CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Em ơi…..Hà Lội, Hà Lội


Hà Lội…ăn uống

Mức sống ở Hà Nội nói chung là đắt đỏ hơn ở Sài Gòn. Ví dụ: một bát phở ăn ngoài đường giá thấp nhất đã là 20 ngàn đồng, một suất bún chả cá ở quán vô cùng bình dân có giá 25 ngàn, một tô bún ốc lề đường giá 30 ngàn đồng, một dĩa ốc nhỏ mua ở một người gánh hàng ngang qua có giá 15 ngàn và một quả trứng gà chiên cùng lá ngải có giá 8 ngàn đồng. Tôi toàn là trả giá địa phương không nhé bởi vì tôi vừa ăn vừa quan sát xem người địa phương trả tiền thế nào thì thấy họ trả tiền như vậy đó.

Tôi có hỏi một số người dân ở đây là vì sao mà thức ăn mắc thế. Câu trả lời là như sau (đây không phải là ý kiến của tôi mà của người Hà Lội ấy – về sau mấy anh Mỹ ở chung phòng cũng nói thế sau khi “tám” với tài xế xe ôm của họ): do ở đây có nhiều……… Đảng Viên và những người này rất giàu. Họ không quan tâm lắm đến việc giá cả, vì vậy mà người lao động phải è cổ trả tiền theo mức của họ.

Hà Lội… “địch mẹ”

Ở dorm của tôi tại Hà Nội có một anh chàng người Úc, quê tại Melbourne, làm quản thủ thư viện. Chẳng biết là cái nghề này làm cho anh ta đọc sách nhiều quá nên trở thành ngớ ngẩn hay sao ấy? Việc anh ta "bị lừa" nhiều tập ở Hà Nội thì không nói làm gì bởi vì ai cũng có thể bị lừa ở cái đất này cả chả riêng gì anh ta. Vì thế tôi khuyên anh ta nên học ít tiếng Việt để giao tiếp cho vui. Anh ta học ngay mà lại đòi học đúng từ "địch mẹ" mới ghê.
 
Anh ta hỏi tôi "địch mẹ" nghĩa là gì mà sao ai cũng nói thế. Tôi biết đó là một tiếng chửi thề chứ biết nó nghĩa gì đâu mà trả lời. Cái thói lanh chanh nên định trả lời thế cho anh ta nghe rồi nhưng cái máu Việt Nam ngăn lại - dù sao Hà Nội cũng là thủ đô của mình mà nếu nói ra thì kỳ cục quá. Vì vậy tôi trả lời cho qua chuyện, "địch mẹ" nghĩa là "cảm ơn" và không quên nói thêm rằng từ này khó học lắm, không nên học.
 
Anh ta ra ngoài dạo một vòng sau đó quay về bảo, sao dân ở đây ngộ quá, "cảm ơn" họ mà họ lại "sửng cồ" lên? (May là anh ta chỉ dạo một vòng, chứ nếu dạo nguyên ngày thì...thôi rồi Lượm ơi.)
 
Cố nín cười, tôi bảo: tôi bảo rồi mà, từ này khó học lắm, phát âm không đúng là ra tiếng chửi thề ấy, thôi từ rày về sau anh đừng nói từ này nữa mà hãy nói từ khác. Thế là tôi dạy lại anh ta nói từ "cảm ơn" cho nó lành.
 
May là ngày hôm sau anh ta bay về Úc nên vẫn chưa phát hiện ra bí mật của "địch mẹ."

Hà lội…. “sống bằng thể diện”

Bài viết ở trang báo điện tử giới thiệu một phần về việc người Hà Lội sống bằng thể diện như thế nào rồi nhé:

Hà Lội………. sống trên đống rác

Sống ở Trung Quốc 4 tháng làm cho tôi có cái nhìn so sánh mà theo nhiều người nghĩ thì tôi đúng là………… cái đồ mất gốc nên mới nói như thế.

Hà Lội nơi nào cũng có rác. Rác ở đâu mà lắm thế. Rác từ lá cây rơi, từ các bịch ny lông do người kém ý thức ném ra và rác do truyền thống để lại.

Thứ nhất là rác từ lá cây rơi. Hà Nội có lắm cây to và có cây thì dĩ nhiên là phải có lá rụng và theo thơ ca thì lá….bay bay là khá lãng mạn chứ sao. Tuy nhiên, lá bay thì lãng mạn thật, nhưng bay xong thì lá đáp luôn xuống đường cộng thêm nước mưa, phân hủy, thành ra rác.

Thứ hai thì người Hà Lội… vô tư lắm, cứ tiện đâu là ném rác đó…..nhà sạch đường dơ là thế. Vả lại, tôi đố các bạn tìm đâu ra cái thùng rác công cộng ở Hà Nội nhé. Hình như ở Hà Nội thùng rác là một thứ vô cùng xa xỉ, vì vậy……..mà tìm đỏ mắt cũng chả thấy.

Thứ ba là rác do truyền thống. Truyền thống gì mà lạ thế? Ví dụ nhé: ở Hà Nội người ta hớt tóc, cạo râu ngay trên đường phố và tóc tai râu rìa thì cứ ném hết xuống đất, lâu ngày bện lại thành vằn vện dưới đường. Thấy gớm!!!

Các cô gái Hà Lội xinh tươi trong những bộ trang phục văn phòng cực đẹp và có khi cực đắt dạo bộ qua những con đường đầy rác. Nhìn cảnh ấy tôi không thể nào mà không nghĩ đến câu: Bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu ấy.

Hà Lội…….tham quan

Nếu ai đã đi Trung Quốc rồi thì về nhìn thấy Hà Lội lại….buồn. Vì sao buồn? Dân trí mình không thấp hơn Trung Quốc và trí thông mình của mình cũng chả kém ai. Vậy mà mình lại không biết cách thể hiện lòng tự hào của người dân mình gì cả.

Nhìn khu hoàng thành khai quật của mình….ôi buồn. Trông nó giống y như một cơ quan làm việc vậy đó. Còn các viện bảo tàng của mình thì sao? Ôi càng buồn….nhìn quanh chỉ thấy thấy toàn chữ và hình photo….Tôi thuộc dạng người học bằng cách nhìn đọc mà tôi còn chả buồn đọc, huống chi những người thuộc dạng học bằng cách nghe hay sờ mó.

Tôi có một so sánh mang tính…mất gốc một tí nhé. Việt Nam mình tương đương một tỉnh của Trung Quốc, nếu vậy thì Hà Nội mình tương đương với một thủ phủ của một tỉnh của Trung Quốc. Vậy mà tầm cỡ của mình còn thua cả một thành phố thuộc một tỉnh của Trung Quốc chứ đừng nói chi đến thủ phủ hay thủ đô của họ. Lại buồn …như con chuồn chuồn.

Đến đây thì mọi người bảo rằng có thể do Việt Nam nước nhỏ, lại trải qua nhiều cuộc chiến, vua chúa yêu thương dân chúng nên chẳng muốn dân chúng lao động khổ sai để tạo ra những cái như…Vạn Lý Trường Thành. Tôi không so sánh Việt Nam mình với những kiến trúc đồ sộ ở Trung Quốc mà tôi so sánh về ý thức bảo vệ giá trị lịch sử và tinh thần của mình kém họ rất xa. Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc xây dựng các viện bảo tàng ấy.


Dù sao thì tôi vẫn thích Hà Nội bởi vì ở đây tôi hiểu tiếng nói của họ và tôi ăn những món hạp khẩu vị và tôi vẫn thấy quen thuộc với văn hóa của họ hơn là khi “”bơ vơ” ở nước khác. Người ta bảo “Thương cho roi cho vọt,” chắc đó là lý do mà tôi cực kỳ nghiêm khắc khi nói về Hà Nội chăng?

8 tật xấu khó bỏ của người Việt

Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam

BỐN "CHUYỆN LẠ" Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN- Thật đáng để suy ngẫm

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

An toàn khi đi du lịch

    1.   Tự gửi email cho mình những thông tin quan trọng hoặc có thể scan rồi sau đó gửi email như hộ chiếu, visa, vé máy bay, chứng minh nhân dân,….Trong trường hợp bị mất hành lý, bị cướp hoặc bị trộm thì có thể truy lục lại những thông tin này dễ dàng. Ngoài ra cũng nên mang theo bản photo của những giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên không nên gửi email những thông tin tuyệt mật như mã số tài khoản ngân hàng nhé.

    2.   Không nên đến một nơi hoặc thành phố xa lạ vào lúc trời tối bởi vì bóng tối đồng lõa với tộc ác mà.

    3.   Khi đi máy bay hay tàu xe thì nguy cơ mất hay thất lạc hành lý là rất cao, vì vậy trong ba lô nhỏ xách tay nên có một ít quần áo và vật dụng đủ sử dụng trong 1-2 ngày. Trong trường hợp hành lý bị thất lạc thì các bạn vẫn có thể ung dung sống trong thời gian đó với hành lý xách tay mà không phải hối hả lao ra chợ mua gấp những thứ cần thiết.

    4.   Khi đi tham quan ban ngày, ba lô nhỏ hay túi xách nên có khóa để đề phòng kẻ gian mở túi lấy trộm. Chìa khóa nên vòng qua sợi dây và đeo luôn vào cổ hoặc có thể sử dụng khóa số. Nếu dùng khóa số thì mỗi khi mở khóa nên che mã số tránh để người bên cạnh nhìn thấy.

    5.   Khi đi du lịch đến những nơi không an toàn hay có nhiều tai tiếng về trộm cắp nên mang theo vài ổ khóa để có thể tự khóa cửa phòng và mang theo xích để xích hành lý vào thanh giường hoặc bàn ghế.

    6.   Biện pháp bảo quản tiền an toàn nhất là mang túi sát vào người và phủ áo bên ngoài.

    7.   Khi đi du lịch đến những nước nổi tiếng bắt cóc du khách như Nam Mỹ thì nên có tài khoản ngân hàng sơ cua. Tài khoản ngân hàng sơ cua này các bạn cho vào đó vào một ít tiền để phòng trường hợp bọn bắt cóc giam giữ bạn một nơi và mỗi ngày buộc bạn rút tiền từ tài khoản giao cho chúng đến khi nào tài khoản trống rỗng.

    8.   Khi sử dụng thẻ thanh toán thì thẻ này nên độc lập với tài khoản ngân hàng nơi bạn cất giữ phần lớn tiền dành dụm của mình. Như thế đề phòng trường hợp bị mất thẻ hay mất mật mã hay bị những tên tội phạm mạng “hơi bị siêu” rút ruột tài khoản.

    9.   Để bảo đảm an toàn cho thẻ thanh toán thì nên có thẻ giả (nghĩa là thẻ không còn sử dụng để trong trường hợp bị cướp thì đưa ra thẻ này)

    10.  Phần lớn tiền nên cho vào túi bao tử mang bên trong người và phủ áo ra ngoài. Chỉ nên để ít tiền sử dụng trong ngày ra ngoài. Không nên mỗi lần trả tiền là mỗi lần khoe cho mọi người thấy tất cả số tiền mà mình đang có. Trừ trường hợp bạn cố ý, nếu không thì việc đó chỉ “khuyến khích” bọn tội phạm bám theo bạn để chờ cơ hội ra tay thôi.

    11.   Trên tàu xe, không nên uống nước hay ăn bánh được người lạ mời (phòng trường hợp bị đánh thuốc mê). Cũng không nên để chai nước uống của mình ngoài tầm mắt.

    12. Khi vào các toa lét công cộng thì nên đẩy cửa và quan sát xem bên trong có người núp hay không trước khi vào. Ở một số nơi bọn tội phạm núp sẳn trong toa lét chờ bạn vào, chốt cửa xong thì mới ra tay.

    13. Khi đi xe đạp hay xe gắn máy thì nên vòng túi xách qua cổ hoặc vòng vào cổ xe hoặc cho vào rổ đậy nắp và khóa lại, không nên để hớ hênh trong rổ xe.

    14.  Đối với các bạn nữ khi đi du lịch một mình thì nên chú ý đến cách ăn mặc để tránh bị quấy rối, đặc biệt ở những nước còn khá bảo thủ hoặc không xem trọng phụ nữ như Ấn độ. Tóm lại là cứ quần dài, áo dài tay, áo phủ qua mông, kín cổ, không khoe ngực. Mặc như thế còn có tác dụng chống nắng nữa đấy. Các bạn ăn mặc khiêu gợi thì có thể chụp hình sẽ đẹp hơn nhưng đồng thời cũng khiến cho mình ở trong tình huống nguy hiểm hơn. Khi đến một nơi lạ nên quan sát xem phụ nữ địa phương ăn mặc thế nào thì hãy bắt chước mà mặc theo như thế ấy. Ngoài ra không nên cho người lạ biết về lộ trình và nơi ở của mình. Khi ở khách sạn thì nên che số phòng để tránh cho mọi người ai cũng thể nhìn thấy và biết mình ở phòng nào. Nếu ban đêm có người gõ cửa hoặc bị quấy rối ở ngoài đường hay trên các phương tiện công cộng thì chớ ngại ngùng cất giọng opera mà la hét cho thật lớn để thu hút sự chú ý của người xung quanh nhé. Do vậy trong mọi lúc nên giữ giọng không để cho mình bị khan tiếng nhằm sử dụng “hát opera”khi bị quấy rối mà mình không thích (nếu thích thì ngu sao la hét hahaha.)

    15.  Các vùng nổi tiếng mua bán phụ nữ như ở các biên giới Việt Nam- Trung Quốc thì chớ nghe lời bất cứ người nào (những người có vẻ tốt bụng dẫn qua biên giới  hay giới thiệu Trung Quốc giùm) bởi vì có thể những người này đã bán đứt bạn cho một nhà chứa nào rồi đấy.

    16. Ở một số quốc gia có mua bán nội tạng người thì chớ ngửi lung tung ở ngoài đường khi người lạ chào mời (ví dụ ngửi trà/chè, hay ngửi hoa,….). Nếu không khi tỉnh dậy thì thấy mình nằm trong bệnh viện và có thể chỉ còn một quả thận… thôi đấy.

    117.   Nhiều khi sự nguy hiểm của bạn không đến từ người địa phương mà là từ những tay đi bụi chung. Bần cùng sinh đạo tặc mà. Khi xảy ra mất mát tài sản hay gì gì đó thì đừng vội trách là do mình xúi quẩy nhé!!!!  Có khi chính sự ngu ngơ và bất cẩn của mình là động lực cho người khác phạm tội. Nếu vậy theo Đạo Phật thì họ mới là kẻ bất hạnh khi gặp bạn chứ không phải bạn là kẻ bất hạnh đâu nhé!!!! Bạn tạo điều kiện cho người ta nổi lòng tham hoặc làm điều ác kia mà! Vì vậy, sự cẩn trọng ở đây không chỉ có ý nghĩa là để bảo vệ bản thân mà còn là giúp người khác không có cơ hội "động tà tâm."  

    18.   Để tự vệ có thể mang theo các vật dụng sau:
    •  Đèn pin: vừa để soi đường trong bóng đêm vừa làm vũ khí
    • Còi: dùng để khuếch đại tiếng hét của ta khi cảm thấy mình bị nguy hiểm.
    • Bình xịt hơi cay: xịt vào mắt đối thủ rồi bỏ chạy.











    Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

    Tôi đi Trung Quốc (46): Hà Nội và thủ tục visa

    Tôi đi Trung Quốc (45): Trở lại Việt Nam

    Chủ nhật ngày 17/4/2011, tôi quyết định phải đi về Hà Nội để sáng thứ hai có thể đến Đại Sứ Quán Trung Quốc xin visa. Từ khách sạn phương Bắc ở gần Hà Khẩu đến ga Lào Cai khoảng 3 km. Tôi đi xe ôm và đã trả 20 nghìn cho cuốc xe này mặc dù biết giá chỉ là 15 nghìn và ngạc nhiên khi biết giá xăng bây giờ đã là hơn 24 nghìn trên lít rồi (giá ở Lào Cai)

    Tất cả các chuyến tàu đi về Hà nội hôm đó đều đặc kín chỉ còn chuyến cuối cùng LC2 toa ghế cứng là còn chỗ mà thôi với giá 120 nghìn/ghế. Thực ra thì cũng có thể đón xe giường nằm đi về Hà nội (bến xe buýt giường nằm ở ngay trước ga xe lửa) và một giường có giá là 150 nghìn đồng. Tuy nhiên đi xe thì không an toàn như đi tàu vì vậy tôi mua vé tàu và tàu khởi hành lúc 21:18 phút.

    Tôi có mấy tiếng lang thang ở khu vực xung quanh ga và nhờ đó mới biết rằng quả sapoche ở miền Nam được gọi là quả hồng xiêm ở miền Bắc và có giá là 20 nghìn/kg. Tôi lang thang đến hàng bánh trôi nước và “tám” ở đó đến gần 2 tiếng đồng hồ. Sau đó lại dạt qua hàng phở và “tám” với cô hàng rau ở bên cạnh. Cô hàng rau này đã 45 tuổi lại trông như người ở tuổi 30 ấy và cô ta cho biết là mỗi ngày bán rau lời khoảng 100 nghìn đồng. Chồng đi làm lương tháng 3 triệu được bao ăn ở. Hai vợ chồng nuôi con gái học trường y và con trai học lớp 10. Cô bán rau còn tiết lộ cho tôi biết là hiện hai vợ chồng đã dành dụm được khoảng 200 triệu đồng trong ngân hàng. Wow!!!

    Tôi lên tàu lửa để tìm ghế của mình. So với Trung Quốc thì tàu lửa ở Việt Nam kém hiện đại và kém thoải mái hơn nhiều (có thể vì thế mà giá cả rẻ hơn nhiều chăng?) Ở Trung Quốc, dù là toa hard seat nhưng lại khá thoải mái và tôi nghĩ là toa tàu ở Trung Quốc rộng hơn toa tàu ở Việt Nam. Ngoài ra tàu chạy đỡ ồn ào hơn. Bậc thang lên xuống ở tàu Việt Nam khá cao so với mặt đường. Muốn xuống tàu thì phải nhảy xuống cùng với hành lý cồng kềnh. Việc này chả dễ chút nào và lại khá nguy hiểm. Việt Nam mình chưa quan tâm lắm đến nhu cầu của hành khách.

    Tóm lại thì Việt Nam đúng là khá kém phát triển so với Trung Quốc, so về mặt bằng (infrastructure).

    Tàu đến Hà Nội vào khoảng 7h30 sáng. Chả muốn tốn thời gian cho việc tìm xe buýt (mà có tìm thấy chưa chắc tôi được phép lên bởi vì các bạn trẻ trên tàu cho tôi biết rằng xe buýt ở Hà Nội từ chối những hành khách có hành lý cồng kềnh. Nếu các bạn có thể đặt tất cả lên vai để đeo thì okay. Nếu không thì chỉ có thể đi xe ôm hoặc taxi mà thôi. Tôi được tiếp đón bởi một anh xe ôm trẻ và khá thân thiện. Vậy là tôi nhờ anh ta chở tới hostel ở phố Hàng Mã bởi vì dorm ở đây có giá 6 đô Mỹ và bao gồm luôn cả ăn sáng cũng như có cả wifi. Tuy nhiên phòng ở đây lại đầy và họ chỉ tôi sang Atlantic Hotel (ra đời được khoảng 3 năm) ở số 30 phố Hàng Cót. Atlantic Hotel ở đây có dorm 4 giường giá 6 đô Mỹ/giường bao gồm luôn cả ăn sáng, có cả wifi và internet miễn phí. Bình nước nóng lạnh để uống thì ở chân cầu thang. Phòng dorm của tôi nằm ở tầng lửng không có cửa sổ. Trong phòng có toilet khá sạch sẽ và có cả bồn tắm. Mỗi giường được trang bị đến hai cái gối nằm khá mềm mại và khăn tắm. Nệm cũng khá tốt. Có cả dầu gội đầu, sữa tắm, tăm bông, bàn chải, kem đánh răng. Phòng dorm có cả truyền hình cab nữa. Tóm lại ngoài việc khá bí vì không có cửa sổ thì ở đây khá tiện nghi và thoải mái. Khách sạn có cả storage room cho khách để hành lý và khách muốn để bao lâu cũng được. Buổi ăn sáng ở đây cũng rất tuyệt vời. Khách có thể chọn món để ăn như cơm chiên, rau xào, trứng chiên, bánh mì, bơ, mứt dâu, dưa leo, cà chua, nước sinh tố, trà, cà phê, sữa. Tuy nhiên thực đơn này lại giống nhau mỗi ngày, vì vậy sẽ khá ngán cho ai ở đây lâu, nhưng nếu chỉ ở vài ngày thì không sao. Ăn sáng bắt đầu từ 7h-10h. Một điều bất ngờ nữa là Atlantic Hotel cũng thuộc tổ chức Hostelling International (tôi ngạc nhiên bởi vì trước đây không nghĩ rằng Việt Nam cũng có tổ chức này). Tuy nhiên, khi “tám” với mọi người ở đây thì tôi biết rằng ở Việt Nam chỉ có ba thành phố là có tổ chức này thôi – đó là Hà Nội, Hội An và Sapa. Tại Atlantic Hotel nếu có thẻ thành viên thì được giảm giá 5 %. Staff ở đây cũng khá là thân thiện và sẳn sáng trả lời mọi thắc mắc cho mọi người. Họ giới thiệu cả tour đi các địa điểm du lịch ở gần Hà Nội như Sapa và Vịnh Hạ Long. Website của khách sạn này là www.hanoiatlantichotel.com và có thể book phòng qua www.hostelworld.com. Tuy nhiên ở Hà Nội cũng có khá nhiều hostel có dorm, vì vậy các bạn có thể vào trang hostelworld để tìm nhé.


    Sau khi check in nhanh (thật ra tôi vào đó hỏi giá, để lại CMND, mang hành lý lên phòng) thì tôi quay trở ra nhờ anh xe ôm chở đến ĐSQ Trung Quốc ở phố Hoàng Diệu (gần lăng Bác và phủ Chủ tịch). Đến đây thì tôi thanh toán cho anh lái xe này tổng cộng 50.000 đồng. ĐSQ Trung quốc bắt đầu làm việc vào lúc 8h30. Tôi đứng trước cổng chờ cùng một số người. Có khá nhiều cò quay quanh chào mời chúng tôi mua dịch vụ của họ. Khi một anh cò hỏi tôi cần loại visa nào, tôi nói không biết thì anh ta hỏi sao lại không biết và lằng nhằng theo mãi. Một chú tóc bạc đứng cạnh bên (nghĩ tôi là người nước ngoài) nên la anh chàng cò và nói rằng nếu người ta không thích thì thôi, đừng lằng nhằng như thế làm mất thể diện của người Việt Nam. Tôi quay sang bắt chuyện với ông chú tóc bạc. Nói một hồi thì ôi đoán rằng ông ta chắc là giảng viên đại học. Ông ta kể cho tôi rằng ông ta có tham gia vào một nghiên cứu về gen Việt Nam trị giá 10 tỷ đồng. Kết quả nghiên cứu là 85% gen của Việt Nam là giống Trung Quốc. Thế là Bộ trưởng Quốc phòng hỏi rằng có nên xem đây là bí mật quốc gia hay không. Theo ông chú này (không phải quan điểm của tôi) thì câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn bởi vì bởi vì bỏ 10 tỷ ra làm nghiên cứu để rồi kết quả trở thành bí mật quốc gia. Theo ông thì việc 85% gen của người Việt Nam giống của người Trung Quốc thì chả có gì phải sợ bởi vì chính cái truyền thống mà làm cho Việt Nam khác với Trung Quốc và làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia có bản sắc của riêng mình. Tóm lại là nói chuyện với ông chú này cũng khá thú vị. Ông ta còn cho tôi biết rằng dân Hà Nội chính tông hiện nay không nhiều và có những nghề mà họ không bao giờ làm (chỉ có dân nhập cư mới làm thôi) – đó là nghề công an (!!!) và cò/ môi giới.

    Đến giờ mở cửa, mọi người chen nhau vào (thói quen ngàn đời của Việt Nam mà). Để xin visa, mọi người cần có bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu, tờ khai có dán hình 4x6 và hộ chiếu gốc. Nếu không có sẳn bản sao thì các bạn có thể đến số 40 Cao Bá Quát gần đó (văn phòng của liên hiệp Châu Âu hay cái gì đó tương tự) để photo với giá 1 nghìn đồng/bản.

    Tại ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội, tôi không thể xin visa 6 tháng nhiều lần ra vào mà chỉ có thể xin 3 tháng với 2 lần ra vào thôi. Tôi cãi lại nói rằng đây là visa thứ hai và tôi đã xin 6 tháng với hai lần ra vào tại Thành phố Hồ chí Minh cơ mà. Họ bảo ở Hà Nội không có loại đó. Nếu muốn xin 6 tháng với nhiều lần ra vào thì cần phải có giấy mời hay giới thiệu gì đó. Họ chỉ có 3 tháng với hai lần ra vào mà thôi. Tôi đành chấp nhận vậy dù phải thay đổi kế hoạch một chút. Nghĩa là tôi nhập cảnh vào Trung Quốc và sau đó thì đi Mông Cổ. Từ Mông Cổ lại nhập cảnh trở lại vào Trung Quốc (vậy là hết hai lần) và sau đó thì sẽ phải đi một nước khác (đi luôn ấy, không nhập cảnh trở lại Trung Quốc nữa đâu). Chính vì những việc và những thủ tục ngoài dự kiến làm tôi luôn phải thay đổi kế hoạch mà tôi lại chuộng kiểu đi du lịch chả có kế hoạch gì hết. Cứ đi theo cảm hứng, đi đến đâu quyết định đến đó bởi vì có lên kế hoạch rồi thì tôi cũng chẳng thực hiện được nên lên chi cho mệt óc (hehehe)

    Sau khi nộp hồ sơ thì được phát cho một cái giấy hẹn và số tiền cần trả. Tôi cầm tờ giấy hẹn đến số 360 Kim Mã nơi có ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) để nộp tiền. Từ phố Hoàng Diệu đến phố Kim Mã, tôi vừa đi vừa tạt qua hàng này hàng nọ ăn quà vặt – thế mà cũng no căng cả bụng. Ngân hàng ICBC của Trung Quốc nằm ở tầng trệt của tòa nhà Daewoo. Nhờ đi bộ mà tôi phát hiện ra thêm là ĐSQ Mông Cổ nằm ở khu villa Van Phúc cũng ở gần tòa nhà này. Để đến đây có thể đi bằng xe buýt các tuyến như: 13, 18, 25, 32, 34, 38, 50 và xuống ở trạm Ngọc Khánh-Vạn Bảo.

    Đến ngân hàng ICBC, tôi phải đóng lệ phí visa bằng đô la Mỹ. Việt Nam mình buồn cười lắm! Đã cấm thị trường ngoại tệ chợ đen thì sao không giỏi cấm luôn các Đại Sứ Quán thu lệ phí visa bằng ngoại tệ đi??? Các ngân hàng chỉ chấp nhận đổi tiền nếu bạn trình ra visa và các đại sứ quán/ lãnh sự quán chỉ chấp nhận đô Mỹ thôi (nếu không có đô thì đừng hòng lấy visa nhé và nếu không có visa thì đừng hòng đổi đô nhé). Cái vòng lẩn quẩn này cả ngân hàng và các đại sứ quán chả ai chịu giải quyết mà cứ đẩy cả sang cho người đi du lịch.
                                  
    Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội chỉ mất 4 ngày làm việc là có visa rồi – nghĩa là nộp hồ sơ thứ 2 thì thứ 5 có visa (trong khi ở Sài Gòn lại là 5 ngày – nghĩa là nộp hồ sơ thứ 2 thì thứ 6 có). Đến sáng thứ 5 tôi đi bộ đến phố Hoàng Diệu để lấy visa. Sau đó tôi đi vòng qua ngã tư đón xe buýt 50 đến khu Vạn Phúc phố Kim Mã để xin visa Mông Cổ. Đại Sứ Quán Mông Cổ là Đại Sứ Quán buồn cười nhất mà tôi từng biết. Muốn biết buồn cười thế nào thì cứ đến đi rồi biết. Bài liên quan: Xin visa Mông Cổ ở Bắc Kinh -Tôi đi Trung Quốc (39): Beijing (2)

    Kỳ sau: Trở lại Trung Quốc (1): Qua biên giới và đến Đông Bắc Trung Quốc 

    Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

    Tôi đi Trung Quốc (45): Trở lại Việt Nam


    Nhờ có 21 tiếng đồng hồ trên tàu mà tôi hiểu được hệ thống tàu lửa ở Trung Quốc hơn. Việc mua vé standing ticket thực ra chả có gì là ghê gớm (mặc dù lúc đầu tôi cũng khá ngán khi nghĩ đến việc phải đứng 21 tiếng) nếu không đi vào các dịp nghỉ lễ.

    Các toa tàu hầu như chả bao giờ đầy (vào các ngày thường, không phải ngày lễ đấy nhé). Ví dụ toa của tôi là toa số 9 và đầy nhóc người. Vì vậy tôi di chuyển sang toa số 7, lúc đó chỉ có vài người thôi nên mỗi người có cả dãy ghế để nằm luôn. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau thì tàu ghé ga, vậy là một số người ở toa 9-7 xuống và những người khác lên. Thế là tôi đi về các toa khác, tôi đi sang toa số 5-4, ở dây mỗi người cũng có cả dãy ghế để nằm. Ở toa số 3 trống hơ trống hoắc, tôi vào đó nằm đến khoảng 4-5h sáng thì người lên toa này rất đông, vậy là tôi bị đuổi ra. Tôi về lại toa số 5, lúc này số người xuống nhiều hơn số người lên, vậy là tôi lại tiếp tục có dãy ghế nằm ngủ. Đến khoảng 8h sáng số người lên toa 5 khá nhiều, vậy là tôi về lại toa số 9 (nơi tôi để túi hành lý lớn trên giá cả đêm và lang thang sang các toa khác để kiếm chỗ ngủ), khoảng 1 tiếng sau tàu ghé ga, số người ở toa 9 xuống rất nhiều, vậy là tôi có ghế ngồi. Tàu càng đến gần Kunming thì chỉ có người xuống mà không có người lên, vì vậy mọi người có thể nằm ngồi thoải mái.

    Tóm lại, dù mua vé đứng hay ngồi, muốn có chỗ ngồi thoải mái, các bạn chớ nên ở “chết dí” một toa mà nên linh động di chuyển từ toa này sang toa khác. Các toa tàu của Trung Quốc có một đặc điểm là ở mỗi ga số người lên chỉ giới hạn ở một vài toa mà thôi, những toa còn lại trống để đón người lên ở ga tiếp theo. Tuy nhiên khi tàu đến ga tiếp theo thì số người ở những ga đầy lại xuống bớt, vì vậy nếu chịu khó di chuyển giữa các toa thì các bạn luôn có chỗ ngồi thoải mái và được nhìn thấy nhiều người nữa. Tuy nhiên, cách làm này có phần mạo hiểm bởi vì khó mà di chuyển hành lý qua lại giữa các toa ngoại trừ các bạn đi bụi với túi hành lý nhỏ gọn. Nếu không thì để đại hành lý ở toa nào đó và có khả năng bị mất. Tuy nhiên tôi để hành lý ở toa 9 cả đêm chả thèm trông coi gì hết mà cũng chả sao. Vì vậy, các bạn chớ mua những túi hành lý quá nổi bật dễ làm người khác chú ý và không nên để đồ đạc quý giá trong đó mà nên mang theo khi di chuyển. Số người lên xuống các ga liên tục, vì vậy chả ai biết túi nào là của ai nên họ chỉ xách túi của họ thôi, bởi vì họ không biết chủ nhân của các túi hành lý khác có ở đó hay không nên không dám xách đại đâu. Tóm lại các bạn không nên làm cho mọi người biết túi nào là của mình và không làm cho mọi người nghĩ mình có đồ đạc quý giá trong đó.

    Bây giờ thì tôi cảm thấy vô cùng thoải mái khi đi tàu lửa ở Trung Quốc rồi nhé. Nói ra thì hơi xí hổ nhưng sự thực thì tôi rành hệ thống tàu lửa ở Trung Quốc hơn cả ở Việt Nam nữa ấy chứ.

    Tôi đến Kunming vào giữa trưa và từ ga thì đón xe buýt số 64 đến Cloudland Youth Hostel (cách đây 3 tháng tôi cũng ở đây cùng với Sima) và khi tôi bước vào để hỏi dorm thì các tiếp tân ở đây nhận ra tôi ngay (dù 3 tháng trước tôi chả có gây ra xì căng đan nào khi ở đây đâu nghen). 8-bed mixed dorm có giá 30 RMB/giường và female 6-bed dorm có giá 35 RMB/giường. Nếu có thẻ thành viên của International Hosteling thì được giảm giá 5 RMB. Sau khi check in, tôi hỏi vé xe để đi về Hekou (Hà Khẩu). Tiếp tân ở đây nói tôi phải trả thêm 15 RMB tiền giao vé nếu nhờ họ mua giúp. Theo hướng dẫn của họ, tôi đi ra đường lớn và đón xe buýt 22 để đi đến East Bus Station (ga này cách trung tâm thành phố khá xa, và do lên dốc nên đi mất khoảng 1h từ Cloudland Youth Hostel). Tôi vào ga mua vé cho tối hôm sau với giá lá 139 RMB và họ bảo xe chạy khoảng 10 tiếng là đến. Đoạn đường từ East Bus Station đến youth hostel chỉ mất khoảng 45 phút do xuống dốc. Vì vậy các bạn cần liệu trước thời gian đến ga này nếu không muốn bị trễ xe nhé.

    Lý do tôi phải quay về Việt Nam thay vì đi Mông Cổ như dự tính là như sau.

    Thứ nhất, ở Mông Cổ rất khó mà xin visa Trung Quốc và nếu xin được thì tốn rất nhiều tiền. Mà Mông Cổ lại chỉ giáp ranh đường bộ với Trung Quốc và Nga thôi. Việc xin visa du lịch để đi Nga thì impossible cho tất cả mọi quốc tịch. Nhiều du khách bị kẹt ở Mông Cổ nên cuối cùng họ phải bỏ ra một đống tiền để mua vé máy bay đi Hồng Kong. Người Việt Nam muốn đi Hồng kong thì phải có visa, trong khi rất nhiều quốc tịch khác lại không cần visa để đi Hồng kong. Tôi đi Trung Quốc (39): Beijing (2)

    Thứ hai, tôi cũng có thể mua vé máy bay đi Việt Nam hoặc Thái Lan nhưng cũng phải transit ở Trung Quốc (cũng phải có visa) và giá vé lại không rẻ.

    Thứ ba, tôi cũng có thể mua vé tàu tuyến Tran- Siberia để đi Mông cổ và Nga. Nếu trình vé tàu ra thì có thể xin được visa đi Nga nhưng chỉ được ở Nga 3 đêm thôi. Nếu thế thì lại không đủ thời gian để xin visa đi nước khác.

    Tóm lại, nếu lúc này đi Mông Cổ thì tôi bị kẹt lại đó chắc luôn. Vì vậy theo lời khuyên mà tôi nhận được từ forum của Lonely Planet là tôi nên quay về Việt Nam để xin multiple-entry visa vào Trung Quốc trước khi sang Mông Cổ.

    Tôi đến bến xe buýt sớm 1 tiếng rưỡi bởi vì sợ kẹt xe. Ở cạnh bến xe buýt đường dài là bến xe buýt nội thành và có nhiều tuyến xe buýt đi đến đây lắm. Ví dụ tuyến xe số 906, 902, 194, 193, 60, 50, 22 (tuyến xe 60 xuất phát từ trạm xe lửa ấy)

    Tôi lên xe buýt, tìm được đúng giường và bắt chuyện với các bạn Trung Quốc. Bạn nữ nằm giường sau lưng tôi đem theo cả một chú cún con lên xe – chú cún này buồn cười lắm. Khi xe chuyển bị lăn bánh, trông thấy một chú cún khác đứng dưới đất, chú ta nhảy phắt xuống và quấn quýt với chú cún dưới đất bỏ mặc cô chú hết sức gọi quay trở lại (đúng là đồ mê gái!). Cuối cùng cô chủ phải mang giày, nhảy xuống xe, rượt theo chú một hồi mới tóm được chú ta và mang về xe.

    Các bạn trẻ khác hỏi chuyện tôi, lúc đầu tôi còn trả lời được, một hồi không hiểu gì hết nên ngồi cười trừ. Bỗng nhiên từ giường phía trên tôi phát ra tiếng nói mà lại là tiếng Việt hẳn hoi, phiên dịch giùm. Tôi mừng quá nên hỏi chuyện. Bạn ấy nói tiếng Trung khá giỏi bởi vì trước đây học ở Kunming và quê ở Lào Cai. Hiện giờ đang hành nghề “buôn trầm hương.” Bạn ấy bảo tụi Trung Quốc chuộng trầm hương của Việt Nam và Lào lắm. Bọn chúng mua rất nhiều và chả hiểu mua để làm gì. Tôi tức mình quá nên nói: Chúng nó mua về chế biến lại và bán vô thị trường Châu Âu và Mỹ chứ gì. Mình chả biết sử dụng nguồn tài nguyên trời cho, chỉ biết bán rẻ cho bọn Trung Quốc, và bọn chúng bán lại với giá cực đắt.

    Giường phía trên cạnh anh chàng Lào Cai này là một anh chàng đến từ Ireland. Anh ta nói tiếng Trung cũng giỏi lắm – do đã ở Kunming học hơn 1 năm rồi. Thật buồn cười! Anh ta nói với tôi bằng tiếng Anh và sau đó thì phiên dịch lại với anh chàng Lào Cai bằng tiếng Trung.

    Khi xe chuẩn bị chuyển bánh thì một đoàn khách người Nga (theo tôi đoán) lao đến, chặn xe lại bởi vì họ đến trễ vài phút (may cho họ!!!!). Cả đoàn người lao xao một hồi, vỗ tay chào mừng lẫn nhau vì xém trễ xe và thi nhau chụp hình. Đèn flash từ máy ảnh cứ nhá liên tục. Tôi nghĩ bụng nếu họ tiếp tục nhá đèn thì tôi phải ngăn họ lại thôi. Tôi chả muốn gặp nạn ở Trung Quốc. Đường tối mà nhá đèn như thế thì tài xế làm sao thấy đường mà lái chứ. Cũng may là trước khi tôi hành động thì cái bọn người Nga đã dừng hành động ngu ngốc của mình.

    Xe của chúng tôi có đến 3 tài xế. Một người lái, một người ngủ và một người ngồi hút thuốc. Đã xe bít bùng mà còn hút thuốc. Tôi leo xuống giường và tiến lại sau lưng ông ta chỉ vào điếu thuốc và nói tiếng Hoa bập bẹ: Nếu muốn hút thì phải mở cửa ra. Tôi chả biết cửa sổ là nói thế nào nên nói đại: khai men (mở cửa). Lão tài xế này chả hiểu và giải thích gì đó mà tôi đoán lão ta muốn nói rằng xe đang chạy thì làm sao mà mở cửa. Nhưng ông tài xế đang nằm trên giường lại hiểu ý tôi nên dịch lại cho ông ta. Vậy là ông ta dừng hút. Một hồi sau, anh thanh niên nằm giường xéo tôi hút thuốc. Tôi quay xuống, chỉ vào anh ta và nói: khai men. Nói xong thì tôi mới thấy anh ta đang hút qua cửa sổ đã mở nhưng do ngược gió nên khói cứ bay vào trong. Nghe tôi nói, anh ta rít vài hơi và ném điếu thuốc đi luôn.

    Các bạn viết gì sao người Trung Quốc lại nghe lời tôi đến như vậy không? Ở Trung Quốc  có chiến dịch hướng người dân đến lối sống văn minh, không hút thuốc bậy bạ nơi công cộng, vì vậy khi họ hút theo thói quen và có ai nhắc thì họ dập thuốc ngay hoặc đi ra chỗ khác. Ở Việt Nam mà tôi làm như vậy chắc bị mắng hoặc tệ hơn là bị quýnh rồi. Lý do là mình chưa đến mức văn minh như tụi Trung Quốc?????? Đáng buồn thật!

    Xe có dừng lại giữa đường vào ban đêm để mọi người lót dạ. Ở cái quán lề đường này, mọi người có thể mua mì gói giá 5 RMB hoặc ăn phở gà giá 6 RMB. Ngoài ra còn có đậu hủ và khoai tây nướng nữa.

    Xe đến Hà Khẩu vào lúc 6h sáng. Tôi đi theo anh chàng Lào Cai đến ngồi đợi ở trước cửa phòng xuất nhập cảnh bởi vì đến 8h sáng ở đây mới làm việc. Gần đó có một anh chàng đang ngồi đợi. Tôi nói với anh chàng Lào Cai: Anh chàng này cũng đợi mở cửa khẩu đây mà. Anh ta quay sang tôi và nói mình là người Việt.

    Vậy là chúng tôi có 3 người ngồi “tám” tiếng Việt. Anh chàng này quê ở Sóc Sơn, hiện đang học thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế tại Kunming. Anh ta du học theo học bổng của chính phủ Trung Quốc. Anh ta bảo chả có tiền mà đi chơi bởi vì Trung Quốc kẹo quá. mỗi tháng chỉ cấp phí tiêu xài có 1.700 RMB thôi. Tôi nói như vậy mà chê à? Sinh viên Trung Quốc học tại Bắc Kinh thì tiền ăn ở mỗi tháng chỉ tiêu có 1.000 RMB, còn ở các thành phố nhỏ hơn thì mỗi tháng chỉ tốn có 600 RMB hà. Tôi “bà tám” với đám sinh viên nên mới biết ấy chứ. Anh ta nhìn tôi kinh ngạc, nhờ thế tôi mới phát hiện đi bụi như tôi chỉ 4 tháng mà biết về Trung Quốc nhiều hơn cả anh ta du học ở đó cả năm trời.

    Tôi xúi anh ta học xong thì cố ở lại Trung Quốc xin việc làm, chớ có về Việt Nam ngay. Anh ta bảo thích Trung Quốc bởi vì môi trường sạch sẽ hơn Việt Nam nhiều (cái này tôi công nhận anh ta nói đúng bởi vì tôi ở Trung Quốc lâu lâu mới giặt đồ một lần hehehe). Tuy nhiên, anh ta bảo ở Trung Quốc buồn lắm bởi vì chả có bạn bè bà con họ hàng nên vẫn thích về Việt Nam. Có thể rất nhiều người có cùng suy nghĩ như anh ta nhưng theo quan điểm của tôi thì điều đó thật là vớ vẩn và ngớ ngẩn, phải có bản lĩnh mà vượt qua nó để đạt mục tiêu lâu dài chứ.

    Đến 8h thì chúng tôi vào máy check in tự động – tự động nghĩa là sao? Mỗi người tự đặt trang đầu hộ chiếu của mình vào máy, máy đọc thông tin và hiện lên màn hình. Sau đó, các bạn cần trả lời cho câu hỏi: đi bằng phương tiện gì? Anh chàng Lào Cai gõ chữ DIBO bằng tiếng Việt luôn. Ok thì máy tự in ra tờ giấy. Các bạn xé miếng lớn để lại vào ô và ký tên vào miếng giấy nhỏ và cầm hộ chiếu cũng như miếng giấy nhỏ có ký tên vào xếp hàng. Ở đây hải quan chỉ xem hộ chiếu và visa hợp lệ không và đóng mộc cái rụp, vậy là qua, rất nhanh, do mọi thông tin đã được thực hiện trước đó.

    Về đến Việt Nam, tôi thích nhất là nghe hiểu hết những gì mà mọi người xung quanh nói. Tôi ghé vào quầy bánh mì trứng chiên với lá ngải trước cửa khẩu mua một ổ ăn (giá 10.000 đồng), khá ngon. Ở Trung Quốc chả kiếm đâu ra kiểu bánh mì thịt như thế. Sau đó tôi đi tiếp đến một quán phở ăn một tô phở trứng gà giá 20.000 đồng. Tại đây tôi ngồi đối diện một ông giám đốc công ty buôn bán gỗ trầm hương người Đà Nẳng. Ông ta bắt chuyện và nói rằng thật vớ vẩn khi đi du lịch Trung Quốc vào sâu trong nội địa mà lại chả biết tiếng Hoa. Ông ta làm ăn với Trung Quốc 5-6 năm rồi mà một chữ cũng chả biết thì làm sao tôi mới ở 4 tháng mà biết chứ.

    Tội nghiệp doanh nhân Việt Nam ghê! Trong khi doanh nhân Trung Quốc lại biết tiếng Việt ấy, còn mình thì….? Vì thế tôi tin rằng mình toàn là bị bọn chúng gạt (trước đó anh chàng Lào Cai cho tôi biết là dù anh ta nói tiếng Trung nhưng khi giao dịch với Trung Quốc thì bị gạt hoài hà.) Theo tôi thì lý do là mình chưa hiểu được cái style của bọn Trung Quốc mà thôi. Khi đã hiểu được rồi thì việc trả giá hay buôn bán với họ thật thú vị (theo tôi thì thú vị hơn rất nhiều so với buôn bán với Châu Âu hay Mỹ) bởi vì mỗi một thương vụ hay một công cuộc trả giá chả khác gì một trò chơi hay một ván cờ. Vừa kinh doanh vừa “chơi” với họ chả phải là hay hơn à? Cái style của họ là gì thì các bạn đích thân đi bụi hoặc đích thân “xông pha” làm ăn với họ vài lần thì mới biết nhé, tôi không kể ra đâu bởi vì như thế sẽ kém thú vị.

    Ông giám đốc người Đà Nẵng ngồi “tám” với tôi một hồi thì trả tiền tô phở cho tôi luôn. Tôi không muốn nhưng bà bán hàng chỉ lấy tiền của ông ta mà không thèm đếm xỉa gì đến tiền của tôi. Ông ta dụ tôi ở lại Lào Cai một đêm và nói giờ ấy hết tàu xe rồi. Tôi cười thầm. Cái chiêu này mà áp dụng với tôi thì mắc cười quá! Nhưng kệ, giả vờ tin! Ông ta bảo ông ta ở khách sạn Hà Linh ấy. Tôi cứ đến đấy và nói là bạn của ông ta. May là tôi không sử dụng điện thoại di dộng nên chả có số mà cho ông ta (tôi không dùng điện thoại di động cả năm rồi nên bây giờ chắc quên cách sử dụng luôn hehehe).

    Tôi đi về Khách sạn Ngôi Sao Phương Bắc mà mình ở trước đây ở số 40 Trần Nguyên Hãn (nơi này rất gần cửa khẩu). Giá niêm yết là 200 nghìn nhưng tôi bảo tôi ở một mình và trước đây chỉ trả có 80 nghìn thôi. Bà chủ kiêm tổ trưởng dân phố khu vực cuối cùng lấy giá 100 nghìn. Phòng ở tầng 4, rộng kinh khủng, có hai cái giường, cửa sổ rất lớn nhìn ra đường. Trong phòng có tủ treo quần áo, truyền hình cab và toilet rộng có nước nóng. Dưới tầng trệt là quán cà phê có wifi. Tóm lại tôi trả 100 nghìn để có những tiện nghi này thì thật là rẻ chán. Vì vậy tôi quyết định ở Lào Cai hai đêm luôn.

    Cảm nhận của tôi về Việt Nam sau vài tháng ở Trung Quốc.

    Thứ nhất, Việt Nam dơ quá, bụi mù đường.
    Thứ hai, do chịu lạnh vài tháng quen rồi nên tôi thấy ở đây nóng quá.
    Thứ ba, mình không biết cách kinh doanh công nghệ thức ăn bán sẳn như Trung Quốc và Thái Lan. Ở hai nơi này, đồ ăn sẳn có ở khắp nơi, trong khi ở Việt Nam mình chưa đầu tư nhiều lắm vào việc này. Vì vậy mà việc đi tìm quán bình dân để ăn thì không dễ, và nếu tìm ra rồi thì nó lại khá dơ. Trong khi hai nước kia, dù là thức ăn đường phố nhưng họ lại có tiêu chuẩn vệ sinh cao hơn mình nhiều.

    Tóm lại, không phải tôi muốn nói xấu Việt Nam mà mình phải nhận biết mình là ai và đang ở mức nào so với các nước thì mới phát triển được.

    Bạn nào mê kinh doanh thì nên đi Thái Lan và Trung Quốc học hỏi cách họ bán hàng lề đường nhé. Theo tôi nếu biết cách đầu tư thì kiếm khá bộn tiền ở lĩnh vực này ấy. Tôi không muốn nói nhiều về việc này bởi vì muốn các bạn tự mình đi tìm nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng ở lĩnh vực đồ ăn sẳn lề đường thì Thái Lan và Trung Quốc áp dụng vô cùng triệt để câu “Buôn có bạn, bán có phường.”

    Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (46): Hà Nội và thủ tục visa

    Bài liên quan: Em ơi…..Hà Lội, Hà Lội  

    Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

    Tôi đi Trung Quốc (44): Chengdu (Thành Đô)

    Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (43): Chinh phục núi Huashan 

    Khi tôi trở về nhà trọ ở Xian để lấy túi hành lý (tôi gửi túi hành lý lớn ở đây và chỉ leo núi cùng với ba lô nhỏ đựng laptop cùng một ít vật dụng thôi) thì chị chủ nhà thông báo rằng Luc đã trở về từ ngày hôm trước và vẫn ở tại đây để chờ tôi. Vậy là tôi trở về dorm hai giường cũ của mình rồi. Tối hôm đó chàng Luc quay về cùng cả đống hành lý. Tôi kinh ngạc quá nên hỏi bộ bị điên shopping à? Chàng ta trả lời sau khi nghỉ mệt thì nằm ngẫm nghĩ về cuộc sống và sau đó thì buồn tình nên đi shopping. Chàng ta mua 2 cái suitcase và liên tục thách đố tôi về giá mà chàng đã trả cho 2 cái suitcase. Tôi bực mình nên chả thèm trả lời gì hết. Cuối cùng chàng ta cũng phải nói ra rằng chàng ta đã trả 1.000 RMB (tương đương 3 triệu rưỡi tiền Việt). Tôi nghĩ rằng còn lâu tôi mới bỏ ra một đống tiền như vậy để mua và hỏi chàng ta bộ cô gái bán hàng xinh đẹp lắm hay sao? Chàng ta ngồi ngần ngừ một hồi rồi cố giải thích lòng vòng cho việc mua hàng của mình. Ngoài ra chàng ta còn bỏ ra 1.000 RMB để mua một cái kim từ điển Hoa-Anh nữa. Chẳng những thế mà còn có cả một bọc quần áo mới luôn. Tôi buồn cười quá nên nằm cười suốt làm chàng ta chột dạ hỏi tôi bộ chàng ta ngu lắm hả? Các bạn mà rơi vào tình huống này thì sẽ trả lời như thế nào nhỉ?

    Sáng hôm sau, chúng tôi góm gém hành lý để trả phòng và chuẩn bị đi Chengdu. Do không còn hard sleeper mà tôi thì lại không chịu mua vé soft sleeper nên cuối cùng chúng tôi mua vé hard seat với giá 113 RMB và tàu khởi hành vào lúc 22:18.

    Chúng tôi có nguyên ngày để tiếp tục khám phá Xian và nhờ thế mà tôi mới thấu hiểu chàng Luc và nổi khổ của chàng ta hơn. Số là chúng tôi vào nhà sách và Luc mua khá nhiều truyện tranh bằng tiếng Hoa. Sau đó nhìn tôi và nói thực lòng là chàng ta cảm thấy xấu hổ bởi vì trình độ tiếng Hoa của mình giống như của một đứa con nít 6 tuổi vậy đó và cảm thấy rất xấu hổ về điều đó. Lúc đầu tôi còn cười giỡn nhưng sau đó thì ý thức được nỗi khổ của Luc nên hết dám giỡn luôn bởi vì điều đó chả khác gì đụng chạm đến nỗi đau của người khác. Tôi nói rằng có thể hiểu được việc này bởi vì nhiều người Việt Nam ở Mỹ cũng có cùng nỗi khổ như vậy. Họ được sinh ra và hấp thụ nền văn hóa Mỹ nhưng họ lại có gốc Việt Nam, vì thế bất cứ những vấn đề nào có liên quan đến Việt Nam thì người khác đều hỏi họ. Tất nhiên họ lại không thể trả lời. Xấu hổ nhiều lần như thế nên họ quyết định về Việt Nam để học ngôn ngữ và văn hóa luôn. Khi tôi kể cho Luc nghe chuyện này thì Luc bảo anh ta cũng ở trong tình huống này.

    Từ cửa Nam chúng tôi lên xe buýt 603 để đến ga xe lửa. Do chúng tôi đến sớm đến mấy tiếng đồng hồ nên Luc đề nghị chúng tôi vào nhà hàng McDonald để ăn tối và chờ tàu. Tại đây Luc hỏi tôi rằng khi fall in love với ai thì có nhận biết được điều đó không. Tôi nói không (chả biết các bạn có tin hay không? Nhưng đó là sự thực ấy.) bởi vì tôi đối xử với mọi người như nhau, không phân biệt gì hết. Luc bảo chàng ta thì nhận biết đấy bởi vì trái tim mách bảo. Tôi hỏi trái tim mách bảo thế nào? Chàng ta nói chẳng hạn như đập nhanh hơn khi nhìn thấy người đó và suốt ngày cứ suy nghĩ về người ta. Buồn cười quá, tôi hỏi Luc vậy trong thời gian ở Trung Quốc trái tim chàng ta có đập nhanh hơn khi thấy ai không? Chàng ta nói: bí mật và hỏi tôi có suốt ngày nghĩ về chàng ta không? Tôi nói dĩ nhiên rồi bởi vì chàng ta là một nhân vật chính trong các bài viết của tôi mà.

    Chúng tôi lên tàu và ngồi vào đúng số ghế của mình. Đối diện chúng tôi là một cặp trai gái trẻ và cô gái rất đẹp. Tôi nói Luc cô ta đẹp quá. Luc nói đúng rồi và các thanh niên trên tàu cứ nhìn theo cô ta mãi. Tôi xúi Luc tìm cơ hội cua cô gái này bởi vì chàng trai đi cùng có thể là anh em trai chứ chưa chắc là người yêu. Luc nói nhìn cung cách của họ thì chắc chắn là người yêu rồi. Băng ghế chúng tôi ngồi là băng ba vì thế tôi ngồi sát cửa sổ, Luc ngồi giữa cạnh bên một anh thanh niên.

    Luc và anh thanh niên này nói chuyện với nhau có vẻ rất tâm đầu ý hợp suốt mấy tiếng đồng hồ và tôi đoán chủ đề mà họ nói là một người thứ ba nào đó. Tôi thấy những người trên xe lửa cứ nhìn tôi cười cười và cô gái xinh đẹp đối diện cũng nhìn tôi và quay sang nói với người yêu: Tha bu tọng (tha “nghĩa là he/she trong tiếng Anh” không hiểu.) Chột dạ, tôi hỏi Luc đang nói về ai vậy. Luc cười và nói đang nói về tôi ấy. Luc nói đi du lịch chung với tôi rất vui và tôi có những đức tính mà mọi đàn ông đều ao ước (!!!) Luc đang tham vấn anh thanh niên về tình yêu. Luc gọi anh ta là love consultant. Tóm lại Luc đang tham vấn anh ta cách cua gái và kể cho anh ta nghe về chuyện “marriage arrangement” mà Luc gặp ở Beijing. Chuyện này lúc ở Beijing chàng ta có kể cho tôi nghe.

    Số là hôm đầu tiên chàng ta đến ở dorm tại Beijing, chàng ta cùng người bạn là Gerrit đi lang thang ra một công viên gần đấy ngồi chơi thì một phụ nữ Trung Quốc đứng tuổi bắt chuyện và ngỏ ý muốn giới thiệu con gái của bà ta cho chàng gặp mặt. Chàng đồng ý. Vậy là bà mẹ gọi con gái đến và họ cùng nhau đi ăn nhà hàng. Cô gái đó nói tiếng Anh khá giỏi và cô ta làm về outsourcing. Họ thỉnh thoảng gặp nhau và cùng nhau ăn nhà hàng.

    Luc nói lý do những người khác cười là bởi vì họ nghĩ rằng tôi là bạn gái của chàng ta mà chàng ta lại ngồi kể chuyện về một cô gái khác. Luc nói chúng tôi có thể đẩy chuyện lên cao trào bằng cách sẽ quay sang ôm tôi và nói “I love you very much” bằng tiếng Hoa. Tôi buồn cười nên “nắn gân” Luc một chút. Tôi nói: đúng rồi, họ đang tội nghiệp tôi bởi vì có một bạn trai thật tồi, đang đi chung cô này lại nói về cô gái khác. Như thế trong mắt họ (kể cả cô gái xinh đẹp ngồi đối diện) thì Luc là một bạn trai tồi tệ ấy. Chỉ “nắn gân” thế mà chàng ta có vẻ “hãi hùng” quay sang đính chính với mọi người là tôi không phải bạn gái. Tôi đóng kịch luôn cho bỏ ghét. Giả vờ không hiểu chàng ta nói gì, khi chàng ta vừa kết thúc câu nói rằng tôi không phải bạn gái của chàng, tôi ngã đầu vào vai chàng một cách tình tứ. Mọi người xung quanh chả hiểu gì hết. Luc cười bò ra và nói rằng tôi thật cao tay.

    Tôi hỏi Luc chàng trai kia tham vấn gì vậy. Luc nói anh ta bảo phải quen nhiều người cho có kinh nghiệm yêu. Tôi bảo vớ vẩn. Khi quen nhiều người quá thì cảm xúc sẽ chai sạn. Đến lúc gặp đúng người thì chả còn cảm xúc gì hết. Cái này tôi đọc các báo Việt Nam ở mục Tình yêu, các chuyên viên tư vấn hay nói như vậy á.

    Tối hôm đó, ngồi ngủ trên tàu lửa, chả biết gục qua gục lại thế nào mà cái đầu tôi sáng hôm sau lại ngự trên vai chàng ta. Mà chàng ta lại khoái chí, nói tôi cứ thế mà ngủ và hỏi tôi cảm giác thế nào. Tôi nói dĩ nhiên là ngủ ngon bởi vì có “cái gối” rồi mà.

    Khoảng gần 3h trưa thì tàu đến ga Chengdu. Cô gái xinh đẹp và bạn trai đi Kunming nên họ sẽ đến vào sáng hôm sau nữa. Khi chúng tôi chia tay bọn họ để xuống tàu thì cô gái cứ nhìn Luc một cách lưu luyến. Cô ta ngồi đối diện nên cố ý kín kín hở hở bộ ngực trước mặt chúng tôi ấy. Tôi nghĩ chắc là cô ta muốn "cua" chàng Luc đây mà.

    Từ ga xe lửa bước ra, chúng tôi đến bến xe buýt và bắt xe 16 để đi về nhà trọ Lazy Bones. Tại đây các cô gái tiếp tân vô cùng vui tính và dễ thương. Luc hỏi các cô gái rằng có thấy chàng ta đẹp trai không? Tôi buồn cười trước câu hỏi này quá nên nói với các cô tiếp tân dễ thương rằng chàng ta đang tìm bạn gái Trung Quốc đấy, ai biết thì chỉ giùm nhé. Một cô tiếp tân bảo rằng cô ta có một bạn gái và người bạn này thích đi Đức lắm nên sẽ giới thiệu bạn gái ấy cho Luc. Tôi nói với các tiếp tân rằng biết ai thì cứ giới thiệu cho Luc đi nhé bởi vì mục đích Luc đến Trung Quốc là để tìm bạn gái ấy. Chàng ta giận tôi nên khi chúng tôi đi về dorm thì chả thèm mở cửa giùm tôi để tôi tự mở với đủ thứ lỉnh kỉnh trên tay.

    Chúng tôi chỉ được ở Lazy Bones một đêm (40 RMB/giường) bởi vì không có book phòng trước nên hôm sau đành phải dọn đi. Quản lý của Lazy Bones và Mix hostel là một nên cô gái tiếp tân điện thoại đặt phòng giùm chúng tôi luôn. Tôi nói Luc xin số điện thoại cầm tay của cô gái để mời cô ta đi ăn tối. Luc làm theo.

    Chúng tôi để hành lý tại Lazy Bones và ra ngoài tham quan. Chúng tôi đi bộ đến khu ở của người Tây Tạng. Luc nói chàng ta thích thành phố này nhất trong số ba thành phố ở Trung quốc là Beijing, Xian và Chengdu. Thực ra khu Tây Tạng không xa lắm nhưng do Luc dừng lại ở một đại lý du lịch để mua vé máy bay về Beijing vào ngày 13/4 và “tám” với các cô gái ở đây về cách đi đến Leshan (Lạc Sơn) và Ershan (Nga Mi Sơn).

    Ngoài ra chúng tôi còn ghé vào các con phố đi bộ dành cho du khách nữa.

    Người đàn ông ăn mặc y như dân Sơn Đông mãi võ để hút khách vào cửa hàng bánh kẹo của mình.


    Ở Chengdu, phải công nhận là gái đẹp ở khắp nơi, tôi xúi Luc chụp hình chung với các cô gái mà tôi thấy đẹp. Tại con phố đi bộ, tôi gặp hai bạn Việt Nam (nhờ họ nói tiếng Việt với nhau mà tôi mới nhận ra họ là người Việt ấy chứ.) Vui quá! Tôi “tám” với họ quá trời, bỏ quên chàng Luc luôn. Chàng ta bảo tôi rằng họ trông đẹp trai ấy nhỉ, sao không xin số điện thoại để tối rủ đi ăn lẩu luôn đi. Hai chàng trai Việt Nam là nhân viên của Intel, được công ty cử sang Trung Quốc làm việc. Đoàn của họ có 12 người và họ kết hợp vừa làm việc vừa đi chơi luôn. Họ bảo vừa đi Leshan (Lạc Sơn) và Ershan (Nga Mi Sơn) về. Ở Ershan có tuyết nữa đấy. Tôi chưng hửng khi họ hỏi tôi là người Mỹ gốc Việt à bởi vì tôi nói tiếng Việt chả giống người Việt (!!!!). Tôi nói tôi là người miền Nam chánh tông mà, họ bảo họ cũng vậy, họ ở Sài Gòn ấy. Tôi cũng ở đó mà sao bảo tôi nói tiếng Việt không giống người Việt. Khi tôi nói với Luc như vậy, chàng ta cười hihihi và nói rằng tiếng Việt của tôi chắc bây giờ lai Tàu rồi. Đáng ghét!!!

    Chúng tôi đến khu người Tây Tạng. Tôi giải thích Luc nghe về xã hội cũng như tập tục của người Tây Tạng. Luc nói người Tây Tạng trong to con và cao lớn hơn người Trung Quốc. Lúc chúng tôi đến, họ đang chờ đón một đám cưới thì phải bởi vì chúng tôi thấy có 8 chiếc xe con được kết hoa đang đậu trước chung cư mà người Tây Tạng đang ở. Luc nói nhìn thì biết đây là một đám cưới xa hoa rồi, như vậy dân Tây Tạng đâu có nghèo. 


    Trên đường về, chúng tôi hỏi đường và bắt chuyện cùng một cô bé sinh viên đang học là y tá. Tôi cũng tìm cách đá chàng Luc về phía cô ta. Tôi nói anh chàng này đang tìm người yêu ấy.

    Tôi xúi Luc gọi cho cô gái tiếp tân ở Lazy Bones để rủ cô ta đi ăn. Cô ta không trả lời điện thoại. Lúc chúng tôi về lại đó để lấy hành lý, Luc hỏi cô ta vì sao không trả lời điện thoại. Cô ra nói không biết là có điện thoại và mở máy ra thì mới thấy số gọi nhỡ của Luc.

    Tôi hôm đó, khi Luc nằm giường trên và tôi nằm giường dưới đang tám với nhau thì Luc nhận tin nhắn của cô tiếp tân. Cô ta nói hôm sau, tức là hôm chủ nhật, cô ta được nghỉ làm nên muốn hẹn Luc đi ăn vào lúc 2h trưa. Luc hỏi tôi trả lời sao? Tôi bảo dĩ nhiên là nhận lời nhưng phải trả lời theo cách tôi bày như sau: Luc phải nói là mình đã dự định hôm sau đi Ershan rồi nhưng trước lời mời của một cô gái dễ thương thì không thể từ chối, vì vậy mà đổi kế hoạch. Chàng Luc làm theo như một cái máy ấy và gọi tôi là Love Consultant.

    Dorm 4 giường của chúng tôi ở Mix hostel (35RMB/giường) ngoài tôi và Luc còn có thêm anh chàng Eran người Israel và một anh chàng người Bỉ nữa. Anh chàng Eran thích nói chuyện với tôi lắm. Anh ta bảo đã từng đến Việt Nam rồi và rất thích nghe nhạc Việt dù chả hiểu gì hết. Anh ta tải nhiều bài hát Việt Nam vào máy để nghe lắm. Anh ta mở ra cho tôi nghe, thì ra anh ta mê dòng nhạc quê hương và mê các bài hát do ca sĩ Nhật Tinh Anh thể hiện. Anh ta nói anh ta rất muốn gặp người Việt Nam để khoe với họ các bài hát này. Anh chàng này tặng tôi đủ thứ món luôn, nào là bánh, nào là kẹo, nào là khăn lau mặt. Anh ta nói nếu biết tôi trước thì đã có thể đi du lịch cùng tôi rồi. Anh ta vô cùng hứng khởi khi thấy tôi chỉ dẫn Luc cách viết email hẹn hò với gái. Luc nói rằng tôi là người viết truyện và Luc là người tạo truyện cho tôi viết. Vì vậy chúng tôi vô cùng ăn ý. Eran nói chàng ta ghen tị với Luc quá.

    Sáng hôm sau thứ 2 ngày 11/4, Luc rủ tôi đi Leshan và Ershan, tôi nói Luc đi một mình đi bởi vì thứ nhất là tôi ngán leo núi quá rồi, thứ hai tôi đã đăng ký free countryside walking tour với Mix Hostel rồi. Vậy là Luc nói sẽ ở lại Chengdu và tham gia vào tour này luôn.

    Tour guide của chúng tôi là CEO của hai hostels là Lazy Bones và Mix. Anh chàng này sinh năm 1977, có vợ và một con trai hai tuổi rưỡi. Anh ta nói sáng thứ hai tuần nào cũng đích thân dẫn khách đi tham quan vùng nông thôn của Chengdu. Anh ta nói tiếng Anh khá tốt và chưa hề học đại học. Trước khi kinh doanh hostels, anh ta cùng vợ bôn ba kinh doanh đủ thứ. Anh ta đúng là một trong những doanh nhân thành đạt ấy và điều đó thể hiện qua cung cách và thái độ cũng như số lượng khách đến ở tại hai youth hostels này. Lúc này tôi càng ý thức rõ hơn câu nói: Đời là trường đại học lớn nhất. Anh chàng này tên là Mix bởi vì anh ta chả biết mình thuộc giống người nào, anh ta nói anh ta lai giữa người Hán và các tộc người khác.




    Anh chàng Mix này khá là vui tính và cũng khá thông minh. Buổi trưa, anh ta dẫn cả đoàn chúng tôi vào một nhà hàng địa phương mà anh ta nói là rẻ nhất tại đây. Chúng tôi gồm 9 người với 10 món ăn, người nào cũng ăn no quá trời và cuối cùng số tiền mà mỗi người phải trả là 8.7 RMB. Sau đó anh ta dắt chúng tôi đến khu phố đi bộ dành cho du khách và các phòng trưng bày tranh nghệ thuật.

    Toilet ba sao

    Trong nhóm chúng tôi có một cặp bạn trẻ, anh chàng người Úc và cô nàng người Mỹ, cả hai đều là thế hệ cuối của 8X. Tôi đã gặp hai bạn này trong một nhà hàng ở Beijing và lại gặp họ tại Mix Hostel. Họ bảo rằng vô cùng ngưỡng mộ tôi với kiểu du lịch 1.000 đô Mỹ/3 tháng. Họ bảo họ rất muốn làm như thế và yêu cầu tôi cho đường dẫn vào blog để đọc (tôi viết tiếng Việt mà, họ đọc được chết liền ấy). Thật ra rất nhiều bạn roomates hoặc traveling partners dụ dỗ tôi viết blog bằng tiếng Anh để họ có thể đọc. Tuy nhiên tôi từ chối, bởi vì mục đích đầu tiên của tôi là dành cho người Việt Nam; vì vậy mà tranh thủ viết tiếng Việt được lúc nào thì hay lúc đó, chứ trong tương lai, có thể tôi chuyển sang viết tiếng Anh lắm đó hehehe.

    Luc vô cùng ngưỡng mộ anh chàng Mix, Chief Entertainment Officer (CEO) – Mix tự gọi mình như thế. Luc nói Mix làm anh ta nghĩ đến kế hoạch mở một business tại Đức bởi vì anh ta không muốn đi làm thuê nữa (chuyên ngành của Luc là accounting và controlling.) Tôi chả biết anh ta làm được không nhưng khuyến khích anh ta cứ làm bởi vì trên bàn tay anh ta có một đường thành công về tiền bạc rất rõ. Anh chàng khoái chí khi tôi bảo anh ta sẽ thành công ấy.

    Tối hôm đó, chúng tôi gồm Mix, Luc, tôi và cặp Úc Mỹ đi ăn lẩu Tứ Xuyên cay xè. Tôi đề nghị Mix gọi nồi lẩu có hai ngăn- một ngăn cay và một ngăn không cay- mọi người tự chọn món mà mình muốn ăn, các món đều xỏ que, mỗi que có giá 0.4 RMB và cuối cùng thì chỉ cần đếm que và tính tiền mà thôi. Cuối cùng mỗi người trả 24 RMB. Thật bất ngờ, tôi lại người ít ăn cay nhất trong đám. Những người còn lại đều ăn bên nồi nước lèo cay, chỉ một mình tôi là ăn bên nồi không cay mà thôi, thỉnh thoảng mới ăn một ít bên nồi cay, vậy mà tối hôm đó cũng ho khản cả tiếng.

    Sáng hôm thứ ba ngày 12/4, tôi nói muốn đi Kunming nên sẽ check out và Luc sẽ ở lại Chengdu thêm một đêm nữa bởi vì chuyến bay về Beijing của chàng ta là vào ngày 13/4. Luc nói sẽ đưa tôi ra ga xe lửa. Tại đây chỉ còn vé đứng thôi (standing ticket), vậy là tôi sắp phải đứng trong 21 tiếng từ Chengdu về Kunming rồi đó. Giá vé là 150 RMB. Luc nói muốn đãi tôi ăn để chia tay. Chàng ta vào nhà hàng toàn gọi những món mà tôi thích, tuy nhiên sáng hôm đó tôi đã ăn sáng đến hai phần nên chả thể nào ních thêm vào bụng nữa. Ngồi tại nhà hàng, chúng tôi lại nói chuyện với nhau (nội dung buổi nói chuyện tạm thời giữ bí mật, sau này sẽ tiết lộ hehehe).



    Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (45): Trở lại Việt Nam 

    Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

    Tôi đi Trung Quốc (43): Chinh phục núi Huashan

     Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (42): Xi an (Tây An) (2)

    Ở Trung Quốc có năm ngọn núi linh thiêng nhất của đạo Lão, nơi có nhiều người tu tiên – đó là núi Huashan ở tỉnh Shaanxi, núi Taishan ở tỉnh Shandong, núi Hengshan ở tỉnh Hunan, núi Hengshan ở tỉnh Shanxi và núi Songshan ở tỉnh Henan.

    Núi Huashan ở tỉnh Shaanxi cách Xian khoảng 120 cây số. Để đến núi này, từ Xian có thể đến Bell Tower, ở đây đón xe buýt số K605 (2 RMB) trên đường Dong Dajie (bến xe buýt này nằm cùng phía với Xian Kaiyuan shopping mall – lưu ý là có nhiều trạm xe buýt nằm gần nhau, bạn nên đến đúng bến có xe K605, nếu đứng đón ở khác bến, xe không dừng đâu) đến bến xe chengdong keyunzhan (east bus station), bến xe này nằm trên đường Changle Lu. Từ xe buýt 605 bước xuống, băng qua cầu vượt để đi sang bên kia đường vào bến. Vé xe buýt đi từ Xian đến Huashan là 36.5 RMB. Ở bến xe này, xe buýt đi Huashan cứ 15 phút là có một chuyến từ 7h sáng đến 7h15 tối và xe chạy khoảng 2-3 tiếng.

    Nếu đi chuyến xe từ bến chengdong keyunzhan thì xuống xe ở Xishan Men. Từ đây đi thẳng vào đường Yuquan để mua vé (100 RMB, sinh viên 60 RMB) vào cửa.
    Đường Yuquan

    Cổng Tây (Xishan Men)

    Dọc theo đường Yuquan có rất nhiều hàng quán bán thức ăn và dụng cụ leo núi như bản đồ, găng tay (do núi ở đây rất dốc, mọi người phải bám vào các thanh xích sắt dọc theo lối lên xuống, vì vậy cần găng tay để đeo), đèn pin,…Có cả nhà hàng và khách sạn nữa (giá khách sạn tùy theo loại phòng, có giá từ 10-100 RMB).

    Lúc chúng tôi đến thì đã khoảng 5h30 chiều rồi. Đỉnh cao nhất của Huashan là Nan Feng (South Peak) với độ cao 2160m, đỉnh thấp nhất là Bei Feng (North Peak) với độ cao 1615m. Tôi nhất định không vào bởi vì núi cao thế mà trời lại chiều nên không biết có leo đến nơi nổi hay không, sợ bị kẹt lại giữa đường lúc trời tối thì nguy. Lý do thứ hai là tôi nghe cô tiếp tân ở Shuyuan International Youth Hostel nói với mọi người rằng nếu chỉ leo West Peak thì cảnh đẹp hơn và miễn phí, tuy nhiên không được phép vào các đền để tham quan; nhưng khi chúng tôi đến cửa Xishan Men thì vẫn phải mua vé (tôi nghĩ ít ra phải có lối vào Xi Feng miễn phí chứ và cổng Xishan Men nơi chúng tôi xuống xe thì không phải là nơi miễn phí bởi vì trông nó giống y như một khu du lịch). Ngoài ra sau những ngày leo Vạn lý trường thành thì tôi vẫn còn thấm mệt nên nếu bây giờ lại tiếp tục leo núi thì cũng hơi oải ấy. Vì những lý do trên, tôi nhất định không vào, tôi dự định đi đến làng Hua Shan kiếm chỗ ngủ và chờ Luc leo núi xuống vào ngày mai. Nhưng chàng ta nhất định không leo một mình (hình như mấy lần đi vào các địa điểm tham quan một mình nên buồn bởi vì không có ai chụp hình giùm vừa ý (chàng ta luôn nói tôi chụp hình chàng ta là đẹp nhất ấy) và không có người để “tám.”, chàng ta tìm cách thuyết phục tôi leo và nói rằng sẽ trả tiền vé cửa. Hôm nay là ngày 4/4, tôi mở lịch ra xem thì thấy cuối tháng nên sẽ không có trăng, vì vậy nói không leo. Luc thuyết phục mãi nên tôi không thể từ chối nữa buộc phải đồng ý và mua theo hai bó nhang để vào thắp ở các đền.
     



    Khi mua vé cửa, Luc lấy thẻ sinh viên đã cũ ra nên được giảm giá còn 60 RMB, tuy nhiên vé của tôi là 100 RMB. Khi chúng tôi vào cổng thì gặp hai sinh viên đến từ Chong qinh, vậy là chúng tôi nhập bọn với họ luôn. Lúc đầu, tôi và Luc dự định leo đến Bei Feng (North Peak) (mất khoảng 4-6 tiếng) ngủ đêm tại đó (sách hướng dẫn nói ở đây có nhà trọ có giá 60-80 RMB/giường dorm), sáng hôm sau sẽ leo các đỉnh khác ngắm cảnh. Tuy nhiên khi nói chuyện với hai sinh viên thì được biết họ không có ý định ngủ ở nhà trọ mà sẽ leo nguyên đêm lên đỉnh Đông (Dong Feng- East Peak) đón mặt trời mọc luôn. Tôi bàn với Luc đi theo họ cho vui và cũng để ngắm mặt trời mọc trên đỉnh ngọn núi thần tiên này luôn. Luc hỏi làm được không? Tôi nói nếu ngủ rồi thì dễ gì 4-5h sáng chịu chui ra khỏi chăn, vì vậy tốt hơn hết là không ngủ và leo núi nguyên đêm vậy. Cuối cùng chàng ta cũng đồng ý.

    Việc lo lắng trên của tôi thực ra vô ích. Thứ nhất, có nhiều người leo ban đêm như chúng tôi. Thứ hai, đường sá ở đây lót đá nên đi lại rất dễ và đèn được thắp sáng trên đường, ngoại trừ vài đoạn quanh co qua núi là không có đèn nên phải sử dụng đèn pin (mua dưới núi, giá 10 RMB/cái).

    Tóm lại, việc leo núi cũng vui vô cùng và dù leo ban đêm nhưng cũng rất tấp nập người qua lại. Tuy nhiên núi này quả thật là rất dốc, dù có bậc thang lót đá hoặc xi măng nhưng thật sự là rất dốc và có nhiều bậc thang có bề ngang nhỏ hơn cả gang bàn tay của tôi nữa. Đã vậy những bậc thang vừa dốc vừa nhỏ này đón cả lượt người leo lên và lượt người leo xuống.

    May mắn là hai bên tay cầm có những sợi xích to đùng để mọi người bám vào mà leo cho dễ. Dọc đường có rất nhiều nhà hàng bán trái cây, nước uống và thức ăn và dĩ nhiên là giá rất mắc rồi. Chúng tôi dừng lại ăn mỗi người một dĩa cơm chiên nhỏ với giá 15 RMB/dĩa.

    Phong cảnh dọc hai bên đường thật đẹp và từ trên nhìn xuống thì đúng là cảnh thần tiên. Chúng tôi bắt đầu leo vào khoảng 6h30 chiều thì đến sau 12h đêm mới đến được BeiFeng. Tôi muốn leo tiếp cùng hai sinh viên Trung Quốc nhưng Luc lại bị mệt nên hai đứa tôi đồng ý là tìm chỗ ngủ trên đỉnh BeiFeng. Khách sạn ở đây có giá mắc kinh dị luôn 700 RMB/phòng và nếu muốn giá rẻ thì thuê lều (100 RMB) giăng ngay ngoài sân và chui vào trong đó ngủ. Nhiều người không thuê phòng hay lều gì hết mà thuê mền hoặc áo khoác rồi ngồi luôn trên băng ghế của các nhà hàng mà ngủ ngồi hoặc “tám” chờ mặt trời mọc.

    Luc bị choáng độ cao nên khó mà đi tiếp. Đúng là công tử bột. Trong số cả đám thì tôi là đeo ba lô nặng nhất ấy (khoảng 6-7 kg). Ba lô của Luc bé tí chỉ có cái áo và cái quần ngủ cùng vài món lặt vặt mà thôi. Còn ba lô của hai chàng sinh viên thì trông nhỏ hơn ba lô của tôi, có chai nước và bánh mì cùng vài món quần áo dự trữ mặc ấm khi lên đỉnh (hai chành sinh viên chỉ có một ba lô thôi và họ thay phiên nhau đeo). Thấy tôi đeo ba lô nặng một chàng sinh viên gợi ý đeo ba lô giùm, nhưng tôi bảo không sao tôi đeo quen rồi (trong ba lô có máy laptop mà nếu không biết làm hư của tôi thì tôi lấy gì viết bài, vả lại ba lô nặng thế mà để người khác phải mang giúp trong khi mình đi mình ên thì cũng ngại quá). Vậy là tôi đeo ba lô nặng nhất, vượt qua các đoạn đường khúc khuỷu và dốc thẳng đứng vẫn không hề gì, trong khi Luc thì vừa đi vừa rên và nói lên đến Bei Feng là hết mức rồi, không muốn leo tiếp đâu.

    Lý do tôi leo núi không mệt là do tôi có bí quyết mà nói ra có thể mọi người không tin đâu. Nhưng ở Trung Quốc tôi leo nhiều núi lắm và thậm chí có ngày leo cả ba ngọn núi luôn ấy. Bí quyết của tôi là khi leo núi nhất định rất hạn chế nói chuyện, tập trung vào hơi thở, lắng nghe hơi thở của mình và hít thở thật sâu, ngoài ra vừa đi vừa niệm Phật thì tư tưởng mới tập trung được. Kiểu đi núi của tôi là giống như vừa đi vừa thiền vậy đó (mặc dù tôi có biết thiền là gì đâu). Và leo núi như vậy thì tôi có thể leo lên đến trời luôn chứ chẳng chơi hehehe.

    Leo lên đến Bei Feng (cao độ 1615m), chúng tôi leo tiếp một đoạn nữa và ngồi nghỉ giữa trời lạnh khoảng 2-3 tiếng (gần phân nửa bài viết này được viết trên đỉnh Bei Feng đấy nhé) bởi vì 2 sinh viên Trung Quốc bảo rằng nếu lên Dong Feng lúc này thì lạnh lắm nên đợi gần đến lúc mặt trời mọc thì hãy leo. Luc lại gặp vấn đề về bao tử nên phải mua nước nóng với giá 5 RMB/ly (ly nhỏ bằng ly uống cà phê nóng ấy) để uống. Tội nghiệp chàng ta mới 30 tuổi thôi, nhỏ hơn tôi đến 1 tuổi rưỡi mà sức khỏe kém hơn tôi nữa. Tôi nghĩ chắc do ít có tiếp xúc với những khắc nghiệt của thiên nhiên nên cơ thể ít cơ hội đấu đá. Chứ dân đi bụi như tôi, có khi phải ngủ trong những căn phòng lạnh ngắt không có máy sưởi với thời tiết âm độ nên sức chịu đựng dẻo dai hơn. Vậy thì các bạn hãy đi bụi để luyện sự dẻo dai cho cơ thể đi nhé! Ngồi giữa trời lạnh ngắt như thế mà thấy tôi vẫn bình thản lấy máy tính ra viết bài, chàng ta phục quá sá.

    Đến khoảng 4h sáng thì chúng tôi bắt đầu leo lên Dong Feng. Đoạn đường lên Dong Feng đỡ dốc hơn Bei Feng và bậc thang to hơn nhưng lại tối thui, hầu như chả có đèn đường luôn, chúng tôi phải dùng ánh đèn pin mà leo. Tôi vẫn theo phương pháp cũ, vừa leo vừa tập trung vào hơi thở nên có thể leo đến đỉnh mà không cần dừng lại nghỉ ngơi. Nhưng Luc thì mệt quá nên phải dừng lại nghỉ, mỗi khi dừng lại là chàng ta vứt ba lô và ngồi đánh phịch xuống đất, có khi lăn đùng ra nằm luôn trên nền đất lạnh. Thật tội nghiệp! Tôi nhiều lần bảo Luc nếu mệt thì có thể thuê lều để nghỉ lại, không nhất thiết phải lên đến Dong Feng đâu. Lúc ở Bei Feng, tôi cũng nói thế, chàng ta nhìn tôi và suy nghĩ một lát rồi nói: Không sao, tôi có thể leo đến nơi! (Chắc sợ bỏ cuộc giữa chừng thì xấu hổ với tôi hay sao á! Trong những lúc “tám,” Luc hay hỏi tôi về Việt Nam và mối quan hệ giữa người Việt Nam với người Hoa đang sống tại Việt Nam lắm. Tôi nói Việt Nam có 54 dân tộc (chả biết tôi nhớ đúng không nữa? hehehe) và người Hoa cũng như người Kinh là thuộc 54 dân tộc đó nên họ cũng là người Việt vậy. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân thì tôi không thích việc người Trung Quốc đổ xô vào Việt Nam tìm việc làm bởi vì hành động ấy chả khác nào đi cướp nước người khác vậy đó. Và tôi nói rằng người Việt Nam có một truyền thống là không bao giờ đầu hàng cho dù gặp bất cứ nghịch cảnh gì và chúng tôi đã quen với việc đó rồi. Không bao giờ đầu hàng! Chắc tại tôi nói dân Việt Nam không bao giờ đầu hàng nên chàng ta ráng “lết” theo tôi để lên đến đỉnh Dong Feng 2096m.) Ngoài ra tôi cũng nói với Luc rằng thực ra giống như chàng ta, tôi là người sợ độ cao và tôi tìm cách khắc phục nỗi sợ ấy bằng cách thấy núi là leo và dần dần tìm ra được cách leo núi mà không cần ngồi xuống nghỉ mệt luôn.) Có thể đây là những lý do mà sau khi nhìn tôi và suy nghĩ một hồi lâu trên đỉnh Bei Feng, Luc quyết định leo tiếp lên Dong Feng luôn. Thật tội nghiệp!!!!

    Khi chúng tôi lên đến Dong Feng (cao độ 2096m) thì có rất nhiều người trên đó rồi, thậm chí có những nhóm sinh viên đeo cả ba lô và túi ngủ và họ đã ngủ đêm trên đó luôn. Không may cho chúng tôi là ngày 5/4 không có mặt trời nên chúng tôi chờ mãi cũng chả thấy mặt trời đâu, hay cũng có thể mặt trời xuất hiện khá nhanh chỉ trong vài giây đến vài phút và tôi thì thật sự mệt sau một đêm không ngủ nên có ngồi xuống nghỉ một lát và có thể vuột mất cơ hội chụp hình mặt trời xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi ấy. Luc thì khỏi nói, lăn đùng ra đất lạnh ngủ luôn. Còn hai sinh viên kia thì thay phiên nhau chụp hình và chắc thấy tôi và Luc nghỉ mệt và họ cũng đã hoàn thành xong nhiệm vụ dẫn chúng tôi lên đỉnh Dong Feng nên họ bỏ đi mất tiêu luôn. Cuối cùng khi trời sáng hẳn thì tôi và Luc mới bắt đầu chụp hình. Cảnh trên núi này quả thật là có một không hai. Hình ảnh những núi đá vôi ngằn ngoèo một cách tự nhiên trông thật ngoạn mục.


    Tôi mà tu ở những nơi như thế thì cũng thành tiên được nữa huống chi là các đạo sĩ hehehehe. Phong cảnh nơi đây khiến người ta có cảm giác thoát tục và như đang sống ở trên trời vậy đó. Vì vậy nếu tu ở đây mà không thành tiên được thì mới là chuyện lạ ấy chứ. Trên đỉnh Dong Feng gió thổi phần phật lạnh buốt giá, may là tôi có mang theo hai cái áo mưa cánh mỏng, vì vậy tôi mặc một cái vào người còn cái kia thì mặc vào người Luc lúc ấy hầu như muốn chết cóng rồi. Mặc xong áo mưa vào người thì thấy dễ chịu và ấm hẳn ra bởi vì ny lông có tác dụng ngăn hơi lạnh len lỏi vào người mà. Luc cảm ơn tôi rối rít, nhờ thế chúng tôi mới đứng dậy nổi mà chụp hình chứ.

    Lúc lên núi vào ban đêm thì không thấy cảnh gì hết nhưng khi chúng tôi bắt đầu xuống núi vào lúc trời sáng thì ôi trời không thể tin được những gì mà tôi trông thấy – những cảnh các bạn thấy trong phim Tây du ký, những cảnh trên trời ấy- thì đó là những cảnh mà tôi trông thấy ở ngọn núi tiên này.





    Tôi vừa đi vừa xuýt xoa mãi, còn Luc thì quá mệt chỉ mong xuống núi cho nhanh thôi chứ chả còn bụng dạ nào mà thưởng thức phong cảnh. Tôi thì chả bỏ cơ hội mà chụp ảnh và quay phim. Vì vậy mà cuối cùng tôi lạc mất tiêu Luc. Vậy là tôi độc hành xuống núi.





    Trên đường đi xuống thì tôi thường xuyên dừng lại quay phim những cảnh tiên mà mình thấy. Đây là nơi duy nhất cho đến giờ phút này mà tôi quay phim rất nhiều. Cuối cùng bộ nhớ của máy ảnh của tôi đầy, rất may là tôi có đem theo máy laptop, vì vậy sau khi sang ảnh vào máy tính, tôi lại chụp tiếp cảnh thần tiên ở đây. Tôi chụp hình và quay phim thật nhiều bởi vì tôi không nghĩ mình sẽ leo lại ngọn núi này lần nữa. Lý do ư?

    Đối với những người có căn bệnh sợ độ cao như tôi thì việc lên núi dễ hơn việc xuống núi nhiều. Nghe hơi lạ phải không? Lý do lúc lên núi, có thể chỉ nhìn những bậc thang trước mặt mà leo nên khó thấy được độ cao hun hút của ngọn núi, nhưng khi xuống núi thì cứ nhìn từ trên xuống là chỉ muốn ngã xuống mà thôi. Sau một đêm không ngủ cộng thêm bệnh sợ độ cao thì việc xuống núi đối với tôi quả là không dễ. Tôi choáng váng cả mặt mày khi nhìn xuống những bậc thang hun hút nhỏ tí bằng gang bàn tay của mình (thậm chí có bậc còn nhỏ hơn cả gang bàn tay của tôi nữa). Những bậc thang ở đây có thể nói là kinh dị nhất trong tất cả những bậc thang mà tôi từng thấy cho đến lúc này.

    Độ nghiêng của những bậc thang này thường từ 70-90 độ, nơi dễ chịu nhất có độ nghiêng 45 độ. Mỗi khi leo xuống những cầu thang có độ nghiêng 70-90 độ, nhìn lên những người leo lên thì trông giống như họ đang leo lên thiên đàng, còn nhìn xuống những người đang leo xuống thì trông giống như đang leo xuống địa ngục vậy đó.




    Trong thời gian dài tôi khắc phục được bệnh sợ độ cao của mình nhưng khi leo xuống núi này thì bệnh đó lại có cơ hội phát huy. Tôi thật sự hoảng loạn khi nhìn những bậc thang bé tí hun hút trước mặt. Nhưng lỡ “nổ” là dân Việt Nam không biết đầu hàng rồi nên tôi phải cố vượt qua sợ hãi mà thôi. Tôi lại vừa đi vừa niệm Phật để trấn tĩnh (buồn cười chưa? Tôi leo núi tiên mà lại toàn là niệm Phật, đã vậy tôi lại chả phải là Phật tử nữa chứ. Nhưng việc niệm Phật luôn giúp tôi bình tâm trong những lúc hoảng sợ nên tôi cứ thế mà niệm). Ngoài ra tôi tránh việc nhìn xa xuống dưới mà chỉ tập trung vào bậc thang ngay dưới chân mình thôi. Và cứ thế mà leo, tuy nhiên hôm nay lại ngay mùa lễ hội nên người leo núi nườm nượp, vì vậy việc bình tâm trước những tiếng cười nói lao xao và hàng đoàn người đang ở sau lưng cũng không phải là dễ. Đối với những người không bị bệnh sợ độ cao thì việc xuống núi dễ dàng hơn tôi nhiều, vì vậy khi tôi cứ từ từ lần từng bậc thang mà xuống thì họ cứ chờ ở bên trên bởi vì cầu thang nhỏ lắm nên chỉ một người đi thôi cộng thêm tôi có cái ba lô to đùng đeo phía sau nên tôi cũng sợ có ai đó không kiên nhẫn nổi mà tìm cách vượt qua tôi và chỉ cần hích nhẹ vào người là tôi có thể bị văng ra khỏi cầu thang rồi.

    Nếu Phật bảo rằng con người sinh ra là để sống trong những nổi lo sợ triền miên, vì vậy một cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết vượt qua những nỗi sợ của mình. Đó là lý do mặc dù ở Bei Feng có cáp treo cho du khách lên xuống núi (mùa cao điểm, giá một chiều là 80 RMB, giá hai chiều là 150 RMB, mùa thấp điểm có giá phân nửa.), tôi đã không dùng mà muốn tự mình leo xuống nhằm vượt qua nỗi sợ độ cao và nhằm chụp hình cảnh núi thần tiên mà tôi không nghĩ là mình sẽ leo trở lại (nếu leo thì leo bốn ngọn núi linh thiêng khác chứ.)

    Cuối cùng tôi chọn cách leo xuống núi qua đường khác (bởi đường lên núi có khá nhiều du khách đang leo lên nên nếu xuống đường đó thì sẽ vô cùng nguy hiểm) và nhờ leo xuống bằng con đường khác (vắng người hơn) tôi càng nhận thấy giá trị của những đồng tiền mà mình đang sử dụng. Các bạn có thể hình dung ra rằng những bậc thang nhỏ bé hun hút ấy cũng là những bậc thang mà những người phu khiên vác phải gánh thuê nguyên liệu nấu ăn như hột gà, rau cải, nước uống… cho các nhà hàng trên núi và cả sắt xây dựng nhà đi hay không? Họ gánh rất nặng ở hai đầu gậy và nghe tiếng thở hồng hộc cũng như những bước chân loạng choạng của họ mà đứt cả ruột (đa số họ là những người tuổi trung niên trở lên).




    Tuy nhiên tôi thấy vui ở chỗ các bạn sinh viên đi đằng trước và đằng sau tôi, họ nhìn những người phu này một cách đắn đo và đầy cảm thông. Từ dưới đất lên đỉnh Bei Feng (đoạn dốc nhất và kinh hoàng nhất ấy) thì có cáp treo nhưng từ Bei Feng lên các đỉnh khác thì phải leo bộ vì vậy mới cần đến phu gánh thuê. Cuộc sống quả thật là vất vả!!!!

    Khi xuống núi thì các bạn có thể xuống qua đường Soldiers’trail. Và đây cũng là đường lên xuống của cáp treo. Nếu xuống đường này thì các bạn sẽ đến trạm của cáp treo ở mặt đất. Từ đây muốn đi ra các cổng khác hoặc ra ngoài thì có xe buýt đi đến Visistors’Service Center (giá vé là 20 RMB cho đoạn đường 7.6 km, quả thật là mắc kinh hoàng nhưng đó là phương tiện duy nhất để ra khỏi cổng này nếu không muốn đi bộ.) Trên đường thì xe buýt ghé vào bến Dongshanmen Tran, tại bến này có xe buýt đi Xi an luôn (nếu từ Xian các bạn đón xe buýt tuyến Tourist Bus Line 1 trước cửa ga xe lửa để đi Huashan thì xe sẽ dừng ở đây) Nếu không muốn đi Xian ngay thì ngồi lại trên xe để đến trạm cuối là Visitors’ Service Center. Tại đây cách Xishan Men khoảng 2.2 km. Tôi đi bộ về Xishan Men để xem có gặp Luc ở đó không? Tuy nhiên tôi chắc là Luc đi cáp treo từ Bei Feng xuống và đã đón xe về Xian luôn rồi. Đến Xishan Men tôi còn tranh thủ băng qua phía kia đường để thưởng thức món ăn địa phương nữa (tôi nhịn đói cả ngày rồi còn gì). Thức ăn ở đây khá ngon và rẻ. Nếu đến đây thì các bạn đến cổng Xishan Men và băng qua phía kia đường (trông giống như khu chợ vậy đó) để thưởng thức món ăn nhé.

    Ăn xong tôi quay về cổng Xishan Men và được một phụ nữ cò chào mời giá phòng, tôi đi theo bà ta sau khi hỏi phòng giá 20 RMB có hay không? Bà ta dẫn tôi vào nhà trọ cũng là nhà hàng. Phòng của tôi thật ra có thể chỉ 10-15 RMB thôi (nhưng tôi không muốn trả giá thêm bởi vì đã quá mệt và bởi vì nhận thấy mức sống ở đây so với những nơi khác khá rẻ nên cũng đáng cho người dân cơ hội kiếm cháo chứ.)

    Lúc đó là 3h30 chiều. Bà cò phòng cho tôi biết rằng tôi có thể quay lại các ngôi đền đạo Lão ở dưới chân núi ngay cổng Xishan Men (vào các đền thì không có mua vé) để xem lễ hội gì đó mà tôi đoán hoài không ra, được tổ chức cũng khá rầm rộ vào lúc 6-7h tối ngày 5/4. Nhưng tôi mệt quá nên đánh luôn một giấc đến khuya. Rồi tôi bị đánh thức dậy bởi tiếng một thằng cha Trung Quốc nào đó mà nghe giọng điệu giống như đang tán gái nói rất lớn tiếng ở bên ngoài. Tôi ở Trung Quốc lâu rồi và bị làm phiền quá nhiều bởi những tên Trung Quốc ồn ào vào ban đêm riết bây giờ tôi chả cần cả nể gì hết. Lúc đầu tôi nghĩ chắc thằng cha này chỉ nói vài ba câu rồi thôi nhưng chả cứ nói hoài mà rất lớn tiếng, tôi ngồi dậy lấy chiếc giầy ném cái rầm vào cửa và quát lên: “Shui cheo” (Ngủ đi!) Vậy là thằng chả hạ giọng và đi vào phòng. Khi đi Trung Quốc gặp những tên vô ý thức như vậy thì các bạn chả cần cả nể làm gì. Lúc đầu tôi đợi những người Trung Quốc đang ngủ ở các phòng khác lên tiếng phản đối để những tên như thế im lặng nhưng dân Trung Quốc quen với việc nói chuyện lớn tiếng vào ban đêm rồi nên chả phản ứng gì, đó là lý do tôi phải hành động nếu muốn tiếp tục ngủ.

    Ở ngay Xishan Men, các bạn có thể băng qua kia đường để đón xe buýt quay về Xian. Giá vé là 35 RMB. Xe chạy khoảng hai tiếng là về đến chengdong keyunzhan ở Xian. Từ đây đón xe buýt K605 (phải đi bộ đến đúng trạm đấy nhé) về lại Bell Tower. Tuy nhiên do Huashan chỉ cách Luoyang (Lạc Dương) có 45 cây số nên các bạn có thể phối hợp đi thăm Lạc Dương luôn nếu muốn.

    Đối với những bạn không có nhiều thời gian leo núi và để tránh những đoạn dốc kinh hoàng thì có thể đi cáp treo đến Bei Feng (North Peak) rồi từ Bei Feng leo sang các đỉnh khác như Dong Feng (East Peak), Nan Feng (South Peak) và Xi Feng (West Peak) để ngắm cảnh. Làm như thế các bạn vừa ngắm được nhiều cảnh vừa tránh được việc leo những đoạn kinh hoàng. Để đến được trạm cáp treo thì các bạn có thể đến Visitors’Service Center hoặc bến Dongshanmen Tran ở Huashan. Ở hai nơi này có xe buýt đi đến trạm cáp treo ấy.

    Lưu ý: Sau này tôi có nghe Luc bảo không thấy những người mua vé đi cáp treo mua vé cổng nên chàng ta suy đoán rằng có thể đi cáp treo thì miễn vé vào cổng chăng? Bạn này đến đây tham quan và quyết định đi cáp treo thì kiểm chứng và cho tôi biết thực hư nhé!!!

    Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (44): Chengdu (Thành Đô)