CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Chuyện quả bưởi

Nguồn: Tony buổi sáng

Có lần Tony đi siêu thị ở Crescent Mall. Hỏi bảo vệ chỗ gửi đồ. Nó nói anh ơi, đây là Phú Mỹ Hưng, mang giỏ xách vô siêu thị được. Trời đất, cứ như dân cư Phú Mỹ Hưng là loại 1 còn cư dân Bình Thạnh như tui là loại 2. Thấy giống bên Nhật.
Ở Nhật, vô chỗ mua sắm cũng hẻm phải gửi giỏ xách. Và xã hội nó theo đức trị nên họ để tự giác. Sự cố sóng thần, lúc thoát thân ra khỏi mấy cái nhà ven biển, khi cơn sóng dữ ập xuống từ phía sau, họ vẫn bình tĩnh xếp hàng, trẻ em người già và phụ nữ đi trước, dù đi rất chậm họ vẫn chờ. Những sự cố đi hối lộ mấy nước khác để bán hàng, về già họ tự khai, vì cảm thấy xấu hổ. Chứ hẻm phải “bắt tận tay day tận trán” mà còn cãi nhem nhẻm. Hồi còn làm công ty Nhật, đi công tác tỉnh, cứ tối về khách sạn là thấy thằng Sasaki, dù say mèm vẫn ngồi viết báo cáo gửi sếp nó, trong đó có cả việc mô tả hôm nay đi karaoke có tay vịn. Nó nói, làm gì cũng phải báo cáo. Trung thực là yếu tố đầu tiên của lòng tự trọng, của người đẳng cấp văn minh.
Chuyện ở Thái Lan, lâu rồi, đoàn khách của một công ty lớn ở VN sang chơi. Chị sếp quen thói hống hách, cứ vào chỗ shopping ghé lấy cái gì thì nhân viên dưới quyền mặc nhiên hiểu là phải trả tiền, coi như tặng quà. Thế là lúc vào cửa hàng miễn thuế trong sân bay, chị nhón lấy cái mắt kính 200 USD, rồi thản nhiên bỏ vô giỏ, đi ra. Cậu trợ lý, mới vô làm, có vẻ ghét cái kiểu này, nên thay vì trả tiền cũng bỏ ra ngoài luôn. Thế là chị đi được đâu 10 phút, chuông báo động ầm ĩ, bảo vệ rầm rập chạy đến, còng tay chị lại, lôi đi. Chị phủ nhận liền, nói không có ăn cắp. Chị chửi khí thế “ ụ mạ mi ụ mạ mi, răng lại bắt chụy”. Tụi nó nhốt cả đêm bắt đọc méo cả miệng câu “ tôi từ nay về sau sẽ là người trung thực, ăn cắp là sai trái, tôi thề tôi sẽ không bao giờ ăn cắp nữa. Tôi thề trên danh dự của tôi, của con tôi”. Nó bắt đọc 1000 lần, không đọc không thả. Nên chị vừa đọc vừa khóc “ Răng mà bặt chị đọc hoài”. Nó nói chị mà còn vị thành niên là nó quất roi vào mông. Nên chuyến bay từ ngoại quốc về, nếu bạn thấy ai cứ đi đi lại lại mà không ngồi được, thì có khi cái mông đã sưng tấy…
Ở Nhật, thống kê cho thấy, hầu hết trộm cắp là do người nước ngoài làm. Người Nhật cũng có, chủ yếu là người già, buồn và cô đơn nên đi ăn cắp, để cảnh sát bắt và có người nói chuyện. Thành phần ăn cắp thì không biết đâu mà nói, kể cả xuất khẩu lao động, du hạc sinh. Nên họ để các biển báo bằng nhiều thứ tiếng, đại loại như ăn cắp xấu lắm bạn ơi, bạn đừng ăn cắp nhé, ăn cắp là phạm tội đấy, sẽ bị phạt đấy….Nhưng với 1 số người dây thần kinh xấu hổ đã “ thi gan cùng tuế nguyệt, bao lâu bao lâu rồi”, thì việc nhắc nhở vậy có ý nghĩa gì. Họ ăn cắp xong, giật lại còn không được nữa là.
Với tinh thần “ making a moral society”, tạm dịch là tạo ra 1 xã hội đạo đức, môn đức dục, tức giáo dục đạo đức, ở Nhật, được chú trọng đặc biệt từ lớp 1 đến lớp 12. Nếu như ở nhiều nước, từ cấp 2 trở đi, hạc sinh và giáo viên chăm chăm vào luyện tính sin này cos kia, đạo hàm tới nguyên hàm lui, ô mê ga tê cộng phi để kiếm được bằng cấp ngon, để làm được tiền nhiều, thì người Nhật giáo dục công dân của họ bằng các bài hạc về đạo đức. Họ cho rằng, đó là cách đơn giản nhất để thay đổi xã hội. Việc học thuộc và thảo luận, phân tích suốt ngày các ví dụ về lòng nhân ái, lòng trắc ẩn, tính kỷ luật, tính tự trọng, lòng tự hào dân tộc, sự tự tin, sự bao dung và tha thứ, sự rộng lượng và quân tử, sự khảng khái và tính trách nhiệm, tinh thần thượng võ Samurai….giúp công dân Nhật, dù là 1 người bỏ hạc từ bé hay tiến sĩ, đều đàng hoàng. Họ góp phần tạo ra nền kinh tế mạnh hơn cả chục nước châu Âu cộng lại. Cho nên người Nhật, dù nóng tính và bảo thủ, phần lớn là những người tử tế trong làm ăn, trong cuộc sống. Sản phẩm của họ làm ra rất chuẩn, vì đó là danh dự của 1 dân tộc với thương hiệu Made in Japan.
Tony có anh bạn, tên H, ảnh có lần đi Nhật chơi. Một hôm ảnh tách đoàn đi mua sắm riêng. Đang đứng trong 1 cửa hàng bán máy camera, thì có 1 nhóm người đủ mọi quốc tịch đứng xa xa dòm ngó, thấy ai vô mua đều nhìn theo. Đầu tiên là 1 cậu thanh niên trờ tới, nói tiếng Tàu, nỉ xị huan shen me. Thấy ảnh lắc đầu không hiểu, sau đó có 1 phụ nữ chạy tới đon đả “ em lấy loại nào em ơi”. Rồi chị bảo thôi ra trước đi, cách mấy cửa hàng đứng chờ. Trong cửa hàng này giá khoảng 500 USD thì chụy lấy em 300 USD thôi. Cái đâu 15 phút sau, chụy ấy lấy cắp bỏ vào giỏ, ra giao hàng và thu tiền của H. Giao dịch hoàn thành. Chụy ấy lại tất tả đi sang cửa hàng mỹ phẩm và quần lót bên cạnh, gia nhập vào đội quân 2 ngón bên ấy.
Thành phần này chỉ cá biệt, nhưng 1 con sâu cũng làm rầu nồi canh. Con người vốn cảm tính, quýt làm nhưng cam lại chịu. Giống như bên Singapore có lần bắt cứ phụ nữ Trung Quốc, đi hàng không giá rẻ sang Sin là phải xòe 1000 USD ra, đưa lên mặt chụp hình lưu vào file, mới được cho nhập cảnh, vì vài ba cô sang đấy làm buôn hương bán phấn dưới dạng du lịch. Một nhà máy điện tử ở tỉnh B. mấy bữa nay chỉ tuyển lao động nữ huyện Y, vì có 2 trường hợp ăn cắp con chip rơi vào lao động nam của huyện này. Ở đời thường bị như vậy. Tự nhiên ai đó làm rồi mình bị mang tiếng. Cho nên, mình đi ra ngoài, cầm hộ chiếu trên tay, mình không còn là mình nữa mà là đại diện cho cả 1 quốc gia, 1 dân tộc. Người Philippines cách đây 2 chục năm cũng vậy, đi ra ngoài cũng quậy tưng. Nên sau đó họ thay đổi cách làm. Mỗi lần cấp hộ chiếu ( passport) cho công dân của họ, họ bắt lên Sở Ngoại Vụ hạc đạo đức 1 ngày. Bắt buộc phải nắm được các hành vi văn minh ở nước ngoài như xếp hàng, nói nhỏ, không khạc nhổ, không ăn cắp, phải nhường nhịn người già trẻ em phụ nữ, không xả rác, không tò mò chuyện gì cũng bu lại coi. Phải có tính cộng đồng và bảo vệ nhau. Phải trả bài lưu loát về các hành vi gây nhục quốc thể và ảnh hưởng thanh danh quốc gia. Hạc xong, nắm vững rồi, trả bài lưu loát rồi họ mới cấp cho. Cho nên người Phi, dù bây giờ xuất khẩu lao động cả mấy triệu người khắp thế giới, vẫn không bị điều tiếng gì. Cái này đơn giản, giống như cấp bằng lái xe 2 bánh của mình vậy, nên bắt hạc 1 ngày về các hành vi văn minh đi xe máy. Không trả bài được, không nắm được các quy ước xã hội này, thì đừng có ra đường.
Trở lại chuyện của anh H. Sau chuyến đi Nhật, H đem đủ thứ hàng, quần áo, mỹ phẩm, đồ chơi, máy ảnh máy tính về nước. H không cho rằng việc tiêu thụ hàng ăn cắp là sai. Vì có phải trực tiếp ăn cắp đâu. Ai trộm chó bị đánh chết mặc ai. Nhà nào bị mất chó cũng mặc. Miễn miếng dồi thơm phức trên đũa là anh ấy nuốt, dù biết là 99.99% nhà hàng chó ở Việt Nam nguồn từ chó trộm, chứ chả ai nuôi mà bán lấy thịt hay có trang trại nuôi như Hàn Quốc. Nhưng nói thì xõa tóc rũ rượi ra ngồi cãi, nói anh phải ăn “nỗi đau của người khác” để bảo tồn văn hóa lũy tre làng.
Khuya hôm qua thấy 2 vợ chồng nhà cái Tuyết ( sát vách nhà Tony) nửa đêm thức dậy cãi lộn ầm ĩ. Cái Tuyết làm lao công cho công ty nọ. Bữa nào cũng “ tranh thủ” 1 chai nước rửa bồn cầu giấu trong giỏ đem về, để dành đủ trăm chai thì ra chợ Kim Biên bán. Hôm qua quên đóng cửa sổ thế nào, bị trộm vô cuỗm mất. Chồng đổ thừa vợ quên đóng cửa, vợ cãi lại nói nhiệm vụ đóng cửa là của chồng.
Sáng nay, vừa dắt xe ra, thấy đầu hẻm đã là “1 ngõ vắng xôn xao - nằm trong thành phố lớn”. Hóa ra 1 cậu ăn trộm ấy chẳng xa lạ, là thằng Tèo con bà Tư cá viên chiên. Trộm xong, sáng nay Tèo chở đi bán, quýnh quáng thế nào lại ngã. Hàng họ văng ra tung tóe. Và cả xóm bu lại, mỗi người lấy 1 chai đem về nhà, cười tươi như hoa. Tèo ra sức vẫy vùng, dang tay dang chân ra cố níu kéo giữ lấy nhưng cũng chỉ được vài chai, nước mắt lưng tròng. Ai nấy thấy Tèo khóc thì càng vui sướng hơn, về kỳ cọ toilet cho đã. Cái xóm này, nghèo thì nghèo nhưng được cái bồn cầu nhà ai cũng sáng loáng.
Cái Tuyết cũng tranh thủ chạy ra và lấy lại được 1 chai. Trong lúc “tang gia bối rối”, Tuyết còn móc túi được mấy chục ngàn của Tèo, tiện thể bóp chym luôn 1 cái.
Haha thằng Tèo. Mày hả bưởi?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét