họ là 6 du khách người Đức với một anh chàng hướng dẫn người Mông Cổ chỉ nói tiếng Đức mà không nói được tiếng Anh. Ngoài ra còn có hai anh chàng lái xe và người phụ nữ mặc áo đỏ quần xanh kia là đầu bếp của họ. Những du khách này mua tour trọn gói trong suốt 3.5 tuần lễ tại Mông Cổ. Trong số 6 du khách thì hết 5 người là bô lão và một người trung niên, khoảng 40 tuổi. Trong 5 bô lão có 2 cặp vợ chồng.

Tôi được mời lên chiếc xe thứ hai. Trên xe này là anh chàng du khách tuổi trung niên, người đầu bếp và người lái xe. Họ nấu ăn trên chiếc xe này, còn xe kia chở ba lô và lều cùng túi ngủ.

Anh chàng trung niên bảo rằng ngưỡng mộ tôi lắm. Anh ta nói lúc đầu anh ta ngồi xe kia nhưng các bô lão ấy toàn nói chuyện về chính trị nên nghe nhức cả đầu, vì vậy chuyển qua đây ngồi cho có cảm giác một mình giữa thảo nguyên. Anh ta hỏi tôi đi một mình giữa thảo nguyên thì đối mặt với cảm giác cô đơn như thế nào? Anh ta dẫn ra câu nói của một người nổi tiếng nào đó rằng: “The price of being free is being lonely” (cái giá của tự do là cô đơn). Tôi nói dĩ nhiên là có cảm giác ấy rồi nhưng tôi không để cho mình chìm đắm vào cảm giác cô đơn mà có những việc khác để làm.

Xe vừa chạy vừa dừng dọc đường để cho mọi người chụp ảnh. Khoảng 6h chiều thì xe dừng lại bên một cái hồ thật lớn, có cả sóng vỗ y như ngoài biển vậy. Tôi thấy có những cái ger trắng mờ xung quanh hồ nên nói tôi sẽ đến ngủ nhờ ở ger. Mọi người bắt đầu dựng lều. Tôi đến giúp một ông lão đang dựng lều một mình. Sau đó thì để khỏi phiền họ nấu ăn cho tôi (thực ra tôi cũng còn no căng sau buổi ăn trưa) nên đi về phía đồi ngắm lũ ngựa đang ăn cỏ và sau đó đi một vòng qua đồi để đến ger của người địa phương.
Is it the sea or the lake?

Cái hồ thật sự là rất rộng lớn. Tôi phải đi mãi 45 phút mới qua được phía bên kia hồ. Lúc đó trời mưa, tôi vào ger và được mời trà sữa. Ở đây, họ có cả yagourt và sữa ngựa (airag) lên men (sữa ngựa chỉ có thể vắt khi ngựa ngủ mà thôi). Họ có đủ loại pho mát. Tôi tiếc là không mang theo bình để mua. Tôi ra dấu hỏi có thể ngủ lại hay không. Người phụ nữ chủ ger gật đầu, trong khi bố của chị ta (tôi đoán thế) ra dấu là tôi phải trả tiền. Lúc đó người người phụ nữ quay sang nói gì đó nên ông lão thôi không ra dấu nữa. Họ nói tôi có thể ngủ ở hotel gần đó. Ah theo tôi chắc mấy cái ger nằm lẫn trong rừng cây cạnh hồ là ger dành cho du khách rồi.

Trời mưa lắt rắc, nghĩ đến cái ba lô của mình nằm bên ngoài, tôi chia tay họ ra về để lấy ba lô. Lại lội bộ 45 phút mới về đến nơi trong cơn mưa lắt rắt. Lúc đến nơi đã 9h tối. Mọi người đang ngồi trong cái lều (lều lớn dùng làm nơi ăn uống chung với nhau nói chuyện và những người tốt bụng kia còn mang cả ba lô của tôi vào trong để không bị ướt. Họ hỏi tôi có ăn tối không (thực ra họ đã ăn xong hết rồi). Tôi nói tôi không ăn tối. Vậy là họ rủ tôi uống trà. Hết nước nóng. Chị bếp phải đun nước nóng cho tôi. Mọi người nói chuyện một lúc thì chia tay về lều cá nhân ngủ. Còn lại tôi, anh chàng trung niên và những người Mông Cổ.

Họ hỏi tôi muốn ngủ trong xe hay trong lều bởi vì họ còn dư một cái lều. Tôi nói mắc công dựng lều nên có thể ngủ trong xe. Họ bảo dựng lều chỉ 5 phút thôi. Họ dư một cái lều và tấm nệm trải nhưng có túi ngủ. Tôi nói không sao. Vậy là họ dựng lều cho tôi. Anh chàng lái xe của tôi chỉ 26 tuổi thôi, chưa có bạn gái và cứ gặp phụ nữ là anh ta mắc cỡ. Thế là mọi người hùa nhau chọc anh ta với tôi. Họ bảo anh ta và tôi ngủ chung một lều đi. Anh ta bẽn la bẽn lẽn. Tôi chả hiểu gì cả, phải sau khi anh chàng người Đức trung niên dịch lại thì tôi mới biết họ đang chọc ghẹo mình. Anh chàng này còn nói tôi đến hun lên má anh chàng kia một cái để cảm ơn anh ta đã dựng lều giúp tôi. Buồn cười quá, tôi nói tôi mà làm thế thì anh ta khỏi ngủ cả đêm, hôm sau làm sao mà lái xe được đây.

Mọi người chia tay để đi ngủ. Tối hôm ấy mưa nên tôi bị lạnh và gió thổi mấy cái lều kêu xào xạt, ồn ào ghê nên tôi ngủ chả ngon giấc.

Sáng, mọi người cùng nhau ăn sáng và chị bếp nấu cả cho tôi luôn. Cũng lại là món bánh mì, trứng, mứt, bơ, trà, cà phê. Xong xuôi mọi người cùng nhau dọn dẹp và đến 9h thì lại lên đường.

Anh chàng trung niên cái tội hôm qua tắm khi trời lạnh căm nên hôm nay bị cảm không “tám”chuyện được. Vả lại, tôi cũng buồn ngủ nên mọi người ngồi im ngắm cảnh.

Xe dừng lại ở một quán ăn dọc đường và mọi người lại cùng nhau ăn và “tám.” Mọi người kể cho tôi nghe về những kỷ niệm của họ khi họ đi du lịch ở Việt Nam. Họ hỏi tôi là tại sao Mỹ rải chất độc màu da cam ở Việt Nam và gây tội ác vậy sao dân Việt Nam không ghét Mỹ. Ông ta bảo khi đến Việt Nam du lịch, ông ta phải mặc áo có tiếng Đức để cho mọi người thấy ông ta không phải là người Mỹ. Sao đó ông ta thấy điều này là không cần thiết. Họ hỏi tôi là sao người Việt Nam không ghét Mỹ?

Tôi nói cái đó thuộc về truyền thống ngàn đời rồi. Người Việt Nam không ghét ai cả, họ không có kẻ thù, chỉ có bạn thôi. Chiến tranh là chiến tranh, sau cuộc chiến thì mọi người là bạn của nhau bởi dân Việt Nam, khác với dân Trung Quốc, không thù dai, sẳn sàng tha thứ, thế thôi. Họ chả ghét dân tộc nào khác cả. Nếu có ghét ai đó thì họ ghét lẫn nhau, ví dụ người miền Bắc và người miền Nam ghét nhau.

Những du khách Đứa cười hề hề. Họ bảo họ rất ngạc nhiên. Họ nói người Do thái bây giờ cứ theo đòi họ bồi thường những gì mà Đức quốc xã gây ra đối với dân Do thái ấy. Họ chả thích, cứ như bị đòi nợ ấy.

Khi tôi đề nghị được trả tiền buổi ăn trưa của mình thì anh chàng hướng dẫn viên bảo rằng không cần bởi vì họ muốn mời tôi. Tôi đành cám ơn họ vậy.

Xe lại lên đường và đến khoảng 4h thì đến Moron. Tôi phải chia tay những con người tốt bụng này. Tiếc một điều là do tôi ngại đề nghị chụp hình cả đoàn họ với nhau vì vậy tôi không có tấm hình nào của họ cả. Thật tiếc các bạn nhỉ!!!
Beautiful Mongolia!!!

Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (10): Moron  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét