CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Một quyển sách thiền không hay mà phải nói là quá hay, thật tuyệt vời!!!


"Từ Chánh niệm đến Giác Ngộ - Cẩm nang của người tu thiền" do thiền sư Ajahn Brahm viết, và do Nguyễn Nhật Trần Như Mai dịch (có cả sách nói trên Youtube nữa đó mọi người!)

Quyển sách thích hợp cho tất cả, từ những người không biết gì về thiền đến những người đã hành thiền lâu năm.

Nửa đầu quyển sách nói về Thiền định; nửa sau nói về thiền Minh sát. Nếu chỉ quan tâm đến thiền định thì chỉ cần đọc nửa đầu. Quyển sách thiên về pháp hành nhiều hơn lý thuyết.

Quyển sách hướng dẫn rất chi tiết từng bước hành thiền, cũng như những khó khăn trở ngại và cách vượt qua chúng trong từng giai đoạn hành thiền. Văn phong lại vô cùng nhẹ nhàng giản dị. Do đó quyển sách cực kỳ thích hợp cho những ai mới bước chân vào con đường thiền.

Hy vọng các bạn sẽ thích quyển sách này, giống như tôi vậy đó!

Chúc các bạn thành công!

Thân ái!


http://thuvienhoasen.org/images/file/GSVlkp1G0QgQAKdi/tuchanhniemdengiacngo.pdf

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Bắc Kim Thang


Trước khi tìm hiểu thế nào là “bắc kim thang, cà lang bí rợ”, tôi xin kể lại một câu chuyện cổ tích mà mình nghe được trong chuyến đi công việc tại Long Xuyên khoảng 5 năm trước. Người kể câu chuyện này là một cụ bà khoảng gần 80 tuổi, tụ tập cháu chắt lại rồi vừa ngồi bỏm bẻm nhai trầu vừa kể chuyện. Chắc hẳn rằng nghe xong mọi người sẽ hiểu thêm về việc mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Chuyện kể như sau:

“Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có hai người bạn làm nghề buôn bán cùng nhau. Một người đi soi đèn bắt ếch về đêm, còn anh kia thì chuyên đi bán dầu thắp đèn vào rạng sáng. Nhà họ dựng trên một cù lao nhỏ ven sông, tách biệt với làng xóm, muốn đi vào chợ làng phải đi ngang một cây cầu khỉ vắt vẻo. Do hoàn cảnh đơn chiếc, nên hai anh cũng thân thiết với nhau. Có lần vì mẹ già của anh bán ếch bệnh mà không có tiền chạy chữa nên qua đời, anh bán dầu liền bỏ tiền ra giúp đỡ ma chay mà không hề tính toán, vì thế mà anh bắt ếch càng quý trọng tình bạn của anh bán dầu.

Một đêm nọ, trong lúc đi làm việc, anh bắt ếch nghe tiếng kêu thảm thiết phát ra từ một cái bẫy trên đồng. Tính tò mò, anh lại mở ra coi thì phát hiện ra hai con chim le le và bìm bịp nằm trong bẫy, do chúng giành ăn với nhau mới bất cẩn rơi vào bẩy của con người. Hai con chim ra sức năn nỉ anh bắt ếch mở bẩy tha cho mình, rồi hứa sẽ đền ơn báo đáp. Vốn là người có tính nhân từ, anh bắt ếch cũng xuôi lòng rồi giải thoát cho chúng.

Vài ngày sau, hai con chim cùng bay đến nhà anh bắt ếch để cảnh báo cho anh biết tai ương sắp đến. Chúng nghe được hai con ma da ở sông bàn với nhau rằng sẽ kéo chân anh bán dầu và anh bắt ếch, cho hai anh chết, thế mạng cho chúng để chúng được đầu thai. Vì hai con ma này chết đã lâu, nếu trong 7 ngày không bắt được người thay thế sẽ bị hồn phách tứ tán, không được đầu thai nữa. Thêm vào đó, ma da cũng chỉ có thể bắt hai anh khi trời vừa rạng sáng, lúc anh bán dầu ra chợ và lúc anh bắt ếch về nhà, bởi vì khi mặt trời lên thì chúng không còn ma phép.

Ban đầu anh bắt ếch đem cớ sự nói anh cho bán dầu nghe, khuyên anh nên ở nhà, nghỉ bán một tuần lễ, nhưng anh bán dầu lại không tin, cho rằng đấy là mê tín vớ vẩn, trên đời không có ma, quỷ. Theo lời le le và bìm bịp, anh bắt ếch viện cớ đến ngày cúng mẹ, gọi anh bán dầu qua nhà tiệc tùng ăn nhậu, chuốc cho anh say mèm đến mức sáng hôm sau không ra chợ bán được. Ngày kia lại lấy cớ sang nhà cảm ơn anh bán dầu đã giúp đỡ, lại bày tiệc ăn uống no say, trì hoãn việc đi ngang cây cầu kia.

Hôm ấy là ngày cuối cùng của thời hạn 7 ngày ma da bắt hồn, do say sỉn nhiều ngày liền nên anh bắt ếch ngủ quên. Anh bán dầu sực tỉnh vào sáng sớm, nhận ra mình đã bỏ buôn bán mấy ngày liền bèn nhanh chóng quẩy hàng ra chợ. Do bước vội vàng qua cầu khỉ cheo leo, lại bị bọn ma da biến phép cho cầu trơn trượt nên sẩy chân rơi xuống nước mà chết. Anh bắt ếch vì tiếc thương bạn nhưng do còn sợ bọn ma da nên phải đợi hết một ngày sau mới dám vớt xác bạn lên mà làm ma chay. Thấy ân nhân của mình đau lòng, le le và bìm bịp cũng bay đến, cất tiếng kêu thảm thiết như tiếng kèn trống đám ma để tiễn biệt một người chết oan.”

Đọc hết truyện cổ tích này thì có lẽ mọi người đều sáng tỏ vì sao trong bài đồng dao “Bắc kim thang” có 4 câu cuối là:

Chú bán dầu, qua cầu mà té.
Chú bán ếch, ở lại làm chi.
Con le le đánh trống thổi kèn,
Con bìm bịp thổi tò tí te tò te.

Thực chất là để diễn tả lại câu chuyện cổ tích đề cao tình bạn và tính chất cứu vật vật trả ơn của người xưa.

Thế nên vấn đề còn lại nằm ở hai câu:

Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột qua kèo, là kèo qua cột.

Ở câu đầu tiên, “cà, lang, bí rợ” là để chỉ cho 3 loại củ, quả có cùng một đặc tính là thuộc họ dây leo, trái cà, khoai lang và bí rợ. Đặc biệt với từ bí rợ, là một từ thuần chất của miền Nam, cũng đã nói lên xuất xứ của bài đồng dao này là từ miền Tây Nam bộ.

Nói đến “bắc kim thang” thì phải hiểu hơi “hàn lâm” một chút, là từ kim thang ở đây hiểu cho đúng phải là cái thang hình chữ KIM -- tức là hình tam giác cân. Từ “kim tự tháp” cũng là bắt nguồn từ chữ “kim” này mà có, do chỉ hình dạng cái tháp của người Ai Cập cổ là hình tam giác cân.

Còn cái “kim thang” của con nít ngày xưa là do người lớn dùng hai thanh tre dài, bắt chéo vào nhau tạo thành một hình tam giác cân rồi cắm trên mặt đất, cách vài mét lại đặt một cái như vậy, tạo thành một hàng dài. Bản thân của cái kim thang này trở thành một cái cột (do không có cây cột dựng đứng giữa nên hai thanh tre chéo vào trở thành cột luôn). Những cái kim thang được nối vào nhau bởi cái “vì kèo” là những thanh tre chạy dọc theo giàn, cứ như thế tạo thành một giàn cốt là để cho cà, lang, bí rợ leo lên mà sinh sôi, phát triển.

Vậy “cột qua kèo, kèo qua cột” là chỉ mối quan hệ gắn bó vào nhau của hai vật thể. 
Cả câu “bắc kim thang, cà lang bí rợ, cột qua kèo, là kèo qua cột” cốt để miêu tả mối quan hệ keo sơn, quấn quít, gắn bó vào nhau của anh bán dầu và anh bán ếch ở bốn câu sau.

Cả bài đồng dao này được viết lại dựa trên câu chuyện cổ tích kia, nên cách lý giải cũng vì thế mà nên hiểu cho đúng. Tuy nhiên trải qua thời gian dài, người lớn không còn kiên nhẫn để giải thích cho con trẻ hiểu về truyện cổ tích kia, thế nên bài đồng dao “bắc kim thang” cứ thế mà lưu truyền, gây ra sự hoang mang, khó hiểu cho người nghe.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều lời bàn, tranh cãi xung quanh việc lý giải ý nghĩa cho bài đồng dao này. Điển hình là ông Nguyễn Hữu Hiệp ở An Giang đã phát biểu trong hội thảo khoa học tại trường Đại học Cần Thơ năm 2003, rằng hiểu cho đúng thì bài đồng dao này phải được hát là:

Bắt kim than, cà lang bí rợ
Cột quai chèo, chèo qua chèo lại,
Bắt ngựa ô, chạy vô vườn mít,
Hái lá mít, chùi đít ngựa ô.

Tuy nhiên cách giải thích này lại khập khiễng và vô cùng tối nghĩa, khó hiểu.

Vậy nên tôi mới mạn phép truy tìm nguồn gốc, đọc và thẩm định rồi giải thích để mọi người hiểu hơn về bài đồng dao này. Nếu mọi người thấy cách lý giải này là hợp lý thì nhớ đặng mà con cháu có hỏi, thì ta biết trả lời rằng vì sao trẻ con hay hát:

Bắc kim thang, cà lang bí rợ,
Cột qua kèo, là kèo qua cột…
Ngọc Thạch




HAI CHIẾC ĐỒNG HỒ!


Chiếc đồng hồ đeo tay một hôm đi dạo ở cổng trước nhà thờ. Nó nhìn lên tháp chuông, thấy chiếc đồng hồ rất lớn nên rất ghét.
Nó nói:
- Anh tưởng là anh ngon lắm hả. Thực ra cái mặt anh to quá khổ chẳng đẹp chút nào, hai cánh tay thì dài thượt như tay vượn vậy!
Giọng khàn khàn, chiếc đồng hồ lớn mỉm cười nói:
- Mời em đồng hồ bé nhỏ lên đây chơi!

Đồng hồ nhỏ leo lên. Khi đứng bên cạnh đồng hồ lớn nhìn xuống, nó đâm hoảng sợ. Thì ra ở trên cao này nguy hiểm quá, té xuống tan xác như chơi!
Lúc đó, đồng hồ lớn khều nó mà nói:
- Ở dưới có người muốn biết giờ kìa. Em đưa mặt ra cho họ xem đi.
Chiếc đồng hồ nhỏ đáp:
- Không được, từ đây xuống dưới xa quá, mà mặt em nhỏ xíu, ở dưới xem không thấy đâu!
- Vậy thì em nói giờ cho họ nghe đi.
- Cũng không được, vì tiếng em nhỏ quá.

Khi đó chiếc đồng hồ lớn mới ôn tồn giải thích:
- Đó, em thấy chưa. Em không thể làm việc của anh, mà anh cũng không thể làm việc của em. Mỗi người chúng ta ai làm việc nấy, chỉ để phục vụ cho người ta thôi. Từ nay về sau mình đừng chỉ trích nhau nữa nhé.
Câu chuyện ngụ ngôn về hai chiếc đồng hồ với nhiều ý nghĩa mang lại cho chúng ta những bài học vô cùng sâu sắc về cuộc sống.
st

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

ĂN TRỘM DẠY CON


Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề, một hôm, con trai lão ngỏ ý muốn học nghề của cha.
Vốn biết đây là một việc xấu nên người cha không muốn con nối nghiệp nhưng khuyên thế nào cậu con trai cũng không từ bỏ ý định. Một hôm, tên ăn trộm nghĩ ra kế liền dẫn con đi với lý do để… thực tập.

Hai cha con đến một nhà giàu có, đánh bả cho lũ chó chết mê mệt xong, đạo chích đào ngạch, khoét vách dắt con chui vào nhà.
Cả nhà ngủ say như chết. Tên trộm thấy một cái rương to còn trống bèn giở nắp rương bảo con:
- Con chui vào đây, hốt hết đồ đạc bỏ vào bao cho cha.
Thằng con y lời, đạo chích liền đóng nắp gài khóa lại… rồi lẻn ra khỏi nhà, hô hoán lên ầm ĩ:
- Ăn trộm! Ăn trộm!

Chủ nhà bừng tỉnh, thấy nhà bị khoét vách, dáo dác tìm kiếm hồi lâu, không thấy động tĩnh liền đi ngủ lại. Con trai đạo chích nằm chết điếng trong rương, tái tê vì sợ và giận cha khôn tả.

Hồi lâu hắn nghĩ ra một kế thoát thân, bèn lấy tay cào sột soạt vào thành rương và giả tiếng chuột kêu ‘chít… chít…’ để đánh lừa chủ nhà. Nghe chuột kêu, chủ nhà vội thức giấc, đốt đèn mở rương đuổi chuột.
Thằng bé liền nhỏm dậy, tắt đèn, xô ngã chủ nhà, tông cửa chạy một mạch. Chủ nhà lục tục kéo nhau, vừa hô hoán vừa đuổi theo. Thằng bé chạy đến đường cùng thì gặp cái giếng, nó vội vàng ôm một cục đá to liệng xuống giếng và tri hô:
- Thằng ăn trộm rớt xuống giếng rồi… Làng xóm ơi!

Mọi người đổ xô nhau kéo đến giếng để bắt trộm. Thằng bé chạy thẳng về nhà. Gặp cha, thằng bé oà lên khóc và không tiếc lời oán trách cha. Lão đạo chích mỉm cười nói:
- Khoan đã… Con hãy nói cho cha nghe lúc bị nhốt trong rương và lúc đang chạy trốn con thấy thế nào?

Cậu con kể lại từ đầu đến cuối cho cha nghe. Lão tươi cười nói: “Con có muốn cả cuộc đời mình phải sống trong cảm giác đề phòng, sợ hãi, trốn chui trốn lủi… thế nữa không?”. Cậu bé im lặng nhìn cha.

st

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Một muỗng đường cho ly sữa đậu nành


Có một cô bán sữa đậu nành trên đường đi làm. Khi bán sữa, cô luôn luôn đang ở trong trạng thái tán dóc với 3- 4 khách hàng quen thuộc khác và 4 lần mua sữa thì hết 3 lần cô nói: "Á quên mất, chị lỡ bỏ đường rồi!" - Chị luôn không để ý các khách hàng cần gì, muốn ít đường hay nhiều đường, dù có lần tôi đã dặn 3 lần liên tiếp. 

Một phụ nữ lớn tuổi, bán canh bún gần trường học ngày xưa của tôi. Với một đứa trẻ con "lắm trò" như tôi, không ăn giá, không ăn hành phi, không ăn ớt, không ăn huyết. Cô luôn luôn nhớ để hỏi, hôm nay con không ăn gì? - Tô canh bún của cô đến bây giờ, vẫn là những tô bún ngon nhất tôi ăn, vì cảm giác hài lòng khi không ăn phải những thứ không thích. 

Sau này lớn, tôi gặp những người giống cô bán bún và cô bán sữa vậy. Tôi không hiểu sao mỗi lần ra phường làm lại chứng minh nhân dân, nộp tiền... tôi luôn gặp những cô nhân viên nhìn người đến làm việc bằng ánh mắt gần như...căm ghét. Hồi còn nhỏ tôi im lặng đi theo cha tôi... bị người ta la mắng. Vài năm sau này, tôi vẫn theo cha đi làm giấy tờ, tôi đã từng quát cô ấy, chị ăn nói đàng hoàng, việc gì chị phải quát tháo thế, cha em lớn tuổi bằng bố chị đấy. Chị im lặng. Tôi nghĩ chị không căm ghét cha tôi, chị chỉ đơn giản là căm ghét tất cả những đứa nào trót xuất hiện trong giờ hành chính và khiến chị... bận rộn. 

Hồi đi công tác, tôi ở trọ ở chỗ anh bạn tôi, có một cô lao công. Khi tôi đi tìm máy giặt, cô đang dọn nhà vệ sinh cũng chạy ra chỉ chỗ. Một lát sau, cô còn lo lắng chạy lại hỏi tôi xài được máy không? Khoảng 1 tiếng sau, khi tôi đang ngồi trong phòng, cô gõ cửa bảo, quần áo giặt xong rồi, bạn đi phơi đi. Cô ấy làm tôi cảm động, vì công việc của cô rất vất vả, găng tay của cô sặc mùi thuốc tẩy, nhưng cô đã chú ý giúp đỡ một người cần đến sự giúp đỡ liên quan đến việc cô làm. 

Một lần nọ, thầy tôi kể tôi nghe về một người thủ thư ở cái thư viện thầy quen. Thầy quen ông mười mấy năm. Hồi thầy lần đầu tiên làm thẻ thư viện đó vô để học bài, ông đã làm ở đó. Ông là người ít học, thay vì làm bảo vệ thì người nhà có quyền chức nhét ông vô làm thủ thư, vì cái thư viện địa phương nên cũng bé, chả ai màng đến chuyên môn, coi như có người canh cửa. Nhưng điều khác thường là vừa làm thủ thư, ông vừa bắt đầu đọc sách. Ông hỏi thầy tôi thích cái này thì đọc ở đâu, thích chuyện đó thì đọc cái gì. Mười mấy năm sau, ông qua nhà khoe thầy tôi ông mới được người ta in cho một tập sách, có những bài viết tập hợp về một chủ đề ông thích và đã đọc suốt mười mấy năm qua. Ông cảm ơn thầy đã chỉ ông đọc. Giờ thầy tôi kể, ai vô thư viện hỏi sách gì ông cũng biết, ông còn có thể chỉ người ta nếu đọc chủ đề đó, nên tìm thêm sách này, có sẵn sách này, có sẵn tác giả này... cho người đọc liên kết. 

Nghe chuyện thầy kể, tôi lại nghĩ về mấy bạn thủ thư ở thư viện trường Nhân Văn ở Thủ Đức. Mấy bạn ấy rất thích quát lên, sẵng giọng, rất thích nói không với một đứa đọc sách hơi bị ngốc như tôi. Tôi đã bỏ cuộc và chả thèm lên thư viện nữa, sau 3 -4 lần bị chửi. 

Một số người bảo rằng em mệt quá, em ghét công việc của mình, việc gì mà cứ phải vô cơ quan, ngồi rót trà, đợi hết giờ đi về. Tại sao bạn lại làm việc ở đó? Một nơi mà bạn chỉ chứa toàn sự hờn ghét. Thế là các bạn cho tôi vô vàn lí do, mẹ em muốn em làm ở đó, cha tớ muốn tớ ở gần nhà, làm vài năm kiếm chỗ ổn định, làm vài năm chuyển qua bộ phận khác có tiền hơn. Nếu bạn đã chấp nhận đánh đổi tuổi trẻ tươi thắm nhất của mình cho những điều đó, vậy còn than trách gì, sao bạn không nhiệt tình sống với nó mà lại căm thù nó? Rồi trút lên những người khác sao? 

Có một bạn từng nói tôi nghe, nếu tớ không thể làm được việc tớ thích, tớ sẽ học cách yêu thích công việc của mình. Bạn đã hoàn toàn thay đổi cảm xúc của tôi về những việc hàng ngày mình phải làm. Tôi nghĩ chắc chị bán sữa hay cô bán bún cũng chẳng thích gì công việc mình làm, việc vất vả, bán hàng ăn mệt mỏi, ít tiền. Hoặc như chị ở phường, lương thấp, người cùng cơ quan hằn học nhau, cũng chẳng vui. Số người trên đời này hoàn toàn hạnh phúc với công việc mình yêu ít vô cùng, dù là ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Có thằng bạn nhà báo người Úc nói với tôi, mình già rồi, chẳng thích đi lại nữa. Nói chung hắn cũng chả vui vẻ gì với thứ hắn làm. Nên tôi nghĩ chắc chẳng cứ gì là người Việt Nam thì mới cáu tiết vì công việc mà mình "mắc kẹt" cả đời với nó. 

Nhưng rồi chúng ta sẽ làm gì nếu ngày nào cũng nổi cáu với những người già ít học giống như cha tôi? Bộ mí bạn ấy không sợ đến một ngày nào đó sẽ gặp toàn những đứa như tôi đến, và chửi lại bạn ấy không thương tiếc? - Ngày ấy chắc không vui. Và tôi cũng chẳng vui hơn, vì quát được 1 người. Rồi những chị bán sữa đậu nành chả buồn để tâm ấy, sẽ bán cho ai, nếu càng ngày các vị khách càng sợ đường ngọt và khó tính hơn với đồ ăn? Rồi các bạn làm người giúp việc sẽ làm gì, nếu niềm vui duy nhất trong ngày của bạn là .... ra ngoài nói xấu chủ? 

Nói chung không ai biết đến ngày cái ông bảo vệ ít học đó lại được mời xuất bản một quyển sách, cũng không ai biết tại sao một cô osin người Philippines lại được trả tiền cao hơn một người giúp việc Việt Nam, cũng không ai nói tại sao ngày nọ cô bán sữa đậu nành ế khách chỉ vì có một thằng cha bán nước trái cây xuất hiện kế bên và luôn hỏi “chị có uống đường không?” – dù rằng 2 món uống này chả cạnh tranh gì đến nhau. 

Nếu mình không thể làm công việc mình yêu, tại sao không học cách yêu việc mình làm mỗi ngày? Cuộc sống này có đáng căm ghét tới mức bạn phải chửi vô mặt người khác hay thờ ơ nhận tiền dù bạn chẳng hoàn thành nghĩa vụ của người bán hàng không? 

Đừng có mơ cuộc sống sẽ hay ho nếu bạn căm thù nó.
st

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

BỎ QUA OÁN HỜN


Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ, có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất.
Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.
Người em hỏi người anh: - Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?
Người anh đáp: - Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi: - Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó !
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.
Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng: - Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: - Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi .
Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
Anh ta đề nghị: - Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau, những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến

Theo Internet

CUỘC SỐNG HÓA RA THẬT ĐƠN GIẢN!


1. Một người đi tìm việc làm, đi trên hành lang thuận tay nhặt mấy tờ giấy rác dưới đất và bỏ vào thùng. Vị phụ trách tuyển người vô tình nhìn thấy, thế là anh được nhận vào làm việc.
Hóa ra để được tưởng thưởng thật là đơn giản, chỉ cần tập tành thói quen tốt là được.
2. Có một cậu bé tập việc trong tiệm sửa xe, một người khách đem đến chiếc xe đạp hư, cậu bé không những sửa xe, lại lau chùi xe đẹp như mới, bạn bè cười nhạo cậu đã làm một việc thừa. 
Hai ngày sau, khách đến lấy xe đạp, liền đón cậu về làm việc trong hãng của ông ta.

Hóa ra để thành công cũng đơn giản, Hãy chứng tỏ mình thích làm nhiều hơn điều phải làm.
3. Một đứa bé nói với mẹ: “Mẹ, hôm nay mẹ rất đẹp.”
Bà mẹ hỏi: “Tại sa?” 
Bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ không nổi giận.”

Hóa ra sắc đẹp trong mắt người khác cũng đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.
4. Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng.
Bạn bè nói với ông ta: “Ông không cần phải bắt con trai khó nhọc như thế, giống cây này tự nhiên cũng phát triển.” Ông chủ nói: “Tôi dạy dỗ con cái chứ đâu phải tôi chăm cây công nghiệp.”

Hóa ra răn dạy con cái rất đơn giản, để chúng nó chịu khổ chút xíu là có thể được.
5. Một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh:“Làm thế nào tìm được quả bóng rơi vào đám cỏ?
Một người nói: “Bắt đầu tìm từ trung tâm đám cỏ.”
Người khác nói: “Bắt đầu tìm từ nơi chỗ trũng nhất.”
Kẻ khác lại nói: “Bắt đầu tìm từ điểm cao nhất.”
Đáp án huấn luyện viên đưa ra là: “Làm từng bước, từ đám cỏ đầu này đến đầu kia.”

Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, từ số 1 đến số 10 không nhảy vọt là có thể được.
6. Có một cửa hàng đèn thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anh dùng loại đèn nào vậy, dùng rất bền.”
Chủ cửa hàng nói: “Đèn bị hư hoài đấy chứ, nhưng tôi thay ngay khi nó bị hư thôi.”

Hóa ra để duy trì ánh sáng thật đơn giản, chỉ cần dám thay đổi thôi.
7. Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tôi mà ở.”
Con nhái ở bên đường trả lời: “Tôi quen rồi, dọn nhà làm chi cho vất vả.”
Mấy ngày sau nhái ở bên ruộng đi thăm nhái bên đường, nó đã bị xe cán chết, xác nằm bẹp dí.

Hóa ra phương pháp an toàn thật đơn giản, tránh xa lười biếng thì có thể được.
8. Có một con gà nhỏ khi phá vỏ trứng để chui ra,
Thấy con rùa đi ngang gánh chiếc mu nặng nề.
Con gà nhỏ quyết định rời bỏ cái vỏ trứng.

Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng thật đơn giản, dẹp bỏ cố chấp thành kiến là có thể được.
9. Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần, thượng đế cho chúng mỗi đứa một chân đèn, và dặn lau chùi chúng cho thật bóng sáng,
Một hai ngày trôi qua thượng đế không đến, tất cả các bé đều bỏ cuộc.
Chỉ có một em bé vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng dù cho thượng đế không đến, dù mọi người chê nó dại, kết quả chỉ có em được trở thành thiên thần.

Hóa ra làm thiên thần thật đơn giản, chỉ cần đem tấm lòng thật thà ra làm là được.
10. Một thanh niên đến xin làm môn đệ một vị thần.
Bỗng có con trâu nghé chui lên từ vũng lầy, toàn thân lấm đầy bùn dơ bẩn
Vị thần nói: “Con tắm rửa cho nó dùm ta.”
Cậu kinh ngạc: “Con đi học chứ đâu đi chăn trâu ?”
Vị thần nói: “Con không chăm chỉ vâng lời, thì làm môn đệ của ta thế nào được.”

Hóa ra biến thành thần thật đơn giản, chỉ cần đem lòng thành thật ra thì có thể được.”
11. Có một đoàn người đãi vàng đi trong sa mạc, ai nấy bước đi nặng nhọc, chỉ có một người bước đi cách vui vẻ, người khác hỏi: “Làm sao anh có thể vui vẻ được chứ ?”
Người ấy trả lời: “Bởi vì tôi mang đồ rất ít.”
Hóa ra vui vẻ thật đơn giản, thiếu chút ít thì có thể được.

12. Màu sắc của cuộc sống ở đâu?
Buổi sáng thức dậy, màu sắc ánh sáng trên mặt, đón tiếp tương lai bằng vẻ mặt tươi cười rạng rỡ.
Đến buổi trưa, màu sắc ánh sáng trên eo lưng, thẳng lưng để sống hiện tại.
Đến buổi tối, ánh sáng màu sắc trên chân, chân đạp đất làm tốt chính mình.

Hóa ra cuộc sống cũng rất đơn giản, chỉ cần có thể hiểu được “trân quý, biết đủ, cám ơn”, thì anh có đầy đủ màu sắc của cuộc sống.
Chúc Bạn luôn nhìn mọi sự thật giản đơn!
(Sưu tầm và tổng hợp từ Internet)


Share nào! hihi

Nguồn: ở đây
Hưởng ứng lời kêu gọi của chương trình “Người đương thời” sáng nay trên VTV1, mỗi công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ tuyên truyền chủ quyền biển đảo, chỉ rõ cho thế giới bên ngoài thấy sự chính nghĩa của mình, hành vi đặt giàn khoan của TQ trong thềm lục địa Việt Nam là sai trái. TBS nghĩ là Facebook là 1 công cụ tốt, với 2 tỷ người đang sử dụng. Và Tây Tàu gì cũng vậy, ngồi trên tàu điện, xe hơi, sân bay, nhà ga…đều say sưa coi facebook. Trong khi TQ không sử dụng FB, nên mình có thể tận dụng lợi thế này để có được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Của 2 tỷ FBers và gia đình bạn bè của họ. Một con số khổng lồ nếu chúng ta khai thác tốt.
Tony đã đọc bài viết dưới đây. Của một nhà báo làm việc tại tờ South China Morning Post ( Bưu Điện Hoa Nam BS), để ý kiến khách quan hơn. Các bạn có thể cắt và dán bài dưới đây trong FB của mình. Sau đó thì coi trong friend list của mình, cứ ai là Tây hay dấu hiệu là Tây thì xin phép share lên tường FB của họ. Bạn Tây đó sẽ có trăm ngàn friend, cũng toàn Tây, họ sẽ đọc và share cho nhau nữa.
Nhân tiện, bạn nào giỏi các ngoại ngữ khác như Hoa, Nhật, Hàn, Pháp, Nga, Ả Rập, Tây Ban Nha, Indonesia, Ý, Đức….cũng nhờ dịch giùm và gửi lại TBS. TBS sẽ đăng cho bạn có thể chia sẻ cho các bạn trên khắp thế giới. Share hết lên tường của Li Cu Sứt, Bắc Chung He, Ôm Chảo Bay Ra Biển, Natapong, Loksky, Osawa, Vladimir gì đó hết nhé….
Nghĩa vụ công dân thể hiện lúc này đây các bạn à. Trung Quốc đang lên 1 chiến dịch truyền thông lớn để “ cả vú lấp miệng em”, chúng ta nên có sự quyết tâm và làm việc có ý nghĩa, 1 người hãy là 1 chiến sĩ truyền thông với thế giới bên ngoài. 

Cám ơn các bạn. TBS
-----------------------------------------------------
China's current behaviour vis-à-vis its South China Sea neighbours is aggressive, arrogant and smacks of Han chauvinism and ethnocentrism. Far from being an expression of national pride, it is giving patriotism a bad name. Patriotic Hongkongers should recognise it for what it is: a dangerous ploy.

Not only has Beijing bared expansionist teeth to Vietnam and the Philippines, it has now succeeded in shifting Indonesia from a position of trying to act as a moderator between China and the other South China Sea states to opponent. Twice in recent months, Indonesia has accused China of claiming part of its Natuna island archipelago. So much for a "peaceful rise" when you rile neighbours with populations of more than 400 million, who you assume to be weak.
All China's sea claims are wrapped up in that nine-dash line which extends more than 1,000 nautical miles from the coasts of Guangdong and Hainan to close to Borneo, the island shared by Malaysia, Indonesia and Brunei, and includes almost all the sea between Vietnam and the Philippines. This claim encompasses more than 90 per cent of the sea, even though China (including Taiwan) has only about 20 per cent of the coastline.

All this on the basis of claims to history that conveniently ignore the very existence of other peoples and their histories of seafaring and trading going back 2,000 years, and pre-dating China's ventures in the south sea and beyond. Indonesians got to Africa and colonised Madagascar more than 500 years before Zheng He. In turn, the peoples of Southeast Asia absorbed more from India and the Islamic world than China.

In the case of the current issue with Vietnam, brought about by China's movement of a drillship into waters due east of Danang, China has a small case, in that it does now own the Paracel Islands, which are closer to the drill location than to Vietnam. But the islands themselves have long been in dispute between the two, a matter settled for now by China's unprovoked invasion of them in 1974.
But as they have never had permanent settlement, they make a very weak case for enjoying a 200-nautical-mile exclusive economic zone compared with Vietnam. History also tells us that this coast was the heart of the Cham mercantile state, which for 1,000 years was the leading player in regional trade.

There should surely anyway be a case for compromise between China and Vietnam. Malaysia and Thailand managed one over a gas-rich area between them in the Gulf of Thailand. Other regional states - Indonesia, Singapore, Malaysia - have put island ownership issues to the International Court of Justice and accepted the result. But China remains unwilling either to compromise or submit to arbitration. Meanwhile, joint development is impossible because China makes it conditional on acceptance of its sovereignty.

In the case of shoals off the Philippines, China's case rests on a mix of invented history and the fact that it filed claims first, a poor basis given that it had no continuous presence there and the Philippines initially inherited a treaty between two Western colonial powers. These shoals and other features claimed by China are so obviously within the Philippine exclusive economic zone and in waters long sailed by the peoples of that country that there should be no argument.
Scarborough Shoal is about 200km from Luzon, 650km from China. The claim to Half Moon Shoal is even more outrageous. That is the reef where the Philippines arrested Chinese fishermen allegedly with a catch of giant turtles, a protected species. Knee-jerk protests have erupted from Beijing. The reef is 110km from Palawan, nearly 1,500km from China.
The fact that the absurd claims go back to the Kuomintang era is neither here nor there. Nor is the fact that previous states may have occasionally paid tribute to Beijing. For these trading states, tribute was a tax, the cost of doing business with China, which did not imply Chinese sovereignty. And if China occasionally acted as an imperial power in the region, that is surely cause for concern, not a basis for overlordship of a predominantly Malay sea. Otherwise, Turkey could claim Egypt and the Russians all of central Asia.
A revived China wants to flex its muscles and show who is boss in the region - just as it tried with Vietnam in 1979 - and remind the US of its own weakness. But there is also a basic reluctance to treat the non-Han neighbours as equals, people with their own history and cultures which, except for Vietnam, have never been subject to major Chinese influence.
China's history of assuming superiority, most especially over those with darker skins, is long. Belief in eugenics and the need to protect and enhance Han genetic characteristics was strong in the Republican era and found echoes in the opinions and social policies of Singapore's Lee Kuan Yew. It has long been rejected in the West and was condemned under Mao Zedong . But it has been making a comeback on the mainland, where some academics find it hard to accept that modern man spread out of Africa and that China is thus not a separate and unique source of mankind.
Nếu độc giả không biết tiếng Anh thì có thể đọc bài trên quahttp://dantri.com.vn/su-kien/hanh-dong-cua-trung-quoc-mang-hoi-huong-chu-nghia-sovanh-dai-han-879576.htm


Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

DÙNG CẢ TRÁI TIM ĐỂ PHÁN XÉT

Trong phòng xử… án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah.
Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bênh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói.
Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.
Thẩm phán thở dài và nói :
- Xin lỗi, thưa bà…- Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ – nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.
Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp:
- Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toàn này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.
Nói xong , ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký :
- Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo.
Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người.
Đây là một phiên tòa xử nghiêm minh và cảm động nhất mà tôi được biết, vì tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm với cuộc sống xung quanh chúng ta, vị thẩm phán đã không chỉ dùng luật pháp mà còn dùng cả trái tim để phán xét.


Theo Internet

HẠNH PHÚC LÀ GÌ?


- Hạnh phúc là gì? Chàng tuổi trẻ luôn đặt câu hỏi này với những người mà chàng cho rằng quan điểm của họ có thể giúp chàng đi đúng hướng trên con đường gian lao đi tìm hạnh phúc.
- Hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là tiền bạc – người thương gia giàu có đáp.
- Hạnh phúc là sự nổi tiếng – một ca sĩ trả lời.
- Hạnh phúc là một gia đình hòa thuận, trên dưới một lòng – một người cha đáng kính đáp.
- Hạnh phúc là một công việc làm tốt, thân thể khỏe mạnh không bệnh tật – một anh công nhân nói….
Và còn vô số những định nghĩa mà thoạt đầu chàng đều cho là có lý và chàng cố gắng làm theo. Chàng đã có một công việc rất tốt, một người vợ đảm đang cùng 2 đứa con xinh xắn, khoẻ mạnh. Chàng không bệnh tật gì, trái lại còn có một sức khỏe rất tốt. Chàng đã bắt đầu có tiếng trên thương trường và tiền bạc không còn là một nỗi băn khoăn gì cả.Thế nhưng chàng vẫn chưa thỏa mãn, chàng vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc hoàn toàn. Có những lúc chàng cảm thấy mọi thứ sao nhạt nhẽo và vô vị dù cảm giác đó chỉ là thoáng qua. Có những lúc chàng cảm thấy trống rỗng và như lạc phương hướng. Có những lúc chàng bỗng nhiên muốn thoát khỏi mọi sự ràng buộc, thoát khỏi thế giới này. Chàng mơ mình là Robinson Cruose, là Robin Hood hay thậm chí còn là Batman. Chàng không hiểu nổi chính mình muốn gì? Và chàng tiếp tục săn tìm lời giải cho câu hỏi: - Hạnh phúc là gì?
Và một hôm chàng chợt nhớ ra một người. Vâng, đó là ông nội của chàng. Người Ông đã sống qua bao nhiêu cuộc bể dâu, đã trải qua bao nhiêu kinh nghiệm cuộc sống: chiến tranh, đói kém, giàu có, nhẵn túi, hạnh phúc, đau khổ, chết chóc… Người Ông mà số tuổi không ai trong gia đình còn nhớ chính xác là bao nhiêu. Hiện Ông đang ở đâu nhỉ? À, Ông đang ở một vùng đồi núi cách nơi chàng ở hơn 300 cây số. Chỉ cần 5 tiếng đồng hồ lái xe, chàng chắc chắn sẽ tìm được lời giải đáp.Khi chàng bước vào, Ông đang ngồi trên một chiếc ghế bật đung đưa, đầu tóc bạc phơ, miệng đang nhai một mẩu bánh mì, bên cạnh là một hộp cá mòi đang ăn dở.Chàng sà vào lòng Ông như ngày xưa và hỏi:
- Ông ơi, hãy nói cho cháu nghe hạnh phúc là gì?
Ông bật cười và đáp:
- Ồ cháu của ta, Hạnh Phúc à? Hạnh Phúc là gì ư? Hạnh Phúc là lúc này đây, là ta đang ngồi nhai ổ bánh mì và nhấm nháp con cá mòi béo ngậy này và nghe thằng cháu cưng của ta hỏi Hạnh Phúc là gì?

Với bạn, hạnh phúc là gì? Là tiền bạc, giàu sang, danh vọng hay chỉ đơn giản là những điều bình dị nhất trong cuộc sống?
Theo Internet


" ÔNG ẤY CẦN TÔI! "


Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già. Cô nói: “Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!” Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường.
Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, xiết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi. Cô y tá lăng xăng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn. Người bệnh già thì chẳng nói được câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên. Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường, và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên, thì chàng này hỏi cô rằng: “Ông ấy là ai vậy? Tên là gì?”. Cô y tá ngạc nhiên: “Tôi tưởng ông ta là cha anh?”. Chàng thanh niên trả lời: “Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây.” Cô y tá kêu lên: “Ồ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây!” Chàng thanh niên nọ chậm rãi: “Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi, mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ta đã yếu quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu!”

Chỉ một ý nghĩ nhỏ: “Ông ấy cần tôi”, bằng lòng nhân ái, chàng thanh niên đã giúp một người hoàn toàn xa lạ có được hạnh phúc đoàn tụ ở những phút cuối đời.

Theo Internet

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

HAI CON CHIM GÁY


Có hai con chim gáy rất thân với nhau. Hết tha thẩn xuống đồng lượm từng hạt lúa, chúng lại bay lên ngọn tre râm ran tiếng gù. Cứ tha hồ mà dồn dập, mà khoan thai có khi nhẹ nhàng như lời tình tự. Bỗng chẳng may một anh bị con người bẫy được đem về nuôi. Anh kia liền đi tìm bạn mới.

Mặc dù được chăm sóc chu đáo, nhưng bị giam hãm trong lồng phần thì nhớ da diết cánh đồng quê, phần thì nhớ bạn, chim cất lên những tiếng ai oán não nùng. Nghe tiếng than của bạn, anh chim gáy ở ngoài cũng tìm đến thăm. Thấy bạn mình được ở trong chiếc lồng son, có thức ăn nước uống đầy đủ, anh ta ganh tị bảo:

- Tưởng khổ cực lắm, hoá ra phúc đức ông cha bảy đời để lại mới có được kẻ nâng niu chiều chuộng còn than vãn nỗi gì.

Anh chim trong lồng nghẹn ngào không thốt nên lời.

Thấy thế anh chim ở ngoài nảy ra ý định: Mình muốn vào đó, nhưng có cả hai thì thức ăn sẽ ít đi, chi bằng tìm kế cho nó bay ra để ta vào tha hồ mà chén. Nghĩ vậy anh ta liền dùng lời ngon ngọt dụ dỗ:

- Muốn thoát thân thì nhịn ăn, giả vờ chết. Chủ sẽ bắt ra xem thử, lúc ấy nhanh chân mà tẩu thoát.

Quả thật bằng cách đó anh chim nọ được vùng vẫy nơi trời cao và say sưa cất giọng trầm bổng. Còn anh chim ở ngoài lại cứ quanh quẩn bên chiếc lồng, tất nhiên được vào trong dễ dàng.



Được no nê nhưng anh ta mới nhận ra sự cô độc, tù túng. Từ đó, chim càng lười biếng không cất nổi tiếng gáy. Người chủ thấy thế cũng chẳng còn săm soi, chăm sóc như ngày xưa nữa. Nhiều hôm phải nhịn đói, nước mắt lưng tròng, thân hình tiều tụy trông mà tội nghiệp, anh ta liền dở chiêu cũ nhưng có ai mà dại nữa. Lúc này, anh chim gáy nọ mới nhận ra rằng sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó chỉ là kiếp sống thừa.

(Theo Internet)

BÀI HỌC TỪ CHIẾC THUYỀN KHÔNG NGƯỜI LÁI


Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người lái từ đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. 

Giả sử trên thuyền có người lái, thì người lái đò tất phùng mang, trợn mắt, chu chéo, một lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến hai lần, hai lần không nghe tiếng, tất chu chéo đến ba bốn lần, rồi đến buông lời chửi rủa thậm tệ nữa.

Một việc xảy ra cũng giống nhau, mà như lúc trước thì không giận, lúc sau lại giận là tại làm sao? 

Tại lúc trước chiếc thuyền không có người mà lúc sau chiếc thuyền có người. Người ta mà cứ thản nhiên không có chút tư ý gì thì ở đời còn có ai hại mình nữa.

Tự hỏi: “Người đánh ta, ta giận, là tại người hay tại ta làm cho ta giận?”. Phần đông sẽ nói: “Vì người đánh ta, nên ta giận." Nhưng nếu ta biết người đánh ta là người mất trí, ta có còn giận người ấy nữa không? Chắc hẳn là không nếu ta là người biết xét.

Trái lại, nếu ta biết người đánh ta là người tỉnh, thì ắt ta không khỏi phải nổi cơn giận dữ. Cùng một việc xảy đến với ta, mà khi thì ta điềm tĩnh như thường, khi ta lại bực tức nóng giận. Tại nơi đâu? Có phải là tại nơi sự phán đoán của ta chăng? Tôi không thấy tại nơi ngoại vật chỗ nào cả.

“Người ta ở đời, đối với người mà gặp phải kẻ dữ với mình một cách ngang ngược, thì nên coi như mình đi trong bụi rậm, vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại gỡ dần ra thôi. Gai góc kia có biết gì mà đáng giận? Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hận cũng tiêu tan...

Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không người lái, lỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ tự lỡ tạt nhầm ta. Ta nghĩ cho cùng có gì đáng giận."
______st