CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Lại trở về Trung Quốc (1): Qua biên giới Mông Cổ- Trung Quốc và đến Xiahe-ngôi làng của người Tây Tạng với thiền viện Labrang


Tàu lửa từ UB đến thị trấn biên giới Zamyn –Uud vào khoảng 7h30 sáng. Từ tàu lửa bước ra, tôi đi theo đám đông đến bến xe buýt và xe jeep đậu ngay trước cửa nhà ga. Tại đây, tôi thấy tiếc vô cùng khi đã đổi gần như tất cả tiền Mông cổ nên tại đây giá vé cho xe buýt để đi sang Erlian (thị trấn biên giới phía bên Trung Quốc) là 7.000T (khoảng 5.5 đô Mỹ), tôi phải trả đến 40 tệ (khoảng 6.5 đô Mỹ; thật ra họ đòi đến 50 tệ nhưng tôi nhớ giá vé mà tôi trả khi đi từ TQ sang chỉ có 40 tệ thôi; vì thế tôi kiên quyết chỉ trả 40 tệ). Tuy nhiên, nếu từ ga bước ra rẽ trái, đi bộ một đoạn đến phòng vé xe buýt thì chỉ phải trả có 6.100 T/vé và sau đó thì đi bộ trở lại bến xe.

Vì vậy nếu các bạn đi từ Mông cổ qua Trung Quốc bằng đường bộ như tôi thì nhớ để dành lại khoảng 7.000T để trả tiền vé xe buýt nhé!

Lúc đó còn quá sớm nên biên giới Mông cổ vẫn còn đóng cửa; vậy là tất cả xe cộ đều phải tắc lại đợi các anh chàng hải quan ngủ dậy. Mọi người xuống xe ngồi "tám" và lôi thức ăn ra ăn. Vài người bán trà sữa xách bình thủy qua lại để bán cho khách. Nhiều người mua cơm và chan nước trà sữa vào vừa nhai vừa húp. 6 tuần ăn thức ăn Mông cổ đã quá đủ đối với tôi nên tôi để dành bụng về Trung Quốc ăn cho đã. Tóm lại, so với thức ăn Trung Quốc thì thức ăn Mông cổ… dở ẹt (bây giờ mới dám chê hehehe).

Sau khi các anh chàng cô nàng hải quan ngủ dậy và ma ki dê đã đời thì mở cửa biên giới cho mọi người lần lượt vào làm thủ tục để qua. Lúc đó đông nghẹt người nhưng hải quan ở phía Mông cổ khá dễ; vì vậy việc đóng mộc cũng khá nhanh (buồn cười là lúc đó mọi người đều rời Mông cổ nhưng lại được phát cho cái phiếu Arrival card để điền vào-lúc điền ngày đến tôi chả biết ghi ngày nào nên ghi đại ngày 2/6; có người ghi ngày 17/7 là ngày rời Mông cổ; tuy nhiên cũng chả ai thèm kiểm tra, chỉ đóng mộc bụp bụp; vậy là rời Mông cổ.)

Trong lúc ngồi trên xe chờ hải quan mở cửa, tôi thấy những người Mông cổ mua phiếu departure tax giá 1.000T. Tôi lờ luôn, không thèm mua và cũng không ai nhắc tôi mua cả. (Các bạn Mông cổ nhà mình so với các bạn ba tàu thì khá kém cõi ấy nhé-Từ Trung Quốc mà sang Mông cổ thì đừng hòng lờ được việc mua phiếu này nhé. Các bác ba tàu thu tiền ngay trong xe, đếm đầu người và phát phiếu ấy.) Tuy nhiên khi làm thủ tục ở hải quan Mông cổ cũng không ai kiểm tra xem bạn có phiếu hay không (chắc tại lúc ấy đông người quá chăng?)

Khi đến hải quan Trung Quốc, tôi cũng thấy các bạn Mông cổ đến quầy (đặt ngay lối vào) mua phiếu với giá 5 tệ. Tôi lại lờ tiếp, đi thẳng và vào xếp hàng chờ làm thủ tục. Khi đến lượt tôi làm thủ tục, anh chàng hải quan cũng không thèm kiểm tra xem tôi có mua tax 5 tệ không mà chăm chăm nhìn vào cái hộ chiếu Việt Nam của tôi. Tôi thấy anh ta kiểm tra khá cẩn thận. Anh ta lôi từ túi áo ra tờ giấy (chắc các luật lệ hải quan cho người nước ngoài) đọc cẩn thận, sau đó lật tới lật lui quyển hộ chiếu của tôi xem xét. Tôi hồi hộp vô cùng bởi vì anh ta mà nói "không" một cái chắc tôi "té xỉu" hoặc giả bộ như thế. Sau những giây phút chờ đợi căng thẳng, cuối cùng anh ta cầm cái mộc lên đóng một cái bụp làm tôi mừng hết lớn.

Tôi thở phào nhẹ nhõm vì được qua hải quan mà lại không đóng tiền tax 2 lần (hehehe). Xe buýt chở chúng tôi về bến xe ở Erlian. Tại đây, tôi lôi hành lý lội bộ về trạm xe lửa để mua vé tàu đi đâu đó (đi đâu cũng được miễn sao ra khỏi Erlian.) Khekhekhe, kinh dị nhất là hôm ấy chủ nhật ngày 17/7/2011, tại Erlian khoảng 11h chả có bán vé đi đâu cả. Muốn rời Erlian thì chỉ có nước đi xe buýt. Thường vé xe buýt khá mắc mỏ nên tôi quyết định ngủ lại Erlian một đêm. Tôi lại trở về nơi ở cũ của mình trước đây (đối diện nhà ga về phía trái) và tại đây, tôi gặp anh chàng đeo kính râm có vẻ ngầu đời lắm, chỉ tôi vào ngay phòng đầu tiên và ra giá 40 tệ. Tôi nói tôi ở một mình, anh ta ra giá 30 tệ. Trong phòng có bình nước nóng lạnh và nhà tắm có nước nóng. Vậy là tôi đồng ý luôn. Tối hôm ấy vợ chồng chủ nhà người Trung quốc gốc Mông cổ về, nhìn thấy tôi họ nhận ra ngay.

Lúc lang thang ở Erlian, tôi nảy ra một ý định kinh dị là mua một chiếc xe đạp (có thể mở ra gấp vào) và chiếc lều để đạp xe vòng quanh Trung Quốc và sau đó sang nước nào mà tôi đi sau Trung Quốc ấy. Nếu có xe đạp thì tôi không cần lệ thuộc nhiều vào tàu xe công cộng nữa và cứ đạp xe đi, khi nào mệt thì đón xe buýt và tàu lửa. Nếu đến thành phố nào mà nhà trọ khách sạn mắc tiền quá thì ra ngoại ô cắm lều mà ngủ. Hoặc có thể đạp xe lang thang qua các vùng quê và cắm lều gần nhà dân mà ngủ. Các bạn thấy ý định này thế nào nhỉ? Nếu thấy hay thì cho tôi biết nhé bởi vì đến giờ tôi vẫn giữ ý định mua xe đạp ấy.

Tại Erlian, tôi ra siêu thị và mua quá trời đồ ăn mang về ăn cho bõ những ngày ăn thức ăn Mông cổ chỉ toàn là thịt. Đặc biệt là trái cây, tôi mua quá trời, và ăn như thể người bị chết đói lâu năm ấy. Tại Mông cổ rau củ quả mắc mỏ nên có dám ăn đâu. Hậu quả là tôi tiêu khá nhiều tiền vào siêu thị và hành lý của tôi lại nặng trĩu. Hình như tôi mua thức ăn cho cả tuần lễ luôn hay sao ấy. Kiểu sống lang lang thang du mục ở Mông cổ chắc đã khắc vào đầu tôi ý nghĩ "tích trữ thức ăn" rồi hay sao ấy?

Ngày hôm sau tôi mua vé tàu (30 tệ/ghế cứng) đi Hohhot (thủ phủ của Nội Mông). May là tôi mua vé tàu trước nên có ghế ngồi chứ nhiều người phải đứng lắm. Tàu đi cả ngày thì đến Hohhot. Tại đây tôi quyết định mua vé đi Lanzhou (thủ phủ của tỉnh Gansu-Cam túc). Không có vé. Tôi mua vé đi ngày hôm sau (70 tệ/ghế cứng). Và tối hôm ấy, tôi lại ngủ tại nhà ga của Hohhot. Việc lang thang ngủ ở thảo nguyên Mông cổ huấn luyện tôi thành "một tên giang hồ" thứ thiệt bởi vì bây giờ tôi không ngại ngùng khi ngủ tại ga nữa. Tôi kéo hành lý đi tham quan thành phố Hohhot đến tối thì quay về ga thấy người Trung Quốc ngủ ở đâu thì lại gần trải đồ ra nằm ngủ cạnh (dĩ nhiên là sau khi khóa các ngăn túi xách và xích hành lý lại.) Vậy mà có mấy tên điên cứ đến nhìn (chắc xem tôi có sơ hở gì không để chôm đồ và chờ tôi ngủ say để sờ mó hay sao ấy). Bây giờ tôi rút kinh nghiệm, cứ ngủ ở ga thì lấy áo khoác dài ra mặc vào cho chắc ăn, vừa bảo vệ túi tiền đeo bên trong, vừa cho ấm (dù mùa hè nhưng ban đêm vẫn lạnh) vừa để cho mấy thằng điên khỏi sờ mó.

Giữa khuya, tôi giật mình thức giấc vì thoáng thấy một bóng người ngồi cạnh hành lý của tôi. Thì ra đó là một tên say rượu, hắn ta ngồi nhìn tôi và túi hành lý. Tôi tỉnh giấc nhìn hắn thì hắn bỏ đi và lát sau quay lại trải ra nằm gần đó. Người hắn hôi quá nên tôi phải dậy lôi hành lý sang phía khác ngủ. Tôi thấy nhiều gia đình đi cùng nhau và ngủ gần đó mà có bị tên điên nào quấy nhiễu đâu nhỉ. Chắc bọn họ thấy tôi là phụ nữ, đi một mình mà lại lang thang đến thế nên nghĩ tôi là gái điếm hay sao ấy nên chắc định "kiếm chác" gì chăng? Nếu đi hai người thì đỡ bị quấy rối hơn ấy. Phải công nhận là tôi lang thang thiệt, nhiều phụ nữ Châu Âu mà nghe tôi kể chuyện còn phải lắc đầu le lưỡi (hehehe).

Tàu đi Lanzhou thì phải đến 2h trưa hôm sau mới khởi hành. Thực ra quanh ga cũng có nhiều zhao dai sua có giá 30 tệ/đêm lắm nên nếu đến Hohhot thì các bạn có thể ở các nơi này không cần lang thang như tôi đâu. Về lại Trung Quốc thì y như được về với thế giới văn minh ấy các bạn, hoàn toàn khác với Mông cổ nhé. Quanh nhà ga có các toa let công cộng, chỉ cần trả 0.5 tệ thì các bạn có thể vào đánh răng rửa mặt và vệ sinh rồi (tuy nhiên không tắm được đâu nhé).

Tôi lại có cả buổi sáng đi loanh quanh Hohhot và vừa đi vừa mơ màng với ý nghĩ mua xe đạp chạy. Ah quên, tại Nội Mông bây giờ không còn cảnh lính tráng đi lại ngập đường đâu nhé. Các công viên không bị rào nữa nên buổi tối ở công viên ngay gần ga xe lửa Hohhot, các bạn trẻ ra chơi đánh banh đến tận 1h sáng và buổi sáng thì các cụ ông cụ bà ra tập thể dục dưỡng sinh.

Ngoài ra trong công viên ở Hohhot, người già ra công viên "đàn ca tài tử" múa hát, diễn kịch rất vui nhộn.
Người diễn

Người xem

Người viết


Các cụ già ở Hohhot còn chơi trượt pa te (roller-skating) nữa đó các bạn. Nhìn cảnh các cụ cong lưng làm những đường te, tôi thấy xấu hổ cho mình ghê (vì sợ bị té mà chả bao giờ dám chơi môn này cả.) Đúng là người già ở Trung Quốc có lối sống năng động thiệt.


Cũng may là tôi mua vé tàu trước chứ rất rất nhiều người phải đứng cả đêm trên tàu. Bây giờ là mùa hè nên sinh viên nghỉ hè và người đi du lịch khá đông; vì vậy tàu lúc nào cũng đông cứng người như thế (phải chi tôi có xe đạp thì không phải chịu cảnh chen lấn này rồi.) Các bạn cứ tưởng tượng là tàu lửa ở Trung Quốc vào dịp cao điểm đông đến mức không thể đi vào toa lét được bởi vì không thể chen nổi qua hàng đống người đang đứng ngồi lổn ngổn cùng hành lý. Thường trên những chiếc tàu đông như thế thì phòng nước nóng bị khóa lại và có khi ngay cả nước lạnh để rửa tay cũng chẳng có luôn. Rất ư là kinh dị trên những chuyến tàu đông thế. Khi tàu không đông thì người bán vé còn hỏi bạn mua vé ghế ngồi hay vé nằm. Khi vào dịp cao điểm thì thường vé giường nằm (hard sleeper) luôn kín chỗ và người bán không cần hỏi mà chỉ bán vé ghế thôi hoặc nếu không thì chỉ còn vé đứng. Tôi chỉ đi đến Lanzhou (nghĩa là gần 20 tiếng) nhiều người đi đến Chengdu (gấp đôi thời gian đi Lanzhou) mà phải đứng. Vì vậy họ hay lân la làm quen với những người có ghế để hỏi những người này đi đến đâu và khi xuống tàu thì nhường ghế lại cho họ ngồi. Vào dịp cao điểm thì việc có ghế ngồi đã là xa xỉ lắm rồi nhé!

Cũng may là tôi lên tàu sớm nên có nơi để hành lý (tôi rút kinh nghiệm rồi mà, ở TQ đi tàu ghế cứng vào lúc cao điểm thì nên lên tàu càng sớm càng tốt để dành nơi để hành lý.) Ngồi cạnh tôi là một cặp vợ chồng (hình như thế) người Tây Tạng và họ vác đến hai bao tải đồ. Thế là tôi đành nhích hành lý qua lại để nhường chổ cho họ bớt. Những người Hán trên tàu nhìn hai người Tây Tạng với vẻ khinh khỉnh như thể ta đây là người văn minh đang nhìn bọn mọi rợ ấy. Tôi ghét những tên Hán như thế bởi vì bọn họ cũng mọi rợ thấy mồ qua việc hút thuốc mọi lúc mọi nơi kể cả trong thang máy và khạt nhổ xả rác lung tung. Đã mọi rợ thế mà luôn nghĩ dân tộc khác là mọi rợ mới chết chứ nhỉ. Tôi nghĩ cái bọn người Hán mọi rợ ấy mà lên làm chủ thế giới thì thế giới này quả là đến ngày tận thế rồi đấy. Đó là chưa kể cái bọn mọi ấy nhúng tay vào công việc nội bộ của Phật giáo Tây tạng thì việc đạo Phật bị diệt vong cũng "nhờ công" bọn họ rất lớn ấy nhỉ? Tuy nhiên trong bọn họ có rất nhiều người không mọi rợ và những người này lại chả làm gì được cái bọn mọi kia, vì thế đành bó tay mà đứng nhìn.

Tôi đến Lanzhou vào khoảng 9 sáng. Lanzhou là thủ phủ của tỉnh Gansu (Cam Túc) và là một trong những thành phố ô nhiễm nhất tại Trung Quốc. Phía bên phải nhà ga có một con hẻm nhỏ cạnh bên khách sạn New Century. Các bạn đi dọc theo con hẻm này thì vào các nhà hàng bán thức ăn bình dân và tại đây có cả zhao dai sua của nhà ga với phòng twin có giá 50 tệ (nếu đi hai người thì không đắt chút nào). Ngoài ra tại đây có cả dorm có giá 15-20 tệ/giường. Quan trọng là tại đây tiếp nhận cả người nước ngoài. Do tôi là phụ nữ mà đi một mình nên không được phép ở dorm (ngoại trừ dorm của international youth hostels).

Tôi kéo hành lý đi loanh quanh kiếm thức ăn, sau đó thì lần mò đến Nan tran (trạm xe buýt phía nam để tìm xe đi Xiahe.) Từ ga xe lửa đón xe buýt số 1 (đây cũng là trạm của xe số 1) đi đến đường Zhongshan Lu (xe buýt số 1 chỉ đi ngang qua 1 trạm trên đường này mà thôi) thì xuống đón xe số 111 đến Nan tran. Nan tran là trạm cuối của xe 111. Nếu không thì ngồi trên xe buýt số 1 đến trạm Xiao Xi Hu Tran thì xuống đón xe 111.

Tại Nan Tran, tôi mua vé xe buýt đi Xiahe với giá lá 70.5 tệ và xe khởi hành lúc 2h chiều. Tại đây có cả nước nóng nhưng không có toa lét đâu (chắc phải ra ngoài mới có.) Dọc theo Nan Tran có nhiều gian hàng bán trái cây của người Hui (người đạo Hồi và họ hay có khăn choàng che đầu đối với nữ, nam giới thì có cái nón trắng bé tí đội trên đầu.)

Xe đi từ Lanzhou đến Nan Tran khoảng 6h chiều thì đến. Dọc đường phong cảnh khá đẹp, đặc biệt là các nhà thờ của người Hui với hình mặt trăng trên đỉnh ấy trông rất hoành tráng và nhìn y hệt như lâu đài ẩn giữa các lùm cây ấy. Trên đường chúng tôi thấy nông dân đang thu hoạch bắp (ngô) và bó các thân khô thành từng bó trăng trắng. Càng gần đến Xiahe thì chúng tôi càng thấy những căn lều của người Tây Tạng với hoa văn trang trí bên ngoài. Lều của họ trông khá đẹp đấy. Túm lại đường đi từ Lanzhou đến Xiahe khá đẹp.
Lều mùa hè của người Tây Tạng

Lều mùa hè của người Tây Tạng

Khoảng 6h chiều thì xe đến bến xe ở Xiahe. Bến xe này cũng nằm trên con đường chính tại đây. Theo Lonely Planet thì dân số Xiahe là 50% người Tây Tạng, 40% người Hán và 10% người Hui. Tại đây vào năm 2008 (năm nổi dậy của Tây Tạng) thì thị trấn này cũng dậy sóng. Hậu quả là 19 người chết và nhiều người bị thương. Vì thế vào những dịp nhạy cảm thì thị trấn này cũng đóng cửa không cho du khách nước ngoài vào. Tuy nhiên may mắn là chúng tôi đến vào ngày 20/7 thị trấn mở cửa dù lúc xe đến Linxia (cách Xiahe khoảng 1h) thì có một tay cảnh sát lên xe nhìn ngó một hồi. Lúc ấy trên xe đa số là du khách nội địa chỉ trừ có 5 người Pháp.

Từ bến xe buýt bước ra và đi thẳng đến cuối đường (nghĩa là gần Labrang Monastery) thì có rất nhiều khách sạn được đề cập trong sách Lonely Planet. Theo tôi chắc đây là nơi duy nhất tại TQ mà giá cả được đề cập trong sách với thực tế lại giống nhau. Giá dorm của Overseas Tibetan Hotel là 20 tệ nhưng lúc ấy kín chỗ. Tôi qua Tara Guesthouse thì giá dorm ở tầng dưới là 10 tệ/giường và tầng 3 là 25 tệ/giường. Lần đầu tiên tôi thấy giá cả lại rẻ hơn cả trong sách ấy (sách bảo ở đây giá dorm là từ 15-30 tệ mà). Tôi ở dorm 10 tệ. Dù là 10 tệ nhưng có thể lên tầng 3 tắm ké nhà tắm nước nóng ấy.
Mặt tiền của Tara G.H

Dân hành hương người Tây Tạng đến khá đông và nhiều người còn đóng cả lều trại ngủ ở cánh đồng cỏ gần thiền viện nữa đấy.

Đi hành hương cùng bố mẹ

Dắt theo cả bê cùng đi

Đêm đầu của tôi là đêm 20/7 có một cô gái người Đức và một cô gái người Hàn quốc ở. Tuy nhiên qua ngày 21/7 thì bọn họ một người đi về Lanzhou, một người đi Tongren. Tôi có cả ngày đi khám phá Labrang Monastery. Giá vé  cổng là 40 tệ, tuy nhiên tôi sáng dậy đi Kora theo người Tây Tạng lòng vòng một hồi trên núi thì có lối dẫn vào thiền viện, vậy là tôi tham quan chụp hình miễn phí.
Đường đi ko ra vòng qua núi

Lối đi ko ra với một bên là núi, một bên là bức tường của quần thể thiền viện

Thật ra thiền viện Labrang không chỉ là một tòa nhà. Đó là cả một thành phố với chánh đường, và rất nhiều tòa nhà khác. Thiền viện này có cả 6 viện nghiên cứu, hai thư viện và cả nhà máy in nữa. Xung quanh thiền viện là các ngôi nhà cho các nhà sư ở.
Quần thể thiền viện là một thành phố thu nhỏ

Có khác gì làng đại học Phật giáo đâu các bạn nhỉ?
Các mái nhà trong quần thể thiền viện (hình chụp từ núi)

Trên núi là các mật thất để thiền.



Thật ra đây là một thành phố nhỏ với các lối đi ngang dọc mà tôi đi cứ bị lạc hoài. Đối với tôi nơi này có khác gì mê cung đâu. Thiền viện Labrang là một trong 6 thiền viện quan trọng nhất của phe mũ vàng trong Phật giáo Tây Tạng. Vì vậy cứ vào mùa hè thì người hành hương Tây Tạng kéo về rất đông.








Lúc tôi đến Tara G.H (chủ là một người Tây Tạng) thì thấy vị sư tiếp tân đang ngồi xem trên internet sự kiện Ngài Đạt Lai Lạt Ma đang viếng thăm Wangshington D.C và chính phủ Trung Quốc đang nổi điên lên vì sự kiện này. Tôi nói với họ rằng tôi đến nơi ở của Ngài tại Dharamsala rồi đấy. Đang nói chuyện với vị sư thì đột nhiên vị sư tắt máy tính và ra dấu bảo tôi im lặng bởi vì đây là Trung Quốc.

Chiều hôm ấy tôi đi loanh quanh thiền viện và lại được vào xem miễn phí ngôi chùa vàng (Golden Temple)- nơi này ban ngày có giá 20 tệ. Tuy nhiên lúc đó gần đóng cổng nên không được leo lên trên và không được bước vào đại diện. Ngôi chùa cũng khá nhỏ nên đứng bên ngoài vẫn có thể nhìn thấy hết.

Trên đường trở về tôi thấy có một nhóm họa sĩ đang ngồi vẽ tranh. Họ hỏi chuyện tôi. Tôi nói tôi là người Việt Nam. Họ hỏi tôi làm nghề gì. Tôi nói nghề của tôi là đi du lịch (thật ra tôi có nghề ngỗng gì đâu, suốt ngày đi lang thang ấy nhỉ?). Anh ta bảo cho anh ta theo với. Tôi đi đâu anh ta đi theo ấy. Anh ta còn đưa cho tôi cái cạc vi sít nữa chứ. Anh ta nói anh ta muốn đi lang thang như tôi vậy đó.



Tối ấy có một nhóm 5 người Tạng (trong đó có một sư nữ và một sư nam) đến từ Aba ở tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên) đến ở. Họ đến, đi Kora xong thì mới tìm nơi ở (trong khi đó, tôi lại làm ngược lại). Sáng hôm sau 5h sáng thì họ đã lên xe về lại Aba. Sáng đó họ dậy nói chuyện ồn ào ghê và một vị sư vào dẫn họ ra xe. Vị sư hỏi tôi dự định làm gì; tôi nói tôi không có kế hoạch. Vị sư bảo tôi cứ tiếp tục ngủ và ra ngoài tắt đèn đóng cửa. Tôi ngủ đã đời luôn đến hơn 7h mới dậy và chuẩn bị một ngày đi dạo. Tôi dự định ở thêm một đêm nữa đến sáng 23/7 mới ra bến mua vé xe đi Tongren.

Khoảng gần 8h sáng ngày 22/7 thì anh chủ Tây Tạng đi ngang qua nhìn tôi ngạc nhiên hỏi sao tôi còn ở đây và dự định đi đâu. Tôi nói tôi ở thêm một đêm, hôm sau mới đi Tongren. Anh ta nói hôm qua ngày 21/7 có lệnh đóng cửa Xiahe đối với du khách nước ngoài và hôm qua toàn bộ du khách phải ra khỏi Xiahe (có ai nói cho tôi nghe đâu mà biết chứ.). Tất cả nhà trọ và khách sạn tại Xiahe bắt đầu từ ngày 21/7 thì không được phép nhận khách nước ngoài. Anh ta nói tôi tốt nhất là không cho ai biết tôi là người nước ngoài, nếu không cả tôi lẫn nhà trọ của anh ta đều gặp rắc rối.

Tôi nói bây giờ thì quá trể rồi làm gì còn xe đi Tongren. Xe đi Tongren và Xining từ Xiahe chỉ có một chuyến/ngày và chạy trước 8h sáng. Anh ta nói tối hôm qua anh ta phải gửi 3 du khách nước ngoài đến thị trấn Sangke gần đó để ngủ và sáng sớm ngày 22/7 họ được tài xế của anh ta đưa đến bến xe sớm để mua vé đi rồi. Tôi nghe nói mà thấy kinh dị. Thực ra tôi muốn ở thêm một đêm để xem tình hình ở Xiahe thế nào. Tôi nghe nói năm nay là đúng 60 năm ngày Trung Quốc chiếm Tây Tạng nên chính quyền Trung Quốc sợ dân Tây Tạng lại nổi loạn vào đúng năm này. Vì thế Tây Tạng hiện giờ đóng cửa và một số vùng của người Tạng ở các tỉnh lân cận như Sichuan, Gansu, Qinghai cũng đóng cửa đối với du khách nước ngoài.

Tôi hỏi anh chủ nhà vậy bây giờ tôi nên làm gì. Anh ta bảo anh ta chả biết nữa. Tôi nói tôi có thể đón xe đến Hezou. Anh ta bảo từ Hezuo không có xe đi Tongren. Tôi phân vân một hồi thì mặc kệ luôn, lội bộ ra bến xe xem tình hình. Tôi đi thẳng ra cửa ngõ vào Xiahe thì thấy xe cảnh sát đậu ngay cửa ngõ (chắc để kiểm tra các xe vào Xiahe.) Tôi thấy tại bến, xe đi Hezuo và Linxia thì có khá thường xuyên, còn xe đi các nơi khác thì thường chỉ 1 chuyến/ngày và lại xuất bến trước 8h sáng.

Tôi mặc kệ luôn, lội bộ trở lại quần thể thiền viện Labrang để nghe ngóng tình hình. Quả thật là tôi không thấy một du khách nước ngoài nào cả, chỉ thấy toàn những khuôn mặt Châu Á. Đến khoảng trưa thì tôi thấy một anh chàng da trắng đang tung tăng tung tẻ đi về phía phòng vé để vào thiền viện, tôi chặn anh ta lại và hỏi sao vào Xiahe được. Anh ta nói tại Lanzhou họ vẫn bán vé cho anh ta đi đến đây và tại cửa ngõ có thấy viên cảnh sát nào đâu. Anh ta nói người tại bến xe tìm cách bán vé cho anh ta đi Langmusi (cũng là một làng của người Tây Tạng và nơi này chưa cấm du khách nước ngoài.) Anh ta nói khi anh ta đến khách sạn thì quả thật họ từ chối anh ta và nói anh ta có thể gửi ba lô lại để đi tham quan lòng vòng chụp hình trong vòng vài tiếng đồng hồ và sau đó thì phải ra khỏi Xiahe. Anh ta bảo anh ta có thể đến khách sạn khác để thử vận may. Tôi nói với anh ta rằng nếu khách sạn không chấp nhận thì có thể ra đồng cỏ gần đó giăng lều ngủ gần lều của người Tây Tạng. Nếu không thì đi bộ đến Sangke, cách đó chỉ 13 cây số thôi.

Thật ra rất ít người địa phương biết đến lệnh cấm này (trừ các khách sạn và nhà trọ bởi vì họ không được phép nhận người nước ngoài vào ở mà). Tôi thấy ngoài việc tại Xiahe không có người nước ngoài nào (ngoại trừ những người có khuôn mặt Châu Áu ở chui như tôi thôi) thì tình hình vẫn bình thường. Mọi người vẫn buôn bán sinh hoạt, du khách vẫn đi lại chụp hình. Ngoài đường thì thỉnh thoảng có vài chiếc xe cảnh sát qua lại (nếu có khác thì chắc là do có nhiều xe cảnh sát hơn bình thường chăng?).

Tôi đi dạo tung tăng ngoài đường thì thấy một khu chợ chỉ bán quần áo giày dép đồ tiêu dùng mà chẳng thấy bán thức ăn đâu cả. Tại đây, tôi mua một đồ lót giày được thêu khá đẹp do một cụ già người Hui bán với giá 5 tệ. Thực ra đồ may sẳn công nghiệp của bọn người Hán chỉ có giá 2 tệ thôi. Nhưng đôi lót giày của cụ già người Hui này được thêu tay với những bông hoa hồng hồng đỏ đỏ trông khá đẹp và hợp với đôi giày hồng của tôi. Ngoài ra cụ già ngồi riêng lẻ một mình trong góc và chẳng ai ngó ngàng đến cụ nên tôi vào mở hàng cho cụ vậy.

Trong số những vị sư Tây Tạng, tôi nghĩ không phải tất cả đều là người Tạng đâu, có cả người Hán trà trộn vào nữa. Các bạn nhìn vào cặp mắt của họ thì có thể phân biệt được ngay. Cặp mắt của dân Tây Tạng và dân Mông cổ nhìn rất hiền lành chứ không có kiểu ti hí mắt lương gian xảo như tụi ba tàu đâu. Nhìn vào mắt của bọn người Tạng hay Mông các bạn thể thấy hình ảnh cặp mắt của con ngựa hay con bò ấy, nhìn hiền lành lắm. Tuy nhiên cũng có những tộc người cũng là người Tạng hay Mông nhưng có cặp mắt nhỏ  hơn mắt của những người khác hoặc ánh mắt dữ hơn; tuy nhiên dù thế ánh mắt họ cũng không tẩm ngẩm tầm ngầm như dân ba tàu đâu. Bây giờ nhìn vào mắt họ thì tôi có thể phân biệt được đâu là người Tạng người Mông, đâu là người Hán rồi nhé. Và theo tôi thì có rất nhiều người Hán đang là sư Tây Tạng. Có thể họ yêu thích đạo nên theo, nhưng cũng có thể họ được "cài" vào để theo dõi ấy nhỉ. Thậm chí ngay tại Mông cổ cũng có nhiều người Hán nữa. Có thể họ qua đó làm ăn lâu năm rồi nên đổi quốc tịch luôn hoặc cũng có thể họ là con lai giữa ba tàu và Mông cổ. Mà kiểu ti hí mắt lương hình như là gen trội của bọn ba tàu ấy. Thậm chí theo tôi thì ngay tại Dharamsala, nơi ở của Ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng có nhiều vị sư Tây Tạng người Hán nữa đấy.

Tóm lại, bây giờ thấy ai mặc quần áo của sư Tây Tạng thì không có nghĩa họ là người Tây Tạng đâu. Có khi 75% những vị sư mà mình nhìn thấy lại toàn là người Hán ấy!!! Và khi họ bảo với các bạn rằng họ là người Tây Tạng thì cũng không có nghĩa họ là người Tây Tạng đâu.án cHáH
Đồng cỏ Xiahe
Góc của một thiền viện

Trẻ em Tây Tạng
Người đi Kora

Dê cũng thế.

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (2): Langmusi –ngôi làng của Phật giáo Tây Tạng đích thực

4 nhận xét:

  1. Hello Quynh Dzung,
    Minh la Nghiem Quoc Tuan, minh co doc qua bai cua ban ve chuyen di Mong Co, minh thay rat thu vi, chi tiet va kinh nghiem, sap toi minh se di Mong Co, thoi gian se la 29/6-16/7.
    Thoi gian o Mong Co cua minh se la 10 ngay tu ngay 3/7-12/7, minh muon hoi ban, nho ban tu van nen di theo lich trinh cac diem nao, TP nao va co the thanh 1vong tron de tranh bi lon di lon lai nguoc huong mat tgian (Va dac biet co gang bo tri dc 1diem tren Samac Gobi la tot nhat). Rat mong ban bo thoi gian giup do. Cam on ban nhieu!
    Lien lac voi minh qua D/c Email Dancefan1001@yahoo.com va Facebook deu dung d/c Email nay. Mong tin ban.
    QT

    Trả lờiXóa
  2. Ban có the email cho mnìh hỏi 1 số thứ được không. Email của mình : onlyduong@gmail.com

    Trả lờiXóa
  3. Các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp giúp các bạn đi bụi dễ dàng

    Trả lờiXóa