Trên thế giới có trào lưu
đi bụi mấy chục năm mà không phải ló mặt về nước; nếu hộ chiếu hết trang thì
đến đại sứ quán của nước mình tại nước ngoài và đổi luôn hộ chiếu mới (dĩ nhiên
là tốn tiền hơn khi làm trong nước một ít rồi). Đối với những người này thì câu
hỏi muôn thuở dành cho họ là: Làm sao để có tiền để đi hoài mà không về ấy
nhỉ???
Để giải quyết vấn đề này
thì bọn đi bụi khủng có nhiều giải pháp:
1. Tiết kiệm tối đa (tiết
kiệm ngay cả khi còn ở trong nước và chưa vác ba lô lên đường nữa kìa) và tiết
kiệm bằng nhiều cách, ví dụ hạn chế mọi chi tiêu để có thể tiết kiệm tối đa
tiền lương, thậm chí họ còn không thuê cả nhà trọ mà chọn giải pháp sống trong
lều ở sân sau nhà bạn bè hoặc chọn ở ké nhà bà con,.....How to build a free shelter hut
Câu châm ngôn của họ là:
Tiết kiệm $ 20 thì dễ hơn là kiếm được $ 20 và $1 tiết kiệm được hôm nay sẽ là
$ 1 dùng để đi bụi vào ngày mai.
2. Tranh thủ làm việc để
tăng tiền tiết kiệm và rút ngắn thời gian thực hiện ước mơ đi chu du thiên hạ.
3. Vừa đi bụi vừa kiếm
thêm việc làm ở các nước; họ có thể làm bất cứ công việc gì, không từ nan những
công việc thủ công, lao động tay chân chỉ với mục đích là có thể trụ lại trên
đường.
Travel and work on farms
Tuy nhiên, việc thường
xuyên bị khủng hoảng tiền và phải tìm công việc cũng gây nhiều stress. Do đó,
một số người chọn giải pháp sau: tìm cách kiếm đủ tiền xây một căn nhà và cho
thuê lại căn nhà ấy rồi vác ba lô lên đường. Họ sống bằng tiền cho thuê nhà
hàng tháng. Vấn đề là họ cần có ai đó lo cho căn nhà, thu tiền thuê, tìm người
cho thuê, sửa chửa nhà và đủ thứ phức tạp liên quan đến căn nhà.
4. Giải pháp tối ưu mà
một số người chọn lựa để có thể trụ lại trên đường vô hạn là: khi còn ở trong
nước thì tìm cách tích lũy một số tiền; sau đó cho số tiền này vào ngân hàng và
dùng lãi suất hàng tháng của số tiền này để đi chu du thiên hạ. Tuy nhiên bạn
cần định ra mức chi tiêu hằng ngày của mình là bao nhiêu để có thể quy ra số
tiền cần bỏ vào ngân hàng. Ví dụ: mỗi ngày bạn tiêu $ 10 hay $ 20 và cứ căn
theo mức lãi suất ngân hàng thì sẽ tính toán ra số tiền mình cần tích lũy.
Đây là giải pháp được xem
vô cùng tối ưu bởi vì những lợi điểm sau:
a. Lúc nào bạn cũng có
tiền, không bị lo lắng hay bị stress về việc hết tiền vào một giai đoạn nào đó
và phải về nhà.
b. Nếu bị buộc phải chứng
minh tài chính khi xin visa vào một quốc gia nào đó thì ít ra bạn luôn có tài
chính để mà chứng minh.
c. Khi có một số tiền làm
bệ đỡ an toàn thì bạn sẽ thấy an tâm hơn để mà đi dung dăng dung dẻ.
d. Khi nào chán đi bụi và
về nước thì bạn luôn có tiền trong túi chứ không hoàn toàn là trắng tay và phải
bắt đầu lại từ đầu.
Bất lợi của giải pháp
này:
a. Nhiều khi bị áp lực về
tiền bạc là một phần thú vị trong cuộc sống của những kẻ lang thang, và bạn sẽ
không trải nghiệm được điều này do lúc nào cũng có tiền trong ví.
b. Không bị áp lực về
tiền bạc sẽ không thôi thúc bạn tìm việc và do đó không hưởng được cuộc sống
lao động cùng người bản địa là như thế nào.
c. Có thể bị bắt làm con
tin hoặc bị cướp nếu ai đó biết rằng bên trong một kẻ lang thang rách rưới như
bạn là một đống tiền trong ngân hàng.
Để giải quyết những bất
lợi này, có thể áp dụng những phương pháp sau:
a. Tạo cho mình sự thiếu
thốn (dù thực tế bạn chả thiếu tiền), ví dụ: hạ mức chi tiêu hằng ngày xuống,
có thể lúc đầu bạn quy là $ 20/ngày, có thể hạ xuống $ 10, rồi $ 5, rồi $ 1/
ngày nếu bạn đạp xe và ngủ lều, chỉ tốn tiền mua rau củ về tự nấu nướng thôi.
Mức $ 1/ngày là mức sống của một số tay đi bụi bằng xe đạp đến từ các quốc gia
giàu có như Nhật, Mỹ và Anh. Mà nói thật nhé, $ 1/ngày cho tiền thức ăn thì là
quá vương giả khi đi vòng vòng những nước đang phát triển hoặc Ấn độ rồi đó.
Nếu sống hơn mức này ở các quốc gia trên thì có nghĩa là bạn quá dư rồi.
b. Tự quy định cho mình
một hạn mức nào đó; ví dụ: chi tiêu tối thiểu thôi, nếu có dư thì gửi gộp vào
tiền tiết kiệm để mỗi tháng có thêm lãi suất. Tiền lãi suất hàng tháng chỉ để
mua thức ăn và chi tiêu hằng ngày chứ không phải để mua vé máy bay hay visa (ví
dụ); do đó nếu muốn có tiền mua vé máy bay/ visa thì buộc phải tìm việc làm. Buộc
mình vào điều khoản do mình tự tạo ra, vậy là có nhu cầu tìm việc làm liền hà.
c. Không bao giờ tiết lộ
cho bất kỳ ai về số tiền mình có trong ngân hàng. Nhớ nhé! KHÔNG BAO GIỜ. Người
ta không tham khi thấy bạn lang thang nghèo khổ; nhưng khi biết bạn có tiền,
lòng tham nổi dậy và không ai biết lòng tham sẽ chỉ đạo họ làm gì với bạn đâu
đấy!
Để tránh trường bị ép vào
ATM và rút sạch tiền trong tài khoản thì bạn nên sử dụng on-line banking và có
hai tài khoản, một tài khoản để dành và một tài khoản thẻ; và khi nào cần thì
vào mạng internet chuyển tiền từ tài khoản để dành sang tài khoản thẻ. Bạn có
thể chọn chức năng là ngân hàng tự động gửi tiền lãi suất hàng tháng vào tài
khoản điện tử của bạn, rồi từ tài khoản điện tử, bạn tự gửi cho chính mình qua
tài khoản thẻ hoặc ngân hàng tự gửi luôn; khi có tiền trong tài khoản thẻ thì
bạn có thể dùng thẻ để rút tại các ATM. Để biết thêm chi tiết, đề nghị bạn đến
ngân hàng nào đó và tìm hiểu về on-line banking của ngân hàng đó nghen!
Lưu ý khi áp dụng cách đi
bụi bằng tiền lãi suất ngân hàng hằng tháng là:
a. Phải có khoản tiền dư
ra số tiền dự định để bù vào học phí ngu. Khi đi bụi năm đầu tiên thì ai cũng
phải đóng học phí ngu; có người đóng nhiều, có người đóng ít. Và nếu bạn có
bước chuẩn bị kỹ thì bạn đóng ít. Do đó, ví dụ, bạn cần 200 triệu gửi ngân hàng
thì ít nhất bạn phải dư 20 triệu để đóng học phí ngu cho năm đầu lơ ngơ bước
chân ra chốn giang hồ. Do đó, khi dự định 200 triệu thì bạn phải dành 220
triệu.
b. Lãi suất ngân hàng có
thể trồi sụt theo thời gian nên bạn phải dự trù bước này; nếu lãi suất cao thì
bạn có thêm tiền để dành, nếu lãi suất thấp thì bạn cũng không bị hụt tiền đi
đường. Do đó, bạn cần định ra mức chi tiêu mỗi ngày cao hơn mức bạn nghĩ mình
thực sự chi tiêu một tí để dự phòng trường hợp này.
Ví dụ: bạn nghĩ mỗi ngày
mình chi tiêu $10 cho tất tần tật mọi thứ thì bạn cần $ 12 tiền lãi suất ngày.
Tiền dư ra này sẽ được
tích lũy để mua vé máy bay hoặc xin visa hoặc phòng khi đau ốm,.....
Hôm nào đó tôi đọc báo thấy
có một cô gái Việt Nam để dành được 500 triệu đồng và đi vòng quanh thế giới
trong 6 tháng. Đọc xong thì thấy tiếc cho cô ấy bởi vì hoặc cô ấy tự chọn cách
đi ấy hoặc cô ấy không có kinh nghiệm hoặc cô ấy không phải là một kẻ ăn mày
xuyên lục địa. Với số tiền 500 triệu ấy, nếu cô ấy cho vào ngân hàng và đi theo
cách tôi nói ở trên thì cô ấy có thể đi đến suốt đời và làm hàng chục chuyến
vòng quanh thế giới. Tuy nhiên, mỗi người có sự lựa chọn của riêng mình vậy.
Chúc các bạn lựa chọn đúng để được đi hoài đi mãi mà không cần về nhà; hoặc nếu
có về thì không phải về để kiếm việc mà là về để thăm nhà rồi lại đi nữa.
Tóm lại, ai lớn tuổi và
có của thừa kế để lại cho con cái thì không nên để chúng nó đọc cái bài này của
tôi bởi vì tôi đảm bảo là chúng nó sẽ quy của thừa kế thành tiền, cho vào ngân
hàng hết và đi mất dạng cho xem hehehehehehe
(Đang cọc cọc gõ cái bài
nói về hành trang để đi ăn mày với chi phí $1/ngày; khi nào gõ cọc cọc xong sẽ
đăng cho bà con đọc.) Xem ở đây nghen mọi người!
Ai có con cái và không
muốn nó đi mất dạng thì giấu nhẹm tụi nó cái blog này đi nghen bởi vì tôi vừa
nhận thấy được sự nguy hiểm và “tầm sát thương” của blog này không nhỏ tí nào
hihihihihi.
Nếu ai muốn sắm nhà thì sắm cái nhà này đi rồi làm thần đèn muốn di chuyển cái nhà này đi đâu cũng được.
Dạ em xin phép chị được share bài này ạ!
Trả lờiXóaCứ thoải mái share, khỏi xin phép bạn ạ!
Xóa