CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Một muỗng đường cho ly sữa đậu nành


Có một cô bán sữa đậu nành trên đường đi làm. Khi bán sữa, cô luôn luôn đang ở trong trạng thái tán dóc với 3- 4 khách hàng quen thuộc khác và 4 lần mua sữa thì hết 3 lần cô nói: "Á quên mất, chị lỡ bỏ đường rồi!" - Chị luôn không để ý các khách hàng cần gì, muốn ít đường hay nhiều đường, dù có lần tôi đã dặn 3 lần liên tiếp. 

Một phụ nữ lớn tuổi, bán canh bún gần trường học ngày xưa của tôi. Với một đứa trẻ con "lắm trò" như tôi, không ăn giá, không ăn hành phi, không ăn ớt, không ăn huyết. Cô luôn luôn nhớ để hỏi, hôm nay con không ăn gì? - Tô canh bún của cô đến bây giờ, vẫn là những tô bún ngon nhất tôi ăn, vì cảm giác hài lòng khi không ăn phải những thứ không thích. 

Sau này lớn, tôi gặp những người giống cô bán bún và cô bán sữa vậy. Tôi không hiểu sao mỗi lần ra phường làm lại chứng minh nhân dân, nộp tiền... tôi luôn gặp những cô nhân viên nhìn người đến làm việc bằng ánh mắt gần như...căm ghét. Hồi còn nhỏ tôi im lặng đi theo cha tôi... bị người ta la mắng. Vài năm sau này, tôi vẫn theo cha đi làm giấy tờ, tôi đã từng quát cô ấy, chị ăn nói đàng hoàng, việc gì chị phải quát tháo thế, cha em lớn tuổi bằng bố chị đấy. Chị im lặng. Tôi nghĩ chị không căm ghét cha tôi, chị chỉ đơn giản là căm ghét tất cả những đứa nào trót xuất hiện trong giờ hành chính và khiến chị... bận rộn. 

Hồi đi công tác, tôi ở trọ ở chỗ anh bạn tôi, có một cô lao công. Khi tôi đi tìm máy giặt, cô đang dọn nhà vệ sinh cũng chạy ra chỉ chỗ. Một lát sau, cô còn lo lắng chạy lại hỏi tôi xài được máy không? Khoảng 1 tiếng sau, khi tôi đang ngồi trong phòng, cô gõ cửa bảo, quần áo giặt xong rồi, bạn đi phơi đi. Cô ấy làm tôi cảm động, vì công việc của cô rất vất vả, găng tay của cô sặc mùi thuốc tẩy, nhưng cô đã chú ý giúp đỡ một người cần đến sự giúp đỡ liên quan đến việc cô làm. 

Một lần nọ, thầy tôi kể tôi nghe về một người thủ thư ở cái thư viện thầy quen. Thầy quen ông mười mấy năm. Hồi thầy lần đầu tiên làm thẻ thư viện đó vô để học bài, ông đã làm ở đó. Ông là người ít học, thay vì làm bảo vệ thì người nhà có quyền chức nhét ông vô làm thủ thư, vì cái thư viện địa phương nên cũng bé, chả ai màng đến chuyên môn, coi như có người canh cửa. Nhưng điều khác thường là vừa làm thủ thư, ông vừa bắt đầu đọc sách. Ông hỏi thầy tôi thích cái này thì đọc ở đâu, thích chuyện đó thì đọc cái gì. Mười mấy năm sau, ông qua nhà khoe thầy tôi ông mới được người ta in cho một tập sách, có những bài viết tập hợp về một chủ đề ông thích và đã đọc suốt mười mấy năm qua. Ông cảm ơn thầy đã chỉ ông đọc. Giờ thầy tôi kể, ai vô thư viện hỏi sách gì ông cũng biết, ông còn có thể chỉ người ta nếu đọc chủ đề đó, nên tìm thêm sách này, có sẵn sách này, có sẵn tác giả này... cho người đọc liên kết. 

Nghe chuyện thầy kể, tôi lại nghĩ về mấy bạn thủ thư ở thư viện trường Nhân Văn ở Thủ Đức. Mấy bạn ấy rất thích quát lên, sẵng giọng, rất thích nói không với một đứa đọc sách hơi bị ngốc như tôi. Tôi đã bỏ cuộc và chả thèm lên thư viện nữa, sau 3 -4 lần bị chửi. 

Một số người bảo rằng em mệt quá, em ghét công việc của mình, việc gì mà cứ phải vô cơ quan, ngồi rót trà, đợi hết giờ đi về. Tại sao bạn lại làm việc ở đó? Một nơi mà bạn chỉ chứa toàn sự hờn ghét. Thế là các bạn cho tôi vô vàn lí do, mẹ em muốn em làm ở đó, cha tớ muốn tớ ở gần nhà, làm vài năm kiếm chỗ ổn định, làm vài năm chuyển qua bộ phận khác có tiền hơn. Nếu bạn đã chấp nhận đánh đổi tuổi trẻ tươi thắm nhất của mình cho những điều đó, vậy còn than trách gì, sao bạn không nhiệt tình sống với nó mà lại căm thù nó? Rồi trút lên những người khác sao? 

Có một bạn từng nói tôi nghe, nếu tớ không thể làm được việc tớ thích, tớ sẽ học cách yêu thích công việc của mình. Bạn đã hoàn toàn thay đổi cảm xúc của tôi về những việc hàng ngày mình phải làm. Tôi nghĩ chắc chị bán sữa hay cô bán bún cũng chẳng thích gì công việc mình làm, việc vất vả, bán hàng ăn mệt mỏi, ít tiền. Hoặc như chị ở phường, lương thấp, người cùng cơ quan hằn học nhau, cũng chẳng vui. Số người trên đời này hoàn toàn hạnh phúc với công việc mình yêu ít vô cùng, dù là ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Có thằng bạn nhà báo người Úc nói với tôi, mình già rồi, chẳng thích đi lại nữa. Nói chung hắn cũng chả vui vẻ gì với thứ hắn làm. Nên tôi nghĩ chắc chẳng cứ gì là người Việt Nam thì mới cáu tiết vì công việc mà mình "mắc kẹt" cả đời với nó. 

Nhưng rồi chúng ta sẽ làm gì nếu ngày nào cũng nổi cáu với những người già ít học giống như cha tôi? Bộ mí bạn ấy không sợ đến một ngày nào đó sẽ gặp toàn những đứa như tôi đến, và chửi lại bạn ấy không thương tiếc? - Ngày ấy chắc không vui. Và tôi cũng chẳng vui hơn, vì quát được 1 người. Rồi những chị bán sữa đậu nành chả buồn để tâm ấy, sẽ bán cho ai, nếu càng ngày các vị khách càng sợ đường ngọt và khó tính hơn với đồ ăn? Rồi các bạn làm người giúp việc sẽ làm gì, nếu niềm vui duy nhất trong ngày của bạn là .... ra ngoài nói xấu chủ? 

Nói chung không ai biết đến ngày cái ông bảo vệ ít học đó lại được mời xuất bản một quyển sách, cũng không ai biết tại sao một cô osin người Philippines lại được trả tiền cao hơn một người giúp việc Việt Nam, cũng không ai nói tại sao ngày nọ cô bán sữa đậu nành ế khách chỉ vì có một thằng cha bán nước trái cây xuất hiện kế bên và luôn hỏi “chị có uống đường không?” – dù rằng 2 món uống này chả cạnh tranh gì đến nhau. 

Nếu mình không thể làm công việc mình yêu, tại sao không học cách yêu việc mình làm mỗi ngày? Cuộc sống này có đáng căm ghét tới mức bạn phải chửi vô mặt người khác hay thờ ơ nhận tiền dù bạn chẳng hoàn thành nghĩa vụ của người bán hàng không? 

Đừng có mơ cuộc sống sẽ hay ho nếu bạn căm thù nó.
st

1 nhận xét: