CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (27): Lingshan


Ở Qinzhou 3 đêm, tôi quyết định đi đến nơi khác thôi. Chẳng biết đi đâu nên tôi mở bản đồ của tỉnh Quảng Tây ra thì thấy Chongzou, cũng gần biên giới và đang đi dần về hướng tỉnh Vân Nam (tôi cũng muốn quay lại Vân Nam nữa).

Vậy là sáng hôm sau, gói ghém xong hành lý, tôi hăm hở trả phòng và đi ra bến xe ở phía trước. Ôi, quá trời các bạn trẻ cùng hành lý lỉnh kỉnh, chắc sinh viên sau khi nghỉ tết thì quay về trường học đây mà. Tôi chen chúc vào mua vé đi Chongzou – không có vé, chỉ có vé đi Nam Ninh và Quế Lâm. Tôi chẳng muốn quay về hai nơi này nên hỏi vé đi hạt Lingshan của Qinzhou luôn. Không biết có phải do mua vé vào đợt cao điểm hay không mà giá vé đến 37 RMB (vé từ Bắc Hải đến Qinzhou chỉ có 30 RMB thôi mà khoảng cách lại xa hơn cơ). Lỡ rồi, nên kệ mua luôn.

Leo lên xe ngồi thì khoảng 1 tiếng rưỡi sau là đến Lingshan. 

Tượng Mao Trạch Đông trong công viên

Từ bến xe bước ra, tôi hầu như chẳng thấy người, mà gió lại thổi lạnh căm, cũng chẳng thấy xe buýt nội thành đâu. Tôi định quay vào bến mua vé đi nơi nào đó khác bởi vì nhìn thấy một thành phố vắng vẻ và lạnh lẽo như thế, tôi thấy sợ và bơ vơ nữa. Bật mí với các bạn một điều nhé! Đến giờ nhiều bạn vẫn tưởng rằng tôi gan dạ lắm, chẳng biết sợ là gì. Nhưng Phật đã dạy rồi: “Con người ta sinh ra là để sống trong những nỗi lo sợ triền miên.” Tôi cũng là người, có phải là Phật đâu nên tôi cũng sợ lắm. Mỗi khi đến một nước nào hay một nơi nào hoàn toàn mới, tôi cũng thấy sợ lắm (sợ vì nó quá mới mẻ và quá xa lạ đối với mình.) Vì vậy trước khi đến một quốc gia mới, tôi thường tìm hiểu rất kỹ thông tin, có khi mất đến vài tuần tìm thông tin, mục đích là tạo cho mình cảm giác quen thuộc với nơi ấy và để trấn áp nỗi sợ khi sắp phải đến một nơi xa lạ ấy. Tôi ở Trung Quốc hơn hai tháng rồi, vậy mà mỗi khi xách hành lý lên để chuẩn bị đến một thành phố mới là mỗi lần tôi phải tự trấn an mình ấy, chứ không thì vẫn còn cảm giác sợ hãi khi vào một nơi xa lạ lắm. Vì vậy, tôi rất hiểu cảm giác sợ hãi của các bạn khi nghĩ đến việc đi bụi (đặc biệt là đi một mình ấy) bởi vì tôi – một người đi bụi một mình nhiều rồi – mà vẫn cảm thấy sợ, huống chi là các bạn.

Mỗi lần sợ hãi trong một bến xe hay nhà ga của một thành phố xa lạ là mỗi lần tôi hít vào một hơi thở thật sâu và tự nghĩ: có sợ cũng chẳng giải quyết được gì bởi vì đây đã là quyết định của mình, không thể quay lại nữa, phải bước đi thôi. Vậy là tôi bước đi. Một khi đã bước đi rồi, mắt thì lo nhìn ngắm xung quanh và đầu óc thì tập trung vào việc tìm nhà trọ giá rẻ nên cảm giác sợ hãi cũng chẳng còn. Lúc đó các bạn sẽ có cảm giác mình vừa chinh phục được nơi ấy bởi vì nó không còn làm mình sợ nữa. Cảm giác sợ hãi và chinh phục luôn đi kèm nhau là như thế và đó cũng là điều mà dân đi du lịch bụi ghiền đấy.

Lại vừa đi vừa hỏi mấy tay xe ôm và người địa phương hướng nào có nhà trọ giá rẻ, cuối cùng tôi đi vào trung tâm của Lingshan. Cũng như mọi nơi khác ở Trung Quốc, nơi này cũng tấp nập người đi lại. Hỏi thăm nhiều người thì cuối cùng tôi cũng đến được đường Yan Shan Lu (Lu nghĩa là đường). Con đường này có hai đoạn – một đọan tấp nập nhà trọ giá rẻ và một đoạn toàn là những toà nhà cao tầng hoặc mới xây. Ở đoạn tấp nập nhà trọ giá rẻ thì đối diện bên kia đường là một bệnh viện nên bên đó chả thấy nhà trọ nào hết. Phải băng qua đường thì mới thấy. Mấy cái đầu tiên tôi thấy ghi giá 20-25 RMB nhưng họ lại không cho người nước ngoài ở, đến cái cuối cùng, tôi vào hỏi giá, họ bảo 40, tôi nói 15 thôi, một hồi sau họ chấp nhận 20 RMB/đêm (phòng này có hai cái giường mà tôi ở một mình nên trả giá mãi ấy).

Hình như ở đây ít có người nước ngoài ở hay sao ấy mà họ chả dám chấp nhận. Nơi cuối này họ phải scan hộ chiếu của tôi, làm đến mấy lần luôn cho chắc ăn. Đã vậy còn đòi tôi phải trình chứng minh nhân dân (rất nhiều người Trung Quốc chẳng biết hộ chiếu là cái quái gì đâu bởi họ có bao giờ ra khỏi nước đâu mà biết.) Tuy nhiên nhờ vậy tôi học được một điều mới (mỗi ngày là một điều mới mà hehehe). Từ nay về sau, ai yêu cầu trình chứng minh nhân dân thì tôi cứ đưa hộ chiếu ra và nói rằng đây là chứng minh nhân dân của tôi ấy. Tôi đã làm vậy và thành công ở đây (có đưa CMND ra thì họ cũng có đọc được đâu mà đòi).

Sau khi sắp xếp xong mọi thứ, tôi ra đường tìm núi Liufeng (Liufeng Shan  - Shan nghĩa là núi). 

Núi này nằm rất gần nơi tôi ở. Nó được mệnh danh là “The Charming Land on Earth” Lúc đó cũng đã 6h tối (giờ đó ở Trung Quốc trời còn sáng trưng), tôi cầm máy ảnh hăm hở đi vào, bị chặn và bị buộc phải mua vé. Ngọn núi này nhỏ xíu trông như ngọn đồi ấy mà giá vé đến 20 RMB (còn lâu tôi mới mua). Cái ngọn đồi này trông na ná (nhưng xấu xí hơn) núi Cửu Mã nằm trên bờ sông Lijiang, đoạn từ Yangdi đến Xinping ấy. Trên đó có một cái chùa và một cái tháp ăng ten (cái tháp này phá vỡ cảnh quan của ngọn đồi luôn). Leo lên leo xuống vậy mà đòi tôi trả tiền 20 RMB à? Đã vậy còn cho là “The Charming Land on Earth” nữa mới ghê. Đến đây thì tôi “ngộ” ra rồi. Dân Trung Quốc chẳng có đi lại nhiều đâu và họ lại thích dùng từ “đao to búa lớn” lắm. Cái ngọn đồi này chỉ có giá trị ở Lingshan này thôi, chứ so với ở những nơi khác thì có là cái gì đâu. Chẳng biết trời cao đất rộng, cứ thấy cái gì hay hay một tí là quăng cho một cái tên “nghe rợn người”. Như thế thì có khác gì “ếch ngồi đáy giếng” đâu nhỉ? Đúng là mấy thằngTrung Quốc!!!!

Từ nay, các bạn cứ nghe những cái tên nào to tát thì chớ tin nhé. Đặt tên cho to rồi lấy tiền du khách à? Ngu sao vào. Những nơi khác ở Trung Quốc cũng có quá trời, chỉ có điều không ai đặt cho những cái tên hay ho, du khách chả biết mà tìm đến, thế là trở nên miễn phí. Vậy thì tội gì phải quăng tiền cho mấy tên “ếch ngồi đáy giếng” này ăn, thiếu gì nơi còn đẹp hơn nữa mà lại miễn phí chứ.

(Tôi chửi tụi Trung Quốc nhiều thế này, có khi nào kiếp sau tôi được sinh ra trên đất Trung Quốc không vậy? Đến lúc ấy, đọc lại những bài viết này, chắc chắn là tôi chửi tác giả rồi hehehe.)

Lầm bầm chửi rủa xong thì tôi đi ra dạo một vòng phố phường.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm để đi thăm làng Dalu – cách trung tâm Lingshan khoảng 8 cây số. Ngôi làng này có tuổi thọ hơn 400 năm. Ngôi làng là quần thể các tòa nhà cổ với kiến trúc từ thời nhà Minh (1368-1644) và thời nhà Thanh (1644-1911). Đây được mệnh danh là “ngôi làng của những câu đối” đầu tiên của tỉnh Quảng Tây.

Từ nhà trọ chẳng biết đường nào mà đi, tôi hỏi em trai của chị chủ nhà. Anh ta giải thích gì đó, dĩ nhiên là tôi không hiểu. Tôi chỉ muốn anh ta cho biết nên đi hướng nào để tìm xe buýt đến làng. Anh ta lòng vòng một hồi và nói khó mà giải thích lắm. Tôi đưa tờ giấy nhờ anh ta ghi lại giùm tên xe buýt hoặc tên của bến xe. Anh ta nhăn nhó (chắc chẳng biết ghi như thế nào.) Tôi nói cảm ơn và nói là muốn ăn sáng trước (ở nhà hàng kế bên), sau đó tính sau.

Nhà hàng kế bên nhà trọ của tôi bán ngon mà giá cả phải chăng lắm. Tôi thường ăn mỗi thứ giá 3 RMB (nhưng tôi lại ăn nhiều món). Ăn no nê xong, tôi quay về để chào anh ta thì thật bất ngờ là trong lúc tôi ngồi thưởng thức buổi sáng của mình thì anh ta ngồi vẽ bản đồ cho tôi có ghi cả tiếng Anh nữa chứ. Một tấm bản đồ vô cùng rõ ràng và dễ hiểu. Anh ta lại còn cẩn thận cầm tấm bản đồ giải thích tỉ mỉ cho tôi bằng tiếng Anh bập bẹ. Tôi hỏi giá vé vào cửa là bao nhiêu tiền (trang web du lịch cho giá 12 RMB). Anh ta nói nó miễn phí bởi vì cách đây mười năm (!!!) anh ta đi đến đó có phí đâu, ngoài cổng làng chả có ai cả. Anh ta còn cho tôi xem hình chụp nữa – một ngôi làng cổ khá đẹp.

Tôi vui hết sức và cầm tấm bản đồ ra đi sau khi hẹn là sẽ cập nhật thông tin cho anh ta về giá vé vào cửa khi nào tôi quay lại. Nhờ tấm bản đồ tôi mới biết nhà trọ tôi ở có tên là Hua Xing (trước đó có đọc được tiếng Hoa đâu mà biết chứ). Từ con đường của nhà trọ Hua Xing là đường Yan Shan, đi thẳng về phía tay phải, băng qua cầu, vừa qua cầu thì quẹo ngay về phía trái vào đường Jiang Nan, đi thẳng đến chỗ đèn giao thông xanh đỏ thì đó cũng là trạm xe buýt, lúc nào cũng có 2-3 chiếc đậu, hỏi tài xế và giá vé có thể là 3 RMB.

Tôi làm theo y chang và leo lên một chiếc xe buýt, tài xế cũng ra giá 3 RMB. Tuy nhiên tôi phải xuống xe ở tuốt ngoài đường cái. Anh chàng ở nhà trọ cũng đã cẩn thận vẽ cho tôi tấm bản đồ thứ 2 sau khi xuống xe buýt. Tôi mở ra xem. Bước xuống xe buýt, quẹo trái (nghĩa là băng qua đường), đi thẳng khoảng 10 phút là đến cổng làng. Tôi làm như thế nhưng đi bộ khoảng 3-4 cây số thì mới đến. Tôi vừa đi vừa hỏi, vừa nghĩ cách trốn vé (hehehe). Đến một ngả ba có hai lối rẽ, tôi phán đoán có thể đi thẳng là sẽ đến trạm bán vé. Nếu mình quẹo trái vào con đường, có thể cũng đi vào làng nhưng không phải mua vé. Thế là tôi rẽ. Để chắc ăn, tôi hỏi người dân phải đây làng Dalu không, họ nói phải. Nhưng khu vực này toàn là nhà mới không hà. Tôi hỏi họ nơi nào cho khách tham quan, họ chỉ đường tôi đi về phía trước.

Một hồi đến một cái hồ nhân tạo, bên kia hồ là những ngôi nhà cổ, còn bên bờ bên đây là những tấm bản chỉ dẫn có ghi tiếng Anh. Biết đến nơi rồi. (Đi kiểu gì cũng đến nơi này mà làm trước đó mắc công tôi phải rẽ.)Tôi thấy tài xế một xe lam (trông giống như tuk tuk ở Thái Lan nhưng lớn hơn và chạy bằng điện- một dạng xe đạp điện ấy mà). Tôi hỏi ông ta có về Lingshan không. Ông ta nói có, giá 3 RMB. Tôi hỏi tiếp, vào làng này có cần mua vé không? Ông ta nói có và chỉ về phía trước nói phòng bán vé ở kia, giá 15 RMB. Tôi nói tôi không cần vào. Ông ta chỉ vào xe và nói tôi lên xe. Tôi nói 30 phút nữa tôi mới đi. Tôi loanh quanh chụp hình và chụp cả hướng dẫn bằng tiếng Anh. Vừa chụp hình tôi vừa quan sát. Làng này có hai lối vào, lối bên phải có những mũi tên chỉ dẫn chĩa về hướng đó – đi lối này là ngang qua phòng vé. Nhưng nếu đi theo hướng ngược lại mũi tên thì sao? Tôi thấy có người ra vô bằng lối này.

Vậy là vừa chụp ảnh tôi vừa đi lần về phía trái. Quả thật đó cũng là lối vào làng ấy. Tôi tha hồ chụp hình và đi lần lên phía trước. Lúc ấy có một mình tôi là du khách hay sao ấy. Người dân ở đây vẫn còn sinh sống trong những tòa nhà cổ này. Đa phần họ sống bên cánh trái hoặc cánh phải, chẳng ai sống ở tòa nhà giữa (khu chính đường) cả. Vì vậy nếu bạn vào tham quan các tòa nhà này thì cũng là vào tham quan nhà họ. Nhưng hình như dân ở đây cũng quá quen cảnh du khách dòm ngó vào nhà họ hay sao ấy nên họ chẳng thấy phiền chút nào.

Những tòa nhà ở đây, nơi không có người ở ấy, đa phần là trống rỗng, không có đồ đạc gì bên trong, chỉ còn lại tường và cột nhà thôi. Tuy nhiên những chính đường thì rất giống nhau ở chỗ, rất dài và có nhiều phòng. Có thể mô tả như sau: từ cửa vào là một căn phòng, cuối căn phòng là một cái cửa, sau cái cửa là một khoảng sân, qua khỏi khoảng sân là một cái cửa, sau cái cửa là một căn phòng, cuối căn phòng là một cái cửa, sau cái cửa là một khoảng sân,… Mỗi sảnh có khoảng 5-6 phòng như thế. Vì vậy người ta cứ phải băng qua cửa, băng qua sân, đến căn phòng cuối cùng thì đó là nơi để bàn thờ gia tiên. Đó là chính đường. Dọc theo những cái cửa và những khoảng sân ở chính đường là những căn phòng nhỏ và nhiều hành lang dẫn đến những khu khác trong khuôn viên căn nhà (nói chính xác là khu biệt thự - mỗi căn nhà rất lớn với vô số phòng và hành lang). Có căn nhà nhiều hành lang đến nỗi trông như một mê cung và đi kiểu gì thì cuối cùng bạn cũng quay lại đúng chính đường.

Khi tận mắt chứng kiến thì tôi mới nhớ trong mấy bộ phim cổ trang của Trung Quốc, mấy tòa nhà hoặc cung của mấy ông hoàng bà hoàng lớn và loằng ngoằng nhiều đường ngang ngõ dọc đến nỗi, họ có giam người nào ở đâu đó, nếu không có họ dẫn đường thì không ai có thể tìm ra căn phòng đang giam người. Lưu ý là những căn nhà mà tôi vào toàn là trống rỗng nhé. Nếu để thêm màn sáo, cây cối, đồ đạc vào nữa thì quả thật là một mê cung đấy.

Hình ảnh ngôi làng này làm tôi nhớ đến những bộ phim cổ trang của Trung Quốc ghê bởi vì cách trang trí và các hình vẽ ở đây y hệt như những tòa nhà trong phim chỉ có điều là mọi thứ đều cũ kỹ hơn nhiều. Đặc biệt ngôi làng này có rất nhiều câu đối (couplets) được lưu trữ từ thời đó đến giờ (nghĩa là mấy trăm năm) ôi chao, những dòng chữ khắc trên những tấm gỗ cũ kỹ này là câu đối sao? (tiếc là tôi chẳng biết đọc). Có tòa nhà nhiều câu đối đến nỗi, cứ có cửa là có hai câu treo hai bên.

Thật ra những tòa nhà được bảo trì kỹ và những bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh cũng đáng với giá vé vào cửa là 15 RMB, nếu số tiền này thực sự là dành cho dân làng chứ không phải dành cho những thằng cha tham nhũng. Nhưng làm sao biết số tiền đó dành cho ai, vì vậy tôi cứ trốn vé, sau đó vào làng mua đồ. Trong làng có một cái chợ nhỏ, nhìn đi nhìn lại không có gì để mua ngoại trừ món vịt quay đang bốc khói. Vậy là tôi mua luôn một cái đùi và ra gốc cây đa gần đó (có cả bàn và ghế dưới gốc cây) ngồi nhai cùng với mấy con chó đang chầu chực xương.

Vậy đi du lịch trốn vé như tôi cũng có lợi quá nhỉ. Vừa không mất tiền vé vừa có cái để ăn. Ai cũng đi kiểu này thì Trung Quốc ốm đói dài dài hehehe.

Sau mấy tiếng đồng hồ loanh quanh chán chê (nhờ thế tôi mới phát hiện có rất nhiều lối vào làng mà không phải qua cổng chính) thì tôi bắt đầu ra về. Thật ra tôi cũng có thể quay lại lối vào cũ để đi ra nhưng làm vậy chẳng thú vị. Tôi muốn ra bằng lối cổng chính cơ. Thấy một chiếc tuk tuk từ làng chạy ra (rất nhiều người trong làng sinh sống bằng nghề lái tuk tuk), tôi ngoắc lại hỏi có về Lingshan không và giá vé bao nhiêu. Cũng là 3 RMB. Tôi leo lên ngồi và ra bằng cổng chính. Thật ra để chống gió lạnh, các xe tuk tuk luôn có tấm bạt bao xung quanh. Vì vậy người ta nhìn vào chẳng thấy gì đâu. Làm như thế, tôi có cảm giác như là một người đang trốn cung điện để ra ngoài dạo chơi hoặc một người đang bị quan quân truy nã nên phải chạy trốn trên những chiếc xe ngựa phủ kín ấy (tôi hơi bị lậm phim ảnh quá nhỉ!!!). Nhờ thế tôi mới thấy bảng giá với những mức giá khác nhau, 3-13-20 NDT. Tôi đoán có thể 3 là để gửi xe, 13 là cho trẻ em và 20 là cho người lớn chăng?

Vậy là “tẩu thoát” an toàn. Chiếc “xe ngựa” chở tôi cùng với những hành khách đón xe dọc đường đi một lèo đến trung tâm của Lingshan luôn. Đến chỗ ngã tư nơi tôi bắt xe buýt ấy, tôi xuống xe và đi bộ về. Thì ra trước đó tôi hiểu sai ý anh chàng ở nhà trọ, chắc anh ta bảo tôi đón “xe ngựa” như thế này mà đi, tôi lại chẳng hiểu nên đón xe buýt, vì thế phải cuốc bộ đến mấy cây số chăng?

Tóm lại đó là một chuyến tham quan “trốn vé” thành công. Chắc nhờ có người đầu năm mới gửi tôi câu chúc này đây “Chúc Dung đi tham quan không phải mua vé vào cổng!”

2 nhận xét:

  1. Đọc đoạn trốn vé mắc cười quá chị.

    Còn anh chàng ở nhà trọ thì tính tình dễ thương ghê, hóa ra có nhiều người Trung Quốc dễ thương, hoặc có khi chị ăn ở hiền lành nên gặp được nhiều người dễ thương.

    Trả lờiXóa
  2. Bức tượng ở đầu bài viết trông giống ông Đặng Tiểu Bình quá chị ạ!

    Trả lờiXóa