Không có chuyện gì xảy ra cho đến khi vào tiết học
đạo đức, một vị Thầy lớn tuổi, triết lý, đạo mạo phụ trách môn học này. Đề bài
hôm nay là "Rộng lượng và ích kỷ"
Bài học trôi qua nhanh chóng, như thông lệ, thời
gian còn lại thầy sẽ kể về một câu chuyện có thật liên quan đến bài học như một
dẫn chứng thực tế.
Không biết Thầy chú ý đến lá cờ Phật Giáo của tôi
lúc nào mà Thầy bước thẳng đến chỗ tôi mượn lá cờ có hình Phật đó. Thầy dường
như rất am hiểu nên kể vanh vách về cuộc đời Đức Phật Thích Ca, mặc dầu Thầy khẳng
định mình không theo tôn giáo nào. Tôi thấy một niềm vui nho nhỏ vì Phật Giáo
được nhiều người am hiểu.
Thầy ca ngợi tính triết lý của Phật, nhất là về Luật
nhân - quả, nó luôn luôn đúng trong mọi thời đại, Thầy tán dương trí tuệ Phật
vượt không gian và thời gian. Trí tuệ ấy đã được nhà khoa học lỗi lạc - Anh -
xtanh (Albert Einstein)- cha đẻ của thuyết tương đối nổi tiếng hết sức khen ngợi
vì triết lý Phật Giáo thoả những điều kiện nghiêm ngặt nhất của khoa học hiện đại.
Thầy dừng câu chuyện, vài giây im lặng suy tư rồi cất
giọng trầm nhẹ:
- Nhưng giá như thái tử Tất Đạt Đa ( Phật Thích Ca
lúc chưa xuất gia) không xuất gia mà kế vị ngôi vua, với quyền lực của một vị
vua anh minh, đức độ như Ngài, với ngân khố bao la, trù phú thì sẽ giúp ích cho
hàng vạn thần dân nước mình. Sao lại bỏ đi xuất gia để giải thoát cho bản
thân...? Tôi thấy có chút gì đó hơi ích kỷ phải không các em?
Câu hỏi của Thầy làm tôi có cảm giác như từ trên
mây bị rơi tự do xuống đất. Thoạt nghe phân tích như vậy tôi thấy cũng có lý.
Tôi dường như không còn nghe lời Thầy thao thao tiếp câu chuyện trên bục giảng,
tâm trí tôi như đóng lại để tư duy về vấn đề trên, tôi thấy có điều không ổn
trong kết luận sự ích kỷ của Thái Tử Tất Đạt Đa.
Suy nghĩ, phân tích trong lặng lẽ, tôi cảm nhận rất
rõ sự sáng suốt, trầm tĩnh lạ thường của mình lúc bấy giờ.
Và tôi đã nhìn ra vấn đề. Tôi mạnh dạn đưa tay phát
biểu:
- Thưa Thầy ! Phật Thích Ca không ích kỷ!
Thầy ôn tồn:
Thầy xin lỗi em, Thầy không có ý xúc phạm tôn giáo
của em, chỉ là phân tích, triết lý nhân sinh mà thôi. Em đừng nghĩ sâu xa...
- Nhưng thưa Thầy, cho phép em trình bày...
Được sự động viên bằng ánh mắt hiền từ và cái gật đầu
khe khẽ, tôi mạnh dạn:
- Nếu Thái Tử lên ngôi vua, sẽ mở ngân khố bố thí,
phóng sanh, cứu trợ toàn dân, ủng hộ người lành, trừng trị người ác... Sẽ là lợi
ích, quốc thái dân an, thiên hạ sống trong no ấm, thái bình...
Thầy ngắt ngang trong nụ cười mãn nguyện:
- Chính xác! Ý tôi là vậy !
- Nhưng thưa Thầy, sự giúp đỡ đó, sự rộng lượng đó
chỉ được một thời gian khi ông Thích Ca tại vị. Thầy có dám chắc rằng người kế
vị ông ấy cũng tốt như Ngài Thích Ca? Vậy có phải đó là cái Rộng lượng, giúp đỡ,
cứu khổ giả tạm hay không thưa Thầy ? Trong khi đó, giáo pháp, chân lý giải
thoát Ngài truyền lại có thể cứu muôn đời chúng sanh. Đạo đức nhân - quả giúp
người biết sống thiện, đức từ bi, đức hiếu sinh của Ngài là sự ngừng bức hại mạng
chúng sinh của vô số Phật tử, đó chính là cách phóng sinh cao thượng, xuyên thời
gian kể cả khi Phật đã nhập diệt, đạo giải thoát của Ngài có thể giúp nhiều người
vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau...
Tôi còn muốn nói nữa nhưng chợt bắt gặp Nụ cười mãn
nguyện trên mặt Thầy đã dịu xuống, sự trầm tư hiện hữu xâm lấn tâm trí Thầy thể
hiện rõ nét qua cái phẩy tay ra hiệu cho tôi ngồi xuống.
Vài phút yên lặng lạnh người trôi qua, tôi cảm thấy
làm Thầy phật ý.
Sự yên tĩnh bị phá vỡ khi giọng Thầy vang lên:
- Lần đầu tiên - gương mặt Thầy lại trở nên rạng rỡ
- có một học trò phản biện lại câu chuyện trên. Tôi đã kể câu chuyện này nhiều
lần trong hơn 20 năm đứng trên bục giảng...
Thầy bước về phía tôi chìa lá cờ Phật Đản, tôi bối
rối đưa hai tay đón nhận lá cờ từ bàn tay người Thầy già đáng kính.
- Quan điểm của em nêu ra hoàn toàn hợp lý. Thầy sẽ
thay đổi cách nhìn về Phật Giáo, một tôn giáo của chân lý cuộc đời.
st
Inlay Lake (South Shan state) in Myanmar.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét