Thế
nào là người có giáo dục? Nhiều khi “vô học” lại là những kẻ chữ nghĩa đầy
mình, cũng như những người nông dân ít học lại vô cùng
sáng suốt và tinh tế...Liệu người ngày xưa và ngày nay có hiểu khái niệm “con
người có giáo dục” khác nhau không, hãy xem qua câu chuyện cách đây gần một thế
kỷ rưỡi này...
Anton
Chekhov (1860-1904) –nhà văn và tác giả kịch vĩ đại người Nga-đã để lại 900 tác
phẩm đủ các thể loại, nhưng trong cuộc sống ông còn dạy chúng ta nhiều điều hơn
trong các tác phẩm của mình. Ông có người em ruột Nicolai là một họa sỹ đầy tài
năng, nhưng tiếc thay lại không có bản lĩnh và suốt đời say rượu. Ông rất hiểu,
rất thương và buồn cho cách người em coi thường chính khả năng trời phú của
mình. Và ông không có cách nào hơn, là viết cho Nicolai một bức thư, mà đến nay
chúng ta đọc lại cũng sẽ tìm được cho mình khá nhiều điều bổ ích...
“Matxcơva
1886
“Em
thường than thở với anh là “Người ta chẳng hiểu em!” Đến Niutơn và Gớt còn
chẳng than thở về điều đó...Người ta hiểu em rất rõ! Nếu người khác không hiểu
em, thì đó không phải lỗi của mọi người...
Là
một người thân và gần gũi với em, anh có thể khẳng định rằng anh rất hiểu và
đồng cảm với em...Anh biết tất cả mọi tính tốt của em, như năm ngón tay của bàn
tay mình vậy, đánh giá rất cao và kính nể chúng. Nếu để chứng minh rằng anh
hiểu và đánh giá cao chúng thì anh thậm chí có thể liệt kê chúng ra đây. Theo
anh thì em tốt bụng đến mức quá đà, rất rộng lượng, dễ tính, thương người,
thương yêu súc vật, không đểu giả, không thù dai, tin người...Em gặp may hơn
rất nhiều người: trời cho em tài năng! Tài năng đặt em lên trên hàng triệu
người, vì cứ hai triệu người mới có một họa sỹ tài năng...
Tài
năng đặt em vào một vị thế đặc biệt: em có là con cóc hay con nhện độc, thì mọi
người vẫn tôn sùng em, vì tài năng được bỏ qua, tha thứ tất cả. Em chỉ có một
điểm yếu duy nhất. Nó là nguyên lý sai lầm của em, của nỗi khổ của em, của
chứng viêm loét dạ dày của em. Đó chính là tính vô giáo dục đến cực điểm của
em! Xin tha lỗi cho anh, nhưng veritas magis amicitiae (chân lý cao hơn tình bạn)...Bởi
vì cuộc sống có những điều kiện của nó...Muốn cảm thấy thoải mái trong môi
trường trí thức, không trở nên lạc lõng ở đó và không cảm thấy nặng nề thì cần
phải được giáo dục một cách căn bản...Tài năng đưa em vào môi trường đó, em
thuộc về đẳng cấp đó, thế nhưng...em bị lôi kéo khỏi nó, và em cứ phải tìm cách
cân bằng giữa tầng lớp văn minh và những người vis-a-vis (đối nghịch). Dễ thấy
ảnh hưởng của thói tiểu tư sản thành thị, rượu chè, bố thí...Thật khó mà vượt
qua được điều đó, quả thật rất khó!
Những
người có giáo dục, theo anh phải thỏa mãn được những điều kiện sau:
1) Những người có giáo dục trân trọng tính cá nhân, do đó luôn rộng lượng, nhẹ
nhàng, lịch sự, nhường nhịn...Họ không phát khùng lên vì mất cái búa hay cái
tẩy, nếu sống với ai đó thì họ không coi đó là sự ban ơn, còn nếu ra đi họ sẽ
không nói rằng: chẳng thể sống với các người! Họ bỏ qua cho sự ồn ào, cơn giá
lạnh, miếng thịt rán quá lửa, các câu nói đùa cũng như sự có mặt của người lạ
tại nhà của họ...
2) Họ xót thương không chỉ người ăn mày hay lũ mèo. Họ thương cảm cả với những
điều mà mắt thường không nhìn thấy được...
3) Họ tôn trọng tài sản của người khác, do đó trả hết các khoản nợ nần.
4) Họ thật thà và sợ điều dối trá như sợ bỏng. Đến các việc vặt họ cũng chả dám
nói sai sự thật. Sự dối trá sẽ xúc phạm người nghe và hạ thấp người nói trong
con mắt người nghe. Họ không khoe mẽ, hành xử ngoài đường cũng như ở nhà. Không
phét lác đối với lớp trẻ. Họ không ba hoa, không giãi bày tâm sự nhất là khi
người khác không yêu cầu. Tôn trọng người khác, họ thường im lặng nhiều hơn.
5) Họ không hạ mình để cho người khác thương cảm và giúp đỡ họ. Họ không khơi
gợi lòng trắc ẩn của kẻ khác, để được cảm thông và chăm sóc. Họ chẳng nói:
“Người ta chẳng hiểu tôi”...
6) Họ không lăng xăng. Họ chẳng quan tâm đến những hạt kim cương giả, cũng như
sự quen biết với những người danh tiếng, sự thán phục của bạn rượu hay lời chào
hỏi của những kẻ gác cửa...
7) Nếu họ có tài năng, họ sẽ biết trân trọng nó. Họ sẽ vì nó mà hy sinh thời
gian, rượu chè, phụ nữ, giao du...
8) Họ sẽ giáo dục trong mình cái đẹp. Họ không thể mặc nguyên áo quần mà lăn ra
ngủ, nhìn thấy tường nứt nẻ đầy rận rệp, hít thở không khí u ám, đi trên sàn
nhổ đầy nước bọt, nấu ăn bằng bếp dầu. Họ sẽ chế ngự và tôn vinh bản năng dục
tính. Họ không cần ở đàn bà chuyện giường chiếu, mồ hôi dầu, đầu óc toàn chuyện
dọa dẫm bằng việc giả vờ có thai và nói dối quanh...Họ- đặc biệt là những họa
sỹ-cần sự tươi mới, vẻ hoàn mỹ, tính nhân văn...Họ chỉ uống khi không bận rộn,
vào những dịp đặc biệt...Bởi vì họ cần mens sana in corpore sano (tinh thần
sảng khoái trong một cơ thể cường tráng).
Để
giáo dục bản thân và không đứng thấp hơn môi trường xung quanh...cần phải làm
việc cả sáng cả chiều, đọc luôn luôn, lòng hiếu học, lý trí...Từng giờ khắc đều
quý...Em hãy đến đây, đập vỡ cái bình rượu vođka ấy đi, nằm xuống và đọc, hãy đọc
chẳng hạn Turgeniev, tác giả mà em còn chưa đọc ấy...!”
P.S.
Nhà văn Chekhov còn là một bác sỹ tâm lý giỏi, thế nên ông là hình mẫu của việc
“nói được-làm được”. Cũng như đa số các nhà văn, nhà thơ kinh điển của Nga
(hình như có một “truyền thống” như vậy) ngoài vợ ra ông còn có hàng chục nhân
tình và luôn tìm được cách thoát ra khỏi họ mà không quá làm họ tổn thương. Ông
cũng rời khỏi cõi đời theo một cách rất “có giáo dục” và phải nói là rất ngoạn
mục. Bị lao phổi đã lâu, khi đang nghỉ dưỡng ở Đức, thấy mệt lúc nửa đêm, lần
đầu tiên ông cho mời bác sỹ tới khám. Khi bác sỹ tới rồi, ông gọi một chai
sâm-panh, rót đầy một cốc, sau đó nói “Tôi chết đây” bằng tiếng Đức và tiếng
Nga. Thế rồi ông uống hết cốc rượu, cười bằng nụ cười luôn quyến rũ của mình,
chỉ nói thêm “Tôi lâu lắm chưa uống sâm-panh...”, nằm xuống giường và ra đi mãi
mãi!
Đọc
lại, để tự răn mình...
-
Dịch bởi Nam Nguyen
Bản
gốc: Letter from Anton Chekhov To His Brother Nikolay.
Translated
by Constance Garnett:
MOSCOW, 1886.
…
You have often complained to me that people “don’t understand you”! Goethe and Newton did not complain
of that…. Only Christ complained of it, but He was speaking of His doctrine and
not of Himself…. People understand you perfectly well. And if you do not
understand yourself, it is not their fault.
I
assure you as a brother and as a friend I understand you and feel for you with
all my heart. I know your good qualities as I know my five fingers; I value and
deeply respect them. If you like, to prove that I understand you, I can
enumerate those qualities. I think you are kind to the point of softness,
magnanimous, unselfish, ready to share your last farthing; you have no envy nor
hatred; you are simple-hearted, you pity men and beasts; you are trustful,
without spite or guile, and do not remember evil…. You have a gift from above
such as other people have not: you have talent. This talent places you above
millions of men, for on earth only one out of two millions is an artist. Your
talent sets you apart: if you were a toad or a tarantula, even then, people
would respect you, for to talent all things are forgiven.
You
have only one failing, and the falseness of your position, and your unhappiness
and your catarrh of the bowels are all due to it. That is your utter lack of
culture. Forgive me, please, but veritas magis amicitiae…. You see, life has
its conditions. In order to feel comfortable among educated people, to be at
home and happy with them, one must be cultured to a certain extent. Talent has
brought you into such a circle, you belong to it, but … you are drawn away from
it, and you vacillate between cultured people and the lodgers vis-a-vis.
Cultured
people must, in my opinion, satisfy the following conditions:
1.
They respect human personality, and therefore they are always kind, gentle,
polite, and ready to give in to others. They do not make a row because of a
hammer or a lost piece of india-rubber; if they live with anyone they do not
regard it as a favour and, going away, they do not say “nobody can live with
you.” They forgive noise and cold and dried-up meat and witticisms and the presence
of strangers in their homes.
2.
They have sympathy not for beggars and cats alone. Their heart aches for what
the eye does not see…. They sit up at night in order to help P…., to pay for
brothers at the University, and to buy clothes for their mother.
3.
They respect the property of others, and therefor pay their debts.
4.
They are sincere, and dread lying like fire. They don’t lie even in small
things. A lie is insulting to the listener and puts him in a lower position in
the eyes of the speaker. They do not pose, they behave in the street as they do
at home, they do not show off before their humbler comrades. They are not given
to babbling and forcing their uninvited confidences on others. Out of respect
for other people’s ears they more often keep silent than talk.
5.
They do not disparage themselves to rouse compassion. They do not play on the
strings of other people’s hearts so that they may sigh and make much of them.
They do not say “I am misunderstood,” or “I have become second-rate,” because
all this is striving after cheap effect, is vulgar, stale, false….
6.
They have no shallow vanity. They do not care for such false diamonds as
knowing celebrities, shaking hands with the drunken P., [Translator’s Note:
Probably Palmin, a minor poet.] listening to the raptures of a stray spectator
in a picture show, being renowned in the taverns…. If they do a pennyworth they
do not strut about as though they had done a hundred roubles’ worth, and do not
brag of having the entry where others are not admitted…. The truly talented
always keep in obscurity among the crowd, as far as possible from
advertisement…. Even Krylov has said that an empty barrel echoes more loudly
than a full one.
7.
If they have a talent they respect it. They sacrifice to it rest, women, wine,
vanity…. They are proud of their talent…. Besides, they are fastidious.
8.
They develop the aesthetic feeling in themselves. They cannot go to sleep in
their clothes, see cracks full of bugs on the walls, breathe bad air, walk on a
floor that has been spat upon, cook their meals over an oil stove. They seek as
far as possible to restrain and ennoble the sexual instinct…. What they want in
a woman is not a bed-fellow … They do not ask for the cleverness which shows
itself in continual lying. They want especially, if they are artists,
freshness, elegance, humanity, the capacity for motherhood…. They do not swill
vodka at all hours of the day and night, do not sniff at cupboards, for they
are not pigs and know they are not. They drink only when they are free, on
occasion…. For they want mens sana in corpore sano.
And
so on. This is what cultured people are like. In order to be cultured and not
to stand below the level of your surroundings it is not enough to have read
“The Pickwick Papers” and learnt a monologue from “Faust.” …
What
is needed is constant work, day and night, constant reading, study, will….
Every hour is precious for it…. Come to us, smash the vodka bottle, lie down
and read…. Turgenev, if you like, whom you have not read.
You
must drop your vanity, you are not a child … you will soon be thirty. It is
time!
I
expect you…. We all expect you.