CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Tôi đi Mông Cổ (8): Uliastai

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (7): Từ Tosontsengel đến Uliastai

Vài cây số trước khi vào cửa ngõ Uliastai là suối và sông chạy dọc theo đường với bờ cỏ xanh mát hai bên. Vì vậy bạn nào muốn cắm trại thì có thể dừng lại ở bất cứ nơi nào cũng được. Hôm đó là chủ nhật nên có rất nhiều người Mông Cổ ra đó cắm trại, picnic, giặt giũ và rửa xe.

Ông già lái xe hỏi tôi muốn xuống nơi nào. Tôi ra dấu bảo rằng mình muốn xuống chỗ nào có khách sạn ấy. Vậy là ông ta lái xe chở tôi đến Main Road (con đường chính) và cho tôi xuống trước cổng một khách sạn. Ông ta đứng tần ngần, tôi hiểu ý nên móc túi lấy tờ 5.000T ra đưa.

Ông ta chỉ phía trước và hai bên đường ý nói khách sạn nhiều lắm. Tôi chia tay họ và vác ba lô vào tìm phòng. Tiếng hát karaoke um sùm. Một cô gái ra nói giá 10.000T. Khi tôi nói muốn xem phòng thì cô ta bảo hết phòng rồi????

Tôi lại vác ba lô đi tìm. Đang đi thì một chị mặc áo đầm rất modern chào hỏi và chỉ tôi về khách sạn gần đó mà theo chị ta nói là giá rẻ lắm (chả biết chị ta có liên quan gì đến nó không nữa?) Khi tôi đẩy cửa vào thì thấy một nhà hàng có hai người Mông Cổ và một người nước ngoài đang ngồi chờ thức ăn. Họ là khách ở tại đó. Sau màn chào hỏi thì tôi vác ba lô lên lầu tìm tiếp tân. Chị ta không nói được tiếng Anh nên nhờ cô khách ở phòng cạnh ra nói giúp. Họ nói phòng nào cũng có hai giường hết và giá là 20.000T. Khi tôi nói tôi có một mình thôi, chị tiếp tân bảo giá là 15.000T (khoảng 12 đô Mỹ ấy.) Giá phòng đắt quá nên tôi nói sẽ ra ngoài bờ sông ngủ. Chị tiếp tân nói khách sạn của chị ta là rẻ nhất Uliastai rồi đó, chả có nơi nào rẻ hơn đâu. Tôi đói meo nên vác ba lô vào nhà hàng ăn cái đã rồi có gì tính sau.

Tôi được hai người Mông Cổ và người nước ngoài mời ngồi chung bàn. Họ đến Uliastai để làm việc. Công việc của họ là tặng sách tiếng Anh cho thư viện, hướng dẫn cách để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn và họ cũng mua sách bằng tiếng Mông cổ tặng cho thư viện nhằm giúp đỡ nhà xuất bản tại đó. Túm lại họ làm việc liên quan đến sách. Trang web của họ là www.bookbridge.com. Bạn nào quan tâm hay cần tìm sự giúp đỡ về sách cho thư viện của nơi mình thì vào đây liên lạc với họ nhé. Tổ chức này là ở tại Mỹ và họ giúp đỡ các quốc gia nghèo ấy. Hình như họ chưa đến Việt Nam thì phải.

Anh chàng người nước ngoài là người Đức tên là David. Anh ta nói tôi gửi cho anh ta đường dẫn vào blog để anh ta giới thiệu những người Việt Nam mà anh ta quen biết vào đọc. Túm lại anh ta rất lấy làm thú vị khi thấy một người Châu Á vác ba lô đi du lịch bụi một mình, đặc biệt là dân Đông Nam Á. Rất nhiều du khách khác cũng bảo thế. Họ lấy làm lạ khi thấy dân Đông Nam Á vác ba lô đi bụi như họ ấy.

Ăn xong chia tay họ thì tôi đi về phía trước một chút và rẽ vào một nơi mà tôi nghĩ là khách sạn. Tôi phải học từ khách sạn trong tiếng Mông Cổ ấy (gồm 2 chữ - chữ đầu viết như số 30 và chữ sau viết giống như chữ by ấy). Tại đây cô tiếp tân vô cùng xinh đẹp đang ngồi tiếp chuyện một anh chàng Mông Cổ trẻ đẹp ra giá phòng cho tôi là 13.000T. Tôi trả giá 10.000T. Lúc đó chắc do đang có anh chàng đẹp trai nên cô ta đồng ý. Tôi vào xem phòng. Phòng khá rộng rãi và đẹp. Một cái giường to và một cái gối nằm, có cả bàn trang điểm có gương và tivi (nhưng không có chỗ cắm điện). Nhà tắm và toilet sạch sẽ nằm cạnh bên. Điều quan trọng là trong toilet này có nước (nhiều khách sạn ở Mông Cổ không có nước lắm nghen các bạn!) Tôi lấy quần áo ra giặt và tranh thủ tắm cho bớt bụi đường. Cô tiếp tân bảo lạnh thế sao tắm được. Tôi nói dơ quá chịu hết nổi. Vậy là tôi lại sạch sẽ và ngủ một giấc thật ấm áp!
My pretty receptionist.

Sáng, khi tôi đang lui cui đánh răng rửa mặt thì cô tiếp tân đẩy cửa vào (các khách sạn ở Mông Cổ chả có khóa gì đâu nên đồ đạc quý giá cứ cho vào ba lô khóa lại và xích ba lô vào thanh giường thôi) và nói giá là 13.000T. Tôi không chịu và nói hôm qua cô ta nói có 10.000T. Thật ra thì sách Lonely Planet cũng có nhắc đến điều này. Sách cho rằng sau khi trả giá thì nên trả tiền ngay và lấy hóa đơn. Tôi không dại gì bởi vì không để cho họ giữ hộ chiếu (họ cũng không yêu cầu và nếu có thì tôi cũng chỉ để bản sao thôi) và chỉ trả đúng giá đã thỏa thuận, họ không đồng ý thì kệ họ chứ.

Cô tiếp tân cứ lằng nhằng việc tôi phải trả 13.000T mãi, tôi nói dứt khoát không, chỉ 10.000T. Cô ta cười cười và ra nói gì đó với một chị khác. Hình như họ thấy tôi là du khách nên cố lằng nhằng thêm đồng nào thì được đồng ấy đấy (phong cách Mông Cổ là thế đấy các bạn!!! Hình như người Việt Nam cũng chả kém trong lĩnh vực này thì phải.)

Tôi đi ra ngoài dạo một vòng xem có nơi nào rẻ hơn không thì không tìm ra. Vậy là tôi vào chợ đánh chén căng bụng và mua đôi giày. Ở Mông Cổ không thể mang dép kẹp được nữa rồi. Thứ nhất là trời nắng nên chân bỏng rát. Thứ hai, đi bộ trên cỏ có thể gặp rắn. Thứ ba, có thể phải lội bộ dài dài. Thứ tư, có giày thì ngủ ngoài trời chân đỡ bị lạnh (tôi không có túi ngủ mà)….Tôi vào chợ, dạo tới dạo lui tìm giày (hơi khó bởi vì hình như dân Mông Cổ chả muốn bán hàng thì phải, họ chỉ giương mắt ra nhìn bạn mà thôi, khác với mấy anh bạn ba tàu nhé!). Cuối cùng tôi gặp một đôi ưng ý vô cùng cả về kiểu dáng lẫn màu sắc lẫn độ mềm mại khi mang vào chân. Đó là đôi giày của Addidas. Tôi xem tới xem lui và bất ngờ khi thấy dòng chữ “made in Vietnam.” Đôi giày có giá 30.000T (khoảng 24 đô Mỹ). Tôi chìa cho anh chàng bán giày dòng chữ “made in Vietnam” và chỉ vào tôi nói tôi là người Việt Nam nè. Tôi quyết định mua đôi này để ủng hộ hàng Việt Nam thay cho mấy đôi giày của Trung Quốc và Hàn Quốc sản xuất. Trả giá một hồi cuối cùng tôi cũng được giá 27.000T (khoảng 21.5 đô). Anh chàng bán giày bảo đôi này có giá 35.000T lận đó nhưng đang giảm giá còn 30.000T, bây giờ bán cho tôi chỉ 27.000T.

(Ngoài ra ở Mông cổ tôi còn thấy mấy cái container bên ngoài có ghi chữ tiếng Việt “Đông Nam Á.” Hàng Việt đến Mông Cổ rồi nhé!)

Mua giày xong, tôi về khách sạn thu dọn hành lý. Họ cứ bảo tôi ở lại mãi. Chắc bây giờ hối hận về cái vụ lằng nhằng giá rồi nhé!!! Tuy nhiên tôi đã sạc được pin máy ảnh rồi nên có thể vác ba lô ra ngoài trời mà ngủ. Vả lại, tôi muốn tiết kiệm tiền ở khách sạn để rửa hình tặng mấy người Mông Cổ mà tôi đã chụp ấy.

Tôi ra chợ tìm chỗ rửa hình. Vào đại một nơi thấy có treo tranh ảnh thì họ bảo không bảo và dẫn tôi đến chỗ có chữ Kodak hay Fuji gì đó (sau này cứ thấy mấy chữ này thì chắc là có thể rửa hình rồi). Lúc đó, anh chàng mà tôi quá giang xe từ Tsetserleg đến Khorog chạy đến Hello!!! rồi thôi không biết nói gì nữa. Bó tay!!! 21 tuổi đầu mà tiếng Anh thế thì sao mà phát triển được chứ!!! Thật sự tôi cũng rất vui khi gặp lại anh ta nhưng chả biết tiếng Mông Cổ mà tiếng Anh của anh ta thì í ẹ quá. Bạn bè anh ta ở xung quanh đó cũng chả biết nên tôi chỉ còn cách cười mà thôi. Anh ta dẫn tôi vào tiệm rửa hình rồi bỏ đi mất. (Sau này, khi vào tiệm internet để tải bài thì tôi thấy anh ta và một anh bạn đang ngồi ở máy tính, chắc đang tạo địa chỉ email đây mà!!!! Tôi cũng mong anh ta thấy xấu hổ mà học cách sử dụng internet và tiếng Anh. Thanh niên gì mà không biết những thứ này thì thật tệ các bạn nhỉ!!!!)

Tổng cộng tôi rửa 45 tấm với giá 300T/tấm nhưng tôi trả giá và chỉ trả 12.000T thôi. Họ rửa lẹ lắm. Thực ra giống như in màu vậy đó, chỉ khoảng 30 phút là xong xuôi hết. Tôi lội bộ trở lại khách sạn để tặng hình cô tiếp tân và mẹ con bà chủ mà khi chia tay tôi chụp họ ấy. Đúng là dân Mông Cổ, trong đầu họ chỉ có một chữ tiền, chứ không cứ chữ “phục vụ”. Họ không muốn phục vụ mà chỉ muốn lấy tiền người khác mà thôi (người Việt Nam có thế không nhỉ?) Khi tôi tặng hình, họ hỏi bao tiền, tôi khoát tay nói không cần và bỏ đi. Họ cười. Kinh nghiệm của tôi rằng khi ai đó đối xử không tốt với ta thì ta cứ việc phớt lờ và đối xử tốt với họ. Điều đó sẽ dạy cho họ một bài học và về sau họ sẽ đối xử tốt với người khác. Đó là chuyện tất yếu. Nếu nhiều người đối xử tốt với bạn thì bạn không thể không đối xử tốt với một người xa lạ mà bạn gặp. Nếu nhiều người cứ không tốt với bạn thì một lúc nào đó bạn sẽ cư xử tàn tệ với ai đó. Lòng tốt có tác dụng lan truyền và “lòng xấu” cũng thế đấy các bạn!!!!

Trên đường quay lại khách sạn để tặng hình, tôi thấy có vài bạn trẻ ăn mặc đồ truyền thống Mông cổ khá đẹp đứng trước một tòa nhà. Tôi dừng lại và ra ý muốn chụp hình họ. Họ vui vẻ đồng ý (dân Mông Cổ khoái chụp hình mà!) và nói tiếng Anh với tôi. Thì ra đó một nhạc viện và họ đang chuẩn bị nhận bằng tốt nghiệp. Họ rủ tôi vào trong phòng xem nhận bằng. Ngu gì mà tôi từ chối dù đang khát nước muốn chết!

Dân Mông cổ tự nhiên lắm. Họ không bị những phong tục rườm rà và qui tắc xã hội bó buộc nhiều như dân Việt Nam hay Trung Quốc. Lễ tốt nghiệp của họ diễn ra cũng đơn giản. Có một người quay phim chụp hình chuyên nghiệp, một người bạn chụp hình. Lớp chỉ khoảng 6-7 người. Họ còn rủ tôi đến và chỉ tôi tư thế ngồi cho đúng khi đàn cây đàn violin truyền thống của họ nữa. Một anh bạn trẻ còn biểu diễn throat singing và bảo tôi quay phim anh ta nữa ấy.

Bắt đầu buổi lễ (cô trưởng khoa – tôi đoán thế) đứng dậy nói gì đó và sau đó mọi người đứng thành hình bán nguyệt và luân phiên nhau “diễn xuất”, nghĩa là phát biểu gì đó, trước ống kính. Tội nghiệp có một cô bé bị chảy máu cam nên cứ chạy ra chạy vào để chậm máu làm cho buổi lễ bị dừng lại nhiều lần và cuối cùng cô ta bỏ cuộc đành đứng ở ngoài luôn.
How do they look?
My new shoes and the right position to play this musical instrument.

Sau khi mọi người luân phiên nhau nói xong thì buổi lễ kết thúc. Thợ quay phim về, mọi người ở lại chụp hình thân mật và rủ tôi chụp hình chung. Họ là những người nghệ sĩ hát và biểu diễn nhạc cổ truyền của Mông cổ ấy. Tôi thấy họ thật vui, và thật tự nhiên!

Buổi tối tôi leo lên đỉnh đồi, trên đó có những stupa mà người dân lên để cầu nguyện. Có ba cái đình nên tôi ngồi nghỉ mệt và nghĩ bụng có thể tối nay mình ngủ tại đây cũng nên. Có nhiều thanh thiếu niên lên xuống cười nói lao xao lắm. Tôi vào đại một cái đình có một đám thiếu niên ngồi và họ chào tôi bằng tiếng Anh. Trong nhóm có hai bạn nữ nói tiếng Anh khá (một cô bé bảo giáo viên của cô ta là người Mỹ ấy), còn lại các bạn nam gần như không nói được tiếng Anh luôn (hình như khả năng ngôn ngữ của nam giới kém nữ giới khá xa thì phải). Bọn họ từ 15-19 tuổi đang nghỉ hè nên từ sáng đến tối chỉ chơi và đàn đúm bạn bè thôi. Họ nghỉ hè từ tháng 6 đến tháng 8. Lúc đó đã 11h khuya mà họ vẫn còn ngoài trời. Hai cô bé ngồi gọn lỏn trong lòng hai anh bạn trai cho đỡ lạnh. Họ ôm nhau tỉnh bơ trước mặt tôi. Các bạn nam chưa đến 20 tuổi mà đã phì phèo thuốc lá và khạc nhổ liên tục (sao cái xấu xa này của mấy thằng ba tàu họ học làm gì ấy nhỉ?).
I slept in this holy place one night.

Gần 12h đêm, cả nhóm chia tay tôi về, có một anh chàng chừng 16-17 tuổi ở lại. Tôi bảo bố mẹ chờ về ngủ, ở đây làm gì. Thì ra cậu ta ở lại để….dê tôi mới ghê chứ!!!!! Tôi đuổi cậu ta về. Cậu ta tần ngần một hồi rồi bỏ đi. Bó tay!!!!

Sau môt đêm ngủ ngoài trời thì hôm sau tôi quyết định vác ba lô đến ger của dân địa phương để xin ngủ ké. Thường các ger ở xa trung tâm lắm nên phải lội bộ đã đời luôn mới đến được nơi ở của họ. Tôi bước đến ger đầu tiên và ra dấu hỏi tôi có thể vào được không. Bà lão cười gật đầu. Lúc đó ông lão dắt thằng cháu nhỏ từ hướng bờ sông cũng chui vào ger. Sau bát trà sữa, tôi ra dấu hỏi tối nay mình có thể ngủ ở đây hay không. Bà lão tần ngần còn ông lão thì gật đầu đồng ý liền. Họ chỉ vào ba lô của tôi ý hỏi có mền gì không. Tôi lắc đầu và chỉ vào tấm da dê hỏi tôi có thể ngủ trên đó không. Họ gật đầu.
I slept in the ger of this family.

Ngồi một lúc thì ông lão ra dấu ý nói là ông ta phải tụng kinh. Vậy là ông ta ngồi trước bàn thờ và tụng lớn tiếng. Tôi cũng tham gia ngồi ké và thấy ông lão có vẻ mộ đạo nên lấy thuốc mà tôi được tặng lúc ở Dharamsala, Ấn độ ấy ra tặng họ vài viên. Tôi ra dấu nói thuốc này do Ngài Đạt Lai Lạt Ma niệm trên đó ấy. Họ có vẻ quý lắm nên lấy mấy viên thuốc nhỏ xíu gói vào giấy và để trong cái hộp nhỏ để trên bàn thờ. Từ giây phút đó, tôi nghĩ mình có thêm một việc phải làm là khi đến ger của người địa phương thì lấy thuốc ra tặng họ bởi vì họ làm gì có cơ hội được tặng thuốc như tôi. Tôi tặng cho họ rồi thì khi nào quay lại Ấn độ, tôi sẽ xin thuốc khác vậy.

Tối đó, bà lão lấy một tấm nệm phủ lên tấm da dê và đưa cho cho tôi cái mền để đắp. Ông lão còn mở rương lấy thêm một tấm da nữa đắp lên người tôi. Xong họ ngồi nhìn tôi ngủ. Dân Mông Cổ ngủ trễ mà dậy sớm lắm nghen các bạn. Thường khoảng nửa đêm họ mới lên giường và mới 5-6 giờ sáng thì đã dậy rồi.

Tôi thiếp đi một lúc thì nghe tiếng lao xao. Thì ra cặp vợ chồng con ông bà lão về và họ cũng nhìn tôi ngủ. Tôi mặc kệ, ấm áp quá (được ủ giữa hai tấm da mà) nên ngủ thẳng cẳng.

Sáng, tôi ra dấu chụp hình họ và sau đó lội bộ trở lại trung tâm rửa hình và quay lại ger để tặng họ. Tôi còn rửa hai tấm hình nhỏ cho vào một cái móc khóa cho họ treo chìa khóa xe nữa ấy. Trên đường lội bộ trở lại, tôi “được” một anh chàng lái xe người Kanzakh (chắc tài xế của xếp lớn nào đây bởi vì nội thất trong xe đẹp lắm) ve vãn và nói lên xe anh ta chở đến ger. Anh ta nói ở Ulaanbaatar có những cô gái Việt Nam sang làm nghề mát xa lắm. Chắc anh ta nghĩ có thể “kiếm chác” được gì từ tôi chăng????? Khi đến ger thì ger khóa cửa, các ger cạnh bảo gia đình họ đi về trung tâm Uliastai rồi (chắc để bán airag-sữa ngựa lên men-tôi thấy nhiều người bán ở trước cổng chợ lắm). Vậy là tôi gửi hình cho ger bên cạnh và ra dấu khi nào họ về thì đưa lại giùm. Họ chả hiểu. Anh chàng Kanzakh phải dịch lại giùm. Sau đó, anh ta nghe điện thoại và vội vã nói anh ta phải quay về trung tâm (chắc để đón xếp.) Dù vội thế anh ta cũng không quên “dụ dỗ” tôi ở lại Uliastai thay vì đi Moron. Nếu tôi ở lại, chắc có nhiều chuyện vui kể lắm đây nhưng tôi từ chối và chia tay anh ta để lên đường quá giang xe về lại địa phận Telmen tặng hình và sau đó thì đi Moron.
Lovely baby yaks.

Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (9): Từ Uliastai đến Moron  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét