Blog Thích đi bụi ra đời với mục đích truyền can đảm cho người VN, đặc biệt là giới trẻ, để họ dám nghĩ và dám đi. (The establishment of this blog is to spread the courage to young people, especially Vietnamese ones, in order that they dare think and dare go.)
CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY
1. Đối tượng độc giả:1. Những bạn trẻ có máu phiêu lưu thích chu du xứ người trong thời gian dài nhưng với số tiền tối thiểu nhất có thể; 2. Những người có tâm hồn rộng mở, sẳn sàng dẹp cái tôi và quan điểm của mình sang bên để tiếp nhận những quan điểm mới.
2. Quan điểm: Bạn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bạn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bạn sai. Bạn suy nghĩ khác tôi bởi vì tôi và bạn không giống nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.
3. Phương tiện: "Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."
4. Nội dung: Bao gồm nhiều lĩnh vực mà tôi quan tâm 1. Du lịch bụi (Budget Travelling) 2. Sống tối giản (Minimalism) 3. Tái chế và tái sử dụng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuộc sống
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
Chính phủ Trung Quốc nói dối trong vấn đề liên quan đến Mông cổ.
Trước đây trong bài “Nội Mông dậy sóng” được viết khi tôi ở tại Nội Mông, Trung Quốc, tôi có đề cập đến việc chính phủ Ngoại Mông yêu cầu Trung Quốc trả lại Nội Mông cho họ; nếu không thì họ sẽ có khủng bố đến Trung Quốc đánh bom và cướp bóc dân thường. Thực ra những điều vừa được đề cập ở trên là do chính phủ Trung Quốc “bơm” vào não của người dân Trung Quốc và đó là điều duy nhất mà người dân Trung Quốc được nghe về vấn đề có liên quan đến vụ việc ở Nội Mông.
Sau 6 tuần của tôi tại Mông cổ (đối với Trung quốc thì đó là Ngoại Mông), tôi có thể khẳng định rằng những điều trên là không đúng. Đó hoàn toàn là một lời nói láo của chính phủ Trung Quốc đối với Ngoại Mông. Vì sao tôi cho rằng đây là lời nói láo?
Tôi tiếp xúc và nói chuyện với người dân Mông cổ về vần đề này và về mối quan hệ giữa Nội và Ngoại Mông. Câu trả lời của họ như sau:
Họ chưa bao giờ nghe bất cứ chính sách gì có liên quan đến việc đòi Trung Quốc trả Nội Mông về. Thực sự với dân số chỉ có 3 triệu trên toàn Ngoại Mông, họ rất sợ Trung Quốc nữa là khác, huống chi là đe dọa.
Mối quan hệ của người Mông Cổ tại Nội và Ngoại Mông không tốt tí nào. Người Mông cổ tại Ngoại Mông không xem người Mông cổ tại Nội Mông Trung Quốc là dân Mông cổ đâu mà xem họ như người Hoa ấy. Họ nói dân Hoa gốc Mông cổ hay xí gạt họ lắm trong giao dịch thương mại ấy nên họ chả ưa gì cái “bọn Mông cổ tại Nội Mông.” Họ nói người Mông cổ tại Nội Mông nói tiếng Mông khác với họ và viết cũng khác với họ nên họ không xem người Mông cổ tại Nội Mông là cùng một dân Mông cổ đâu.
Tóm lại, họ không ưa nhau (chắc giống người miền Bắc và người miền Nam của Việt Nam ấy nhỉ?) và dân số của họ quá nhỏ bé (3 triệu người) nên họ không có những lời đe dọa mà chính phủ Trung Quốc cố ý gán ghép cho họ.
(Chắc Trung Quốc cũng đã nói xấu về đất nước và người dân Việt Nam như họ đã nói xấu về Mông cổ (Ngoại Mông) chăng?)
Bài liên quan: Trở lại Trung Quốc (8): Hohhot/ Huhehaote
Bài liên quan: Cuộc nói chuyện giữa tôi và Xinran
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét