CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Những “hoạt động” của tôi tại Shanti Stupa



Lịch của tôi ở tại Shanti Stupa đây này:

Sáng 4h sáng dậy (phải để đồng hồ ré đấy!), sau khi vệ sinh và thay quần áo thì 4h25 phải có mặt ở chánh điện để chuẩn bị làm lễ sáng.

Thường Sư Sato và Onishi thay phiên nhau đi đến Mayadevi Temple. Họ ngày nghỉ ngày đi còn tôi thì ngày nào cũng đi. Lý do: dậy sớm quá, đi bộ cho đỡ buồn ngủ; ngoài ra, bình minh ở đây đẹp vô cùng tận nên đi ra ngoài hít thở “khí thiêng” nơi đất Phật và ngắm cảnh bình mình chẳng sướng hơn sao!

Ai không ra ngoài thì cũng phải ngồi trong chánh điện gõ trống và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” từ 4h30 đến 6h sáng. Sau đó tụng vài đoạn kinh Pháp Hoa đến gần 6h30, rồi đi kinh hành vòng quanh stupa, vừa đi vừa gõ trống vừa tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo,” đi kinh hành xong thì vào các phòng có thờ Phật hoặc các vị tăng quá cố tiếp tục gõ trống và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”. Tóm lại nếu không ra ngoài thì ở lại chùa làm lễ đến khoảng 7h thì ăn sáng. Bữa sáng hầu như cố định, gồm có món giống như cốm dẹp vậy đó rang giòn ăn cùng trà sữa. Cốm rang cứng nên tôi toàn chế trà sữa vào chung cho mềm cốm dễ ăn.

Nếu đi bộ đến Mayadevi thì lịch trình sẽ như sau: 4h30 sáng khởi hành, vừa đi vừa gõ trống vừa tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Do Shanti Stupa nằm tuốt phía này còn Mayadevi lại nằm tuốt đầu kia. Hai địa điểm này thuộc tận cùng của hai đầu nỗi nhớ nên từ 4h30 đi bộ đến hơn 5h mới đến được Mayadevi Temple. Đi kinh hành một vòng, dừng chân thắp nhang và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” ngay hồ nước mà hoàng hậu Maya tắm trước khi sanh thái tử, rồi đi 3 vòng quanh trụ đá của vua Ashoka. Sau đó vào bên trong tòa nhà được công nhận là di sản văn hóa thế giới để ngồi làm lễ, đọc kinh. Làm lễ nghĩa là gõ trống và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” khoảng ½ tiếng, sau đó đọc một đoạn kinh Pháp Hoa. Đến khi trời sáng hẳn thì xong lễ.

Du khách muốn vào Mayadevi phải mua vé NRs 200 và thậm chí còn bị vòi tiền lúc gửi dép nữa (tăng ni miễn vé cổng) nhưng tôi sáng nào cũng đi làm lễ cùng mấy sư nên chả ai đòi tiền gì cả mà còn gật đầu chào nữa. Oách chưa??????????? Ngoài ra bên trong tòa nhà di sản văn hóa thế giới, cấm chụp hình, cấm làm ồn nhưng sáng nào mấy sư cũng vào gõ trống cả (ưu tiên đó.)

(Sư Sato bảo rằng Sư đã nguyện là sáng nào cũng có người của Shanti Stupa vào đây làm lễ. Nếu không phải là Sư thì cũng là Sư Onishi; nếu cả hai đi vắng thì ni cô Vishnu phải đi một mình. Do đoạn đường từ Shanti Stupa ra đến hệ thống kênh rạch có cụm chùa các nước là khoảng 1.5 cây số đèo heo hút gió, có nhiều chó sói nên nếu đi một mình, ni cô toàn đợi trời sáng hẳn mới dám đi. Tuy nhiên nơi này nếu may mắn bạn có thể được ngắm nhiều động vật hoang dã lắm đấy và đây cũng là nơi yêu thích của bọn hạc cổ đỏ ấy. Theo truyền thuyết Việt Nam thì hạc cổ đỏ là tiên nữ hóa thân bay xuống trần gian chơi. Hóa ra tôi ngày nào cũng được thấy tiên nữ đấy các bạn nhé!!!!)

Sư Sato bảo mấy năm trước đó, khi Sư vào đây làm lễ bị họ gây khó dễ như cố tình ngăn cản, đóng cổng không cho vào; cứ thấy người của Shanti Stupa là mặt họ nhăn như khỉ ăn ớt. Để đối phó, Sư cứ đứng trước cổng mà gõ trống và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” mãi. Bây giờ họ thay đổi thái độ rồi, vui vẻ mở cổng và cúi đầu chào mỗi khi thấy người của Shanti Stupa. Họ còn học cách tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” nữa đấy. Có lẽ do sức mạnh của Kinh Pháp Hoa và “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”; ngoài ta, tôi thấy anh chàng bảo vệ sếp ở đây có gian hàng bán thức ăn và nước giải khát cho du khách ngay bên trong Shanti Stupa.)

Vào đây xem hình ảnh về Mayadevi Temple nhé!

Thường sau khi làm lễ ở Mayadevi Temple xong thì các Sư sẽ đi quanh làng, vừa đi bộ vừa gõ trống vừa dạy trẻ con gõ trống và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”. Do Sư Sato ở đây 12 năm nên nhiều làng, bọn trẻ quen với hình ảnh các Sư rồi. Khi nghe tiếng trống từ xa là chúng chạy ra xếp hàng trước cửa, chắp hai tay lại chờ các Sư đến để gõ trống và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”. Sư Sato bảo bọn trẻ Hồi giáo là “khó dạy” nhất. Nhiều đứa nghiệp nặng đến nỗi dù đã 12 năm rồi nhưng vẫn không tụng nỗi câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” (Mở ngoặc nói tí: đừng tưởng tụng câu này dễ nghen các bạn. Tôi ở Sarnath hai tuần, ngày nào cũng lên chánh điện sáng chiều làm lễ không không tụng được câu này đấy. Tụng khác với đọc đó nhe! Tự nhiên khi đến Lumbini, tôi tụng được mà tôi còn phải giật mình vì không ngờ mình làm được đấy. Khi tụng câu này thì hơi thoát ra phải dứt khoát mạnh mẽ tràn đầy sức sống; khi vào tai người nghe thì như tiếng nhạc. Để làm được điều đó thì hơi phải lấy từ bụng và phải dốc toàn bộ tâm trí vào câu tụng; khi tụng trước mặt người khác thì tâm không phân biệt đó là người nào. Sư Sato tụng câu này nghe hay vô cùng. Từng tiếng một rõ ràng dứt khoát nhưng nghe rất vui tai, âm thanh thì vang giọng như tiếng trống. Khi tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì giống như khi ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật vậy đó. Nghe tiếng tụng mà ta có thể đọc được tâm trạng và “nội công” tu hành của người tụng. Giống như các Lạt Ma Tây Tạng khi tụng “Om,” người có nội công thâm hậu thì từ “Om” của họ làm rung động tâm can người nghe. Có người nội công thâm hậu đến nỗi, giữa một đám đông la ó ồn à hỗn loạn, họ cất lên một tiếng “Om” thì mọi người lập tức im phăng phắc. Các bạn thấy sức mạnh của từ “Om” hay các câu tụng trong đạo Phật chưa? Nghe nói các Lạt Ma Tây Tạng nhiều vị tụng từ “Om” mà làm tan cả băng đá đấy do hơi từ người họ bốc ra như lửa.

Bạn nào muốn tiếng nói của mình có sức mạnh (nghĩa là mỗi khi bạn cất tiếng thì mọi người phải im phăng phắc lắng nghe thì ráng luyện nội công bằng cách tụng từ “Om” hay các câu khác đi nhé! Cái này tôi nói thật không giỡn đâu. Đó là lý do mà các sư thuộc phái Nipponzan Myohoji phải lên núi hoặc ra thác nước để luyện cách tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” đó các bạn. Trên núi thì âm thanh phải vang và rung động núi rừng; trước thác nước thì âm thanh phải át cả tiếng ầm ầm của thác đổ. Khi nào luyện giọng xong thì họ bắt đầu đi truyền bá “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”. Vì sao sự luyện giọng quan trọng đến thế? Vì khi họ tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì người nghe phải rung động tâm can và đọc theo họ. Như thế nhiều lần thì người nghe thuộc lòng câu này và tụng như một phản xạ tự nhiên. Nếu ai cũng làm thế thì không thể có chiến tranh được vì khi tụng câu này thì mọi trạng thái cảm giác tiêu cực đều tiêu tan.

Hôm nào có việc phải về Shanti Stupa ngay sau khi làm lễ ở Mayadevi Temple thì chúng tôi nhiều khi về kịp làm lễ với họ tại đây; mọi người lạy chào nhau rồi cùng ăn sáng. Hôm nào đi vào làng thì sớm nhất cũng phải 8h mới về đến nơi; thường khi chúng tôi về thì Sư Sato đợi sẳn trong chánh điện, mọi người lạy chào nhau rồi ăn sáng (người nào làm lễ trong chánh điện thì ăn sáng trước, người đi ra ngoài làng thì ăn sáng sau.) Có hôm đi vào làng, lội bộ cả 12 cây số nên khi về là gần 11h, ăn sáng xong lại …….ăn trưa. No cành hông.

Vào đây xem cảnh vào làng nhé!!!!

Thời gian tôi ở tại Shanti Stupa vui lắm, mọi người xem như người nhà nên đi đâu cũng “tha” tôi theo. Chẳng hạn, gia đình ni cô Vishnu mời bữa trưa, họ cũng dẫn tôi theo. Xem hình ở đây.

Thường ở Lumbini, cứ đến rằm là chùa Nepal mời tăng ni tất cả các chùa đến để làm lễ. Hôm rằm tháng 7 vừa rồi, họ đi làm lễ cũng dẫn tôi theo. Hôm ấy tôi “ngựa” nghen, mặc áo dài Việt Nam (áo này do chị Châu gặp ở Bồ Đề Đạo Tràng tặng đấy! Chị ấy chẳng những tặng áo mà còn tặng cả phục tùng đi kèm áo nữa cơ. Cám ơn chị Châu nhiều nhiều nha!) Do Shanti Stupa làm lễ trước nên họ ngồi phía trên; tại tôi đi theo họ nên cũng phải ngồi phía trên chứ sao. Trời ngồi trên cả tăng ni các nước khác. Sợ quá đi mất! Vào xem hình ở đây nghen bà con!

Bữa trưa ấy chùa Hàn Quốc mời tăng ni đến dùng bữa trưa, tôi cũng được họ “tha” đến. Thật vui khi ở một nơi mà mọi người giống như người nhà mình vậy đó! Sư Sato giống như người cha, làm gì cũng xin phép sư, nhưng quan trọng là tôi xin gì cũng được cả nên in phép chỉ là thủ tục mà thôi. Còn Sư Onishi và ni cô Vishnu giống như anh chị em trong nhà (sau này dù cô Vishnu ganh tị với tôi nhưng tôi cũng không giận bởi vì tôi xem cô ấy giống như em gái của tôi vậy đó!)

Có lần một du khách người Ái Nhĩ Lan tên là Paul đến Shanti Stupa hỏi thăm để đi làm lễ cùng mọi người vào sáng hôm sau. Dù anh ta ở tại chùa Hàn Quốc nhưng quy định của Shanti Stupa là tất cả mọi người đều có thể tham gia làm lễ chung với họ nếu muốn. Khi nào muốn làm lễ chung thì các bạn đến Shanti Stupa rồi đi vòng ra sau tìm tăng ni mà hỏi các bạn nhé!!!! Ai cũng được welcomed cả đấy!

Vậy là sáng hôm sau Paul đứng đón mọi người ở chỗ mà tôi hay đón họ khi còn ở Việt Nam Quốc tự ấy. Hôm ấy Sư Onishi dẫn đi một vòng 12 cây số, về đến nơi là gần 11h trưa, mệt rã rời, ăn sáng ngấu nghiến như, bị bỏ đói lâu năm. Paul cũng theo mọi người về đến Shanti Stupa và cùng ăn sáng. Lúc chuẩn bị ra về, anh ta nói dự định hôm sau sẽ đi đến cố đô của vua Tịnh Phạn (cha của thái tử Sĩ Đạt Ta) cách đó khoảng 30 cây bằng xe đạp. Tôi cũng hào hứng muốn đi bởi tôi ở tại Lumbini cả tháng rồi, hôm nào cũng muốn đi đến đó nhưng toàn lười biếng. Hôm nay có người đi thì ngu gì không đi, nếu không thì chả đời nào. Sư Onishi bảo tôi phải xin phép Sư Sato. Khi tôi xin phép, Sư Sato hỏi kỹ lắm (sao giống cái hồi mà mình dưới 18 tuổi quá vậy) khi nào đi, khi nào về, ăn uống thế nào. “Dạ thưa papa, 5h30 sáng con đạp xe khởi hành từ đây đến chùa Hàn Quốc để gặp thằng Paul. Chúng con sẽ khởi hành khoảng 6h, con không biết lúc nào về nhưng sẽ cố không về quá trễ. Chúng con ăn dọc đường ạ.” Chắc papa này sợ tôi đi ra ngoài sáng sớm một mình nguy hiểm nên hỏi giờ mãi. Thằng Paul lúc ấy giống bạn trai tôi ghê. Có gắng phân tích tình hình bằng cách mô tả đoạn đường lúc đi là trời thuận gió, đường xuống dốc nên chỉ cần 1.5 tiếng là đến nơi. Khi về ngược gió đường lên dốc nên cần 3-4 tiếng mới đến. Nó hứa sẽ về trước 5h chiều cho tôi làm lễ nữa chứ. À thì ra giống như tôi đang xin phép để đi chơi với người yêu vậy sao???? (Nghĩ lại buồn cười quá, đi bụi lâu rồi mà bây giờ mới có được cảm giác phải xin phép ai để được đi đâu đấy với thằng nào đấy! Hehehehehe)

Xem thêm thông tin về chuyến đi thăm cố đô của Vua Tịnh Phạn tại đây.

Thời gian mà Sư Sato đi Kathmandu 10 ngày, trường Linh Sơn (do Chùa Linh Sơn tài trợ) có gửi thư mời đến tham dự lễ hội gì đó của họ và mời ăn trưa. Vậy là bộ ba chúng tôi gồm Sư Onishi, anh chàng đầu bếp đến từ Tokyo và tôi lên đường.

Trời trong thiệp họ ghi 8h30, chúng tôi đến nơi là gần 9h, vậy mà mãi đến gần 10h họ mới bắt đầu làm lễ. Giờ dây thun thấy ghê luôn! Những bài diễn văn lê thê, buồn ngủ muốn chết. Sau đó là các cô bé ra múa các điệu dân tộc. Anh chàng đầu bếp ngồi ngủ gục trên ghế, sư Onishi có vẻ chịu đựng, còn tôi hả? Tôi tiến đến cạnh sân khấu quay phim chụp hình, sau đó theo họ vào phòng thay đồ để chụp cho đã. Tôi còn táy máy lấy đồ vũ trang của họ mặc lên rồi nhờ họ chụp nữa chứ. Tại đây, tôi học được cách chơi trống này này (trông giống cái trống cơm ghê chưa nhưng gõ hơi bị mỏi tay) Tóm lại chơi vui ghê! Lúc quay ra thấy anh chàng kia ngồi ngủ, tôi đánh thức dậy bảo: Trời bó tay ông, ở đây nhiều người đẹp vậy mà sao không ngắm lại ngồi ngủ? Anh ta bảo: âm nhạc Nepal hay tuyệt, rất thích hợp để ngủ. Bó tay.com

Sau đó mọi người được dẫn vào nhà ăn để dùng bữa trong khi bọn trẻ còn đang vui chơi ầm ĩ bên ngoài. Ăn xong thì đi về. Tóm lại hôm ấy hình như chỉ có mình tôi thấy khoái còn hai người kia phải chịu đựng hay sao ấy.

Xem hình tại đây!

Ah đang nói về lịch của tôi tại Shanti Stupa mà, tự nhiên lại đi lan man.

Tóm lại là buổi sáng làm lễ và đi quanh làng là hết buổi.

Buổi trưa, sau khi ăn trưa thì mọi người nghĩ ngơi hoặc làm việc. Tôi cũng hay phụ họ cắt giấy trang trí để chuẩn bị cho buổi lễ kỷ niệm vào ngày 8/11 của Shanti Stupa. Nếu không thì tôi có thể về phòng nghỉ ngơi hoặc đọc sách hoặc ôm máy tính vào mạng. Tóm lại tôi muốn làm gì thì làm chả ai bắt buộc cả.

Có hôm tôi đi trồng rau má mới ghê chứ, nhưng trồng mãi rau chả thấy mọc!

Có hôm tôi ra chợ mua rau cải về để dành nấu canh kiểu Việt Nam ăn (hôm tôi bắt đầu nấu thì Sư Sato phải đi Kathmandu nên chưa có dịp thưởng thức món ăn của tôi; khi Sư về thì tôi lại đi Kathmandu. Vậy là Sư không có duyên ăn món của tôi rồi nhé!)

Đến khoảng 4h thì tôi nhặt sạn gạo lức cho cô Vishnu nấu cơm chiều. Ở đây mọi người ăn gạo lức (gạo do chùa tự trồng, dĩ nhiên là thuê nhân công Nepal làm rồi nên không có phân hóa học hay thuốc trừ sâu gì cả. Tóm lại tôi toàn được ăn gạo lức khi ở tại đây. Sướng ghê! Gạo lức ra ngoài mua dễ gì có bán. Chắc hai bao gạo tại Việt Nam Quốc tự là do họ biếu chăng?)

5h chiều chuẩn bị làm lễ đến khoảng 6h30 thì xong. Sư Sato không ăn chiều, chỉ ăn ngày hai bữa. Ăn tối và dọn dẹp xong là khoảng 7h30 hoặc 8h, tôi hay về phòng vào mạng internet (ở đây có wifi mà). Nếu có du khách khác thì họ hay tụ tập tại phòng ăn để xem video, tôi ít xem, thích ôm máy tính hơn.  Mà thường tôi cũng đi ngủ sớm (quen đi ngủ sớm từ hồi còn ở bên Việt Nam Quốc tự rồi) để hôm sau dậy sớm.

Tóm lại một ngày của tôi tại Shanti Stupa là thế! Có ai “théc méc” gì không?

Bài liện quan: Tôi ở Shanti Stupa (World Peace Pagoda) tại Lumbini  

3 nhận xét:

  1. "théc méc" sau khi rời Nepal hok biết chị sẽ đi đâu??? hehehe !!! Đang lên kế hoạch "dí" theo chị mà hem biết có được hem nè !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời trời trời, có người đòi dí theo tôi kìa. Tôi toàn đi xe đạp với đi bộ, còn mọi người đi máy bay tàu lửa xe buýt nên qua mặt tôi vù vù, để tôi hít khói xe không hà. Do đó mắc gì phải dí??????????

      Đi nước nào là tùy visa, xin mà nó không cho thì lấy gì mà đi; chả lẽ đến trước lãnh sự quán nó và nói rằng: "Tao muốn nhập cảnh hợp pháp mà mày không cho thì tao nhập cảnh trái phép. Đó là lỗi của mày đấy nhé!!!! Xin xỏ đàng hoàng mà từ chối thì khỏi xin. Muốn đi thì cứ đi bởi vì đối với một travellers thì không có biên giới." Làm thế được không ta????????????

      Xóa
  2. Không được đâu chị, nhập cảnh trái phép nếu không có chuyện gì thì không sao, chứ lỡ có trục trặc gì là mệt lắm đó. Cứ hợp pháp mà đi chị ơi.
    Hehe. Lâu rồi mới được đọc bài của chị, cảm sáng sướng !!!!!

    Trả lờiXóa