CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Lại trở về Trung Quốc (10): Hành trình XUỐNG Emei Shan (Nga Mi Sơn)


Từ Golden Peak xuống đến Leidongping bus station thực ra đơn giản hơn rất nhiều so với việc lên nên tôi chỉ cần 1 tiếng đồng hồ là xuống đến nơi.

Tôi lại dừng lại ở nơi ngắm khỉ mà chụp ảnh bọn chúng. Nhiều người cho bọn chúng ăn lắm hoặc bọn chúng ăn cướp được. Cứ thấy ai xách bịch ny lông là bọn chúng lừ lừ tiến đến giựt, có khi giật cả bịch thức ăn luôn, có khi giật được một chai nước, có khi giật được cái bánh. Cứ giật được là chúng xé tan nát cái bịch để lấy thức ăn bên trong. Nếu là chai nước thì chúng chả biết mở đâu (chai nước nào còn mới chưa có ai mở thì chúng làm sao mở nổi nên cầm chai lên gặm đích gặp cổ chai đến khi nào xịch nước ra ngoài thì hoặc ngửa cổ lên mà tu uống hoặc vứt luôn xuống đất.) Có người xách bịch nho cùng chai nước uống tà tà đi ngang qua chỗ tôi. Một chú khỉ lao xuống giật phắt và leo lên cây ngồi lặt từng quả nho ra ăn còn chai nước thì vất, chả ai lượm, tôi tiếc nên lượm lên bởi vì chai nước còn mới tanh chưa uống.
Chuẩn bị..........giật đồ.

Hí hí, vừa giật được chai sữa chua nè!

Mở chai thế này cho lẹ.

Bánh ăn cướp........ngon ghê!

Thằng người đúng là đồ ngốc nên ta lại giật được nho để ăn rồi!

Ă no rồi, tạo dáng thôi.

Rình mồi?????

Sao không có ai xách thức ăn lại gần đây hết vậy?????

Mẹ con đùa giỡn cho bọn thằng người xem đây nè!!!
Dù bị giật thức ăn, lũ người vẫn bu quanh để ngắm khỉ.

Bọn khỉ là thế đấy các bạn. Lúc tôi ở Ấn độ vào mùa hè rất nóng nên người dân hay ăn dưa leo với muối đen để giải nhiệt. Tôi ra chợ mua một kg dưa leo và tà tà xách về thì thấy ai đó chỉ cao ngang đùi tôi và đang cố giật túi dưa. Tôi nghĩ thầm: Cha, trẻ con ở đây mới bây nhớn đã đi ăn cướp. Nhưng khi nhìn xuống thì tôi phát hiện một thằng khỉ đang giựt dưa của tôi, tôi giựt lại được một trái, còn nó thì nhót lên cây ngồi ăn và quăng vỏ dưa xuống chọc tức tôi. Khi tôi kể chuyện cho những du khách khác thì anh chàng Thổ Nhĩ Kỳ bảo như vậy chưa thót tim bằng tình huống của anh ta. Anh ta lấy hộ chiếu ra xem, sau đó quăng lên giường, khép cửa lại và vào nhà tắm. Bước ra chả thấy đâu, hết hồn nhìn quanh quất mới thấy một con khỉ đang cầm hộ chiếu của anh ta ngồi trên cây và mở từng trang ra để đọc. Nhưng khỉ làm sao mà biết đọc nên anh ta chỉ sợ nó xé mất vài trang hoặc vứt xuống sông. May là sau khi đọc chán, nó vứt xuống gốc cây nên anh ta lượm lại được. Hú vía! Đúng là cái đồ khỉ!

Khi xuống đến Leidongping tôi lấy cái vé xe buýt khứ hồi cho bến Wannian ra hỏi thì họ cho biết tôi phải trả thêm 40 tệ nữa mới được leo lên xe xuống núi (trong khi đi cáp treo từ đó xuống chỉ có giá 55 tệ mà còn được ngắm cảnh.)
Bến cáp treo ở Leidongping - hình chụp từ núi.

Vậy là tôi quyết định leo xuống núi luôn để ngắm cảnh phía bên kia cho đỡ phí 100 tệ mà tôi trả cho dân làng trước kia để vào núi. Thực ra đoạn mà tôi leo lên là từ Wannian Monastery (dù tôi chưa đến đây do leo tắt lối khác vào Elder Level Ground mà) leo lên Xixiangci Monastery không đẹp lắm nên khi xuống đến Jiuling Hump thì tôi sẽ rẽ sang lối khác để đến Xianfeng Monastery và Hongchun Monastery và từ đó leo xuống –đoạn này là đẹp nhất của Nga Mi Sơn.

Vậy là tôi xóc lại hành lý và bắt đầu đoạn đường leo xuống núi của mình. Tôi leo trở lại con đường về Xixiangci Monastery. Dọc đường có một ông lão phu khiêng vác cứ dụ tôi leo lên cho ông ta khiêng để tránh khỉ. Tôi nghĩ thầm có thấy con khỉ nào đâu mà tránh. Vả lại ông ta lớn tuổi rồi nên chắc hơi ế khách bởi vì du khách ngại leo kiệu một người lớn tuổi như thế lắm.
Lối đi có mái che, chắc để tránh khỉ...........vồ người.

Tôi leo xuống cà nhắc bởi vì bắp chân của tôi bắt đầu đau ê ẩm và một đầu gối thì căng cứng ra. Các du khách khác cũng gặp tình trạng tương tự nên có người đi hai hàng luôn.

Mãi đến 2h chiều thì tôi xuống được đến Xixiangci Monastery. Tại đây tôi gặp một cảnh tượng kinh khủng. Ba du khách người Hoa (2 nam 1 nữ) bị mấy con khỉ giựt túi xách và đang đổ đồ ra để lùng sục thức ăn. Tôi thấy một cái gậy nằm chỏng chơ gần đó nên đoán chắc họ ném gậy về bọn khỉ nhưng chẳng xi nhê gì. Họ đứng ngó đám khỉ một hồi và chả thể nào lấy lại được túi xách lúc ấy ngoài các vé cửa, kẹo bánh còn có một cây dù và một cái áo mưa nên đành bỏ đi xuống. Người nữ tiếc cây dù nên định leo lên lấy lại nhưng khi chị ta đi được vài bậc thang trở lên thì bọn khỉ đeo lấy bắp chân chị ta mà cắn. Vậy là chị ta đành bỏ của chạy lấy người. Lúc ấy một nhóm khách khác lên và nhặt cây dù của chị ta, tôi leo xuống và nhặt cái áo mưa cánh mỏng.

Tôi tà tà xuống núi và khi gặp một cái đình gần nơi mà tôi nói chuyện với gia đình người Pháp trước đây thì tôi dừng lại và lấy trái dưa leo gần 1 ki lô ra gặm (lúc ấy còn khoảng nửa trái). Gặm vài miếng cho đỡ khát thì tôi cất trở lại vào ba lô và lấy bản đồ ra xem. Lúc đó xung quanh vắng vẻ và chỉ có một mình tôi cùng cây cối.

Khi tôi đang ngắm nghía bản đồ thì hết hồn khi thấy 3 con khỉ, hai to một nhỏ, đang lăm le tiến về phía tôi. Tôi hết hồn, đứng dậy thì hai con khỉ to nhe răng ra khè và chực nhảy xổ vào người tôi. Tôi giơ hai tay trống không ra hàng. Hai con khỉ to lăm lăm canh tôi còn con khỉ nhỏ thì hất ba lô tôi đang để trên đá xuống.

Khi ba lô tôi rơi xuống, bọn chúng 3 con xông vào và mở dây kéo ba lô ra, lôi tất cả quần áo và vật dụng trong ba lô. Chúng cắn hết mấy cái bao ny lông tôi gói quần áo, mở áo quần tôi cuộn lại ra để tìm thức ăn. Một con lấy nửa trái dưa leo lên cây ngồi ăn, con còn lại thì lùng sục ba lô tôi. Nó vứt hết đồ bên trong ra và còn dự định mở cái lều của tôi ra nữa. Nhưng nó mở không được. May là bánh ngọt tôi để trong ngăn nhỏ nên chúng không thấy.

 Chúng sục sạo rất kỹ ba lô của tôi, cứ thấy cái gì đựng trong bao ny lông là lôi ra cắn xé. Chúng còn lấy túi dầu gội đầu ra cắn nát bét. Lùng sục mãi chả thấy, chúng bỏ đi nhưng khi tôi tiến đến định xếp lại đồ thì chúng quay lại và nhe răng ra gừ gừ. Vài du khách đi ngang qua, chả làm gì chỉ để nhìn và hỏi đồ của tôi à và họ cảnh giác hơn. Tôi kiên nhẫn chờ bọn khỉ chán túi đồ của tôi, nhưng cứ mỗi khi tôi tiến đến túi đồ là bọn chúng từ trên cây chực nhảy xuống xổ vào người tôi.

Vậy là tôi đành lập mưu làm như bỏ đi luôn, không cần túi đồ nữa, tôi đi xuống vài bậc thang. Nhưng bọn chúng, hai con to, lại bám lấy tôi. Tôi phải xoay người che cho chúng không thấy túi xách nhỏ có máy ảnh tôi đang đeo trong người. Khi tôi xoay người thì con khỉ con nhào tới nhập bọn. Bọn chúng hai con ôm lấy đùi tôi mà cắn (may là tôi mặc quần jeans nên không bị cắn vào thịt) và một con thì làm một hành động mà không ai tưởng tượng nổi là lục túi quần jeans của tôi. Các bạn tin nổi không? Khỉ mà thò tay vào túi quần sau và bóp túi quần trước để xem có đồ gì không? Y như ăn cướp vậy đó. Lúc đó tôi vừa buồn cười vừa sợ, chả hiểu ai dạy chúng cách ăn cướp này nhỉ? Chắc xem phim hành động riết rồi thuộc lòng luôn quá?

Tôi sợ quá nên bỏ chạy trở lên. May là bọn chúng không rượt theo. Lúc đó một anh khiêng kiệu đang vội vã chạy xuống (chắc có khách), tôi chặn anh ta lại giải thích tình huống và nhờ anh ta đứng đó. Mấy con khỉ thông minh lắm các bạn. Khi bạn là nạn nhân của chúng rồi hay khi chúng biết là bạn sợ chúng thì chúng chả tha đâu nhưng có ai mới đến thì chúng mới sợ.

Anh khiêng kiệu lấy cây ná và một viên đá tròn ra bắn vào một con khỉ thì bọn chúng bỏ chạy lên cây nhưng vẫn ngồi đó mà canh tôi chứ không bỏ đi. Tôi phải nhờ anh khiêng kiệu đứng đó mà trấn áp bọn chúng trong khi tôi vào nhét quần áo và đồ đạc trở lại vào ba lô. Tôi làm một cách vội vã và núp theo anh khiêng kiệu mà đi xuống đến nhà hàng gần đó thì mới dừng lại thở và sắp xếp lại đồ đạc.

Bây giờ thì tôi hiểu vì sao các cửa hàng bán đồ lưu niệm lại có bán cả ná (bọn khỉ hết sợ gậy gộc rồi).

Sau khi thở xong thì mấy người phu khiêng kiệu hỏi tôi cần lên kiệu ngồi để tránh khỉ không? Tôi lắc đầu. Họ bảo tôi cứ lấy gậy tre vừa đi vừa dộng mạnh xuống đất để bọn chúng không đến gần. Bây giờ tôi hiểu vì sao một số du khách, đặc biệt những người đi một mình cứ hay dộng gậy xuống đất hoặc họ làm cho gậy bị tét đầu một tí và dộng cho nó vang. Trước đây tôi thấy rất khó chịu với những tiếng ồn nhưng bây giờ thì tôi hiểu vì sao họ làm thế.

Vậy là tôi cứ vừa đi vừa khua gậy ầm ĩ. Tôi xuống một đoạn cũng khá xa thì thấy một con khỉ to đang lăm le với một nhóm các bạn trẻ người Hoa, có một bạn nữ xách bịch ny lông mà. Một bạn nam hét lên để dọa khỉ và cầm gậy khua về phía nó. Chả xi nhê gì cả. Các bạn nhớ một điều là khi các bạn mà cầm gậy đánh một con khỉ thì nó sẽ đi theo mà tấn công với cả một đàn khỉ. Vì vậy gậy là dùng để khua không phải để đánh khỉ đâu nhé.

Vậy mà bạn nam ấy hét vào con khỉ và cầm gậy đánh nó. Nó bám theo. Lúc ấy tôi đang đi xuống nên bị vạ lây. Cả nhóm hồng hộc chạy lên các bậc thang thẳng đứng và tôi cũng thế. Sao lúc ấy tôi không thấy bị đau chân nữa nhỉ. Tôi bỏ chạy theo họ quay trở lên và trở lại nhà hàng. Mồ hôi đầm đìa, tôi ngồi thở hồng hộc. Mấy người khiêng kiệu bảo tôi ngồi kiệu, tôi nói tôi hết tiền rồi. Một hồi, họ vác kiệu lên để xuống núi và hỏi tôi có muốn đi theo không. Dĩ nhiên rồi, tôi không muốn ngồi mãi trên đó. Vẫn còn mệt đứt hơi nhưng tôi vẫn đeo ba lô và chạy xuống cùng tốc độ với họ.

Khi xuống đến Jiuling Hump thì họ bắt được khách nên leo trở lên. Tôi ngồi nghỉ mệt. Đây là ngã ba, nếu quẹo trái thì sẽ đến Wannian Monastery; nếu quẹo phải thì sẽ đến Xianfeng và Hongchun Monasteries. Tôi hỏi những du khách vừa leo lên từ lối Xianfeng có thấy khỉ không thì họ bảo không thấy. Vả lại lúc ấy gần 4h chiều và theo tôi biết thì lúc ấy khỉ chắc đi ngủ cả rồi. Vậy là tôi quyết định leo xuống theo lối Xianfeng Monastery, còn được gọi là Magic Peak Monastery ở cao độ 1752m.

Tôi thận trọng leo xuống và đi một hồi thấy Yuxian Monastery. Ở đây cũng có phòng trọ và nấu ăn.

Lúc đó khoảng 5h chiều, trời còn sáng. Quả là cảnh đẹp vô cùng. Tôi thấy trời còn sáng và đang hăng chí nên quyết định lội xuống đến Xianfeng luôn. Đoạn đường này tôi hầu như chỉ một mình. Độc hành ở giữa rừng núi với một bên núi một bên cây cối và vực.

Cầu thang nằm giữa rừng cây


Đường đi xuồng rồi lại đi lên.

Đường uốn lượn quanh núi

Có những nơi núi bên dưới tách ra làm hai, y như có ai đó mở dây kéo ra một tí, hé lộ khung cảnh hùng vĩ đằng sau vậy đó. Cảnh đẹp thật!!!

Những cây cổ thụ cao mấy trăm tuổi đủ hình thù. Có cây rễ to và bám đầy rong rêu, những cây lâu năm như thế mà không thành tinh cũng lạ nhỉ. Đặc biệt là sau khi chúng hấp thụ đủ khí thiêng nơi đây. Tôi tin là cây cối cũng có linh hồn và những cây lâu năm có thể thành tinh ấy. Tuy nhiên tôi không hề sợ hãi khi độc hành ở những nơi như thế. Tôi tranh thủ hít thật nhiều khí trời nơi đây.

Đoạn độc hành này quả thật là vô cùng ấn tượng như khi tôi độc hành trên đoạn vạn lý trường thành đổ nát vậy đó. Quả là ấn tượng khó phai.
Bướm bay rất nhiều trên Emeishan nhưng chúng rất nhạy càm nên phải đi nhẹ mới chụp hình chúng được.
Không hiểu dòng chữ này có ý nghĩa gì nhưng có cảm giác sướng vì chỉ có một mình nơi ấy.

Khoảng 7h tối thì tôi đến được Xianfeng Monastery.

Tại đây tôi hỏi nơi cắm lều và cũng lại sử dụng nước rửa mặt và nước nóng để uống trà của họ. Sáng, tôi mua suất ăn giá 10 tệ gồm cháo đậu (muốn ăn bao nhiêu cũng được), hai cái màn thầu và chao để ăn chung. Tôi tranh thủ ăn 4 bát cháo và cho chao vào bánh màn thầu mang theo ăn trưa.

Tôi lại lên đường vào khoảng gần 8h sáng. Và tôi lại độc hành. Những du khách khác toàn leo lên, chả ai leo xuống. Những du khách leo lên từ bên dưới thì vẫn chưa đến đoạn đường này. Tuy nhiên tôi biết buổi sáng khỉ lại ra nên vừa đi vừa hồi hộp vừa khua gậy ầm ĩ. Tôi lấy cái ca inox đeo vào cạp quần và thỉnh thoảng dùng gậy tre gõ boong boong vào ca để đuổi khỉ. Chưa có du khách nào làm như tôi cả. Đảm bảo năm sau sẽ có người bắt chước.

Vậy là tôi vừa đi vừa boong boong. Lúc ấy độc hành, sợ khỉ, trời lại âm u như muốn mưa nên chả ngắm được cảnh; vả lại cảnh cũng tương tự như cảnh tôi ngắm hôm trước. Cuối cùng tôi bỏ lỡ không tìm ra lối vào Jiulao Cave mà tôi nghe nói là tuyệt đẹp.


Tôi leo khoảng 1.5 tiếng đồng hồ sau (tôi bị đau chân nên leo khá chậm) thì thấy những du khách khác lục đục leo lên. Khi tôi hỏi có khỉ không thì họ bảo gần Hongchun Monastery có nhiều lắm. Kinh dị thật!

Tôi lại vừa đi vừa boong boong. Một nhóm du khách đang dừng lại ăn trái cây dọc đường và hỏi tôi đi một mình à. Tôi nói phải. Họ bảo như thế nguy hiểm lắm. Có nhiều khỉ phía trước lắm. Tôi cũng sợ nhưng lúc đó chỉ có người lên mà không có người xuống nên đành phải bấm bụng mà đi chứ chả lẽ đứng đó hoài (biết đâu đứng một mình khỉ lại ra tấn công thì sao?)

Từ Xiangeng Monastery đến Hongchun Monastery là 15 cây số đường núi. Đến cây số thứ 11 thì bắt đầu có khỉ xuất hiện. Tôi lại đi một cách căng thẳng và thận trọng. Tôi thấy một đám khỉ ngồi bắt chí cho nhau ngay trên đường. Sợ quá, tôi lùi lại và dùng gậy gõ boong boong ầm ĩ nhưng hình như bọn chúng bị điếc hay sao ấy mà chả thằng nào thèm bỏ đi. Tôi chỉ sợ tôi đứng gõ một hồi, bọn chúng đến cắn tôi cái tội làm ồn nơi công cộng.

May quá một nhóm du khách đi đến và họ không bị tấn công. Vậy là tôi bấm bụng và nhặt lên một viên đá to. Tay cầm đá, tay cầm gậy và đi ngang qua lũ khỉ. Tôi tránh nhìn vào mặt bọn chúng. Bọn chúng thông minh lắm. Nếu nhìn vào mặt chúng mà các bạn để lộ sự sợ hãi thì chúng nhận ra ngay và sẽ tấn công liền nên tránh nhìn chúng là tốt nhất.

Ngoài ra sau này tôi được người dân địa phương cho biết là khỉ Trung Quốc (giống như người Trung Quốc vậy đó) thích cái gì mới sáng bóng loáng. Bạn mà xách cái túi quá đẹp thì chúng giật ngay. Lúc đó ba lô tôi trùm cái áo chống mưa vừa cũ vừa dơ nên chắc chúng không thèm. Ngoài ra tay lăm le cục đá và để cho chúng thấy từ xa thì chúng sẽ không tấn công.

Các bạn nên nhớ là tôi đi một mình ấy. Đi nhóm ít bị tấn công hơn đi một mình và thường người ta ít khuyên du khách nào đi một mình lắm-những lời khuyên chỉ dành cho nhóm mà thôi. Lời khuyên như sau: khi gặp khỉ thì chớ la hét hay bỏ chạy mà lăm le cục đá và cứ cố bình thản đi ngang qua cùng với nhóm của mình. Rất nhiều lời khuyên rằng chớ nên tách nhóm mà đi riêng lẻ. Tôi chỉ có một mình nên làm sao có nhóm mà tách chứ.

Sau những giây phút hồi hộp căng thẳng, tôi vượt qua được đoạn đường 15 cây số và đến Hongchun Monastery ở cao độ 1120m . Ở đây cũng có phòng ở và phòng dorm có giá 40 tệ. Lúc đó khoảng 10h30, tôi lấy bánh màn thầu ra ăn và nghỉ ngơi đến 11h. Tôi nghe nói ở đây có phục vụ ăn trưa vào lúc 11h30 với giá 20 tệ/người. Tại thiền viện này có cả văn phòng cảnh sát và có cả dịch vụ gia hạn visa mới ghê chứ.

Honghcun Monastery trông khá đẹp và tại đây có một tu sĩ trông y như Phật Di lạc hay cầm quạt quạt mồ hôi cho du khách. Khung cảnh nơi này trông thật thảnh thơi và bọn khỉ cũng bu đầy. Một anh cảnh sát lấy đá ném khỉ và khi hết đá thì lấy tay không dứ dứ vào bọn khỉ, bọn chúng bắt chước lấy tay dứ dứ trở lại mới ghê chứ.

Từ Hongchun Monastery, tôi đi tiếp một đoạn thì đến Heilongjiang Plank Road, nghĩa là các cầu thang gỗ được xây thành nhiều tầng cho bọn khỉ sinh sống và du khách chơi đùa. Khỉ ở đây bị thương mại hóa nên không nguy hiểm như những con khỉ hoang mà tôi gặp. Ở đây mọi người có thể mua các túi ngô khô và cho khỉ ăn để chụp ảnh. Tôi thấy có người còn để cả ngô lên đầu để bọn khỉ ăn và chụp ảnh nữa.





Tóm lại kể từ khi đến Heilongjiang Plank Road thì xem như tôi hết sợ khỉ bởi vì ở đây nườm nượp du khách. Các công ty du lịch hay dẫn khách đến đây để leo lên các tầng thang gỗ mà chơi đùa và chụp ảnh với khỉ lắm. Từ đó mà đi tiếp, đa phần là đất bằng, ít phải leo và sẽ thấy các tượng đá được khắc vào núi kể chuyện về những người nổi tiếng từng tu hoặc viếng thăm núi này. Bên dưới là suối nên du khách xuống dọc nước và chụp ảnh khá nhiều. Tóm lại nơi này bán đầy thức ăn, đầy nhà trọ và đầy du khách.



Tôi đi một hồi thì đến đền Qingyin (tôi không leo vào đền-leo hết nổi), tôi đoán đây là đền của đạo Lão (chả phải đây là núi của đạo Lão trước khi Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi 6 ngà xuất hiện sao?).

Từ đây thì hết phải leo, cứ đất bằng mà đi trở ra bến xe Wuxian. Tôi thấy người ta chạy cả xe đạp điện và mô tô vào đến đây. Cảnh ở khu này hết thiên tạo mà đa phần là nhân tạo để phục vụ du khách.
Hồ Long Tranh

Hồ Long Tranh

Bụi cây này có hình chú vịt Donald; có ai nhìn ra không???

Dọc đường ra là các cửa hàng bán đồ lưu niệm và đi một hồi thì ra phòng vé. Nếu bạn vào bằng vé cổng thì làm sao chứng kiến được cuộc sống êm đềm và thanh tịnh của các làng bản xung quanh núi chứ. Thay vào đó là các tay cò phòng và cò nhà hàng và phu khiêng kiệu và các cửa hàng lưu niệm sẽ tiếp đón và chèo kéo bạn.
Khỉ bông là mặt hàng lưu niệm rất được ưa chuộng trên Emeishan

Đến bến Wuxian, tôi sử dụng vé xe buýt khứ hồi để trở lại Baoguo bus station và từ đó về lại Teddy Bear Hotel. Tại đây, các dorm kín cả và họ gợi ý tôi ngủ trên ghế sofa với giá 20 tệ/đêm. Dĩ nhiên là tôi đồng ý (mệt và dơ kinh khủng.) Tôi tắm cho đã sau 4 đêm không được tắm và giặt giũ phơi hết mọi thứ trên sân thượng kể cả lều.

Bây giờ chân giò tôi sau 5 ngày lên xuống núi thì hết đi nổi, tôi ngồi một chỗ mà viết bài. Anh chàng người Israel ngủ ở sofa gần đó tặng tôi bánh bích quy và mì gói để ăn lấy sức viết bài chứ tôi hết đi nổi ra ngoài ăn rồi, trong khi thức ăn ở đây lại mắc mỏ quá!

Tóm lại tôi ở núi Emeishan (Nga Mi Sơn) 5 ngày 4 đêm với tổng số tiền đã chi tiêu là 230 tệ (gồm 100 tệ trả cho người dẫn đường vào núi +40 tệ tiền vé xe buýt khứ hồi đến bến Baoguo+5 tệ tiền bản đồ chi tiết và có màu+5 tệ xe buýt tới lui tìm đường vào tea plantation+40 tiền thức ăn mang theo và một buổi sáng no bụng trước khi vào núi+10 tệ tiền mua trái cây mang theo+30 tệ tiền mua thức ăn trên núi). Vậy là khoảng 230 tệ (tương đương 800 ngàn đồng), tôi dung dăng dung dẻ trên Nga Mi Sơn 5 ngày 4 đêm với những kỷ niệm và ấn tượng thật đẹp, đặc biệt là kỷ niệm với bọn cướp khỉ. Đến Nga Mi Sơn mà không đụng độ với khỉ thì xem như chưa đến bao giờ (ví dụ những người đi cáp treo ấy)

2 nhận xét:

  1. Thấy cô nói mà em ghê ghê, chắc nếu có ghé đây thì cũng đi cáp :D

    Trả lờiXóa
  2. Có cách làm cho khỉ bỏ của chạy lấy người là cầm theo con cá khô, cá mắm, cá ươn hoặc cục thịt ươn. Bọn khỉ vô cùng sợ hãi mùi ươn thối và hình hài các loại này !!!

    Trả lờiXóa