Sáng sớm ngày 12/8/2012, tôi dậy
thật sớm (cũng may lúc ấy trong chùa Tây Tạng có đoàn hành hương Sri Lanka ngủ
một đêm – thường các đòan hành hương dậy rất sớm để lễ Phật rồi sau đó tiếp tục
hành trình; do đó tiếng lao xao của họ làm tôi thức giấc mà không cần đồng hồ
báo thức.) Lúc ấy, cô Tây Tạng ở phòng bên cạnh đi qua để xem tôi dậy chưa. Sau
đó cô xuống bếp xin nước nóng. Tôi ké nước nóng để nấu mì gói ăn sáng.
(Mở ngoặc nói một tí về người bạn
Tây Tạng này các bạn nhé! Cô ấy tên là Khuang Chau Tha Mo (tôi nghe cô ấy nói
rồi tự phiên âm chứ cô ấy không biết ghi chữ La Tinh), người Tây Tạng nhưng
đang tị nạn ở Kathmandu, Nepal. Cô ấy bảo khi nào tôi đi
Nepal thì ghé nhà cô ấy ở. Tôi ở tại chùa Tây Tạng, Kushinagar được khoảng 3
đêm thì cô ấy đến, ở căn phòng đơn bên cạnh. Cô ấy qua phòng tôi bảo rằng phòng
mình không có quạt nên nóng quá. Tôi nhường luôn cái quạt đứng trong phòng cho
cô ấy và ra dấu bảo mình sẽ ngủ trên mái nhà cho mát mẻ nên không cần quạt. Tôi
còn cho cô ấy mượn chai xịt muỗi để xịt nữa. Buổi sáng cô ấy hay pha trà sữa
theo kiểu dã chiến cho tôi và cô ấy cùng uống. Cách pha như sau: thay vì nấu
sữa tươi thì pha sữa bột, sau đó cho bột trà vào quậy quậy, vậy là có thức uống
vào buổi sáng, khỏe không??? Cô ấy cũng hay cho tôi thức ăn lắm và nấu mì gói
bảo tôi cùng ăn nữa chứ. Tôi lấy hai gói mì ra và đưa cho cô ấy. Tôi chia lại
trứng luộc cho cô ấy (hầu như ngày nào tôi cũng ăn trứng cả, cho có dinh dưỡng
chứ ở Ấn độ toàn là ăn chay.)
Cô ấy một mình sang Ấn độ du
lịch. Hành trang là một cái ba lô và cái túi có bánh xe đẩy trông nặng trĩu.
Trước hôm tôi chuẩn bị lên đường, buổi chiều tôi gặp cô ấy ngay chỗ tượng Phật
nhập Niết bàn. Cô rủ tôi đi kinh hành và còn dạy đọc câu niệm Phật này nữa: Om ma ni ma ni, ma ha ma ni, sa cha ma ni, ye ho sa. Cô
ấy bảo cứ lẩm nhẩm câu này trong miệng suốt thì sẽ rất tốt. Buổi tối, cô rủ tôi
qua phòng chơi và mở túi lấy đồ nghề ra tụng kinh cho tôi xem. Trời, không ngờ
cô ấy sang Ấn độ………………….thỉnh kinh. Trong hai cái túi toàn là kinh Phật và một
cái trống để gõ khi tụng kinh. Hết hồn. Tôi nhờ cô ấy ngồi tụng thử để tôi chụp
hình. Vừa lắc chùy vừa khua trống vừa đọc kinh, khó lắm đó, không dễ đâu nghen.
Tôi làm thử rồi, cái trống nhìn vậy mà cũng nặng ghê gớm!)
Khi chia tay, cô Khuang Chau Tha
Mo quàng lên cổ tôi một dãy lụa trắng và tặng cho tờ Rs 10 mới cáu. Công nhận
dân Tây Tạng cũng hay ghê, toàn tặng quà lúc người ta đã gói ghém xong hành lý.
Nhưng mà cũng thấy vui bởi phong tục tặng lụa trắng của họ ghê! Cô ấy dặn đi
dặn lại là vừa đạp xe vừa lẩm nhẩm câu Om ma
ni ma ni, ma ha ma ni, sa cha ma ni, ye ho sa và dặn khi nào đến nơi có Phật
thì vừa đi kinh hành vừa lẩm nhẩm thì tốt lắm đó. Ngoài ra cô ấy bảo hai hôm
nữa cô ấy sẽ rời Kushinagar để đi Lumbini (nơi Phật đản sanh) và sau đó thì về Kathmandu. Nếu tôi đến Kathmandu
thì điện thoại cho cô số 4471937 để cô
ấy dẫn về nhà chơi.
Chia tay cô Kuang Chau Tha Mo
và các sư trong chùa, tôi đạp xe đi khoảng 6h sáng. Trời mát mẻ, chưa có đông
người ngoài đường nên đỡ bị nhìn nhưng bọn chó khi nhìn thấy cứ ngỡ là tôi mới
ở………………trển xuống nên rượt theo sủa làm người đang ngủ cũng phải tỉnh giấc để
nhìn tôi. Đúng là cái bọn chó đáng ghét!
Từ Kushinagar muốn đi đến biên
giới Sunauli thì phải quay lại Gorakhpur (cách Kushinagar khoảng 51 cây số), từ
Gorakhpur đến Sunauli là khoảng 100 cây.
Vậy là tôi lại quay trở ra quốc
lộ 28 và đạp xe vun vút trên đường. Ôi bò kéo xe, bò Ấn độ to lớn vô cùng; bò
đực có cái bứu trên lưng là biểu tượng của thần Shiva đó nghen (bọn Ấn bảo tôi
rằng “cái ấy” của thần Shiva bự như cái bứu của con bò vậy đó, có ai tin không
vậy nhỉ?) Nhưng mà đúng là bò khỏe thật, kéo xe với quá trời hành lý cộng thêm
người ngồi lổn nhổn trên cao và giăng võng nằm bên dưới nữa chứ.
Lại đi xuyên qua khu rừng cây
xanh mát.
|
Hội những người bán sữa tươi. |
|
Dựng gánh ve chai vô gốc cây để đi toilet cái. |
Ôi mẹ ơi, mới sáng sớm mà đã có
tai nạn giao thông. Một chiếc xe tải nhỏ đang lật nghiêng trên đường. Trong
rừng là một chiếc du lịch 4 chỗ, nát bét. Chắc tông mạnh lắm nên chiếc du lịch
mới bay tuốt vào rừng như thế. Nước gì nâu nâu nhớp nhớp trên đường thế này!!!
Ôi mẹ ơi…………….. Mỗi khi thấy tai nạn giao thông là tôi……………hồn vía lên mây, đặc
biệt khi trên đường lại có thêm thứ nước nhớp nhớp ấy. Ôi mẹ, hy vọng đó là
nhớt xe chứ không phải………….. Sợ quá đi thôi!!!! Không dám nhìn!
Khi sắp ra khỏi rừng thì tôi dừng
xe để chụp hình ông lão đang chuẩn bị dọn hàng bắp nướng.
|
Có ai muốn bắt chước hông vậy????? |
Lúc ấy có hai thằng Ấn đáng ghét
đứng lại ngó tôi lồi con mắt ra luôn vẫn chưa đã mà đạp xe theo tôi cả một
đoạn. Tôi đạp nhanh bọn chúng cũng đạp nhanh; tôi đạp chậm thật chậm thì chúng
dừng xe đứng chờ luôn. Mẹ kiếp! Tôi dừng xe thì chúng cũng dừng. Chúng theo tôi
vào luôn Gorakhpur.
Bực ơi là bực! Khi cơn bực của tôi nỗi lên rồi thì chúng mới lằng nhằng kè theo
nói: photo, photo. À thì ra chúng muốn tôi chụp hình chúng. Bình thường thì tôi
chụp rồi nhưng lúc ấy đang bực nên lắc đầu nói: na hi, na hi (không). Chúng còn
ra giá Rs 50 nữa chứ. Ngẫm lại thấy tội nghiệp! Nhưng mà lúc ấy bực mình quá
rồi. Ai bảo lúc đầu không chịu nói trước, để tôi nổi điên lên rồi mới nói. Tôi
cứ luôn miệng: na hi, na hi làm chúng ỉu xìu và bỏ đi luôn, không lẳng nha lẳng
nhẳng bám càng tôi nữa. Tội nghiệp bọn chúng! Nhưng hai thằng đen thui mắt
trắng dã bám càng dai dẳng như thế ai mà không sợ, từ sợ chuyển qua bực luôn
chứ sao.
Khi vào đến Gorakhpur thì tôi hỏi thăm đường đi luôn về
biên giới Sunauli. Vậy mà cũng chụp được lắm cảnh ở Gorakhpur đó nghen các bạn!
|
Marriage House - đứa nào muốn cưới nhau phải bước qua cái cổng này. |
|
Đường phố |
|
Ga xe lửa. Ai mà không bon bon đạp xe như tôi thì có thể phải đi tàu lửa đến đây, rồi đón xe buýt để đi Kushinagar hoặc ra biên giới Sunauli đấy! |
|
Tượng đài trước nhà ga. |
|
Đền đài gì đó mà mấy thằng bảo vệ cổng tưởng tôi...............bán dạo nên chặn lại hỏi lẳng nhẳng, ghét không thèm vào luôn! |
Ra khỏi Gorakhpur thì lại nhong nhong đạp xe theo
quốc lộ mà thẳng tiến (quốc lộ số mấy quên mất rồi do lười ghi chép lại ấy).
Các bạn có biết loại bánh giống
trong hình không. Tôi mục kích cảnh làm bánh này đấy nhé!!!
|
Dùng hơi nóng của tro để làm nở bánh |
|
Bánh nở rất mau. Sau đó dùng sàng để lọc tro ra khỏi bánh. |
Hôm ấy trời mát mẻ nên tôi nghĩ
bụng: có khi nào hôm nay đạp luôn 150 cây từ Kushinagar đến biên giới luôn vậy
ta? Dám lắm à.
Đi qua nào là chợ nào là khu dân
cư nào là thị trấn, đến các ngã ba thì hỏi đường, cứ thế mà tôi thẳng tiến từ
từ đến biên giới. Trời chập choạng tối, phải tìm nơi ngủ thôi. Hết nước, tôi
ghé một thị trấn hỏi mua nước uống. Tôi trả giá 2 chai Aquafina loại 1 lít/chai
giá Rs 25/hai chai. Cha bán hàng thì gật đầu đồng ý. Cho hai nước vào rổ xong, tôi
chuẩn bị lấy tiền ra trả thì cái bọn gần đó phát hiện có sinh vật lạ vào thị
trấn nên kéo đến. Có một thằng rất là fucking, bày đặt ba xạo đến nói tiếng Anh
bảo là hai chai Rs 30, có cáu tiết không chứ? Đúng là cái bọn…………….. (hết từ để
diễn tả rồi) Tôi nói sao thằng bán bảo hai chai Rs 25, thằng ba xạo lại giải
thích (mẹ kiếp mày) rằng ý thằng bán là nói tiền rupee Nepal đó còn tiền Ấn phải Rs 30 lận
(má nó cái đồ xạo sự.) Ghét không thèm mua nước luôn. Bực bực bực bực quá đi
mất!!!!!!!!!!!!
Cảnh nông thôn thanh bình, buổi
tối mát rượi nên một lúc sau tôi cũng cố gắng quên được cái bực bội chỗ bán
nước. Đúng là con người thật lạ! Mọi niềm vui sướng yêu thích bực bội đều là do
cảm giác của chính bản thân. Tự mình làm mình bực chi nhỉ? Nếu cứ bình chân như
vại trước mọi thứ xung quanh chẳng phải sướng hơn sao???? Thì ra bây giờ mới
hiểu câu Phật dạy trong kinh Pháp Cú: “Volition is karma.” Chính mình là Đấng
Tạo Hóa cho mọi phước nghiệp của mình thì trách chi Trời Phật khi bị trả quả
các bạn nhỉ?
Còn khoảng 20 cây số nữa là đến
biên giới. Trời tối quá rồi, phải nhanh chóng tìm chỗ ngủ thôi. Lại vào một thị
trấn, tôi dừng xe nhìn quanh quất, không thấy nơi nào ngủ được cả. Nghĩ trong
bụng có khi phải đạp luôn tới biên giới cũng nên. Cũng thấy tiếc vì đến 14/8
mới hết hạn visa, bây giờ mới 12/8, còn những hai ngày nữa cơ. Phương châm đi
bụi của tôi: tốn tiền làm visa mà, nên phải ở đến tận ngày cuối trong visa mới
rời quốc gia ấy, rời sớm thì tiếc tiền, kể cả ở mấy nước Đông Nam Á không tốn
tiền visa tôi cũng thường ở đến tận ngày cuối mới đi. Đi trường kỳ mà, cứ dung
dăng dung dẻ thôi, chả có quái gì phải ra khỏi nước đó sớm cả.
Vừa ra khỏi thị trấn thì thấy
tiệm bán hàng này sáng đèn.
|
Hình này chụp vào sáng hôm sau, chứ buổi tối, tối thui đâu có chụp được. |
Nhìn vào chỉ thấy hai người đàn
ông đang ngồi. Tôi dừng xe hỏi trong thị trấn này có chỗ ngủ không. Họ hỏi đi
một mình à? Tôi gật đầu. Họ chỉ luôn vào nhà bảo vào nhà họ ngủ. Không biết nhà
có mấy người nhưng hiện tại chỉ thấy đàn ông mà không thấy phụ nữ và trẻ con
nên cũng ngán (bí quyết ngủ ké nhà dân là phải ở chung gia đình, đặc biệt không
nên ở nhà nào chỉ toàn đàn ông.)
Thấy tôi ngại, một người đàn ông
có vẻ là chủ tiệm chỉ về phía thị trấn rồi nói gì đó, chả hiểu. Tôi hỏi gần đây
có đồn công an không. Tôi vào đó ngủ. Họ kinh ngạc nhìn tôi rồi bảo có, cách đó
khoảng 400 mét nhưng nơi ấy toàn là đực rựa, không ngủ được đâu. Chắc đoán được
lý do cho sự ngần ngại của tôi, ông chủ tiệm bảo: vào nhà này ở, đây là gia
đình chứ không chỉ toàn đàn ông thôi nên đừng ngại. Vào ở chung gia đình họ.
Vậy là hết lo. Nhưng tôi chưa vội gật đầu.
Sợ tôi còn ngại nên ông chủ tiệm
đi đến đồn công an gần đấy, mời một ông cảnh sát đến để xác nhận sự hiện diện
của tôi trong nhà họ. Ông cảnh sát nhìn nhìn tôi rồi ra dấu bảo cứ yên tâm ngủ
trong nhà ấy. Ông chủ tiệm này vui lắm, y như anh chàng ở
Chandwara trước đây .
Cứ gặp ai ông ta cũng kể lại sự tích tôi dừng lại trước tiệm hỏi thăm nơi ngủ
như thế nào, rồi sau đó đòi đến đồn cảnh sát ngủ ra sao. Ai nghe xong cũng cười
ha hả, kể cả ông cảnh sát to như con bò mộng đến để xác nhận cho tôi yên tâm.
Thằng nhóc 4 tuổi con ông chủ
tiệm đây này. Mới nhìn tôi tưởng nó là con gái ấy chứ.
Nó cứ rủ tôi lên lầu chơi mãi.
Khi tôi vào nhà tắm rửa mặt mày, nó nắm tay tôi dẫn lên lầu…………..giới thiệu với
mẹ và bà nó luôn mới ghê chứ. Đúng là khỉ con! Nghịch số một nên tôi cứ gọi nó
là “monkey.”
|
Hình "khỉ con" chụp cùng bố (ông chủ tiệm) Yêu quá đi mất! (yêu con chứ không phải bố à nghen!) |
Gia đình này quá là dễ thương, ba
thế hệ ở chung nhà. Ba anh em ruột có vợ con cả và đều sống dung hòa dưới một
mái nhà. Quá nể! Bố họ mất rồi chỉ còn người mẹ thôi.
|
Mẹ già như chuối chín cây. Có tin là mẹ này hơn 70 tuổi rồi không? |
Họ tử tế với tôi vô cùng và luôn
miệng bảo: “A guest is a god!” Do họ không nói nhiều tiếng Anh nên còn rủ cả
bạn họ là một thầy giáo biết tiếng Anh đến nói chuyện với tôi và làm thông dịch
nữa chứ. Quả là đáng yêu!
|
Buổi tối của tôi |
|
Thường trong các gia đình Ấn mà tôi ở cùng; chỉ có đàn ông mới ngồi trên bàn ăn cùng tôi. Phụ nữ thì thường ăn sau và hay ngồi dưới đất ăn luôn, khỏi bàn ghế gì cả. |
|
Giường ngủ của tôi đây nè! |
Sáng, họ mời tôi ăn sáng. Ăn xong
tôi ngồi nghỉ mệt thì họ bảo khi nào về ngang đây ghé nhà họ ngủ. Dễ thương
hông?
|
Thường trong những gia đình khá giả, trên sân thượng luôn có phòng nhỏ để thờ thần linh và mỗi sáng họ phải lên đó làm lễ. |
|
Cái quạt tre này ngộ lắm nghen! Chỉ cần lắc cái đế tre là cái quạt tự động quay 180 độ luôn đó. Tôi cứ cầm quạt quay riết khiến cả gia đình ai cũng cười. |
Địa chỉ nhà của khỉ con đây:
Khỉ con tên là Anand Singh (hay được mọi người gọi là Babu)
Bố là Mr. Jang Sher Singh
Điện thoại: 8004644668
Village: Sampatiha
Post: Naikot
P.O. 227164
District: Maharajgang
Kỳ sau: Qua biên giới Sunauli (Ấn độ) – Belahiya (Nepal) và thẳng tiến đến Lumbini, nơi Đức Phật Thích Ca đản sanh