Ngày xưa có một anh chàng, nhà có chút tiền,
anh quyết định không thi cử làm quan, chỉ đi du lịch.
Ban
đầu, phạm vi du lịch của anh chủ yếu là vùng Giang Tô Chiết Giang, như Tử Kim
Sơn, Thái Hồ, Phổ Đà Sơn… Sau này càng đi càng dữ, đã đi Nhạn Đãng Sơn, Cửu Hoa
Sơn, Hoàng Sơn, Vũ Di Sơn, Lư Sơn…
Nhưng
ở đây tồn tại một vấn đề -- Tiền.
Nhà
du hành khác với đại hiệp ở chỗ, nhà du hành phải tốn tiền, liệt kê ra, đại
khái bao gồm các chi phí sau: phí giao thông, phí ở trọ, phí hướng dẫn viên,
phí ăn uống, vé vào cửa, nếu nơi nào không tử tế còn có phí chặt chém nữa.
Nhà
anh có tiền, nhưng chỉ có chút tiền, không có thật nhiều tiền, là giai cấp
trung lưu. Theo tiêu chuẩn ngày nay, một năm đi du lịch một chuyến cũng đủ rồi,
nhưng lịch trình du lịch của anh là: một năm nghỉ ngơi một lần.
Ngoài
dịp cuối năm anh về nhà chăm sóc cha mẹ ra, quanh năm suốt tháng đều ở bên
ngoài, nhưng cứ vi vu như thế mà nhà anh vẫn kham được.
Nguyên
nhân rất đơn giản, chẳng hạn phí giao thông, anh không ngồi tàu, cũng không
ngồi xe ô tô (muốn ngồi cũng chẳng có), rất ít cưỡi ngựa, phần lớn đi bộ.
Phí ở trọ hoàn toàn không cần, những nơi anh đi, năm xưa đa số đều chẳng có ai
đi, đừng nói khách sạn ba sao, ngay đến hắc điếm của Tôn Nhị Nương cũng chẳng
có, trong rừng cây, trên vách núi, trải tấm chăn xuống đất, cứ thế đánh một
giấc.
Phí
ăn uống cũng chẳng có, những nơi anh đi chả có quán cơm nào, mỗi lần trước khi
xuất phát anh đều đem theo lương khô, hơn nữa anh nhịn đói rất giỏi, nghe nói
có thể nhịn bảy tám ngày, còn uống nước ư, trong núi khắp nơi đều là nước suối.
Vé vào cửa cũng khỏi, năm xưa ai muốn đặt trạm thu vé vào cửa ở những nơi anh
đến, thì điều đó chỉ có thể chứng tỏ rằng người ấy còn “ngầu” hơn anh nữa.
Phí chặt chém không có, nhưng bị chém là có khả năng, hơn nữa tương đối trắng
trợn, không bao giờ âm thầm tăng giá tính tiền lố, cứ vác đao ra trực tiếp đến
cướp. Phải biết rằng, nơi không có vé vào cửa, đương nhiên chẳng có gian
thương, nhưng rất có khả năng có kẻ cướp.
Theo khảo chứng, chi tiêu lớn nhất của anh là phí hướng dẫn viên, là một nhà du
hành, anh rất rõ ràng, thứ gì cũng có thể tiết kiệm, nhưng khoản tiền này không
thể tiết kiệm, nếu không đi đến lưng chừng núi, đào cái hố cho anh, để anh chui
xuống hang, thế là yên nghỉ rồi.
Cứ như vậy, anh chàng gia cảnh không mấy sung túc này, quần áo giản dị, không
có tùy tùng, không có hộ vệ, mang theo lương khô, một mình đi khắp núi cao sông
rộng, ăn gió nằm sương, không sợ cực khổ, không ngại nhịn đói, một năm chỉ về
nhà một lần…
Anh chàng này, chính là nhà du hành nổi tiếng Từ Hà Khách.
(Những chuyện nhà Minh,
Đương Niên Minh Nguyệt, Chi biên dịch)
Em muốn tham gia đây chị ơi, nếu năm sau chị đi. :-)
Trả lờiXóaChị cũng đi nữa, nhớ rủ chị với!
Trả lờiXóaỒ yeah, còn có chuyến đi bằng xe đạp vào năm sau do một nhà sư tổ chức kìa, đạp xe từ VN qua Cambuchia, Thái Lan, Ấn độ, Bangladesh, Bhutan và Tây Tạng. Miễn phí. Ngủ trong chùa. Ai đi thì đọc bài này để đăng ký với sư nghen!
Trả lờiXóahttp://thichdibui.blogspot.com/2014/08/hanh-trinh-giac-ngo.html
đi bộ thì em đi được, vô tư mà đi, đạp xe thì chưa tập, nên ko biết đủ duyên để đạp xe đi chưa đây. =)
Trả lờiXóaCó đến 1 năm để chuẩn bị thì lo gì. Thôi kệ. Vạn sự tùy duyên đi nghen!
XóaỦa cuối cùng là chị đi cùng sư Tạng Minh hay chị đi bộ + quá giang xe vậy chị? :D
XóaĐi cùng sư Tạng Minh; nếu sư có bỏ cuộc thì vẫn tiếp tục đi; nên luôn chuẩn bị tinh thần là có thể đi một mình khi ai cũng bỏ cuộc hehehehe.
XóaNếu em muốn đi thì chuẩn bị tinh thần đi chung sư Tạng Minh cùng những người khác đi; nếu may mắn có thể hoàn thành cuộc hành trình giác ngộ thì có thể tiếp tục lịch trình của mình cũng đâu có sao; hoặc nếu sư bỏ cuộc hoặc không tổ chức được thì vẫn có thể đi.
Nếu đi cùng sư thì chuẩn bị một chiếc xe đạp tốt vậy. Xe đạp cõng hành lý giùm mình nên cũng đâu có sao.