CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Lại trở về Trung Quốc (15): Daocheng – The Last Pure Land in the Blue Planet


Buổi sáng khi tôi bước xuống lầu định đăng bài viết về Litang, sau đó thì đi ăn sáng rồi mới lên đường đi Daocheng thì một người đàn ông Tây Tạng từ đâu bên ngoài bước vào hỏi tôi đi Daocheng à? (không hiểu làm sao ông ta biết được nhỉ?) Tôi nói đúng rồi. Ông ta nói xe ông ta chuẩn bị đi Daocheng và tôi có muốn đi không. Dĩ nhiên rồi. Tôi hỏi giá và nói rằng mình có xe đạp thì ông ta trả lời rằng 60 tệ/người; xe đạp là 20 tệ. Tôi chê mắc và nói sẽ đạp xe đi. Ông ta nói vậy thì cho tôi để xe đạp miễn phí và bây giờ thì đi ngay. Tôi nói tôi còn hành lý trên lầu. Ông ta nói để ông ta lái xe lại.

Vậy là tôi lật đật chạy lên phòng và mang hành lý xuống. May là tôi đã sắp xếp hết tất cả mọi thứ rồi nếu không trong lúc vội vã thì thế nào cũng quên cái nọ cái kia. Anh chàng người Mỹ chỉ có cái ba lô nhỏ xíu và cây đàn ghi ta (anh ta dự định đi bụi đến 2 năm rưỡi với cái ba lô khoảng 5 kilo); vậy mà buổi sáng khi đón xe đi Chengdu lại để quên cái ống khóa vòng ba lô của Pac và quên luôn cả quần áo gửi giặt còn ở dưới lầu.

Khi tôi mang ba lô xuống thì thấy một chiếc xe nhỏ 7 chỗ đậu trước sân. Ông tài xế khiêng xe đạp của tôi lên để sau xe và phải đóng băng ghế sau lại thì mới để lọt chiếc xe đạp. Tôi ngại có khách ngồi nên nói ông ta để lên mui có ba ra thì ông ta bảo để ở đây tốt hơn. Lúc ấy trong xe đã có một bạn du khách Trung Quốc ngồi ở ghế cạnh tài xế. Vậy là ông ta tổng cộng có 2 khách đi Daocheng. Ông ta lái xe ra trước bến đứng một hồi để đón khách thì một người quen của ông ta xin đi ké đến ngôi làng nào đấy nằm trên đường đi. Đón một hồi chả có ai nên ông ta lên xe chạy. Xe ra khỏi thị trấn một đoạn thì có khách điện thoại nên ông ta quay xe lại chỉ để đón thêm một khách là một thanh niên Tây Tạng.

Cuối cùng xe cũng bon bon ra khỏi trung tâm. Đường tráng nhựa nên khá thoải mái và trên xe lại ít khách. Tôi lấy máy ảnh ra chụp cảnh dọc đường. 


Bạn người Trung Quốc thấy thế nên bắt chước. Mỗi khi muốn chụp thì phải mở cửa sổ để ảnh được đẹp và khi mở cửa sổ thì gió thổi vào lạnh ngắt, cao độ gần 4.000m mà. Tóm lại phong cảnh dọc đường khá đẹp –những ngôi làng Tây Tạng nằm giữa núi đồi trùng điệp. Theo tôi thì cảnh thảo nguyên ở Trung Quốc đẹp hơn ở Mông cổ nữa. Dọc đường đi thỉnh thoảng xe phải bóp kèn tin tin để mấy chú bò yak tránh đường (bọn chúng chả biết luật giao thông nên toàn ra giữa đường mà đứng không hà.)

Xe chạy ngoằn ngòe qua mấy con dốc và cuối cùng thì đến ngọn núi cao nhất trên đoạn đường này là núi Tuer với cao độ khoảng 4.700m. Có vài chiếc du lịch chở du khách Trung Quốc dừng lại ngay trên đỉnh cho du khách xuống chụp cảnh.
Đường ngoằn nghèo quanh núi.

Tôi lại một lần nữa thấy mình may mắn vì không phải đạp xe bởi vì đường đi từ Litang đến Daocheng quả thật là rất vắng vẻ. Ngoại trừ vài ngôi làng dọc đường còn lại chỉ toàn là núi đá và lại vắng xe cộ qua lại nên nếu phải đạp xe một mình mà gặp cướp thì chỉ có nước bó tay.

Khi xe xuống dốc ở núi Tuer thì ông tài xế dừng xe lại cho tôi và bạn Trung Quốc chụp cảnh một cái hồ mà ông ta giải thích bằng tiếng phổ thông nhưng tôi nghe chả hiểu. 


Sau đó chúng tôi lên xe đi thêm một đoạn thì thấy một chiếc xe tải bị lật trên đường. Lúc ấy có một người đàn ông Tây Tạng đang ngồi đốt nhang. Xe chỉ lọt dãy bánh bên phải ra khỏi đường chính còn dãy bánh bên trái vẫn nằm trên đường nên xe không bị úp xuống hoàn toàn mà chỉ bị nghiêng sang phải. Tôi nghĩ với kiểu này thì chắc (tôi hy vọng) không ai chết, chỉ bị thương nhẹ thôi. Nhưng cũng thật kinh dị khi thấy cảnh ấy các bạn nhỉ!

Xe lại chạy bon bon trên đường nhựa (đoạn đường từ Litang đến Daocheng được tráng nhựa và vẫn còn khá tốt nên ít có ổ gà), lại lên đồi rồi xuống đồi, lại đi ngang qua các ngôi làng Tây Tạng với những ngôi nhà đá với hoa văn sặc sỡ hoặc ngang qua những thiền viện với những stupa trắng sừng sững giữa thảo nguyên phủ đầy cỏ xanh; dân làng cầm xâu chuỗi và lầm lũi đi kora quanh những stupa này.

Xe bon bon một hồi thì đến một stupa trắng khổng lồ với những stupa nhỏ xung quanh và bên dưới núi là một thị trấn thì tôi biết rằng đã đến Daocheng. 

Tài xế bỏ tôi và bạn du khách xuống trước Meishan Hotel. Ông tài xế bảo nơi đây ở rẻ lắm. Nhưng bạn Trung Quốc sau khi vào hỏi thăm thì nói tôi đi tìm Yading International Youth Hostel mà chúng tôi được phát cho tờ rơi khi ngồi đợi ở trước bến xe Litang.

Yading Intenational Youth Hostel nằm ngay gần cửa ngõ vào Daocheng từ hướng Litang. Qua khỏi cầu Daocheng vài chục mét thì quẹo phải vào một con đường đất khá rộng. Ngay sau lưng một khách sạn lớn là biểu tượng Hostelling International. Tại đây có phòng dorm 8 giường giá 25 tệ và phòng dorm 3 giường giá 35 tệ (giảm 5 tệ cho thẻ thành viên.) Dĩ nhiên là tôi chọn phòng 25 tệ rồi nhưng tôi có thẻ nên chỉ trả 20 tệ. Ở đây có nước nóng để tắm 24h và có wifi.
Yading Intenational Youth Hostel

Daocheng là một thị trấn nhỏ xíu, chỉ đi bộ 15-20 phút thì đi hết thị trấn nhưng có đến 4-5 International Youth Hostel của tổ chức Hostelling International. Vì thế khi đến đây các bạn tha hồ mà chọn lựa nơi ở. Các nơi này giá dorm bed tương tự nhau đều từ 20-30 tệ/giường.
Một hostel khác của tổ chức yha tại Daocheng.

Các hostel có cho thuê xe đạp với giá 10-15 tệ/ngày. Nơi tôi ở cho thuê xe giá 15 tệ nhưng một nhóm sinh viên Trung Quốc ở chung dorm bảo họ trả giá nên được giá 10 tệ/ngày. Dĩ nhiên là tôi không cần thuê xe rồi. Tôi cứ lấy xe đạp của mình ra mà thong dong.

Bạn du khách Trung Quốc ngồi cùng xe với tôi đi từ Litang hóa ra là sinh viên trường y đang học tại Nanjing (Nam Kinh) ở tỉnh Jiangsu. Ba bạn khác ở chung dorm thì hai bạn mới tốt nghiệp trung học và vừa thi đậu đại học nên trong lúc chờ nhập học thì đi du lịch. Bạn gái kia đã tốt nghiệp đại học ngành thiết kế nhưng chả tha thiết với công việc thiết kế nên bỏ đi làm việc tình nguyện tại các hostel của yha nhằm trau dồi tiếng Anh (quả thật tiếng Anh của bạn ấy khá tốt). Kế hoạch của bạn ấy là năm sau sẽ xin working visa đi New Zealand làm việc cho các trang trại hoặc phòng thí nghiệm ở đây trong vòng một năm. Khi tôi hỏi vì sao chọn New Zealand thì bạn ấy bảo đây là quốc gia duy nhất cấp working visa cho người có quốc tịch Trung Quốc. Nếu New Zealand cấp working visa cho người Trung Quốc thì chắc cũng cấp cho người Việt Nam. Bạn nào muốn đi New Zealand làm việc thì tìm hiểu thử xem nhé. Theo tôi đây là cơ hội rất tốt để trau dồi tiếng Anh và được làm việc ở nước ngoài cũng như được đi New Zealand ấy. Tôi chỉ biết đến thế, các bạn muốn biết thêm thì vào mạng truy tìm thông tin chứ không hỏi tôi nhé.

Bốn bạn sinh viên này cùng hai bạn ở dorm bên cạnh hôm sau cùng thuê xe đi Yading. Tôi không đi cùng bởi vì tôi sợ núi cao lắm rồi. Ở Yading toàn núi cao hơn 4.000m nên chắc lạnh hơn cả Litang mà tôi lại là người sợ lạnh nên bây giờ tôi chỉ mong xuống các nơi thấp hơn để được nóng. Tôi mong mỏi đi về Yunnan vì nơi đây không có núi cao nên tôi lại có thể đạp xe đi giữa trời nắng chứ không phải bó mình trong xe buýt qua những ngọn núi cao hơn 4.000m nữa.

Lúc ở Litang, tôi được chị dọn phòng người Tây Tạng cho biết rằng dân Daocheng nguy hiểm lắm, có rất nhiều người xấu chứ không được tốt như dân Litang (dù năm 2000 ở Litang có một du khách người Anh bị giết chết khi đi hiking một mình). Vì thế chị ta bảo tôi phải cẩn thận khi ở Daocheng bởi vì tôi đi một mình. Do vậy khi tôi và bạn sinh viên trường y đi ăn trưa ở Meishan Hotel thì hai thanh niên Tây Tạng gạ gẫm chúng tôi thuê xe của họ đi Yading với giá rẻ hơn giá thuê xe ở hostel. Bạn sinh viên này có vẻ xiêu lòng. Khi họ đi rồi, tôi nói bạn ấy không nên đi với người lạ mà nên thuê xe của hostel cho an toàn. Bạn ấy nghe theo nên cuối cùng tham gia cùng nhóm sinh viên ở chung dorm.

Tối hôm ấy các bạn sinh viên rủ tôi đi khiêu vũ nhưng tôi ngại bên ngoài trời lạnh nên từ chối. Các bạn ấy khi đi về thì bảo rằng phòng khiêu vũ rất đông người. Theo tôi đoán chắc đa phần là dân Tây Tạng ở tại đây. Hôm sau khi tôi đạp xe đi lòng vòng thì phát hiện ra một quán bar mà tôi đoán chắc là có khiêu vũ vào buổi tối. Quán bar này cũng như các ngôi nhà Tây Tạng có hoa văn và được trang trí rất sặc sỡ. Một toà nhà mang tính truyền thống như thế lại là vũ trường, tôi thấy hơi ngộ ngộ các bạn nhỉ!
Quán bar vũ trường.

Ở phía Tây Nam của Trung Quốc thì nhà trọ có giá rẻ hơn nhưng thức ăn lại mắc hơn so với những nơi khác. Các nơi khác chỉ cần 4-5-6-7 tệ là có một bát mì hoặc sủi cảo hoặc vằn thắn rồi. Nhưng ở khu vực này thì phải từ 9-10 tệ mới có được một bữa ăn. Ngoài ra cơm cũng mắc hơn. Tôi và bạn sinh viên trường y cùng ăn cơm, chỉ có cơm và hai món –một món là cà tím xào hành, một món là cần tây xào thịt bò xắt nhỏ. Vậy mà cuối cùng tổng cộng là 39 tệ. Ở những nơi khác, như thế chỉ khoảng 20-30 tệ thôi mà thức ăn lại nhiều hơn.

Daocheng có cao độ là 3.750m, cao hơn thủ phủ Lhasa của Tây Tạng với cao độ 3.700m. Lý do du khách đến Daocheng là vì từ đây có thể đi Yading- quê hương của 3 ngọn núi thiêng của dân Tây Tạng. Đó là các ngọn núi Chenresig (Avalokitesvara, 6032 m), Jambeyang (Manjusri, 5958 m), và Chanadorje (Vajrapani, 5958 m). Tuy nhiên khung cảnh làng quê và các ngôi làng Tây Tạng xung quanh Daocheng cũng rất đáng khám phá nếu chịu bỏ thời gian 1-2 ngày tại đây. Ngoài ra Daocheng còn có những địa điểm thu hút du khách như 12 thiền viện của Phật giáo Tây Tạng; Hongcaodi (Red Grassland) mỗi năm chỉ đổi lá đỏ có 15 ngày thôi nên rất khó mà đến vào đúng lúc các bạn nhỉ? Ở đây còn có suối nước nóng nổi tiếng Rupuchaka chỉ cách trung tâm thị trấn Daocheng có 4 cây số thôi – du khách có thể đi bộ đến đó, vừa đi vừa ngắm cảnh.

Tôi đạp xe vào một ngôi làng rất gần trung tâm thì quả thật là phong cảnh đẹp vô cùng và những người Tây Tạng thì hình như quen với cảnh bị du khách nhìn ngó rồi nên họ không hề mắc cỡ (cũng có thể họ có mắc cỡ nhưng cách mắc cỡ của họ khác với những cách mà tôi đã biết nên tôi không nhận ra được chăng?) 




Nghỉ mệt sau khi đi Kora quanh cái tòa nhà trắng này.



Giặt giũ bên suối

Phơi luôn trên cỏ.

Đẩy về nhà thôi!

Heo ăn cỏ à???????



Có một đứa bé còn chạy theo tôi nhìn vào rổ xe xem có bánh trái gì không. Khi không thấy gì hết thì còn đề nghị tôi cho tiền nữa ấy. Dĩ nhiên là tôi không cho rồi. Tôi nói không có tiền. Người Tây Tạng có một số người không thích chụp hình. Khi tôi giơ máy ảnh lên thì họ khoác tay và bảo tôi đừng chụp.Tuy nhiên cũng có một số người khi tôi xin phép chụp ảnh thì họ đồng ý nhưng vẫn tiếp tục công việc của họ chứ không dừng lại mà nhìn vào máy cười cho tôi chụp đâu. Theo tôi thì người dân Tây Tạng kém thân thiện hơn dân Mông Cổ. Chắc là do tôi chưa hiểu được văn hóa của họ nên chưa tiếp cận đúng cách chăng? 

Người dân trong làng đang nghỉ mệt sau khi đi Kora nên sẳn sàng làm "mẫu" cho tôi; đặc biệt là bọn trẻ con ấy!!!!





Khi tôi hỏi xe đi Zhongdian (cũng được gọi là Shangrila) ở tỉnh Yunnan (Vân Nam) thì các bạn tiếp tân ở hostel cho biết rằng hôm sau 5h30 sáng tôi ra bến xe và mua vé tại đó luôn. Tôi đang phân vân bởi vì khi tôi ăn trưa ở một nhà hàng thì có hai người Tạng đến gạ gẫm tôi đi Yading nhưng khi tôi nói không đi Yading mà đi Zhongdian thì họ bảo họ có xe đi Zhongdian. Một người ra giá 150 tệ cho cả người và xe đạp. Tôi chê mắc thì người kia bảo giá 100 tệ (giá này rất hời rồi). Tuy nhiên tôi chả biết có nên đi với bọn họ hay vào bến xe mua vé xe buýt cho an toàn. Nhưng ở bến thì họ lại làm khó tôi với chiếc xe đạp nên tôi cũng lại ngại. Tôi vẫn chưa biết nên đi theo kiểu gì bởi vì tôi cần về Zhongdian để gia hạn visa. 
Quảng trường chính ở Daocheng

Con đường chính ở Daocheng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét